Nằm trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5), chung cư 727 được xây dựng từ những năm 1960, chung cư có kết cấu 13 tầng và 1 sân thượng, từng là nơi sinh sống của 600 hộ với hơn 2.500 nhân khẩu. Chung cư 727 trước đây được gọi là Building President. Tòa nhà này một thời là biểu tượng cho sự thịnh vượng của Sài Gòn hoa lệ.
Sau năm 1975, đây là nơi sinh sống của gần 600 hộ dân với hơn 2.500 nhân khẩu. Gần 60 năm tồn tại, căn hộ cao cấp, biểu tượng hoa lệ một thời của Sài Gòn đã xuống cấp trầm trọng. Năm 2002, TP HCM quyết định di dời chung cư được cho là hoang tàn nhất Sài Gòn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 10 hộ sống bên trong nên chưa thể di dời hết.
Tầng trệt là nơi có vẻ "sinh động"" nhất khi thường xuyên có người ra vào, do nơi đây được tận dụng làm bãi giữ xe cho bà con xung quanh. Dù vậy, màu thời gian luôn bao trùm qua những mảng tường loang lổ, vụn vỡ gạch, dây điện chằng chịt...
Do không được tu sửa nên không gian nơi đây dường như nhuốm màu u ám và còn bị đồn thổi là có ma. Lối lên các tầng với cầu thang bằng sắt cũ kĩ, hoen rỉ, ngổn ngang rác.
Các phòng của cư dân đã dọn đi càng làm cho chung cư trở nên hoang tàn và lạnh lẽo. Khu vực hành lang luôn tối tăm, đủ loại rác thải.
Hiện trạng khu chung cư hiện xuống cấp trầm trọng, các phòng ốc chắp vá tạm bợ, cầu thang mục nát nồng nặc mùi xú uế, rác rưởi tràn ngập trên ban công, mái tôn từ trên xuống...
Những nơi trong chung cư không có người ở, lâu ngày bỗng trở thành bãi rác, nước thải chảy hôi hám.
Đến nay còn 10 hộ dân vẫn còn ở chung cư do chưa đồng ý mức giá đền bù. Gia đình chị Thùy cùng sinh sống nhiều thế hệ tại đây từ những năm 80.
"Từ lúc chung cư xuống cấp chúng tôi đã muốn chuyển đi nhưng việc thỏa thuận đền bù chưa thỏa đáng nên gia đình vẫn cố nán lại. Do không còn ban quản lý, nên lúc nào cũng phải cử một người ở nhà để canh vì sợ cháy nổ và trộm cắp", chị Thùy cho hay.
Trước đó, tại buổi làm việc với Quận ủy quận 5, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng giơ cao trước hội trường những bức ảnh về chung cư 727 Trần Hưng Đạo mà báo chí ví von là “chung cư hoang tàn nhất Sài Gòn”. Bí thư Thăng yêu cầu tháo dỡ ngay chung cư 727 để đảm bảo an toàn cho người dân. Trường hợp đã vận động thuyết phục nhưng 10 hộ dân còn lại vẫn không chịu di dời thì tiến hành thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Ngày 31-5, UBND TP.HCM đã có văn bản gửi các cơ quan liên quan về triển khai thủ tục di dời khẩn cấp các hộ còn cư ngụ tại chung cư số 727 đường Trần Hưng Đạo, phường 1 (quận 5). UBND TP giao UBND quận 5 khẩn trương rà soát phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư, đảm bảo hợp tình, hợp lý và khả thi để làm cơ sở vận động, thuyết phục 10 hộ dân còn lại khẩn trương di dời để tháo dỡ khẩn cấp chung cư.
Ngoài chung cư 727 được mệnh danh là chung cư hoang tàn nhất Sài Gòn thì vẫn còn nhiều chung cư khác đã cũ kỹ, có nguy cơ đổ sập. Trong đó, có chung cư 350 đường Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình) cũng được Bí thư thành ủy Đinh La Thăng nêu đích danh trong các buổi họp.
Chung cư 350 Hoàng Văn Thụ xây năm 1968 dành cho phi công của chế độ cũ. Sau 1975, Nhà nước giao chung cư cho trường Lý Tự Trọng (nơi nuôi dạy con em liệt sĩ) quản lý và phân cho cán bộ công nhân viên ở.
Và sau hơn 50 năm sử dụng, chung cư này cũng cũ nát, xuống cấp.
Tháng 7/2011, UBND TP HCM quyết định di dời 146 hộ dân, thu hồi đất chung cư 350 Hoàng Văn Thụ để xây lại do đã xuống cấp trầm trọng. Đến tháng 9/2015, thành phố tiếp tục giao quận Tân Bình vận động các hộ dân còn lại bàn giao mặt bằng để khởi công.
Hầu hết các hộ đã dọn đi trong vòng 1 năm nay.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 20 hộ chưa di dời. Những hộ này cho biết họ sẵn sàng di dời, chấp nhận chủ trương của thành phố nhưng phương án bồi thường vẫn chưa thống nhất, không thỏa đáng. Trước đó, Bí thư thành ủy Đinh La Thăng đã có chuyến thị sát tại các chung cư cũ và yêu cầu các cơ quan chức năng cần nhanh chóng di dời và tháo dỡ các chung cư nhằm đảo bảo tính mạng và tài sản của người dân.
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.Hồ Chí Minh, hiện cả Thành phố có 1.244 chung cư, trong đó có tới 533 chung cư được xây dựng trước năm 1975, với trên 5 vạn căn hộ có người đang sinh sống. Phần lớn những chung cư này đang xuống cấp nghiêm trọng.
Theo Trí Thức Trẻ
Vì sao các chung cư cũ khó xây mới lại được?" alt=""/>Những hộ dân cuối cùng sống trong chung cư 60 tuổi hoang tàn, xập xệ ngay giữa Sài Gòn
Xem xét trách nhiệm người đứng đầu
Tại cuộc họp do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh chủ trì mới đây, Thượng tá Nguyễn Thành Nhân - Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh) thông tin, Quảng Nam là một trong 10 địa phương có nguy cơ không hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch trong năm 2024.
Hiện nay, Quảng Nam mới hoàn thành 70% nhiệm vụ chia, tách dữ liệu cho UBND cấp xã để cập nhật dữ liệu vào phần mềm 158 của Bộ Tư pháp.
Ngoài ra, về số hóa dữ liệu đất đai, Sở TN-MT chưa xây dựng lộ trình, tiến độ số hóa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của tỉnh, nguy cơ không hoàn thành tiến độ theo Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn làm sạch dữ liệu đất đai của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an).
“Việc triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân gắn chip, căn cước và ứng dụng VNeID có tỷ lệ quét QRcode mới ở mức 62,58%. Theo đánh giá của Tổ công tác Đề án 06 Chính phủ, tỷ lệ tích hợp sổ sức khỏe điện tử/mã thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID còn thấp, vị trí 53/63 toàn quốc.
Qua kiểm tra công tác đảm bảo an ninh an toàn hệ thống, thiết bị liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có nhiều hạn chế. Ban Quản lý khu kinh tế - khu công nghiệp, Sở VH-TT&DL chưa triển khai mô hình liên quan đến Camera AI” - Thượng tá Nguyễn Thành Nhân cho hay.
Đại tá Võ Thị Trinh - Phó Giám đốc Công an Quảng Nam đề nghị lãnh đạo tỉnh xem xét trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong việc chậm trễ không hoàn thành chỉ tiêu Đề án 06; các Sở Tư pháp, TN-MT, Y tế phải quan tâm chỉ đạo quyết liệt.
“Chúng tôi chia sẻ khó khăn về hạ tầng, về biên chế của các ngành, nhưng Trung ương chỉ so sánh các tỉnh khác làm được sao Quảng Nam không làm được. Thời gian còn lại của năm không nhiều, cần có ấn định thời gian cụ thể, tránh nói chung chung. Công an xác định vai trò thường trực, đã chỉ đạo sát sao, công an các địa phương đều rất quyết tâm nhưng cần có sự đồng hành của các sở ngành” - Đại tá Võ Thị Trinh nói.
Phải làm đầy kho dữ liệu
Ông Nguyễn Đức Bình - Giám đốc Sở TT-TT cho hay, hiện nay nền tảng số, ứng dụng số của Quảng Nam xếp trong tốp đầu, nhưng xây dựng kho dữ liệu còn chậm và chưa đầy đủ.
“Kế hoạch chuyển đổi số trong năm 2024 nặng nề do chúng ta xuất phát điểm thấp. Trở ngại lớn là xây dựng cơ sở dữ liệu đưa lên hệ thống dùng chung. Theo quyết tâm lãnh đạo tỉnh, từ 1/1/2025, Quảng Nam sẽ giám sát, điều hành, tham vấn, ra quyết định từ các cấp chính quyền trên IOC. Đây là áp lực rất lớn đối với tỉnh. Kho dữ liệu vẫn đang nằm ở các ngành. Chúng ta xây xong một cái kho, nhưng đó là kho rỗng, phải quyết tâm làm đầy dữ liệu các ngành cho kho này” - ông Bình chia sẻ.
Nhận định về công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh thời gian qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu cho rằng Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã rất quan tâm, nhưng về phía các ngành, địa phương vẫn còn một số nơi mới chỉ ở mức... nâng cao nhận thức.
“Nâng cao nhận thức là đúng, nhưng không thể dừng lại ở đó. Những con số đã biết nói, Quảng Nam không thể cứ đi giải trình lý do cho việc chậm trễ mà kết quả, con số cứ ì ạch ở tốp cuối cả nước.
Bây giờ, việc cần làm là phải rà soát lại các nội dung nhiệm vụ, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đối với 25 dịch vụ công thiết yếu và các dịch vụ tại Quyết định số 422/QĐ-TTg, thực hiện 43 mô hình Đề án 06 đúng thời gian quy định.
Các hoạt động tuyên truyền phải được làm mạnh, làm quyết liệt, đổi mới và phải có định lượng cụ thể. Tổ công nghệ số cộng đồng phải phát huy vai trò hướng dẫn cài đặt, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử, tích hợp thẻ BHYT và các giấy tờ khác trên VNeID, các bước thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID...” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu nói.
Đối với các thành viên Tổ công tác Đề án 06 tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành và lãnh đạo các địa phương phải xác định rõ nhiệm vụ, tập trung làm rõ hạn chế, chỉ ra điểm nghẽn thuộc thẩm quyền nào giải quyết để báo cáo kịp thời, có hướng khắc phục cụ thể, tránh hình thức.
Về cơ sở dữ liệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu yêu cầu các ngành chủ động xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu. Riêng số hóa dữ liệu hộ tịch phải quyết tâm đạt tỷ lệ 100%. “Địa phương nào yếu, thiếu quyết tâm, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo, UBND tỉnh sẽ đề nghị Tỉnh ủy yêu cầu bí thư huyện, thị, thành ủy vào cuộc” - ông Bửu nhấn mạnh.
Theo THÀNH CÔNG(Báo Quảng Nam)
" alt=""/>Chuyển đổi số ở Quảng Nam và những con số biết nóiNăm học 2022-2023 Trường Đinh Thiện Lý dự kiến tuyển sinh vào lớp 6 là 10 lớp, sĩ số mỗi lớp tối đa 32 học sinh. Điều kiện dự tuyển: Học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học và nằm trong độ tuổi quy định có tổng điểm kiểm tra của hai môn Tiếng Việt và Toán cuối năm lớp 4, lớp 5 đạt từ 36 điểm trở lên
Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 là 8 lớp, sĩ số mỗi lớp tối đa 36 học sinh. Trong đó, dự kiến xét bổ sung học sinh đã tốt nghiệp THCS (không thuộc trường Đinh Thiện Lý) là 2 lớp. Điều kiện dự tuyển: Học sinh xếp loại tốt nghiệp từ khá trở lên; Điểm trung bình cuối năm lớp 9 từ 8.0 điểm trở lên; Trung bình điểm: môn Toán và tiếng Anh từ 8.0 điểm trở lên; môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn từ 6.5 điểm trở lên.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng nhận học sinh chuyển trường đến học kì 1. Cụ thể, các chỉ tiêu gồm: Khối 7: dự kiến 2 lớp, sĩ số mỗi lớp tối đa 36 học sinh; Khối 8: dự kiến 2 lớp, sĩ số mỗi lớp tối đa 36 học sinh; Khối 9: dự kiến 6 học sinh; Khối 11: dự kiến 10 học sinh.
Điều kiện dự tuyển: Đối với học sinh học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam: Lớp 7: Hạnh kiểm cả năm của năm học liền trước xếp loại Tốt; điểm trung bình môn của năm học liền trước: Môn Ngữ văn và Khoa học tự nhiên đạt từ 6.5 trở lên, môn Toán và Tiếng Anh đạt từ 8.0 trở lên, không có môn nào dưới 5.0 hoặc chưa đạt; Lớp 8, 9, 11: Hạnh kiểm cả năm của năm học liền trước xếp loại Tốt; điểm trung bình các môn cả năm của năm học liền trước đạt từ 8.0 trở lên; điểm trung bình môn: Môn Ngữ văn, Vật lý, Hóa học đạt từ 6.5 trở lên, môn Toán, Tiếng Anh đạt từ 8.0 trở lên, không có môn nào dưới 5.0 hoặc chưa đạt.
Đối với học sinh học chương trình quốc tế tại các trường quốc tế ở Việt Nam hoặc học tại nước ngoài, phụ huynh học sinh liên hệ Ban Tuyển sinh để được hướng dẫn và xem xét hồ sơ.
Thời gian nhận hồ sơ dự tuyển: Khối lớp 6 từ ngày 13 - 19/6/2022; Khối lớp còn lại từ ngày 20 - 26/6/2022.
Phụ huynh, học sinh cần tìm hiểu thông tin chi tiết hoặc thắc mắc về chương trình tuyển sinh của Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý, vui lòng liên hệ Ban Tuyển Sinh Điện thoại: 028. 54110040 - Máy lẻ 108 hoặc 304 Email: [email protected] Website: https://lsts.edu.vn/ Facebook: https://www.facebook.com/truongdinhthienly |
Tuyết Nhung
" alt=""/>Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2022