当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo phạt góc Elfsborg vs IFK Varnamo, 20h00 ngày 14/5 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Namdhari FC vs Churchill Brothers, 15h30 ngày 24/2: Xát muối nỗi đau
![]() |
Don Nguyễn và Thanh Tú. |
Thanh Tú có ngoại hình sáng sủa, điển trai. Anh chăm chỉ tập thể hình nên có vóc dáng đẹp, chiều cao lý tưởng. Lúc quen biết nhau, Don Nguyễn "nhắm mắt yêu bừa" vì thích trai đẹp. Lần đầu tiên, anh bày tỏ sự tự ti về ngoại hình.
“Tôi mặc cảm ngoại hình của mình vì phải đẹp, phải bắt mắt thì người ta mới ngồi xuống nói chuyện với mình. Thời buổi bây giờ hiếm ai yêu nhau chỉ bằng tình cảm lắm, người ta cần đẹp trước.
Trong nghề, mọi người hay khen tôi dễ thương nhưng thực tế, khi tìm người yêu, ai cũng tìm một người soái ca cao ráo, body 6 múi, đẹp trai chuẩn “Hàn”. Trong khi tôi đã gần 40, mỗi năm lại già đi một tuổi nên càng không đủ tự tin. Tôi không biết vì sao người ta thương mình hay mình có điểm gì giữ chân bạn đến giờ?”, Don Nguyễn nói.
Trước đây, Thanh Tú làm MC giới thiệu sản phẩm, không liên quan showbiz; sau khi yêu Don Nguyễn mới chuyển hướng sang hoạt động nghệ thuật. Hiện tại, anh là diễn viên của sân khấu kịch Idecaf (Quận 1, TP. HCM), từng tham gia nhiều vở như Mưu tú bà, Tiên nga, Thám tử si tình... Thanh Tú nói, anh thấy việc đưa nhau đi làm mỗi sáng, chiều cùng nhau về nhà rất vui.
Thời gian đầu, Thanh Tú bị mọi người tưởng là trợ lý riêng vì hay chở Don Nguyễn đi diễn, phụ giúp nhiều việc. Anh bị áp lực, khó chịu và tự ái khi bị mặc định là trợ lý của Don Nguyễn. Thương Don Nguyễn chỉ có một mình, anh nhịn và bỏ qua tất cả, nhờ đó mới vượt qua được thời gian này. Don Nguyễn nói, anh là một diễn viên trẻ mới vào nghề nhưng tự lực để đi lên khẳng định mình chứ không dựa dẫm ai.
Don Nguyễn và Thanh Tú hiện sống chung trong một căn hộ chung cư cao cấp. Don Nguyễn hơn bạn trai 8 tuổi nhưng ở nhà thì ngang nhau. Cặp đôi chia việc nhà ra cùng làm. "Hiện tượng hát nhép" một thời xem Thanh Tú như người nhà, tri kỷ hơn là vợ chồng. Vì ở tuổi này, anh cần một người nương tựa, chia vui sẻ buồn, đỡ đần nhau khi khó khăn, đau ốm hơn là tình yêu sôi nổi, lãng mạn như thời trẻ.
8 năm bên nhau, Don Nguyễn và Thanh Tú nhiều lần nói chia tay khi không làm chủ được bản thân nhưng sau cơn giận, cả hai cảm thấy vẫn cần có nhau.
Don Nguyễn kể rằng Thanh Tú từng có lúc say nắng, lạc hướng với người thứ ba nhưng biết dừng lại đúng lúc. Hai người không bao giờ kiểm soát nhau như đọc tin nhắn, nghe lén điện thoại. Khi Don Nguyễn biết chuyện, anh không nhảy dựng lên mà để Thanh Tú tự suy nghĩ. Lỡ gặp người thứ ba, anh cũng phản ứng bình thường chứ không bao giờ dằn mặt.
![]() |
Thanh Tú diễn xuất trên sân khấu. |
Khi được hỏi nếu bạn trai kém tuổi vì áp lực gia đình mà đi lấy vợ, Don Nguyễn nói chắc sẽ buồn nhưng không cản trở khi duyên nợ đã hết. Anh và bạn trai chưa bao giờ bàn chuyện này. Gia đình bạn trai coi Don Nguyễn như người trong nhà.
![]() |
Yêu tình trẻ hot boy, Don Nguyễn kêu khổ. |
Cả hai về thăm nhà khoảng 1 – 2 tháng/lần. Nam diễn viên kể, anh và mẹ bạn trai khá thân nhau. “Có những chuyện mẹ không bao giờ nói với Tú nhưng kể với tôi. Tôi cũng chưa thấy gia đình Tú đề cập chuyện Tú phải lập gia đình”, anh nói.
![]() |
Don Nguyễn và Thanh Tú. |
Cẩm Lan
- Hiện tượng mạng một thời đang sống chung nhà bên bạn trai kém 8 tuổi. Anh cho biết không có ý định tổ chức đám cưới, chỉ ở bên nhau như tri kỉ.
" alt="Tình kém 8 tuổi của Don Nguyễn là diễn viên điển trai"/>Trương Quỳnh Anh xuất hiện trong chương trình "Gương mặt showbiz"
Sau khi ra mắt, MV Anh còn ở đó không nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Đặc biệt, có nhiều người để lại bình luận cho rằng trong một số cảnh quay, Trương Quỳnh Anh có ẩn ý nhắc lại chuyện cũ với Tim. Chia sẻ về điều này, người đẹp cho biết bản thân đang ở thế tiến thoái lưỡng nan, rất khó xử vì nếu im lặng thì mọi người đồn đoán này nọ nhưng nói ra lại bảo cố tình dùng chuyện cũ để đánh bóng tên tuổi. Tuy nhiên, cô quyết định sẽ thẳng thắn đối diện và nói ra để tránh những đồn đoán không hay.
Theo đó, cô cho biết sau khi ly hôn cả hai người vẫn xem nhau là bạn, vẫn luôn dành sự quan tâm cho con trai nhưng không sống cùng nhà. Hiện tại, Trương Quỳnh Anh sống cùng con trai. Nữ ca sĩ tâm sự: "Trong mối tình đã qua, tôi đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm, cảm xúc, có lúc vui, lúc buồn, lúc cười, lúc khóc. Tôi nghĩ, tất cả các mối tình trên cuộc đời này đều như thế chứ chẳng riêng gì tôi". Cô cũng muốn rằng sau khi chia tay, cả hai vẫn giữ lại những kỷ niệm đẹp.
![]() |
Nữ ca sĩ lên tiếng về mối quan hệ với Tim sau khi ly hôn
Trương Quỳnh Anh cũng cho biết thêm cô đã lấy lại cân bằng cuộc sống và vui vẻ, lạc quan hơn trước. Hiện tại, cô dành nhiều thời gian cho bản thân và con trai hơn, mở lòng hơn với các mối quan hệ khác: "Lúc trước, tôi dành quá nhiều thời gian chăm lo cho gia đình, con cái nên từ chối hết mọi lời rủ rê của bạn bè. Bây giờ, tôi đi gặp bạn bè nhiều hơn và cảm thấy tinh thần của mình tốt hơn rất nhiều. Mỗi khi vui buồn, tôi lại kéo mọi người về nhà nấu ăn, mua đồ, rất vui".
![]() |
Trương Quỳnh Anh chia sẻ đã lấy lại cân bằng cuộc sống và dần mở lòng hơn với các mối quan hệ khác
Đặc biệt, trong chương trình, Trương Quỳnh Anh còn tham gia thử thách gọi điện cho bạn bè và đưa ra tình huống xin lời khuyên. Cô quyết định gọi điện cho bạn thân là ca sĩ Sĩ Thanh và nhờ tư vấn về việc yêu người kém tuổi. Trong tình huống, Trương Quỳnh Anh chia sẻ cô được một người kém tuổi nói lời yêu và hứa mua nhà, mua đồ hiệu cho. Điều này khiến Sĩ Thanh tin răm rắp và đưa lời khuyên rằng nên hẹn gặp người này cùng nhiều bạn bè để "xem xét" khiến khán giả bật cười. Sau khi vượt qua thử thách, Trương Quỳnh Anh không kìm được cười và lo lắng sẽ bị Sĩ Thanh "xử lý" khi phát hiện ra.
Sau khi ly hôn, Trương Quỳnh Anh tập trung cho công việc và chăm sóc con trai thì Tim lại vướng khá nhiều tin đồn tình cảm. Theo đó, nam ca sĩ vướng tin đồn "phim giả tình thật" với nữ diễn viên Đàm Phương Linh sau khi hợp tác chung. Hình ảnh Tim cùng Đàm Phương Linh đi xem phim đêm muộn hay thân thiết ở hậu trường khiến khán giả tò mò. Trước tin đồn tình cảm, Tim giữ im lặng, không lên tiếng phủ nhận hay giải thích. Còn Đàm Phương Linh thì cho biết: "Đây là lần đầu tiên tôi làm việc với anh Tim, khi làm việc chung, tôi thấy khá hoà hợp về tính cách, tôi cảm thấy chơi với nhau rất vui. Không chỉ có Tim mà còn có diễn viên Quỳnh Nga hay Hoàng Anh cũng vậy thôi. Nhiều khi tôi và Tim sẽ có những cảnh được diễn với nhau nhiều hơn so với khi tôi diễn với chị Nga hay anh Hoàng Anh. Vậy nên sau những lúc quay phim xong, chúng tôi hay rủ nhau đi ăn hay đi xem phim thôi".
![]() |
Tim vướng tin đồn hẹn hò với Đàm Phương Linh sau khi ly hôn
Đồng thời, nữ diễn viên sinh năm 1993 khẳng định cô và đàn anh chỉ là anh em, bạn bè đồng nghiệp chứ không hề có chuyện hẹn hò như tin đồn: "Thật sự khi hai anh em quay với nhau, tôi nghĩ rất đơn giản là anh em rất vui vẻ và nó chỉ dừng lại ở mức đó. Mọi người cũng không cần phải nghĩ quá nhiều về chuyện đó đâu. Khi diễn tình cảm thì cũng phải có sự liên kết với nhau, nếu anh em ở ngoài mà ngại ngùng với nhau quá thì sợ nhiều khi những cảnh tình cảm sẽ không truyền đạt được cảm giác thật trong diễn xuất của cả hai. Tôi và anh Tim rất bình thường, hai anh em chơi với nhau rất vui và đó là tình cảm đồng nghiệp".
![]() |
Trương Quỳnh Anh phản ứng thờ ơ trước nghi vấn Tim muốn "tái hợp"
Sau đó, Tim lại tiếp tục vướng nghi vấn níu kéo vợ cũ khi có chia sẻ bức ảnh cùng con trai và nhắc đến việc đoàn tụ với "một người quan trọng". Mặc cư dân mạng đồn đoán, Tim tiếp tục giữ im lặng. Trong khi chồng cũ ngỏ ý muốn đoàn tụ, Trương Quỳnh Anh lại khá im ắng. Mãi đến mới đây, nữ ca sĩ đã đăng tải hình ảnh của cô với thông điệp kèm theo: "Để gặp nhau thì cần có duyên. Còn ở bên nhau, không phải cần có phận mà cần có rất nhiều cố gắng!".
Theo Dân Việt
Cả hai thực hiện bộ ảnh với ý tưởng giống hệt nhau. Phương Oanh nói cô không sợ bị quy chụp copy ý tưởng từ Angela Baby.
" alt="Trương Quỳnh Anh: Tôi với chồng cũ giờ là bạn, đã đến khi mở lòng với mối quan hệ khác"/>Trương Quỳnh Anh: Tôi với chồng cũ giờ là bạn, đã đến khi mở lòng với mối quan hệ khác
![]() |
Những chia sẻ của nhạc sĩ Trương Quý Hải khiến nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nhiều lần phải lau nước mắt |
Nhận định, soi kèo Samsunspor vs Caykur Rizespor, 23h00 ngày 22/2: Khó có bất ngờ
Lời tòa soạn: TS Trần Hữu Lộc là người phát hiện ra cách chữa trị một loại bệnh đưa lại hàng tỉ đồng cho người nuôi tôm Việt Nam. Từ con số 0 của ngày về nước, sau 2 năm, cơ ngơi nhóm nghiên cứu của TS Lộc là hai phòng nghiên cứu (Lab) về bệnh thủy sản (SHRIMPVET LAB) hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế cùng hơn 35 nhà khoa học, kỹ thuật viên đang làm việc. Sau phát biểu của anh tại cuộc gặp của Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng, VietNamNet đã có buổi gặp gỡ với người được gọi là "tiến sĩ tôm" này.
Phóng viên:Thưa anh, câu chuyện nhà khoa học chọn nơi khởi nghiệp đang là vấn đề hiện nay. Anh trở lại "xứ mình" làm việc vì sao?
TS Trần Hữu Lộc:Đừng quay lại lịch sử để nói chuyện bao cấp. Đừng đặt cho mình định kiến là về Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, bị trù dập, bị quản lý, không phát triển bản thân. Đặt định kiến thì muôn đời sẽ không làm được.
![]() |
TS Lộc: "Một cơ quan cũng như một gia đình, không thể luôn luôn thuận hòa; nhưng mình phải có bản lĩnh, có hướng đi riêng" |
Ngoài lĩnh vực nghiên cứu bệnh thủy sản như nhóm nghiên cứu của tôi, các thầy cô giáo, nhà nghiên cứu ở Khoa Thủy sản rất tích cực nghiên cứu về rất nhiều lĩnh vực như sản xuất giống, kỹ thuật nuôi, dinh dưỡng tôm cá, v.v... với nhiều sáng kiến khoa học đóng góp cho sản xuất đã được xã hội thừa nhận.
Cho nên, theo tôi nhìn nhận ở một góc độ nào đó, các trường đại học rất khuyến khích cơ chế tự chủ trong nghiên cứu và sáng tạo, tạo mọi điều kiện cho khoa học và sản xuất phát triển. Do đó, nói thiếu điều kiện, cơ chế là chưa thỏa đáng lắm. Vấn đề ở chỗ có muốn làm và dám làm hay không.
Nhưng chắc bản thân anh cũng đã nghe nhiều về cơ chế, trù dập, không có môi trường phát triển…?
Nhìn lại đi. Cơ chế, sự trù dập ở đâu ra? Nói thẳng thắn cũng từ chúng ta mà ra.
Một cơ quan cũng như một gia đình, không thể luôn luôn thuận hòa; nhưng mình phải có bản lĩnh, có hướng đi riêng. Không ai cấm người khác sáng tạo.
Nếu thực sự có tài và quan trọng là muốn cống hiến cho xã hội, cho kinh tế thì xã hội luôn có nhu cầu cần dùng . Nếu như nói sợ về không làm được thì hãy đặt lại câu hỏi chưa làm làm sao biết được hay không?
Theo tôi sau một thời gian dài học tập và làm việc ở nước ngoài cho đến khi về nước sẽ gặp một số khó khăn.
Quan trọng là phải có kế hoạch, chiến lược để giải quyết các khó khăn đó.
Chiến lược của tôi là trước hết phải làm gì để ổn định cuộc sống bản thân sau đó mới nghĩ đến định hướng nghiên cứu, đến đam mê.
Đừng so sánh hoàn cảnh đất nước chúng ta với một nước nào.
Đây là sự so sánh khập khiễng. Đất nước họ mở cửa và phát triển trước đất nước mình hàng trăm năm và trong lịch sử cũng trải qua những giai đoạn nghèo cho đến khi giàu như ngày nay.
Nếu như hôm nay chúng ta không dấn thân để xây dựng đất nước, 100 năm nữa con cháu chúng ta có được thụ hưởng những gì tương tự như người dân các nước giàu đang có?
Một thực tế hiện nay nếu nhà khoa học hoạt động đơn lẻ sẽ không hoặc ít có cơ hội phát triển, nhưng nếu chịu sự quản lý của một cơ quan, đơn vị lại vướng vào chỉ tiêu cơ quan đặt ra?
Đây là sự lựa chọn của bản thân. Nếu muốn làm đó là đam mê của mỗi cá nhân.
Không ai ép người khác phải là giáo sư hay phó giáo sư. Cũng như không ai ép tôi phải nghiên cứu để phục vụ nông dân. Mỗi người có sự lựa chọn và đường đi riêng, định hướng phụ thuộc vào bản thân.
Tiến sĩ không làm lớn, nghĩ lớn cũng làng nhàng như nhau
Trong cuộc đối thoại gần đây, anh cho rằng các công ty công nghệ trị giá hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ USD cũng từ những "tiến sĩ quèn", những nhóm nghiên cứu nhỏ. Anh thấy cá nhân mình đúng với ý này?
Tất nhiên không phải ai khởi nghiệp cũng thành công, nhưng nếu không có tinh thần khởi nghiệp, không có tinh thần nghĩ lớn làm lớn thì 100 người trong số chúng ta cũng sẽ có kết quả làng nhàng như nhau.
Còn nếu chúng ta có 100 nhà nghiên cứu khởi nghiệp dám nghĩ lớn, làm lớn, chịu trách nhiệm, dấn thân sẽ có vài ba ông thành công.
Nếu tiến sĩ Trương Gia Bình không khởi nghiệp Việt Nam sẽ không có tập đoàn FPT.
Nếu cứ 100 tiến sĩ có một người như ông Trương Gia Bình đất nước này giàu nhanh lắm.
Tôi không muốn nói con số là 1% hay 2% trong con số 20.000 tiến sĩ, nhưng nếu mình dám dấn thân không thành danh cũng sẽ thành nhân.
TS Lộc Nhà nước cho cần câu, chỉ cách làm cần câu, mình học hành thành danh, có các mỗi quan hệ quốc tế trong thời gian học hành ở nước ngoài. |
Là người nghiên cứu, anh có nguyện vọng gì từ phía các cơ quan nhà nước?
Nhiều người nói đất nước chúng ta thế này, thế nọ, không mở cửa ,chậm tiến, cơ chế… Theo tôi đó là những người chưa hiểu hết cơ chế làm việc ở nước ngoài.
Mỗi đất nước có những khó khăn, đặc thù riêng.
Trong quá trình làm việc với nhiều nước trên thế giới, tôi thấy Việt Nam rất cởi mở.
Thử hỏi có đất nước nào tạo điều kiện cho mấy chục ngàn người đi học tiến sĩ ở nước ngoài.
Đó là một gánh nặng rất lớn cho quốc gia về mặt tài chính. Phải thấy đây là nỗ lực rất lớn của nhà nước, tạo điều kiện cho các cá nhân học tập tiến lên.
Đừng đòi hỏi nhà nước phải tạo điều kiện cho học tập tiến lên rồi, về phải kiếm việc cho làm.
Ở góc lãnh đạo quốc gia không thể thỏa mãn hết mấy chục ngàn con người.
Nhà nước cho cần câu, chỉ cách làm cần câu, mình học hành thành danh, có các mỗi quan hệ quốc tế trong thời gian học hành ở nước ngoài.
Tự mình tạo sân chơi cho mình, tại sao không?
Nếu có khó khăn thì trong khó khăn cũng có cơ hội.
Lãng phí chất xám là có tội với lịch sử
Anh có thừa nhận rằng cơ chế quản lý và môi trường làm việc ảnh hưởng tới cơ hội và khả năng phát huy của mỗi người?
Chắc chắn rồi.
Ở góc độ bản thân mỗi người nên có cách nhìn nhận để thấy đừng nhụt chí.
Ở góc độ góp ý với nhà nước. Nếu nói nhà nước phải bỏ tiền ủng hộ mọi người, mọi ý tưởng, mọi nghiên cứu là rất phản kinh tế.
Nhà nước phải tạo ra những xa lộ cao tốc về khoa học và công nghệ. Có nghĩa nhànước vạch ra hướng đi, tạo cơ sở hạ tầng cho nhà khoa học chạy. Chỉ ra cách biến ý tưởng thành sản phẩm, biến sản phẩm thành tiền thì khoa học mới tự nuôi sống bản than, tạo ra lợi nhuận để tái đầu tư cho khoa học và phát triển khoa học lên tầm cao hơn.
Với một ý tưởng khoa học đột phá, nếu ta có phương pháp biến nó thành đặc biệt thì mọi chuyện sẽ không còn tầm thường. Nếu để lãng phí ý tưởng, lãng phí cơ hội, lãng phí chất xám là có tội với lịch sử.
Nhà khoa học và nhà nước nên có cơ chế hợp tác. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà khoa học với những ý tưởng có khả thi cao bằng cách để dành quỹ không gian, quỹ đất, tạo cơ sở hạ tầng cho khoa học để các nhóm nghiên cứu có thể biến ý tưởng thành sản phẩm, thu hút đầu tư, thu hút nguồn lực.
Ngược lại, những nhóm nghiên cứu có thể phải có cam kết đóng góp ngược lại cho nhà nước để tạo nguồn.
'Trong 100 tiến sĩ có một Trương Gia Bình, đất nước sẽ nhanh giàu'
Vừa qua, câu chuyện “Nghèo, khốn khó và áp lực ở Harvard” của Duệ Quách đã thu hút một sự quan tâm lớn trên mạng xã hội, gây nên những ý kiến trái chiều về áp lực, sự phân biệt đẳng cấp của những sinh viên sống và học tập tại các trường nổi tiếng nhất thế giới.
Để có một cái nhìn đa chiều về sự việc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Tất Luật – cựu sinh viên MBA của đại học danh tiếng Oxford - Anh Quốc để tìm hiểu thử, có phải những lời đồn đoán về câu chuyện phân biệt và áp lực của sinh viên nói chung và sinh viên Việt nói riêng phải chịu là sự thật?
![]() |
Anh Nguyễn Tất Luật tốt nghiệp loại xuất sắc tại trường Đại học Oxford |
Profile: Full name: Nguyễn Tất Luật Cựu sinh viên đại học Nanyang Technology University tại Singapore với học bổng toàn phần. Tốt nghiệp thạc sĩ MBA tại đại học Oxford – Anh Quốc năm 2014 với tấm bằng loại xuất sắc. Hiện đang sinh sống và làm việc tại Singapore. |
Chào anh, vừa qua một chia sẻ của cựu sinh viên Harvard về những áp lực và sự phân biệt tại Harvard thu hút khá lớn sự quan tâm. Là một cựu sinh viên của Oxford – cũng nằm trong Top đại học hàng đầu thế giới, anh nghĩ sao về việc này? Liệu nó có phải là sự thật hay ở khu vực Anh Quốc, môi trường sẽ khác?
- Điều đó là có thật nhưng nó tồn tại ở nhiều cung bậc khác nhau và không quá căng thẳng như một số bạn vẫn nghĩ. Những áp lực đó không chỉ tồn tại khi bạn đang học mà đã bắt đầu ngay từ khi bạn quyết định nộp đơn để vào trường. Sức cạnh tranh để có một ghế trong giảng đường thực sự rất cao, gây nên áp lực vô cùng lớn.
Tuy nhiên, hãy nhìn mọi thứ ở một khía cạnh khác, bạn sẽ thấy những áp lực đó mang lại cho bạn nhiều lợi ích cũng như là nhân tố tích cực thúc đẩy việc thực hiện hoài bão, ước mơ của bạn cũng như giúp bạn vững vàng hơn khi đối mặt với công việc và cuộc sống bên ngoài.
Những áp lực này chỉ tồn tại đối với tất cả mọi người hay chỉ đến từ những sinh viên Việt Nam?
- Chính xác thì đến nhiều từ các bạn Châu Á nhiều hơn. Có lẽ vì sự khác biệt về văn hoá, cảm nhận và đến từ tâm lý chủ quan của mỗi người hơn là do chính môi trường gây nên. Đôi khi, những căng thẳng về cảm giác mình bị phân biệt đẳng cấp hay thậm chí là chủng tộc đến từ suy nghĩ tự ti của mỗi người. Họ bị nghĩ, họ thường nghĩ, và họ có cảm giác là mình bị phân biệt, bị coi thường… nhưng thật chất không đến mức trầm trọng như vậy.
![]() |
Hình ảnh anh Tất Luật chụp cùng những người bạn của mình tại trường Đại học Oxford |
Mình lấy 1 ví dụ cụ thể, ngày đầu tiên đi học tại Oxford, mình có đến bắt chuyện với một anh chàng người Thuỵ Điển, sau 1 vài câu chào hỏi, bỗng nhiên anh bạn tỏ vẻ khinh khỉnh và bỏ đi một mạch mà không thèm nói gì làm mình rất sốc, cứ ngỡ hắn khinh mình vì mình là người Châu Á, hay Việt Nam. Nhưng sau một thời gian dài rất lâu, mình bắt chuyện lại và tìm hiểu thêm thì biết rằng đó chỉ là hiểu lầm. Anh bạn Thuỵ Điển cho rằng mình đang “phỏng vấn” anh ta vì mình hỏi han tận tình quá, khiến anh ấy “khớp”. (Bạn biết đấy, người Việt mình hay có những câu hỏi hơi “thân thiết” quá, mình cũng là người Việt. Cười).
Nhưng Oxford là một môi trường với rất nhiều chính trị gia và thành viên hoàng tộc, thực sự không hề có một sự phân biệt đẳng cấp nào? Và việc bị “khớp”, thiếu tự tin trong một môi trường như vậy là rất hiển nhiên mà.
Mình muốn nhấn mạnh, phải biết quan sát và có chiến thuật. Hãy quan sát và kết bạn với những người có “eye contact” – kết nối bằng ánh mắt với bạn trước, những người có cùng điều kiện cuộc sống, tính cách tương tự bạn hoặc đơn giản bạn thấy người đối diện có sự thoải mái, thân thiện khi kết thân.
![]() |
Anh Tất Luật với những người bạn cùng khóa MBA |
![]() |
Bên trong thư viện của Đại học Oxford |
Cũng có một vài trường hợp, mình không bao giờ có cơ hội nói chuyện với các bạn ấy, có thể, họ cảm thấy bản thân họ có sự khác biệt về đẳng cấp giàu-nghèo, nổi tiếng hay địa vị… Nhưng thiết nghĩ, tại sao mình lại mất thời gian để nghĩ về điều đó hay tập trung, buồn bã vì sao mình bị họ “không thèm kết giao”? Hãy đầu tư thời gian của bạn vào những mối quan hệ và những người bạn có thái độ tốt hơn. Đừng bao giờ để suy nghĩ của người khác về mình làm ảnh hưởng đến suy nghĩ của mình về bản thân để rồi đánh mất sự tự tin và cơ hội.
Vậy còn áp lực về học hành, bài vở? Nhiều sinh viên có phải sử dụng đến thuốc an thần?
- Áp lực bài vở thực sự rất lớn vì bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều cạnh tranh khốc liệt trong trường. Nhưng thú thật, mình chưa thấy trường hợp nào xung quanh phải dùng đến thuốc hay điều trị tâm lý, hoặc do các bạn giấu mình. Tuy nhiên, việc sử dụng bia rượu, thuốc lá hay thậm chí là cần sa để xả stress thì có.
Vậy nếu bạn học trong một môi trường thuộc Top hàng đầu thế giới như vậy, phải chăng không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi?
- Có quá nhiều lời đồn thổi vì sự khủng khiếp của việc học hành tại đây, nhưng quan điểm trên hoàn toàn sai lầm.
Đối với các sinh viên, đặc biệt đến từ Châu Á, các bạn ấy có sự chăm học đến… quên thời gian và quên đi chính bản thân mình đang sống. Họ chỉ học, học nữa, học mãi và cực kỳ coi trọng điểm số. Quan điểm của bản thân mình thì khác.
![]() |
![]() |
Ngày anh Tất Luật tốt nghiệp khóa MBA của Oxford |
Các bạn nên nhớ, chúng ta đang ở trong một môi trường có rất nhiều người thông minh hơn mình, thậm chí có người được gọi là thiên tài. Nếu học một cách máy móc, tập trung vào điểm số, bạn sẽ phải bỏ đến gấp 4,5 lần so với họ, mà vẫn chưa chắc hơn họ. Nếu bạn thay đổi hướng suy nghĩ, đừng chú trọng điểm số quá đến mực tạo áp lực kinh khủng cho bản thân, mà hãy thiên về trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm. Học từ những mối quan hệ giao tiếp ngoài xã hội, học cách trao đổi thông tin, văn hoá, giải quyết vấn đề, mở rộng tầm nhìn thì quá trình bạn đi học vui hơn rất nhiều.
Thấy trên Facebook của bạn có rất nhiều hình đi du lịch khắp nơi tại châu Âu, đây có phải là một cách “xả stress” của bạn?
Đúng vậy, mình tranh thủ ngày nghỉ đi chơi rất nhiều. Du lịch là cách tốt nhất để mở mang đầu óc và học hỏi kinh nghiệm sống. Và theo một cách đơn giản hơn, hãy để cho đầu óc bạn được nghỉ ngơi khi nó đang vi vu trong những chuyến đi.
![]() |
![]() |
Tuy học ở trường đại học danh tiếng và được cho là áp lực kinh khủng nhưng anh Tất Luật vẫn dành thời gian để du lịch khắp nơi. Bản thân anh cũng là một người thoải mái và cực kỳ vui vẻ. |
Nói thật, trước đây nếu không gặp phải những chuyện không hay thì bây giờ, chắc tôi cũng yên ổn như một đồng nghiệp nào đó ở quê. Cuộc đời đâu phải chông chênh đến vậy. Nhưng thôi, “ơn kẻ dữ, không ơn người lành”. Đành an ủi mình bằng câu nói muôn thở của cha ông và lấy chuyện con cái làm vui.
Đi nhiều, nói nhiều, tiếp xúc với nhiều người, tôi cũng thấm dần với nhiều cách quan niệm, định nghĩa khác nhau về hạnh phúc. Nhưng rồi vẫn thích nhất câu “hạnh phúc cũng mơ hồ như Thượng đế”, nghe được từ ông cậu lãng tử.
Ra Bắc, tôi tranh thủ đi Chí Linh, trèo lên Côn Sơn xem nơi cụ Nguyễn Trãi ẩn dật thế nào mà viết “Côn Sơn ca” hay thế! Triết lý sâu sắc mà cách nói dung dị, dễ nghe, dễ hiểu thế không biết. Nhà cao cửa rộng, tiền bồ bạc đống, hay ở nơi gò núi, ăn cơm rau, uống nước lã… suy cho cùng, trong cõi trăm năm, tất cả đều tan nát cùng cỏ cây.
Những người có ăn có học, trải đời, lẽ nào không biết cái đạo lý bình thường ấy. Vậy mà, vẫn lắm quan tham. Đất nước chứng kiến hàng loạt quan tham phải tra tay vào còng, bị quan tòa réo tên, xử lên xử xuống. Trăm tỉ, nghìn tỉ mà chi. Mua một chút thảnh thơi cuối tuần với bạn bè cũng khó.
Lang bạt mãi cuối cùng cũng trụ lại vì con. 50 tuổi mới có mái nhà đầu tiên mang tên mình. Lô này, lô kia chỉ toàn cho cỏ mọc. Dẫu chẳng xênh xang như người, cũng được cái đầm ấm quây quần.
Bạn bè gặp nhau ai cũng bảo tôi hạnh phúc, khi chỉ vài tháng cuối năm 2023 này, đã dựng vợ gả chồng cho cả hai đứa con, trong khi con họ đã trên ba nhăm mà còn chưa nghe hơi hám gì.
Ai cũng bảo con trai giống tôi, nhưng đẹp trai và phong độ hơn nhiều. Điều đó thì khỏi phải bàn. Nhà tôi toàn người cao mét rưỡi, không biết con giống ai mà cao lớn, nhanh nhẹn, tự tin, sành điệu. Nên chuyện con trai lấy vợ ở tuổi 30 cũng bình thường!
Thú thật, đến giờ, sau hơn 30 năm lấy vợ, tôi vẫn chưa quên cái cảm giác sung sướng khi đánh bật được những đối thủ lảng vảng bên "con gái rượu" của ông thầy dạy địa lý. Mình có chi mô. Mỗi cái xe đạp và tài nói chuyện từ sáng đến chiều mà thầy không chán, phải mời ở lại ăn trưa.
Người ta ra thủ đô là chức này chức nọ, mình chỉ an phận viết báo. Cuối cùng, chỉ những cái chức do con cái phong cho là bền vững nhất. Chỉ mấy ngày nữa là hoàn thành chuyện cưới xin của các con.
Khi đang lo cho con trai lấy vợ, thì "hũ rượu đào" lên tiếng “nhà trai muốn cưới cuối năm nay”. Tôi cười “làm luôn”. Vợ tôi ôm con gái khóc nấc “sao vội thế con”. Con gái tỉnh bơ "không thích thì 2 năm nữa cưới, có sao đâu, con còn nhỏ mà”. Ừ mà nhỏ thật. Mới 24 tuổi mụ.
Nhưng nghĩ lại, chuyện yêu đương, gặp duyên phải lứa thì cứ thuận gió đẩy thuyền, gió đưa thì thuyền chạy. Quan trọng là bọn trẻ cũng đồng ý cưới, chứ chả ép dầu ép mỡ gì! Với lại, nhà nào cũng toàn người cao tuổi. Nói dại, lỡ các cụ có mệnh hệ gì thì lại bắt bọn trẻ chờ à. Thế là tôi chấp thuận.
Bạn bè bảo đón một đưa một là hòa, là đẹp. Vậy mà sao tôi vẫn thấy như mình hụt hẫng, buồn hơn một chút khi phải sắp dắt con gái giao cho người khác!
Con gái tuổi Thìn, Canh Thìn. Người ta hay nói canh là “canh cô mồ quả”. Tôi nghĩ, chắc cũng là thuận miệng, chứ chả có căn cứ gì. Mới ra đời đã chịu thiệt.
Ngày con lớn ra đời, tôi còn đi mua cho mẹ được bát bún giò, rồi ngồi chờ tin có con trai. Đêm con gái ra đời cuối tiết xuân năm 2000, thằng tôi còn mãi miết tận đâu. Ông anh bạn thấy mấy mẹ con bà cháu dắt nhau đi trong đêm, chở hộ vào bệnh viện.
Biết phận, bé Rồng con cứ thế theo mẹ lớn lên, ngoan ngoãn học hành và nghe lời ba mẹ. Cũng từng nuôi mộng bay xa tận trời Tây. Nhưng tôi đùa “công việc tốt không bằng kiếm được chồng tốt con ạ".
Giờ nghĩ lại thấy mình chẳng sai. Nhiều nhà cho con gái đi học nước ngoài, rồi con đòi ở lại. Nếu con chịu về nước thì lại đòi sống kiểu hiện đại, sống thử, yêu đương mãi mà chẳng chịu lấy chồng sinh con vì sợ bận bịu, sợ xấu, sợ cuối tuần không được đi quẩy với bạn bè.
Nhớ lại cái Tết 4 năm trước, con gái dắt đến một anh chàng cao lớn, điển trai, hiền lành, từ tốn. Gia đình nội ngoại, bố mẹ đều công chức, riêng bố làm trong quân đội. “Sau này ra sao chưa biết. Nhưng cái hồ sơ này đáng tin. Ba duyệt nhé!”.
Mới hôm nào con gái ra Hà Nội ở trọ với ba, vậy mà vèo một cái, mấy ngày nữa là phải nắm tay con đi giữa hàng trăm con mắt. Nghĩ đến giây phút ấy, lòng mình cứ nôn nao!
Lan man mãi chuyện con cái, thế mà cũng đã hết năm.
Thấy con bé có chút giống ba, yêu văn chương, bình thơ tình làm xao xuyến lòng người, đành chỉ biết mượn thơ của đàn anh để dặn: “Yêu thơ cùng với yêu hoa. Nhưng đừng yêu quá như là bố yêu”, xem như nhắc nhở con gái ngày đi lấy chồng vậy!
Ông bố một đời lang bạt xốn xang dựng vợ gả chồng cho 2 con những ngày cuối năm