游客发表
发帖时间:2025-01-16 22:01:53
Những hãng điện thoại tránh "cuộc chiến"
Với mức giá từ dưới 200 ngàn đồng đến gần 1 triệu đồng,ềuthúvịtrênnhữngchiếcđiệnthoạirẻnhấtViệthời tiết chiều nay những chiếc điện thoại rẻ nhất tại Việt Nam hiếm khi được “lên sóng” trong các chương trình quảng cáo hay bài viết trải nghiệm.
Ít nhất 50 mẫu máy đang được bán tại các hệ thống lớn mang nhiều thương hiệu khác nhau, không phải là những cái tên quen thuộc gần đây như Samsung, Oppo, Apple; thậm chí Nokia cũng ít đi. Chúng đều mang thương hiệu mới hoặc thương hiệu gợi nhớ một thời, và đặc biệt còn giữ lại những thiết kế xưa cũ từ thời trước khi iPhone bành trướng toàn thế giới.
Các hãng cũ dường như chọn cách lùi về phân khúc này để bảo đảm vẫn tồn tại nhưng không phải cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ sừng sỏ phân khúc từ 4 triệu đồng trở lên. Trong khi đó nhiều hãng mới chọn cách tiếp cận phân khúc này ở giai đoạn đầu, hoặc xác định ngay từ đầu chỉ tham gia nhóm điện thoại bình dân.
Ở phân khúc này, những thương hiệu từng khá có tiếng tại Việt Nam như Philips, Mobell nhiều năm nay kín tiếng nhưng hoá ra vẫn có sản phẩm đều đặn. Nhãn hiệu như Wing gia nhập thị trường Việt khá lâu và vẫn bám trụ ở nhóm điện thoại cơ bản. Các thương hiệu này trước đây đều có nhiều đại diện trong phân khúc tầm trung tuy nhiên gần đây đã lui hẳn về tập trung ở phân khúc dưới 3 triệu đồng, nhiều trong số đó là điện thoại bình dân.
Một thương hiệu mới là Itel tuy không được truyền thông nhiều cũng có các điện thoại nhóm này.
Bên cạnh đó, thương hiệu Việt Masstel cũng có các máy vài trăm ngàn đồng bên cạnh laptop hay máy tính bảng cũng nhắm vào phân khúc bình dân.
Thiết kế hoài cổ lẫn tân thời
Nhìn vào nhóm điện thoại ở chiếu dưới này có thể thấy được chặng đường phát triển điện thoại từ xưa. Ngay từ thời kỳ đầu, điện thoại buộc phải có màn hình và bàn phím, do đó chúng được thiết kế sáng tạo với nhiều kiểu dáng khác nhau. Cho đến khi iPhone ra đời và trở nên phổ biến thì điện thoại màn hình cảm ứng mới chiếm lĩnh, nhìn mặt trước hầu như máy nào cũng giống nhau.
Ở phân khúc này, điện thoại dạng thanh vẫn chiếm chủ đạo tuy nhiên điện thoại dạng gập và dạng trượt - tưởng đã “mất tích” - cũng có. Chưa kể những máy có thiết kế hầm hố thời xưa vẫn được bán, và kể cả điện thoại “ăn theo” thiết kế của chiếc spinner cũng trên kệ.
Trong hơn 50 máy đang bán ở các hệ thống siêu thị lớn, hầu hết có thiết kế màn hình phía trên và dãy phím T9 phía dưới. Kiểu thiết kế này đã có từ thời kỳ đầu của điện thoại di động, sau đó được Nokia, Motorola, Siemens, Sony Ericsson,... tập trung sản xuất trong một giai đoạn rất dài. Sau này, khi màn hình cảm ứng lên ngôi, chính những hãng tiên phong này đã không bắt kịp xu hướng để thay đổi, người dùng chỉ biết đến những điện thoại với màn hình cảm ứng có thiết kế tương tự nhau chứ không đa dạng màu sắc, kích thước và kiểu dáng như xưa.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接