|
Đối tượng Phó Đức Nam hay còn được biết tới với tên gọi Mr Pips. Ảnh: VTV. |
Liên quan đến vụ bắt giữ đối tượng Phó Đức Nam, hay còn được biết tới với biệt danh Mr Pips, đến nay, cơ quan công an đã xác định có tổng cộng 2.661 bị hại trên toàn quốc, đồng thời thu giữ, phong tỏa nhiều tài sản của các đối tượng với giá trị hơn 5.200 tỷ đồng.
Thực tế, chiêu bài mời chào, dẫn dụ nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán quốc tế, forex không mới, các cơ quan quản lý đã nhiều lần cảnh báo người dân về rủi ro khi tham gia đầu tư thông qua các sàn giao dịch không chính thống, không được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, với kịch bản chuyên nghiệp, chiêu trò tinh vi, Mr Pips cùng các đồng phạm vẫn thu hút được nhiều con mồi, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt số tiền rất lớn.
Hệ thống công ty “ma” dày đặc
Theo cơ quan công an, Phó Đức Nam sinh năm 1994 tại phường 8, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 27 tuổi, Nam hợp tác với Lê Khắc Ngọ liên kết với một đối tượng người Thổ Nhĩ Kỳ, có văn phòng điều hành tại TP Phnom Penh (Campuchia).
Nhóm này chỉ đạo 7 đối tượng khác ở Việt Nam thành lập hàng loạt công ty “ma” có trụ sở rải rác khắp TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh thành khác. Trong đó, một công ty tại TP.HCM được sử dụng làm “bình phong” và 44 văn phòng tại Việt Nam (riêng Hà Nội có 24 văn phòng).
Dù không đăng ký hoạt động về chứng khoán, tài chính, công ty vẫn tuyển nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối, chứng khoán phái sinh.
Hàng ngày, hệ thống này có khoảng 1.000 nhân viên làm việc từ 8h đến 21h. Các nhân viên được phân công, phân cấp thành nhiều bộ phận gồm kế toán, nhân sự, IT, kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Các bộ phận thực hiện hoạt động độc lập, bổ trợ lẫn nhau, tiếp xúc với khách hàng thông qua các mạng xã hội như Zalo, Telegram...
Để thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng lập 5 trang mạng có giao diện tiếng anh để người tham gia hiểu lầm là các sàn giao dịch quốc tế. Các trang mạng này được lập trình, liên kết với tài khoản ngân hàng do nhóm đối tượng quản lý.
|
Hệ thống của nhóm lừa đảo Mr Pips có khoảng 1.000 nhân viên. |
Mỗi trang mạnh lại được được kết nối với ứng dụng MetaTrader 4, MetaTrader 5. Đây đều là các nền tảng giao dịch ngoại hối, chứng khoán phổ biến trên thế giới.
Để thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng núp bóng là công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư tài chính, môi giới chứng khoán (đầu tư vào các mã chứng khoán trên sàn chứng khoán quốc tế như Facebook, Apple, Pepsi, Microsoft, Adidas...), qua đó mời chào, dụ dỗ khách hàng tham gia đầu tư.
Sau khi đồng ý tham gia, nhóm đối tượng sẽ dẫn dụ khách hàng vào nhóm chat, hướng dẫn, tư vấn đi lệnh mua - bán. Ban đầu, khi khách hàng giao dịch với số tiền nhỏ, nhóm này thường đặt bẫy để giao dịch có lãi thật, khách hàng rút được tiền về.
Tuy nhiên, khi khách hàng tin tưởng và chuyển thêm tiền, nhóm đối tượng sẽ đề nghị sử dụng đòn bẩy lớn để giao dịch, thực hiện giao dịch liên tục dẫn tới cháy tài khoản.
Khi khách hàng thua lỗ, thậm chí hết tiền trong tài khoản, các đối tượng tiếp tục đưa ra các thông tin sai sự thật nhằm củng cố niềm tin nạn nhân chuyển tiền để gỡ. Đến khi bị hại không còn khả năng về tài chính, các đối tượng chặn liên lạc, chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà nạn nhân đã chuyển.
Thực tế, trong các vụ lừa đảo chứng khoán, forex tương tự, khách hàng không trực tiếp giao dịch trên hệ thống được công nhận mà đều giao dịch trên hệ thống do nhóm đối tượng kiểm soát. Điều này dẫn tới việc nhóm lừa đảo có thể can thiệp vào lệnh mua - bán, từ đó thao túng giao dịch của khách hàng.
Dụ "con mồi" bằng nhà đẹp, xe sang
Theo đánh giá của cơ quan công an, cách thức quảng cáo của nhóm đối tượng Phó Đức Nam tốt hơn rất nhiều các nhóm đối tượng khác. Do đó, số lượng nạn nhân tin tưởng, bị nhóm này chiếm đoạt tiền rất lớn.
Ngoài việc xây dựng hệ thống công ty “ma” cùng nhóm “chân rết” dày đặc, các đối tượng như Nam và Ngọ đều xây dựng hình ảnh bản thân với vẻ ngoài hào nhoáng, kiến thức tài chính uyên thâm cùng khả năng tự thân phấn đấu đáng ngưỡng mộ.
Trên mạng xã hội, Phó Đức Nam là TikToker và YouTuber nổi tiếng với biệt danh Mr Pips. Không chỉ có nhiều lượt theo dõi, các video của đối tượng còn nhận được hàng chục nghìn lượt xem.
|
Cơ quan công an đã phong tỏa 31 siêu xe, 7 xe môtô hạng sang, 59 đồng hồ cùng hàng nghìn tỷ đồng của Phó Đức Nam. Ảnh: YouTube. |
Phần lớn nội dung trên kênh Mr Pips xoay quanh cuộc sống thượng lưu, sang trọng. Đối tượng này cũng không ngần ngại khoe tài sản như nhà, xe hay đồng hồ trị giá nhiều tỷ đồng.
Khi có người đặt nghi vấn về khối tài sản mà Phó Đức Nam có được chỉ là "phông bạt", khoe khoang, đối tượng sẵn sàn công khai số dư tài khoản để chiếm lòng tin từ các "con mồi".
Theo chia sẻ của Nam, việc thường xuyên khoe “nhà đẹp, xe sang” sẽ truyền sự tin tưởng cho người xem, cuốn hút người xem vào các hình ảnh này. Từ đó, các đối tượng có thể dễ dàng lôi kéo, dẫn dụ nạn nhân tham gia vào các sàn giao dịch lừa đảo.
Các đối tượng “chân rết” và nhân viên của Mr Pips bên cạnh nhiệm vụ mời chào khách hàng vào các nhóm Telegram còn tự tạo nick ảo, khoe thành công nhờ theo chân Mr Pips nhằm tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư.
Tương tự, đối tượng Lê Khắc Ngọ (sinh năm 1990, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với biệt danh Mr Hunter cũng xây dựng hình ảnh bản thân là chuyên gia tài chính, triệu phú xuất thân từ một gia đình thuần nông, không có điều kiện kinh tế. Ngọ không ít lần chia sẻ về những lần vấp ngã, gánh nợ hàng tỷ đồng ở độ tuổi đôi mươi khiến người theo dõi ngưỡng mộ.
Cảnh báo kịch bản lừa đảo chuyển tiền mớiCơ quan chức năng cho biết các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi kịch bản để người dân dễ mắc bẫy. Do vậy, người dân cần nâng cao nhận thức về các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến. 18:36 24/10/2024 " alt="Chiêu trò giúp Mr Pips lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng"/>
Chiêu trò giúp Mr Pips lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng
| Bộ TT&TT giao Cục An toàn thông tin chủ trì việc hướng dẫn áp dụng các yêu cầu trong "Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với sản phẩm WAF" (Ảnh minh họa:barracuda.com.vn) | |
Đối với sản phẩm quản lý và phân tích sự kiện an toàn thông tin (SIEM), các cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển; đánh giá, lựa chọn sản phẩm SIEM khi đưa vào sử dụng trong các hệ thống thông tin được khuyến nghị áp dụng 37 yêu cầu theo 7 nhóm bao gồm: yêu cầu về tài liệu, quản trị hệ thống, kiểm soát lỗi, yêu cầu về log, hiệu năng xử lý, chức năng tự bảo vệ, chức năng phân tích tương quan sự kiện và cảnh báo.
Với mỗi yêu cầu cho từng sản phẩm WAF hay SIEM, Bộ TT&TT cũng nêu rõ các tiêu chí, điều kiện mà sản phẩm cần đáp ứng để đảm bảo chất lượng. Đơn cử như, về yêu cầu quản lý xác thực và phân quyền, theo khuyến nghị, WAF cần cho phép quản lý cấu hình tài khoản xác thực và phân quyền người dùng đáp ứng: hỗ trợ phương thức xác thực bằng tài khoản - mật khẩu, trong đó quản trị viên có thể thiết lập và thay đổi được độ phức tạp của mật khẩu; hỗ trợ phân nhóm tài khoản tối thiểu theo 2 nhóm là quản trị viên và người dùng thường với những quyền hạn cụ thể đối với từng nhóm.
Hay với yêu cầu bảo vệ dữ liệu log của sản phẩm SIEM, trong trường hợp phải khởi động lại do có lỗi phát sinh (ngoại trừ lỗi phần cứng), SIEM phải đảm bảo dữ liệu log đã được lưu lại phải không bị thay đổi trong lần khởi động kế tiếp. Đối với yêu cầu xử lý đồng thời nhiều sự kiện, SIEM phải đáp ứng việc cho phép xử lý và lưu trữ dữ liệu đồng thời 5.000 sự kiện trong khoảng thời gian 1 phút.
Tạo chuẩn mực chung với các sản phẩm an toàn thông tin nội
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, việc ban hành các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với 2 sản phẩm WAF và SIEM là một nội dung thực hiện nhiệm vụ đã được lãnh đạo Bộ TT&TT chỉ đạo, đó là đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho 11 sản phẩm an toàn thông tin trong nước.
Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với các sản phẩm WAF và SIEM cũng nhằm khuyến nghị cơ quan, tổ chức có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, lựa chọn, sử dụng sản phẩm an toàn thông tin trong nước; tạo chuẩn mực chung đối với các sản phẩm an toàn thông tin trong nước, hướng tới chuẩn mực quốc tế.
Đồng thời, thí điểm, đánh giá thực tế việc áp dụng yêu cầu kỹ thuật làm cơ sở xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho từng sản phẩm trong giai đoạn tiếp theo.
Cũng theo chia sẻ của đại diện Cục An toàn thông tin, để xây dựng yêu cầu kỹ thuật cơ bản cho từng sản phẩm cụ thể, cơ quan này đã nghiên cứu, lựa chọn các tiêu chuẩn quốc tế như ISO/IEC, bộ tiêu chí đánh giá của các tổ chức uy tín trên thế giới như NIST, Gartner, ICSA Labs, ECSEC Laboratory.
Với việc lựa chọn tài liệu tham chiếu, Cục An toàn thông tin ưu tiên lựa chọn các tiêu chuẩn quốc tế. Trường hợp không có tiêu chuẩn quốc tế phù hợp, Cục An toàn thông tin sử dụng bộ tiêu chí đánh giá của các tổ chức uy tín trên thế giới được đề cập ở trên.
Song song đó, nhằm bảo đảm tính phù hợp và khả thi áp yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm an toàn thông tin trong nước, Cục An toàn thông tin đã tổ chức làm việc với các doanh nghiệp trong nước để lựa chọn các yêu cầu an toàn phù hợp.
“Các yêu cầu an toàn được lựa chọn trên cơ sở bảo đảm tính khả thi, thống nhất giữa các doanh nghiệp trong nước và bảo đảm chuẩn mực nhất định theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc tương đương”, đại diện Cục An toàn thông tin nhấn mạnh.
Vân Anh
Doanh nghiệp Việt đã đáp ứng được 70% chủng loại sản phẩm ATTT quan trọng
Tính đến tháng 10/2020, hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam đã có 68 sản phẩm do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, cung ứng ra thị trường, đáp ứng khoảng 70% chủng loại sản phẩm an toàn thông tin quan trọng.
" alt="Ban hành các yêu cầu kỹ thuật cơ bản với 2 sản phẩm an toàn thông tin"/>
Ban hành các yêu cầu kỹ thuật cơ bản với 2 sản phẩm an toàn thông tin