- Ca cao chấm bánh mì được nhiều thực khách đánh giá là thức uống có một không hai ở Sài Gòn. Bởi vậy,ĐằngsauthứcuốngcómộtkhônghaiởSàiGòtin bão bất cứ ai hỏi về phương thức điều chế món ca cao này nữ chủ quán ngoài tuổi 60 đều từ chối trả lời.
- Ca cao chấm bánh mì được nhiều thực khách đánh giá là thức uống có một không hai ở Sài Gòn. Bởi vậy,ĐằngsauthứcuốngcómộtkhônghaiởSàiGòtin bão bất cứ ai hỏi về phương thức điều chế món ca cao này nữ chủ quán ngoài tuổi 60 đều từ chối trả lời.
Thông tin từ Cục An ninh Nội địa Mỹ (HSI) cho biết, bức tượng trên đã được ông Douglas Latchford - một nhà buôn đồ cổ xác nhận có nguồn gốc từ Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam) và bị đánh cắp vào năm 2008. Đây được xem là hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu văn hóa Chăm Pa của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, căn cứ Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, để cổ vật được trở về đúng với vị trí ban đầu, phát huy tốt nhất các giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền thống nhất cho phép Quảng Nam được tiếp nhận bức tượng đồng Nữ thần Durga 4 tay nêu trên sau khi hiện vật được đưa về Việt Nam để trưng bày tại Di sản văn hóa thế giới - Khu đền tháp Mỹ Sơn, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách.
Dựa trên các nguồn tư liệu quý của các nhà nghiên cứu nước ngoài như: Henri Oger, Albert Kant; bảo tàng Quai Branly (Pháp)... Hoàng thành Thăng Long phối hợp với nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cùng nghệ nhân các làng nghề chuyên làm đèn Trung thu xưa ở phố cổ Hà Nội, Thanh Oai (Hà Nội), Báo Đáp (Nam Định), Đông Hồ (Bắc Ninh)... phục dựng các mẫu đèn cổ đã bị thất truyền từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán...
Nổi bật nhất là đèn cá chép hóa rồng, đèn cá chép trông trăng, đèn cua sống, đèn cua chín, đèn thỏ, đèn bướm, đèn tôm, đèn quả đào, quả lựu, đèn trống...
Dịp này, Hoàng thành Thăng Long còn có các gian hàng bày đồ chơi trung thu truyền thống như: ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, mặt nạ giấy bồi, đầu sư tử, trống ếch, trống bỏi, tàu thủy sắt tây, thỏ đánh trống, tò he, thiên nga nhồi bông...
Xuân Quê Hương do Bộ Ngoại giao - Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức, là chương trình mang ý nghĩa chính trị - văn hóa quan trọng dành cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài, bao gồm nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về nguồn cội: lễ dâng hương, thả cá theo nghi lễ truyền thống; viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ; gặp gỡ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chương trình giao lưu nghệ thuật tại Nhà hát Lớn. Đặc biệt, chương trình có sự tham dự chúc Tết của lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thể hiện tình cảm sâu sắc và sự quan tâm, chăm lo dành cho kiều bào.
Chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân Quê Hương năm 2022 có sự góp mặt của nhiều gương mặt nghệ sĩ gốc Việt tiêu biểu và nghệ sĩ trong nước như: NSƯT Đăng Dương, Tùng Dương, Đức Tuấn, Tân Nhàn, Nguyễn Ngọc Anh, Viết Danh, Nguyễn Khắc Hoà, Nguyễn Việt Trung, Violin Anh Tú...; Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, Band Anh Em, Dàn nhạc giao hưởng nhà hát nhạc Vũ Kịch Việt Nam, Dàn nhạc Tre Nứa Sức sống mới; chỉ huy Đồng Quang Vinh; bé Ngô Tuệ Mẫn cùng CLB Đồ Rê Mí; CLB Bông Hoa Nhỏ; MC Lê Anh, Thanh Giang, Thuý Quỳnh.
Thực hiện chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", chương trình sẽ được tổ chức trên tinh thần tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngắn gọn, trọng tâm, đảm bảo ý nghĩa và hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng.
Cụ thể, khách mời tham gia chương trình phải đảm bảo đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, có kết quả xét nghiệm RealtimeRT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ, đồng thời tuân thủ đầy đủ thông điệp 5K.
Xuân Quê Hương 2022 sẽ được tổ chức trọng thể vào 20 giờ, ngày 22/1/2022 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên VTV1, VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam và phát sóng trực tuyến trên các nền tảng số:
Đài Truyền hình Việt Nam: TV Online (https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen.htm), VTV Go (https://vtvgo.vn/trang-chu.html hoặc ứng dụng cho điện thoại di động).
Youtube (https://bit.ly/3kFLYnu) và Facebook (https://bit.ly/3ouvvUh) của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Youtube (https://bit.ly/2KZH31G) và Fanpage VietArt (https://www.facebook.com/congtyvietart)
Vietart hân hạnh là đơn vị thực hiện chương trình.
Hân hạnh đồng hành cùng “Xuân Quê Hương” 2022: Đồng hành Chính: Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (THACO) Đồng hành Vàng: - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (VIETTEL) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Đồng hành Bạc: - Công ty CP Tập đoàn FLC - Tổng Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) - Công ty CP Tập đoàn ABM Việt Nam - Công ty cổ phần Thương Mại dịch vụ và Đầu Tư Quốc Tế Ý - Việt (IVCOM) Nhà Tài trợ Vận chuyển chính thức: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) |
Doãn Phong
" alt=""/>Xuân Quê Hương 2022