Đây là sửa đổi lần đầu tiên kể từ năm 2018 cho tới nay của cơ quan tài chính quốc gia Trung Quốc. Theo đó, các tổ chức tài chính có thể tự độc lập xác định các khoản thanh toán tối thiểu thấp nhất mà họ chấp nhận cho người tiêu dùng khi ký hợp đồng vay trả góp mua ô tô, thay vì phải chấp hành mức thanh toán tối thiểu được chính phủ quy định. Trước đó, khách hàng phải trả trước 15% giá trị đối với xe điện và 20% giá trị đối với xe động cơ đốt trong khi muốn mua xe theo dạng trả góp tại Trung Quốc.
Bên cạnh các biện pháp nới lỏng tín dụng từ nhà nước, Cơ quan Quản lý Tài chính Trung Quốc trong một thông báo mới đây còn đưa ra yêu cầu các tổ chức và cá nhân kinh doanh tài chính mở rộng các hoạt động cho vay tiền đối với mục đích mua ô tô cho các doanh nghiệp và cá nhân. Đồng thời, cơ quan này cũng kêu gọi tạo ra những sản phẩm tín dụng ưu đãi để hỗ trợ sinh viên mới tốt nghiệp đại học có thể mua ô tô riêng.
Kể từ năm 2023, việc chính phủ ngừng trợ cấp đối với người mua xe điện và cuộc chiến về giá cả do Tesla khởi xướng tại Trung Quốc đã khiến thị trường ô tô ở quốc gia này chững lại sau thời gian phát triển nóng. Do đó, Chính phủ Trung Quốc đang tích cực ban hành các chính sách kích cầu tiêu dùng nhằm hồi phục thị trường và ngành công nghiệp sản xuất ô tô đang giảm tốc.
Tuy vậy, theo hãng thông tấn Reuters, nhiều chuyên gia nhận định, những nỗ lực này của chính phủ Bắc Kinh có thể vẫn khó thay đổi được tình hình khi cuộc chiến giá cả còn khốc liệt và người tiêu dùng vẫn e dè mở "hầu bao" mua các loại hàng hóa đắt đỏ như ô tô trong thời điểm này.
Cuối tháng 3 vừa qua, sự kiện ra mắt xe điện Xiaomi SU7 với “bão" đơn đặt hàng lên đến 50.000 xe chỉ sau 27 phút là một hiện tượng mới của thị trường ô tô Trung Quốc. Rất lâu rồi, thị trường bán lẻ ô tô nói chung tại quốc gia này mới có một cú đột phá đáng kinh ngạc.
Đặc biệt, sự kiện Triển lãm Ô tô Bắc Kinh (Trung Quốc) diễn ra từ 25/4 - 4/5 với hàng trăm mẫu xe mới được giới thiệu trưng bày, thu hút sự quan tâm của hàng ngàn người tham gia là tín hiệu vô cùng tích cực về sự phục hồi ngành xe hơi nội địa.
(theo Reuters, The Nikkei)
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn
Rừng sến Tam Quy là khu bảo tồn sến duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.
Loại sến tại đây là sến mật (thân gỗ lớn) có tên khoa học là Madhuca pasquieri thuộc họ hồng xiêm (Sapotaceae). Hiện nay, loài sến này phân bố chủ yếu ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
Theo ông Chương, sến mật được xếp vào nhóm thực vật đa tác dụng, gỗ sến rất rắn chắc được liệt trong nhóm tứ thiết (đinh, lim, sến, táu). Gỗ sến thường được dùng trong xây dựng, than của cây sến có nhiệt lượng cao, dùng để rèn các loại gia cụ và nông cụ mà không có loại than nào sánh bằng.
Được biết, cây sến mật lớn nhất trong khu rừng có tuổi đời ngót 100 năm, đường kính thân khoảng 70 cm. Ngoài ra, trong khu rừng còn có hàng chục vạn cây lớn nhỏ, với nhiều kích thước khác nhau. Hiện nay trong khu rừng, ngoài cây sến, còn phân bố nhiều loài cây khác như lim xanh, chẹo, trâm, trẩu...
Rừng sến Tam Quy ở huyện Hà Trung rộng gần 520 ha.
Những năm trở lại đây, cây lim xanh phát triển khá mạnh, khiến rừng sến mật đang phải cạnh tranh tự nhiên với nhiều loài khác để sinh trưởng, phát triển. Do chiều cao của lim khoảng 13 m, của sến là 9 m, sến ở tầng thấp và hoàn toàn chịu ảnh hưởng tán của lim, trong khi đặc tính sinh thái của loài sến trưởng thành là ưa sáng, không chịu bóng, dẫn đến nhiều cây sến bị chèn ép nên còi cọc, nghiêng đổ theo chiều ánh sáng.
Nhiều cây sến có tuổi đời cả trăm năm với đường kính hàng chục cm.
"Trước thực trạng cây sến bị chèn ép và trở nên còi cọc, kém phát triển, Ban quản lý rừng sến Tam Quy đang triển khai nhiều giải pháp như tỉa thưa lim, phát quang tán cây, bụi rậm… nhằm vừa đảm bảo sự phát triển hài hòa cho các loài cây trong khu rừng, vừa bảo tồn tốt loại sến quý hiếm của nước ta", Trạm trưởng Trạm bảo vệ rừng sến Tam Quy chia sẻ.
Theo ông Trịnh Xuân Đắc, nhân viên bảo vệ rừng sến Tam Quy, do đây là rừng đặc dụng, giống cây quý, có tên trong sách đỏ Việt Nam nên người dân ra vào rừng Tam Quy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, nghiêm cấm chặt phá, đốt lửa...
Để tránh bị xâm hại, lực lượng kiểm lâm lập nhiều biển báo, cắm chốt ở các điểm có đường dân sinh ngang qua; đồng thời tuần tra bằng cách đi bộ khắp rừng, nhằm đảm bảo không để bất cứ cây sến hoặc cây gỗ quý nào bị chặt phá.
Sến mật được xếp vào nhóm thực vật đa tác dụng, gỗ sến rất rắn chắc được liệt trong nhóm tứ thiết (đinh, lim, sến, táu).
Rừng sến Tam Quy là rừng đặc dụng, giống cây quý có tên trong sách đỏ Việt Nam.
Để tránh bị xâm hại, lực lượng kiểm lâm lập nhiều biển báo, cắm chốt ở các điểm có đường dân sinh ngang qua; đồng thời tuần tra bằng cách đi bộ khắp rừng, nhằm đảm bảo không để bất cứ cây sến hoặc cây gỗ quý nào bị chặt phá.
Theo Dân trí
Khi quyết định khởi nghiệp làm nhang, anh Kiệt hướng tới tiêu chí “tâm xanh - nhang sạch - trầm thơm”.
" alt=""/>Chiêm ngưỡng rừng sến lớn nhất Đông Nam ÁTheo các chuyên gia, hiện tượng này được gọi là Parhelion hay "mặt trời giả", xảy ra do ánh sáng mặt trời khúc xạ qua các tinh thể băng trong khí quyển, tạo ra ảo giác về nhiều mặt trời.
Phó Chủ tịch Hội Thiên văn học nghiệp dư Tứ Xuyên cho rằng, cảnh tượng vừa qua có thể là ảo ảnh quang học do ánh sáng khúc xạ qua nhiều lớp không khí.
Trang SkyBrarygọi Parhelion là một trong những hiện tượng khí quyển kỳ lạ nhất.
Trước đó, Quảng Châu Nhật báo đưa tin, vào ngày 7/7/2023, một người đàn ông họ Tiêu ở Nghi Tân, Tứ Xuyên bất ngờ đăng tải một video quay lại cảnh hai "mặt trời" cùng xuất hiện trên bầu trời.
Một người dân ở Vận Thành, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc cũng đã chụp được hình ảnh về 4 "mặt trời" đồng thời xuất hiện vào ngày 28/2/2023.
Những 'mặt trời giả' bất ngờ xuất hiện đồng loạt trên bầu trời ở Cát Lâm, Trung Quốc, khoảng 20 phút rồi biến mất.
" alt=""/>Cảnh cực hiếm: 7 'mặt trời' cùng xuất hiện gây choáng ngợp