Song sinh thiên thần
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Rồng (SN 1988) và anh Đặng Văn Mây (SN 1989, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) sinh được 1 con trai và 2 con gái song sinh. Các con của anh chị đều mắc bệnh bạch tạng.
Dù có vẻ ngoài khác biệt nhưng các bé rất thông minh, đáng yêu. Đặc biệt, 2 bé Đặng Thiên Kim và Đặng Mỹ Kim (SN 2019, thường gọi là Tâm chị, Tâm em) rất xinh xắn.
Khi hai bé gái được 2 tuổi, vợ chồng chị Rồng gửi con trai lớn cho ông bà, dẫn theo 2 con gái đến Bình Dương làm công nhân.
Để tiện đi làm, anh chị gửi 2 con vào nhà trẻ. Một tháng sau, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, vợ chồng chị Rồng thất nghiệp, đành ở nhà giữ con.
Nghỉ việc suốt mấy tháng trời, anh chị chỉ biết trông chờ người thân ở quê tiếp tế lương thực, thực phẩm.
Nhiều tháng ở phòng trọ bí bách, không có việc làm, hai vợ chồng lập kênh TikTok để giải khuây. Cả hai thường đăng tải các clip tập nói, vui chơi của 2 con gái.
Nhờ mái tóc và làn da trắng kỳ lạ, các clip của Tâm chị và Tâm em bất ngờ lên xu hướng, thu hút hàng triệu lượt xem. Mọi người biết đến các bé ngày một nhiều và biệt danh "Song sinh thiên thần" ra đời.
“Sau khi xem clip trên kênh TikTok của tôi, nhiều người sáng tạo nội dung tìm đến phỏng vấn. Trong đó, chủ một kênh YouTube nổi tiếng đã đến phòng trọ quay hình. Khi kênh này đăng tải video, thêm nhiều người biết đến 2 bé”, chị Rồng kể.
Về sau, người quản lý kênh đó tạo cho gia đình chị Rồng kênh YouTube có tên Song sinh thiên thần. Nhờ vậy, anh chị có thêm công việc mới.
Ban đầu, sự mới lạ và dễ thương, hoạt bát của 2 bé thu hút nhiều lượt xem. Khoảng 1 tháng sau, lượt xem có dấu hiệu chững lại nên thu nhập giảm dần.
Đổi đời nhờ 2 con gái
Chị Rồng thừa nhận, vợ chồng chị quê mùa, không giỏi ăn nói, cũng không biết cách sáng tạo nội dung trên YouTube. Các video chỉ xoay quanh cuộc sống hàng ngày của hai bé song sinh nên khiến người xem thấy nhàm chán.
Hiện tại, vợ chồng chị Rồng không thường xuyên đăng video. Lượt xem mỗi video chỉ dao động từ 11.000 – 30.000 lượt xem. Thu nhập đạt khoảng 10 - 12 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng lại lan truyền thông tin thu nhập hàng tháng của kênh đạt hàng tỷ đồng; vợ chồng chị Rồng đổi đời, xây được nhà mới ở Sóc Trăng.
Nhiều người bình luận tiêu cực, dè bỉu vợ chồng chị lợi dụng con cái để kiếm tiền. Dù biết không thể tránh khỏi những bình luận tiêu cực nhưng điều này vẫn khiến anh chị cảm thấy buồn bã.
Sau đó, anh chị tự động viên nhau “sống chung” với tin đồn, tập trung làm việc kiếm tiền nuôi con.
Hai năm trước, vợ chồng chị Rồng quyết định về quê. Lúc đó, sức khỏe mẹ anh Mây sa sút, không thể chăm lo cho con trai lớn của anh chị.
“Nếu đưa cả 3 con lên Bình Dương sống thì đồng lương công nhân không đủ trang trải. Tiền YouTube chỉ đủ lo tiền sữa, học phí cho Tâm chị, Tâm em”, chị Rồng tâm sự.
Quê anh chị thuộc vùng sâu vùng xa, xã nghèo của tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy, anh chị khó tìm được việc làm ổn định. Cả nhà chủ yếu dựa vào mấy công (1 công = 1.000m2) ruộng trồng lúa và thu nhập từ kênh YouTube.
Hết mùa vụ, anh Mây chuyển sang làm thuê. Không có việc, anh lại đi bắt cá, hái rau dại,… Chị Rồng lo nội trợ, đưa rước các con và chăn nuôi gia cầm.
Năm đầu tiên về quê, cả nhà chị Rồng ở nhà thuê. Sau đó, anh chị chuyển về sống gần nhà nội, xây một căn nhà nhỏ.
Chị Rồng chia sẻ: “Chúng tôi phải vay tiền mới xây được nhà, chứ không phải nhờ tiền thu được từ YouTube.
Nhiều người hướng dẫn tôi bán hàng trên TikTok. Nhưng tôi không rành, sợ bán sản phẩm không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của các con.
Người ta nói về quê dễ sống, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, đỡ tốn tiền. Nhưng mình nuôi con nhỏ, cái gì cũng tốn kém”.
Vợ chồng chị Rồng không muốn các con sống khó khăn như cha mẹ. Anh chị từng mơ ước đưa con “thoát khỏi vùng quê”.
Nhưng bây giờ, anh chị chỉ mong các con khỏe mạnh, học giỏi, ngoan ngoãn. Nghèo cũng không sao, miễn gia đình bên nhau là đủ.
Ảnh, video: Nhân vật cung cấp
Theo người sáng lập Jessica Melina, nhóm đã giải quyết hơn 10.000 vụ việc bằng cách sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật khác nhau, từ kiểu điều tra truyền thống cho đến giám sát bằng máy bay không người lái và camera giấu kín.
Kể từ khi thành lập tới nay, tất cả các thành viên của nhóm đều là phụ nữ, vì Melina tin rằng nữ giới phù hợp nhất với công việc này.
Jessica chia sẻ với báo La República: "Tôi quyết định lập đội thám tử gồm toàn phụ nữ, vì tôi nhận ra họ mang lại kết quả tốt hơn". Bà cho biết, các nữ thám tử thường ít bị phát hiện, giải quyết vấn đề rất nhanh.
Jessica Melina cho biết, "Biệt đội phượng hoàng" ra đời xuất phát từ nhu cầu của mọi người trong việc thu thập bằng chứng ngoại tình trong các vụ ly hôn và tranh chấp quyền nuôi con.
Ada Hinostroza, một trong những thám tử của "Biệt đội phượng hoàng", nói vớiRPPrằng trong những tình huống đơn giản, nhóm có thể có được bằng chứng chỉ trong vài giờ. Thành tích tốt nhất của nhóm là giải quyết một vụ ngoại tình trong 4 giờ.
Điều thú vị là, theo dữ liệu mà "Biệt đội phượng hoàng" thu thập được trong 20 năm qua, số phụ nữ không chung thủy nhiều hơn nam giới đáng kể.
Thám tử Liz Rodriguez tuyên bố, 70% các vụ án mà họ xử lý liên quan đến phụ nữ không chung thủy, so với chỉ 30% nam giới.
Theo Jessica Melina, hai năm qua, trong số 10 vụ án mà bà điều tra mỗi tuần, có tới 8 vụ liên quan đến việc phụ nữ không chung thủy với bạn đời của mình.
Chồng dùng flycam bắt quả tang vợ ngoại tình với sếp ở nhà hoangTRUNG QUỐC - Thấy vợ ngày càng lạnh nhạt, xa cách, một người đàn ông họ Jing ở Thập Yển, miền trung tỉnh Hồ Bắc, đã sử dụng máy bay không người lái để theo dõi hành tung của người bạn đời." alt=""/>'Biệt đội' chuyên bắt kẻ ngoại tình, phát hiện sốc về phụ nữ không chung thủy“Người Dao chắc chắn không mặc lễ phục khi đi chăn trâu. Nhân vật Chải (nam chính) đeo yếm để nhảy múa là hình ảnh hết sức sai lệch, giống như nam giới người Kinh mặc áo ngực của phụ nữ để ra đường. Hình ảnh người phụ nữ đứng trước ban thờ để thắp hương cũng vô lý vì đây là điều cấm kỵ trong phong tục của người Dao.
Bộ phim được đầu tư khá nhiều về tài chính, dự kiến kéo dài 100 tập, phản ánh cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhưng lại vấp phải sự phản ứng của chính chủ thể văn hóa được phản ánh trong phim.
Tại sao một câu chuyện mang đầy tính nhân văn, một ekip làm phim đầy tâm huyết nhưng vẫn có nhiều lỗi đáng tiếc như vậy? Mục đích truyền thông lan tỏa các thông điệp đẹp liệu có phát huy tác dụng?”, PGS.TS Đoàn Triệu Long nêu vấn đề.
Câu chuyện thứ hai: Nhóm nhạc BlackPink của Hàn Quốc nói tiếng Việt, đội nón lá khi diễn tại Việt Nam năm 2023 được giới trẻ Việt Nam đón chào cuồng nhiệt. Chỉ sau 2 đêm, họ đã đạt doanh thu 13,66 triệu USD (hơn 333,4 tỷ đồng), tương đương nửa con số phấn đấu của ngành nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2030.
Theo Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III, thành công của những cô gái BlackPink nói riêng, âm nhạc Hàn Quốc nói chung, và rộng hơn là của công nghiệp văn hóa Hàn Quốc, bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Hòa theo xu hướng hội nhập văn hóa của nhân loại, sức mạnh mềm văn hóa Hàn Quốc đã được quảng bá hiệu quả thông qua nhiều hoạt động truyền thông như tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, truyền hình...
"Quá trình vừa bảo tồn văn hóa truyền thống, tiếp biến văn hóa trong xu thế hội nhập, vừa khoan dung đón nhận những tinh hoa văn hóa thế giới chính là một trong những chìa khóa thành công khi lan tỏa văn hóa Hàn ra thế giới. Đây là một trong những bài học quý cho Việt Nam”, vị giám đốc nhận định.
PGS.TS Đoàn Triệu Long phân tích thêm, dòng phim Hàn Quốc làm mưa làm gió suốt nhiều thập niên qua, nhưng ít ai để ý từ những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam cũng có dòng phim này, đó chính là những bộ phim “mì ăn liền” với dàn diễn viên Lý Hùng, Diễm Hương, Diễm My... thu hút đông đảo người xem. Thế nhưng, chính vì khái niệm truyền thông “mì ăn liền” đã khiến dòng phim đó không được đề cao, không được định hướng đầu tư để khuyến khích phát triển, nên đã “chết yểu”.
“Chúng ta thậm chí đã đi trước nhưng rồi không về đích thành công như những người bạn Hàn Quốc”, ông Long tiếc nuối.
Ứng dụng công nghệ để tăng sức mạnh mềm quốc gia
TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, truyền thông chính sách ở Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập đã góp phần nâng cao chất lượng thông tin đối ngoại, nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
PGS.TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhấn mạnh, đa dạng văn hoá vốn là một đặc tính của văn hoá Việt Nam, trong đó có sự kết tinh giữa bản sắc văn hoá của 54 dân tộc với 99,5 triệu dân đang sinh sống ở khắp các vùng, miền của Tổ quốc.
Xã hội đa văn hóa của một Việt Nam phồn vinh đậm đà bản sắc dân tộc cũng chính là nguồn lực quan trọng tạo ra sự thu hút, sức hấp dẫn khó có thể chối từ đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Theo ông Phạm Minh Sơn, đa văn hóa là một sức mạnh mềm của quốc gia và việc truyền thông về chính sách đa văn hóa là quá trình làm cho sức mạnh mềm ấy có cơ hội thăng hoa.
Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc thì các hình thức truyền thông chính sách cần phải được làm mới nhiều hơn, hướng tới cách thức truyền tải thông điệp sáng tạo và ý nghĩa, thậm chí còn cần phải được cá biệt hóa hơn nữa trong thời kỳ số hóa.
"Những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và hoạch định, thực thi chính sách cần đảm bảo rằng thông điệp về đa văn hóa được truyền tải một cách chính xác, tôn trọng và đầy đủ; cần khám phá và thể hiện sự đa dạng trong các hình thức truyền thông, từ báo chí đến truyền hình, từ mạng xã hội đến phim ảnh", PGS.TS Phạm Minh Sơn khuyến nghị.
PGS.TS Lê Thị Thục, Giám đốc Trung tâm Thông tin và nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, thẳng thắn nhìn nhận, dù đã có hàng trăm văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành về việc chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa, song kết quả vẫn chưa thực sự tốt như mong muốn.
Thiếu nguồn lực và công nghệ truyền thông hiện đại được xác định là một trong những nguyên nhân. Thời gian tới, cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ truyền thông, sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông phù hợp với từng cộng đồng, vùng miền.
“Hàn Quốc đã ứng dụng rất tốt công nghệ để phát huy hiệu quả hoạt động truyền thông về đa văn hóa. Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ trong truyền thông chính sách vẫn còn hạn chế. Kinh phí đầu tư ứng dụng công nghệ là một vấn đề hết sức cơ bản. Nhưng còn nhiều yếu tố khác như tầm nhìn, sự lãnh đạo, chỉ đạo, làm sao đủ quyết liệt, thông suốt cũng cần quan tâm hơn”, PGS.TS Đoàn Triệu Long chia sẻ.
" alt=""/>Hãy học Hàn Quốc cách làm truyền thông về đa văn hóa