Nhớ lại khoảng thời gian đầu chồng phát bệnh, chị Hà không nén được cảm xúc: “Khoảng tháng 1/2022, chồng tôi thấy đau ở chân nên đi khám. Bác sĩ bảo anh có một khối u nhỏ chèn ở chân phải. Sau đó, anh phải làm sinh thiết để xác định u lành tính hay ác tính”.
Thời điểm này, qua các xét nghiệm, bác sĩ khẳng định anh Bút mang u lành tính nên chỉ cần mổ là ổn. Thế nhưng, đến tháng 3/2022, chân của anh Bút lại sưng to, gây đau nhức.
Lần này, vợ chồng chị Hà ra Hà Nội để khám bệnh. Sau ca mổ lần 2, bác sĩ kết luận anh Bút bị u ác tính thể sacoma mô mềm ở cơ.
Để điều trị bệnh dứt điểm, cả hai chuyển sang bệnh viện K Tân Triều từ ngày 30/4/2022. Đến tháng 5/2022, anh Bút bước vào ca mổ lần 3, phẫu thuật cắt rộng khối u.
“Khối u của anh xâm lấn vào mạch khoeo nên không thể vét hết. Mổ xong, bác sĩ cho điều trị xạ trị 33 mũi. Sau lần điều trị này, vợ chồng tôi rất hy vọng bệnh tình của anh đã ổn. Thế nhưng, xuất viện được một tuần, chân của anh lại đau nhức, sưng phù rất to”, chị Hà kể.
Lần này, chân phải của anh Bút có hiện tượng hoại tử, buộc phải cắt bỏ. Anh vừa phẫu thuật cắt bỏ chân được hơn 20 ngày, đang đợi cắt chỉ để chuyển sang điều trị hóa chất.
Lúc đầu, nhận tin phải cắt bỏ chân, vợ chồng chị Hà rất sốc. Cả hai khóc rất nhiều. Thế rồi, hai người cũng phải đối diện, động viên nhau cố gắng.
Ngày đưa chồng vào phòng mổ, chị Hà cứ đứng chờ ở ngoài. Trước đó, chị ôm lấy chồng, dặn dò: “Anh cố gắng lên. Lát nữa vợ đón nha. Mổ xong là chồng hết đau nên đừng lo nhé”.
Cánh cửa phòng mổ mở ra, bác sĩ gọi chị Hà đến nhận phần chân bị cắt của chồng.
“Cảm xúc lúc đó rất khó tả. Cầm trên tay một phần thân thể của anh, tôi cứ vậy mà khóc nức nở”, chị Hà nghẹn ngào.
Cho đến bây giờ, mỗi lần rửa vết thương cho chồng, chị Hà vẫn rơi nước mắt. Dù cố gắng mạnh mẽ để chồng yên tâm nhưng có những thứ khiến chị không thể kìm lòng.
Cúc họa mi lặng thầm một tình yêu
Hiện tại, hai con nhỏ của chị Hà đành gửi cho ông bà ngoại chăm sóc. Chị cũng xin nghỉ dạy ở trường mầm non từ tháng 4/2022.
“Sau phẫu thuật, mọi sinh hoạt của anh Bút đều phải có tôi hỗ trợ. Mỗi ngày, tôi phải nấu cơm, dìu anh ấy tập đi, rửa vết thương, đưa anh vào viện tái khám. Có những đêm anh đau đến bật khóc, tôi phải thức xoa cho anh”, chị Hà chia sẻ.
Do không có tiền tích góp nên ngay khi anh Bút phát bệnh, chị Hà phải vay mượn đủ chỗ. Họ hàng, bạn bè của cả hai cũng giúp đỡ, kêu gọi mọi người hỗ trợ. Thế nhưng, chẳng ai giúp mãi được, vợ chồng chị phải tìm cách mưu sinh.
Bên cạnh đó, anh Bút luôn lo lắng mai này không biết làm gì để nuôi vợ con. Thấy chồng buồn bã, chị Hà cố gắng tìm việc phù hợp để làm.
Trong một lần lên mạng, chị Hà xem được các video dạy làm nơ, cột tóc, hoa… thủ công của cô giáo Nhàn. Chị liền liên hệ, đăng ký học nghề.
Khi biết hoàn cảnh của chị Hà, cô giáo Nhàn không thu tiền học phí, tận tình truyền nghề.
“Lúc đầu, vợ chồng tôi làm nơ trong phòng bệnh vào buổi trưa và tối để tránh bị nhắc nhở. Chúng tôi dự định làm nơ cột tóc tặng cho con gái ở quê. Sau khi làm xong, các điều dưỡng đi ngang và thấy món đồ chúng tôi làm. Các bác ấy không khiển trách mà còn khen đẹp, kêu làm bán cho họ mỗi người một cái”, chị Hà kể.
Được các bác sĩ, điều dưỡng thương yêu, tạo điều kiện, vợ chồng chị Hà không phải làm lén lút nữa. Nhiều người đang điều trị ở bệnh viện cũng thấy thương, mua hàng ủng hộ.
Hiện tại, sản phẩm thủ công của vợ chồng chị Hà được nhiều bạn bè, người quen yêu thích, đặt hàng liên tục. Sau khi ra điều trị ngoại trú, cả hai thường làm thêm công việc này ở phòng trọ.
Đơn đặt hàng cứ tăng dần, chị Hà mượn thêm một nữ bệnh nhân ung thư vú ở chung xóm trọ cùng làm.
Mỗi ngày, anh Bút cắt vải, đóng hàng, còn chị Hà dán keo, định hình… sản phẩm. Được làm việc, anh Bút thấy thoải mái, vui vẻ và quên hết các cơn đau.
Do các sản phẩm làm bằng tay nên cả hai chỉ làm được khoảng 5 cái trong một ngày. Giá bán dao động từ 40.000 – 90.000 đồng/sản phẩm.
Thu nhập từ công việc này cũng đủ tiền ăn, trả tiền thuê trọ cho vợ chồng chị Hà. Cả hai dự định sau khi về quê sẽ tập trung phát triển cách làm nơ, hoa… bằng thủ công.
Ban đầu, cả hai làm các loại phụ kiện tóc, kẹp nơ, dây buộc tóc… Gần đây, chị Hà bắt đầu làm thêm các loại hoa bằng vải.
Cúc họa mi là loại hoa đầu tiên mà chị Hà chọn làm. Vợ chồng chị có nhiều kỷ niệm với cúc họa mi. Ngoài ra, chị Hà cực kỳ thích vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của cúc họa mi.
Chị Hà kể: “Đúng ngày 1/10, tôi biết đã vào mùa cúc họa mi nên nói với chồng: “Em làm thử một bộ cúc họa mi bằng vải nha”. Anh đồng ý và phụ tôi cắt vải làm cánh hoa. Sau khi sản phẩm hoàn thành, anh bảo đẹp nên tôi vui lắm. Tôi sẽ tìm tòi làm thêm nhiều loại hoa hơn nữa”.
Hạnh phúc, chị Hà đăng tải một số hình ảnh của cúc họa mi bằng vải lên mạng xã hội kèm dòng tâm sự đầy cảm động.
“Ít ai biết rằng cúc họa mi chỉ tươi tắn khi có ánh mặt trời, vào lúc màn đêm buông xuống, cánh hoa cụp lại trông rất buồn bã, cô đơn. Vì vậy, ý nghĩa của hoa cúc họa mi trong tình yêu đó là sự yêu thương thầm lặng, vui buồn sẽ phụ thuộc vào người kia”, chị Hà viết.
Nói về những dòng tâm tình này, chị Hà không kìm được nước mắt. Chị nhớ từ thời sinh viên đã có khá nhiều kỷ niệm với cúc họa mi tại Hà Nội.
Chị thường kể cho anh Bút nghe chuyện về cúc họa mi. Dù anh không thích các loại hoa nhưng chị cứ nhắc đến mãi nên anh cũng bắt đầu thích cúc họa mi.
Sau khi kết hôn và có hai con nhỏ, anh Bút từng hứa sẽ chở vợ con ra Hà Nội chụp bộ ảnh với cúc họa mi. Thế nhưng, lời hứa ấy vẫn chưa thể thành hiện thực thì anh Bút đã mất đi chân phải.
Chị Hà nghẹn lời: “Mỗi lần nhắc đến cúc họa mi thì chồng tôi lại buồn. Vì vậy, tôi làm ra bộ cúc họa mi bằng vải để xem như cả nhà đã đi chụp ảnh rồi. Năm nay là kỷ niệm 5 năm ngày cưới của chúng tôi. Cúc họa mi bằng vải sẽ không bao giờ tàn như tình yêu lặng thầm của tôi dành cho anh”.
" alt=""/>Phát hiện biệt tài sau biến cố lớn, vợ chồng làm việc tối ngày phục vụ kháchNói nhiều, nói nhạt
Thu Thuỷ, 29 tuổi, một hướng dẫn viên du lịch ở Hà Nội đứng dậy ra về sớm nhất trong buổi hẹn hò với người lạ tại quán rượu hôm thứ 5 vừa qua. Cô cho biết đây là lần đầu tiên cô tham gia một cuộc hẹn như thế này và kết quả khiến cô khá thất vọng.
“Mình và đối phương không kết nối được với nhau trong câu chuyện. Thậm chí, mình thấy bạn ấy có vẻ không tôn trọng cuộc hẹn này. Mình ngửi thấy mùi rượu, có vẻ như bạn ấy đã uống rượu trước khi tới đây”.
Thuỷ vẫn ra về với thái độ hài lòng với dịch vụ của quán, tuy nhiên cô cho biết sẽ không sử dụng dịch vụ này thêm nữa, dù ở chỗ này hay chỗ khác.
Đức Minh – một nhân viên IT sinh năm 2000 – cho biết, anh đã biết tới hình thức hẹn hò với người lạ này từ lâu nhưng đây cũng là lần đầu tiên anh đăng ký tham gia. Hôm gặp gỡ, mặc dù đã đổi tới người thứ hai anh vẫn không thấy “hợp gu” với bạn hẹn.
“Cả hai người đều không đủ thú vị với tôi. Tôi chủ động xin đổi bàn theo quy định của quán nhưng khi trò chuyện với bạn thứ hai, tôi cũng chỉ cố gắng dẫn dắt câu chuyện cho bạn vui chứ cũng không thực sự có cuộc trò chuyện thú vị”.
Sau buổi hẹn, Minh rút ra kết luận kiểu hẹn hò này có vẻ không phù hợp với anh. “Tôi thuộc kiểu hướng ngoại, tôi thích những cô gái bạo dạn. Còn các bạn gái đến đây có vẻ dè dặt, hướng nội”.
Tuy nhiên, anh Minh cho rằng, gặp gỡ như thế này cũng giúp anh có thêm bạn hoặc biết thêm những điều mới mẻ từ đối phương. Nếu có điều kiện, rất có thể lần sau anh vẫn tham gia.
Ngọc Minh, 28 tuổi, nữ nhân viên văn phòng cho biết, cô khá hài lòng với buổi hẹn, duy chỉ có một điều là bạn nam “chiếm sóng” gần như tuyệt đối. “Bạn ấy nói về mình nhiều quá. Thậm chí, tôi còn phải ngắt lời bạn ấy để hỏi là có muốn biết gì về tôi không”.
Minh cho biết, dù cả hai có khá nhiều điểm chung về độ tuổi, trình độ cũng như quan điểm, nhưng việc đối phương chia sẻ quá nhiều về bản thân mà quên đi người đối diện cũng là một điều không nên trong cuộc trò chuyện.
Hoàng Uyên – quản lý một quán rượu, nơi tổ chức sự kiện hẹn hò cùng người lạ mỗi tháng 2 lần – cho biết, hầu hết khách của quán đều là những bạn trẻ lịch sự, văn minh và có ngoại hình khá. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những người “không được lịch sự cho lắm”.
“Họ thể hiện sự thất vọng ngay lập tức vì bị ghép đôi với người không hợp, nhất là các bạn nữ. Đặc biệt là những bạn nữ bị ghép cặp với những người ít hơn mình nhiều tuổi hoặc ngay cái nhìn đầu tiên đã không thấy ‘ưng’ ngoại hình của nhau. Thậm chí, có người tỏ ra khó chịu, chỉ 15 phút sau đã đứng dậy đi về, để cho đối phương phải ngồi một mình”.
Uyên cho biết, sau vài buổi đầu nhận thấy có tình huống như vậy, bên cô đã quyết định sẽ “bịt mắt” người tham gia trong khoảng 1 tiếng đầu tiên trò chuyện. Trong thời gian này, hai bên sẽ cảm nhận về nhau qua việc trò chuyện mà không bị ngoại hình ảnh hưởng.
Hơn nữa, sau 1 tiếng đó, nếu cảm thấy không hợp, họ có thể giơ tay xin đổi cặp. Trong tình trạng bị bịt mắt, việc xin đổi cặp sẽ đỡ ngại ngùng và khó xử hơn với người tham gia.
Nữ lớn tuổi thường yêu cầu cao
Về việc ghép đôi lệch tuổi, nhất là trường hợp nữ nhiều tuổi hơn nam, Uyên cho biết đây cũng là “bài toán khó nhất” của những người tổ chức. Bởi vì quán cô nhận đơn tham gia của nữ chiếm đa số, và độ tuổi trung bình của nữ luôn cao hơn nam giới.
“Nữ giới có cả những người 8X, trong khi các bạn nam chủ yếu thế hệ 9X, 2K. Đợt nào có quá nhiều đơn đăng ký tham gia của các bạn nữ cao tuổi, mà phía nam giới lại quá nhiều đơn trẻ tuổi thì chúng tôi sẽ thông báo việc đẩy đơn của một số bạn nữ xuống các buổi hẹn hò sau. Nếu những buổi sau vẫn không thể sắp xếp thì quán sẽ hoàn lại tiền”.
Uyên cho biết, với những nữ giới tầm tuổi 8X, quán sẽ cố gắng ghép cặp với những bạn nam lớn tuổi nhất có thể. Bởi vì phụ nữ thường mong muốn được trò chuyện, ghép đôi với những người bằng hoặc lớn tuổi hơn mình và phải có sự trưởng thành, chín chắn nhất định.
Đối tượng khách hàng này cũng thường đưa ra những yêu cầu cao hơn về ngoại hình, tính cách. “Các bạn nam đáp ứng được những tiêu chí đó thường là các bạn trẻ. Với những buổi hẹn hò như thế này, hầu hết mọi người chưa đề cập đến chuyện kinh tế, công việc nhưng những yêu cầu như ‘đẹp trai, có gu, tinh tế…’ là có”.
Vũ Trung Hiếu – quản lý một nhà hàng có tổ chức hẹn hò với người lạ ở Hà Nội – cho biết, khoảng 80% khách hàng hài lòng với dịch vụ hẹn hò bên anh. Thậm chí, có những cặp đôi đã đi tới hôn nhân.
Những người chưa tìm được một nửa ưng ý đều quay lại tham gia buổi hẹn lần 3, lần 4. Tuy nhiên, có một số ít khách hàng tỏ ra chưa hài lòng với người được ghép cặp. Hi hữu có một cặp mà anh từng chứng kiến đã không thể ngồi chung bàn cùng nhau sau một khoảng thời gian nói chuyện. “Đó là điều không thể tránh khỏi” – Hiếu nói.
*Tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi để đảm bảo tính riêng tư
Bạn biết không, với những cái nhìn tiên tiến của thời đại hiện đại, chúng ta thường có suy nghĩ rằng Phật giáo chỉ dành thời gian để thiền định, tìm kiếm sự thanh thản. Còn chủ nghĩa Khắc kỷ thì thường gợi lên ý niệm rằng mỗi người phải kìm nén cảm xúc để vượt qua khó khăn.
Nhưng thực tế thì không hẳn như vậy, cuốn sách này sẽ làm sáng tỏ những hiểu biết sai lầm và mang đến cho bạn nhiều bài học quý giá mà không cần chấp nhận hoàn toàn các lý tưởng cứng nhắc.
Trong Hơn cả hạnh phúc, Antonia Macaro khám phá cả hai triết lý này, tập trung vào những yếu tố phù hợp với thời đại hoài nghi của chúng ta và có tiềm năng tác động lớn nhất đến cách chúng ta sống. Từ việc chấp nhận rằng có những điều nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người, đến cách kiểm soát cảm xúc để tránh phản ứng không lành mạnh, tới việc từ bỏ ái lễ với vật chất, cuốn sách này mang lại nhiều điều học được và những gì nên để lại phía sau.
Tác giả khéo léo xây dựng sự tổng hợp của tri thức cổ xưa, giúp độc giả tái định nghĩa "cuộc sống tốt đẹp" và khám phá thế giới thật sự đang tồn tại xung quanh, đồng thời đặt câu hỏi về giá trị của những điều con người khao khát. Mục tiêu của cuốn sách không chỉ là hạnh phúc mà còn là sống đạo đức và đặt giá trị vào những điều đúng đắn trong cuộc sống.
Hãy cùng nhau khám phá triết học đáng quý này và tìm hiểu cách sống một cuộc đời ý nghĩa hơn. Đọc Hơn cả hạnh phúcđể nhận lấy cảm hứng và sự thay đổi tích cực. Và cuộc đời bạn tự động thay đổi.
TS Nguyễn Mạnh Hùng - CEO Thái Hà Books
Sống như bông pháo hoaCuốn sách 'Sống như bông pháo hoa' là một cuộc hành trình khám phá điều quý giá nhất cuộc đời." alt=""/>Hơn cả hạnh phúc: Minh triết Phật giáo và chủ nghĩa khắc kỷ