Truyện 1Q84 (Tập 1)
发布时间:2025-01-19 20:34:35 作者:玩站小弟 我要评论
Đừng bị vẻ bề ngoài đánh lừaRadio trong xe taxi đang phát chương trình âm nhạc cổ điển trên sóng FM.lich thi dau nhalich thi dau nha、、。
Đừng bị vẻ bề ngoài đánh lừa
Radio trong xe taxi đang phát chương trình âm nhạc cổ điển trên sóng FM. Đó là bản Sinfonietta của Leoš Janáček. Ngồi nghe bản nhạc ấy trong taxi đang bị dòng xe cộ chật ních bao vây thì có vẻ không được thích hợp lắm. Bác tài hình như cũng không nhiệt tình thưởng thức âm nhạc. Bác tài tuổi trung niên lặng lẽ quan sát hàng xe dài dằng dặc phía trước,ệnQTậlich thi dau nha tựa hồ một ngư phủ lão luyện đứng nơi mũi thuyền đang cố tìm kiếm điểm hợp lưu của con nước triều mang theo điểm dữ. Aomame ngả hẳn người ra lưng ghế, khép hờ hai mắt nghe nhạc.
Trên đời này liệu có bao nhiêu người chỉ cần nghe một đoạn đầu đã có thể nói ngay đó là bản Sinfonietta của Leoš Janáček? E rằng con số ấy hẳn phải nằm giữa “ít vô cùng” và “gần như không có”. Nhưng chẳng hiểu vì sao Aomame lại làm được.
Janáček sáng tác bản giao hưởng dành cho dàn nhạc nhỏ này vào năm 1926, khúc dạo đầu vốn là đoạn kèn đồng cổ động cho một kỳ đại hội thể thao nào đó. Aomame mường tượng ra hình ảnh nước Cộng hòa Tiệp Khắc vào năm 1926: Thế chiến thứ nhất kết thúc, người dân cuối cùng cũng được giải phóng khỏi ách thống trị dài lâu của vương triều Habsburg. Mọi người tận tình hưởng thụ khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi ở Trung Âu khi ấy, tụ tập ngoài quán thỏa sức uống bia Pilsner và sản xuất ra những khẩu súng máy nhẹ bỗng và đẹp đẽ. Hai năm trước, Franz Kafka đã qua đời mà chẳng ai biết. Không bao lâu sau, Hitler từ xó xỉnh nào đó đột ngột xuất hiện, thôn tính cả đất nước nhỏ bé xinh đẹp này, nhưng vào thời điểm ấy không một ai biết được điều tồi tệ sắp xảy ra. Có lẽ, mệnh đề quan trọng nhất mà lịch sử cho nhân loại thấy chính là: “Vào thời điểm ấy, không ai có thể biết được tương lai sẽ xảy ra chuyện gì.” Trong khi nghe nhạc, Aomame mường tượng đến ngọn gió nhẹ nhàng ấm áp thổi qua bình nguyên Bohemia và không ngừng nghĩ đến những trắc trở của lịch sử.
Năm 1926, Thiên hoàng Taisho băng hà, niên hiệu được đổi thành Showa. Ở Nhật Bản, một thời đại tối tăm, tồi tệ cũng sắp sửa mở màn. Khúc nhạc xen kẽ ngắn ngủi của chủ nghĩa hiện đại và nền dân chủ cuối cùng cũng kết thúc, nhường chỗ cho chủ nghĩa phát xít.
Cũng như thể thao, lịch sử là một trong những sở thích của Aomame. Nàng hầu như không đọc tiểu thuyết, nhưng sách về lịch sử thì nàng đã đọc nhiều vô kể. Điều khiến nàng cảm thấy hứng thú với lịch sử là, tất cả sự việc về cơ bản đều kết nối với những ngày tháng và địa điểm xác định. Đối với nàng, việc ghi nhớ ngày tháng lịch sử không phải chuyện khó khăn gì. Dù không thuộc lòng những con số đó, song chỉ cần nắm được mối quan hệ trước sau của các sự kiện lịch sử, ngày tháng sẽ tự động hiện lên trong trí óc. Thời học cấp hai và cấp ba, điểm thi môn lịch sử của Aomame lúc nào cũng cao nhất lớp. Mỗi lần thấy người khác gặp khó khăn khi ghi nhớ các mốc lịch sử, Aomame đều lấy làm khó hiểu. Sao chuyện đơn giản như vậy mà cũng không làm được nhỉ?
Aomame là họ thật của nàng. Ông nội nàng là người tỉnh Fukushima, ở cái nơi chẳng biết nên gọi là thị trấn nhỏ hay ngôi làng nhỏ vùng núi ấy, nghe nói đúng là có mấy nhà mang họ Aomame thật. Nhưng nàng chưa đến đó bao giờ. Từ trước khi nàng sinh ra, cha nàng đã cắt đứt quan hệ với ông bà. Bên ngoại nhà nàng cũng vậy. Vì thế, Aomame chưa một lần gặp ông bà nội cũng như ông bà ngoại. Nàng hầu như không đi du lịch, nhưng thi thoảng cũng có cơ hội đi đây đi đó, vì đã thành thói quen, lần nào nàng cũng lật tìm trong cuốn danh bạ điện thoại để ở khách sạn, xem có nhà nào họ Aomame hay không. Nhưng cho đến giờ nàng vẫn chưa phát hiện ra người nào họ Aomame ở bất cứ thành phố hay thị trấn nào nàng từng ghé chân. Mỗi lần như vậy, nàng đều có cảm giác như mình là một kẻ phiêu du cô độc, trôi dạt giữa đại dương mênh mông.
Lúc nào nàng cũng cảm thấy việc xưng tên thật phiền phức. Mỗi lần nàng nói tên mình, người đối diện đều nhìn nàng chằm chằm bằng ánh mắt kỳ quái hoặc hết sức ngờ vực. Cô Aomame[1]. Đúng vậy. Đậu xanh. Thời còn làm ở công ty, lúc nào cũng phải kè kè mang theo danh thiếp thì lại càng phiền phức hơn. Lúc nàng đưa danh thiếp, người ta nhận lấy rồi chăm chú nhìn trong giây lát, cứ như bất ngờ nhận được một mẩu cáo phó. Khi nàng xưng tên qua điện thoại, có người ở bên kia đầu dây còn bật cười hinh hích. Nhưng khi đi làm thủ tục ở cơ quan nhà nước hoặc đợi khám ở phòng chờ bệnh viện, lúc tên nàng được gọi đến, mọi người đều sẽ ngẩng đầu lên, muốn nhìn thử xem cái người mang họ Aomame này rốt cuộc mặt mũi ra sao.
[1] Aomame trong tiếng Nhật viết là Thanh Đậu, nghĩa là Đậu Xanh (Mọi chú thích là của người dịch).
Thi thoảng lại có người gọi lầm tên nàng thành “Cô Edamame” (Đậu nành). Cũng có khi nàng bị gọi là “Cô Soramame” (Đậu tằm). Mỗi lần như thế, Aomame đều mất công đính chính: “Không, không phải là Edamame (hoặc Soramame), mà là Aomame. Tuy là rất giống nhau, nhưng không phải vậy đâu.” Đối phương nghe vậy lại cười gượng gạo rồi xin lỗi, nói: “Ôi chà chà, cái họ này hiếm gặp thật đấy.” Trong ba mươi năm cuộc đời mình, không hiểu nàng đã nghe bao nhiêu lần những câu nói kiểu như vậy. Không biết đã bao nhiêu lần nàng bị người ta trêu đùa vì cái họ này của mình. Nếu sinh ra không mang họ này, đời mình có lẽ đã khác nhiều. Nếu mang những cái họ phổ biến đâu đâu cũng thấy, như là Sato, Tanaka hay Suzuki gì gì đó… có lẽ cuộc đời mình sẽ dễ thở hơn, có thể nhìn ngắm thế giới này bằng ánh mắt bao dung hơn. Có lẽ.
Aomame nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng nhạc, để âm thanh tuyệt hảo của dàn hợp tấu khí nhạc thấm vào tâm tưởng. Đột nhiên nàng ý thức được một chuyện: Nếu xét về radio trên xe taxi thì chất lượng âm thanh này dường như quá tốt. Âm lượng bật nhỏ, nhỏ lắm, nhưng âm thanh sâu, nghe rõ được cả các âm bồi. Nàng mở mắt, nhồm người về phía trước, nhìn dàn âm thanh lập thể gắn trên bảng điều khiển. Cả dàn máy đều một màu đen tuyền, đang tự hào ánh lên những tia sáng diễm lệ. Tuy không thấy rõ tên hãng sản xuất, nhưng chỉ nhìn vẻ bề ngoài cũng biết là hàng chất lượng cao. Cùng với rất nhiều nút vặn, những con số màu xanh tao nhã hiện lên trên màn hình điều khiển. Đây đại khái là hàng thuộc dòng hi-end, taxi thông thường không thể nào lắp đặt loại thiết bị âm thanh cao cấp như vậy.
Aomame nhìn lại một lượt bên trong xe. Từ lúc bước lên xe nàng chỉ mải tính chuyện trong đầu nên không để ý lắm, chiếc xe này nhìn thế nào cũng không giống xe taxi thông thường. Nội thất trang trí rất cầu kỳ, chỗ ngồi cũng hết sức dễ chịu thoải mái. Hơn nữa, trong xe rất yên tĩnh. Tính năng cách âm hoàn hảo, tạp âm bên ngoài gần như không lọt vào được, tưởng chừng như ngồi trong phòng thu cách âm vậy. Có lẽ đây là xe taxi tư. Trong đám tài xế xe tư ấy, cũng có người không tiếc tiền trang bị cho xe. Nàng khẽ đảo mắt, tìm kiếm giấy phép hành nghề taxi, nhưng không thấy. Nhưng đây cũng không giống loại xe dù hoạt động phi pháp. Trên xe có lắp đặt đồng hồ tính tiền nghiêm chỉnh, hiển thị rõ ràng chuẩn xác số tiền xe, giờ đang là hai nghìn một trăm năm mươi yên. Nhưng cái giấy phép hành nghề taxi có ghi tên tài xế thì lại chẳng thấy đâu.
“Xe tốt quá. Yên tĩnh lắm,” Aomame cất tiếng bắt chuyện từ chỗ ngồi sau lưng tài xế. “Xe gì vậy nhỉ?”
“Xe Crown, dòng Royal Saloon của Toyota,” bác tài trả lời ngắn gọn.
“Tiếng nhạc nghe rõ lắm.”
“Loại xe này rất yên tĩnh. Cũng vì vậy mà tôi chọn đấy. Nói về cách âm thì kỹ thuật của hãng Toyota có lẽ đứng hàng nhất nhì thế giới.”
Aomame gật gật đầu, lại dựa hẳn người ra phía sau. Kiểu nói chuyện của bác tài khiến người ta cảm thấy hơi nghi hoặc. Bác ta thường để lại một vài điểm quan trọng, không nói ra hết. Ví dụ (chỉ là ví dụ thôi), nói về cách âm thì đúng là không thể chê xe Toyota được, nhưng những chỗ khác thì không hẳn là không có vấn đề. Mỗi lần bác ta nói dứt câu, vẫn còn lại ở sau đó một khối im lặng đầy hàm ý. Trong không gian chật chội của xe, khối im lặng ấy tựa như một đám mây tưởng tượng nhỏ bé, làm Aomame cảm thấy bứt rứt không yên.
“Đúng là yên tĩnh thật,” nàng cất tiếng, như thể muốn xua đám mây nhỏ ấy đi. “Dàn hifi hình như cũng thuộc loại cao cấp?”
“Lúc mua tôi đã phải rất quyết đoán đấy,” bác tài nói, giọng điệu nghe như một sĩ quan tham mưu đã giải ngũ đang kể lại những chiến dịch trong quá khứ, “nhưng cô thấy đấy, làm nghề như chúng tôi, cả ngày ngồi trong xe, tôi cũng muốn nghe loại nào có chất lượng âm thanh càng cao càng tốt, hơn nữa…”
Aomame đợi bác tài nói nốt. Nhưng bác ta không nói. Nàng lại nhắm mắt nghe tiếng nhạc. Leoš Janáček là người như thế nào? Aomame không hề biết. Nhưng bất kể ra sao, Janáček chắc chắn không thể ngờ được rằng khúc nhạc ông sáng tác lại được người nào đó lắng nghe bên trong một chiếc Toyota Crown Royal Saloon yên tĩnh trên đường cao tốc Thủ đô đang tắc nghẽn nghiêm trọng ở Tokyo vào năm 1984.
Nhưng, sao mình có thể vừa nghe đã nhận ra đây là bản Sinfonietta của Leoš Janáček? Aomame lấy làm lạ. Vả lại, sao mình biết bản nhạc này được viết vào năm 1926? Nàng không phải người yêu thích nhạc cổ điển, mà cũng không hề có ký ức đặc biết nào về Janáček. Vậy mà, vừa nghe thấy đoạn mở đầu của bản nhạc, chỉ trong chớp mắt các thông tin liên quan đến nó liền hiện lên trong trí óc nàng như thể một phản xạ có điều kiện, như một bầy chim bay ùa vào phòng qua ô cửa sổ đang rộng mở. Thứ âm nhạc ấy còn gây ra cho Aomame một cảm giác kỳ diệu, như thể bị “Vặn xoắn” vậy. Không đau đớn, cũng không hề khó chịu, chỉ cảm thấy tất cả các mô trong cơ thể mình dường như đang bị vắt khô đi về mặt cơ học. Aomame không sao hiểu nổi. Lẽ nào bản Sinfonietta lại mang cho mình thứ cảm giác không thể lý giải này sao?
“Janáček,” Aomame buột miệng thốt ra trong vô thức. Lời vừa ra khỏi miệng, nàng đã hối hận: Mình không nên nói thì hơn.
“Cô nói gì thế?”
“Janáček. Người viết bản nhạc này.”
“Tôi không biết cái tên này.”
“Là một nhà soạn nhạc người Tiệp,” Aomame đáp.
“Vậy hả?” bác tài nói, vẻ khâm phục.
“Xe này là taxi cá nhân phải không ạ?”Aomame hỏi nhằm chuyển sang chủ đề khác.
“Đúng vậy,” bác tài nói, sau đó ngừng một chút. “Một mình tôi làm thôi. Đây đã là đời xe thứ hai rồi.”
“Chỗ ngồi dễ chịu lắm.”
“Cám ơn cô. Nhưng mà, cô này,” bác tài hơi nghiêng đầu qua nói. “Cô có vội không?”
“Tôi hẹn với người ta ở Shibuya, vậy nên mới phiền bác chạy theo đường cao tốc Thủ đô.”
“Cô hẹn người ta mấy giờ?”
“Bốn giờ rưỡi,” Aomame đáp.
“Giờ là bốn giờ kém mười lăm rồi. Thế này thì có lẽ không đến kịp đâu.”
“Tắc đường nghiêm trọng thế sao?”
“Trông tình hình này thì đằng trước chắc là có tai nạn nghiêm trọng rồi. Không phải tắc đường bình thường đâu. Từ đầu tới giờ hầu như chẳng nhúc nhích được tẹo nào.”
Sao bác tài này không thử nghe tin tức giao thông trên radio nhỉ? Aomame cảm thấy thật kỳ lạ. Đường cao tốc Thủ đô rơi vào trạng thái tê liệt, hoàn toàn không thể nhúc nhích. Theo lẽ thường, vào những lúc thế này, tài xế taxi nên chuyển đài để nghe tin tức giao thông mới phải chứ.
“Bác không nghe tin tức giao thông cũng biết được à?” nàng hỏi.
“Không tin được cái đài giao thông ấy đâu,” bác tài nói, giọng phảng phất vẻ xa xăm, “Cái thứ ấy quá nửa là dối trá, Công ty Quản lý Đường bộ chỉ phát những tin tức có lợi cho bọn họ thôi. Ở đây, lúc này, có chuyện gì đang thực sự diễn ra, chúng ta chỉ có thể dựa vào cặp mắt của mình để quan sát, dựa vào bộ óc của mình để phán đoán.”
“Theo phán đoán của bác thì tình trạng tắc đường này sẽ không thể sớm kết thúc được ư?”
“Không nhanh được đâu,” bác tài lặng lẽ gật đầu. “Tôi dám đảm bảo. Mỗi lần tắc nghẹt thế này, đường cao tốc Thủ đô chính là địa ngục. Cuộc hẹn của cô quan trọng lắm không?”
Radio trong xe taxi đang phát chương trình âm nhạc cổ điển trên sóng FM. Đó là bản Sinfonietta của Leoš Janáček. Ngồi nghe bản nhạc ấy trong taxi đang bị dòng xe cộ chật ních bao vây thì có vẻ không được thích hợp lắm. Bác tài hình như cũng không nhiệt tình thưởng thức âm nhạc. Bác tài tuổi trung niên lặng lẽ quan sát hàng xe dài dằng dặc phía trước,ệnQTậlich thi dau nha tựa hồ một ngư phủ lão luyện đứng nơi mũi thuyền đang cố tìm kiếm điểm hợp lưu của con nước triều mang theo điểm dữ. Aomame ngả hẳn người ra lưng ghế, khép hờ hai mắt nghe nhạc.
Trên đời này liệu có bao nhiêu người chỉ cần nghe một đoạn đầu đã có thể nói ngay đó là bản Sinfonietta của Leoš Janáček? E rằng con số ấy hẳn phải nằm giữa “ít vô cùng” và “gần như không có”. Nhưng chẳng hiểu vì sao Aomame lại làm được.
Janáček sáng tác bản giao hưởng dành cho dàn nhạc nhỏ này vào năm 1926, khúc dạo đầu vốn là đoạn kèn đồng cổ động cho một kỳ đại hội thể thao nào đó. Aomame mường tượng ra hình ảnh nước Cộng hòa Tiệp Khắc vào năm 1926: Thế chiến thứ nhất kết thúc, người dân cuối cùng cũng được giải phóng khỏi ách thống trị dài lâu của vương triều Habsburg. Mọi người tận tình hưởng thụ khoảng thời gian hòa bình ngắn ngủi ở Trung Âu khi ấy, tụ tập ngoài quán thỏa sức uống bia Pilsner và sản xuất ra những khẩu súng máy nhẹ bỗng và đẹp đẽ. Hai năm trước, Franz Kafka đã qua đời mà chẳng ai biết. Không bao lâu sau, Hitler từ xó xỉnh nào đó đột ngột xuất hiện, thôn tính cả đất nước nhỏ bé xinh đẹp này, nhưng vào thời điểm ấy không một ai biết được điều tồi tệ sắp xảy ra. Có lẽ, mệnh đề quan trọng nhất mà lịch sử cho nhân loại thấy chính là: “Vào thời điểm ấy, không ai có thể biết được tương lai sẽ xảy ra chuyện gì.” Trong khi nghe nhạc, Aomame mường tượng đến ngọn gió nhẹ nhàng ấm áp thổi qua bình nguyên Bohemia và không ngừng nghĩ đến những trắc trở của lịch sử.
Năm 1926, Thiên hoàng Taisho băng hà, niên hiệu được đổi thành Showa. Ở Nhật Bản, một thời đại tối tăm, tồi tệ cũng sắp sửa mở màn. Khúc nhạc xen kẽ ngắn ngủi của chủ nghĩa hiện đại và nền dân chủ cuối cùng cũng kết thúc, nhường chỗ cho chủ nghĩa phát xít.
Cũng như thể thao, lịch sử là một trong những sở thích của Aomame. Nàng hầu như không đọc tiểu thuyết, nhưng sách về lịch sử thì nàng đã đọc nhiều vô kể. Điều khiến nàng cảm thấy hứng thú với lịch sử là, tất cả sự việc về cơ bản đều kết nối với những ngày tháng và địa điểm xác định. Đối với nàng, việc ghi nhớ ngày tháng lịch sử không phải chuyện khó khăn gì. Dù không thuộc lòng những con số đó, song chỉ cần nắm được mối quan hệ trước sau của các sự kiện lịch sử, ngày tháng sẽ tự động hiện lên trong trí óc. Thời học cấp hai và cấp ba, điểm thi môn lịch sử của Aomame lúc nào cũng cao nhất lớp. Mỗi lần thấy người khác gặp khó khăn khi ghi nhớ các mốc lịch sử, Aomame đều lấy làm khó hiểu. Sao chuyện đơn giản như vậy mà cũng không làm được nhỉ?
Aomame là họ thật của nàng. Ông nội nàng là người tỉnh Fukushima, ở cái nơi chẳng biết nên gọi là thị trấn nhỏ hay ngôi làng nhỏ vùng núi ấy, nghe nói đúng là có mấy nhà mang họ Aomame thật. Nhưng nàng chưa đến đó bao giờ. Từ trước khi nàng sinh ra, cha nàng đã cắt đứt quan hệ với ông bà. Bên ngoại nhà nàng cũng vậy. Vì thế, Aomame chưa một lần gặp ông bà nội cũng như ông bà ngoại. Nàng hầu như không đi du lịch, nhưng thi thoảng cũng có cơ hội đi đây đi đó, vì đã thành thói quen, lần nào nàng cũng lật tìm trong cuốn danh bạ điện thoại để ở khách sạn, xem có nhà nào họ Aomame hay không. Nhưng cho đến giờ nàng vẫn chưa phát hiện ra người nào họ Aomame ở bất cứ thành phố hay thị trấn nào nàng từng ghé chân. Mỗi lần như vậy, nàng đều có cảm giác như mình là một kẻ phiêu du cô độc, trôi dạt giữa đại dương mênh mông.
Lúc nào nàng cũng cảm thấy việc xưng tên thật phiền phức. Mỗi lần nàng nói tên mình, người đối diện đều nhìn nàng chằm chằm bằng ánh mắt kỳ quái hoặc hết sức ngờ vực. Cô Aomame[1]. Đúng vậy. Đậu xanh. Thời còn làm ở công ty, lúc nào cũng phải kè kè mang theo danh thiếp thì lại càng phiền phức hơn. Lúc nàng đưa danh thiếp, người ta nhận lấy rồi chăm chú nhìn trong giây lát, cứ như bất ngờ nhận được một mẩu cáo phó. Khi nàng xưng tên qua điện thoại, có người ở bên kia đầu dây còn bật cười hinh hích. Nhưng khi đi làm thủ tục ở cơ quan nhà nước hoặc đợi khám ở phòng chờ bệnh viện, lúc tên nàng được gọi đến, mọi người đều sẽ ngẩng đầu lên, muốn nhìn thử xem cái người mang họ Aomame này rốt cuộc mặt mũi ra sao.
[1] Aomame trong tiếng Nhật viết là Thanh Đậu, nghĩa là Đậu Xanh (Mọi chú thích là của người dịch).
Thi thoảng lại có người gọi lầm tên nàng thành “Cô Edamame” (Đậu nành). Cũng có khi nàng bị gọi là “Cô Soramame” (Đậu tằm). Mỗi lần như thế, Aomame đều mất công đính chính: “Không, không phải là Edamame (hoặc Soramame), mà là Aomame. Tuy là rất giống nhau, nhưng không phải vậy đâu.” Đối phương nghe vậy lại cười gượng gạo rồi xin lỗi, nói: “Ôi chà chà, cái họ này hiếm gặp thật đấy.” Trong ba mươi năm cuộc đời mình, không hiểu nàng đã nghe bao nhiêu lần những câu nói kiểu như vậy. Không biết đã bao nhiêu lần nàng bị người ta trêu đùa vì cái họ này của mình. Nếu sinh ra không mang họ này, đời mình có lẽ đã khác nhiều. Nếu mang những cái họ phổ biến đâu đâu cũng thấy, như là Sato, Tanaka hay Suzuki gì gì đó… có lẽ cuộc đời mình sẽ dễ thở hơn, có thể nhìn ngắm thế giới này bằng ánh mắt bao dung hơn. Có lẽ.
Aomame nhắm mắt lại, lắng nghe tiếng nhạc, để âm thanh tuyệt hảo của dàn hợp tấu khí nhạc thấm vào tâm tưởng. Đột nhiên nàng ý thức được một chuyện: Nếu xét về radio trên xe taxi thì chất lượng âm thanh này dường như quá tốt. Âm lượng bật nhỏ, nhỏ lắm, nhưng âm thanh sâu, nghe rõ được cả các âm bồi. Nàng mở mắt, nhồm người về phía trước, nhìn dàn âm thanh lập thể gắn trên bảng điều khiển. Cả dàn máy đều một màu đen tuyền, đang tự hào ánh lên những tia sáng diễm lệ. Tuy không thấy rõ tên hãng sản xuất, nhưng chỉ nhìn vẻ bề ngoài cũng biết là hàng chất lượng cao. Cùng với rất nhiều nút vặn, những con số màu xanh tao nhã hiện lên trên màn hình điều khiển. Đây đại khái là hàng thuộc dòng hi-end, taxi thông thường không thể nào lắp đặt loại thiết bị âm thanh cao cấp như vậy.
Aomame nhìn lại một lượt bên trong xe. Từ lúc bước lên xe nàng chỉ mải tính chuyện trong đầu nên không để ý lắm, chiếc xe này nhìn thế nào cũng không giống xe taxi thông thường. Nội thất trang trí rất cầu kỳ, chỗ ngồi cũng hết sức dễ chịu thoải mái. Hơn nữa, trong xe rất yên tĩnh. Tính năng cách âm hoàn hảo, tạp âm bên ngoài gần như không lọt vào được, tưởng chừng như ngồi trong phòng thu cách âm vậy. Có lẽ đây là xe taxi tư. Trong đám tài xế xe tư ấy, cũng có người không tiếc tiền trang bị cho xe. Nàng khẽ đảo mắt, tìm kiếm giấy phép hành nghề taxi, nhưng không thấy. Nhưng đây cũng không giống loại xe dù hoạt động phi pháp. Trên xe có lắp đặt đồng hồ tính tiền nghiêm chỉnh, hiển thị rõ ràng chuẩn xác số tiền xe, giờ đang là hai nghìn một trăm năm mươi yên. Nhưng cái giấy phép hành nghề taxi có ghi tên tài xế thì lại chẳng thấy đâu.
“Xe tốt quá. Yên tĩnh lắm,” Aomame cất tiếng bắt chuyện từ chỗ ngồi sau lưng tài xế. “Xe gì vậy nhỉ?”
“Xe Crown, dòng Royal Saloon của Toyota,” bác tài trả lời ngắn gọn.
“Tiếng nhạc nghe rõ lắm.”
“Loại xe này rất yên tĩnh. Cũng vì vậy mà tôi chọn đấy. Nói về cách âm thì kỹ thuật của hãng Toyota có lẽ đứng hàng nhất nhì thế giới.”
Aomame gật gật đầu, lại dựa hẳn người ra phía sau. Kiểu nói chuyện của bác tài khiến người ta cảm thấy hơi nghi hoặc. Bác ta thường để lại một vài điểm quan trọng, không nói ra hết. Ví dụ (chỉ là ví dụ thôi), nói về cách âm thì đúng là không thể chê xe Toyota được, nhưng những chỗ khác thì không hẳn là không có vấn đề. Mỗi lần bác ta nói dứt câu, vẫn còn lại ở sau đó một khối im lặng đầy hàm ý. Trong không gian chật chội của xe, khối im lặng ấy tựa như một đám mây tưởng tượng nhỏ bé, làm Aomame cảm thấy bứt rứt không yên.
“Đúng là yên tĩnh thật,” nàng cất tiếng, như thể muốn xua đám mây nhỏ ấy đi. “Dàn hifi hình như cũng thuộc loại cao cấp?”
“Lúc mua tôi đã phải rất quyết đoán đấy,” bác tài nói, giọng điệu nghe như một sĩ quan tham mưu đã giải ngũ đang kể lại những chiến dịch trong quá khứ, “nhưng cô thấy đấy, làm nghề như chúng tôi, cả ngày ngồi trong xe, tôi cũng muốn nghe loại nào có chất lượng âm thanh càng cao càng tốt, hơn nữa…”
Aomame đợi bác tài nói nốt. Nhưng bác ta không nói. Nàng lại nhắm mắt nghe tiếng nhạc. Leoš Janáček là người như thế nào? Aomame không hề biết. Nhưng bất kể ra sao, Janáček chắc chắn không thể ngờ được rằng khúc nhạc ông sáng tác lại được người nào đó lắng nghe bên trong một chiếc Toyota Crown Royal Saloon yên tĩnh trên đường cao tốc Thủ đô đang tắc nghẽn nghiêm trọng ở Tokyo vào năm 1984.
Nhưng, sao mình có thể vừa nghe đã nhận ra đây là bản Sinfonietta của Leoš Janáček? Aomame lấy làm lạ. Vả lại, sao mình biết bản nhạc này được viết vào năm 1926? Nàng không phải người yêu thích nhạc cổ điển, mà cũng không hề có ký ức đặc biết nào về Janáček. Vậy mà, vừa nghe thấy đoạn mở đầu của bản nhạc, chỉ trong chớp mắt các thông tin liên quan đến nó liền hiện lên trong trí óc nàng như thể một phản xạ có điều kiện, như một bầy chim bay ùa vào phòng qua ô cửa sổ đang rộng mở. Thứ âm nhạc ấy còn gây ra cho Aomame một cảm giác kỳ diệu, như thể bị “Vặn xoắn” vậy. Không đau đớn, cũng không hề khó chịu, chỉ cảm thấy tất cả các mô trong cơ thể mình dường như đang bị vắt khô đi về mặt cơ học. Aomame không sao hiểu nổi. Lẽ nào bản Sinfonietta lại mang cho mình thứ cảm giác không thể lý giải này sao?
“Janáček,” Aomame buột miệng thốt ra trong vô thức. Lời vừa ra khỏi miệng, nàng đã hối hận: Mình không nên nói thì hơn.
“Cô nói gì thế?”
“Janáček. Người viết bản nhạc này.”
“Tôi không biết cái tên này.”
“Là một nhà soạn nhạc người Tiệp,” Aomame đáp.
“Vậy hả?” bác tài nói, vẻ khâm phục.
“Xe này là taxi cá nhân phải không ạ?”Aomame hỏi nhằm chuyển sang chủ đề khác.
“Đúng vậy,” bác tài nói, sau đó ngừng một chút. “Một mình tôi làm thôi. Đây đã là đời xe thứ hai rồi.”
“Chỗ ngồi dễ chịu lắm.”
“Cám ơn cô. Nhưng mà, cô này,” bác tài hơi nghiêng đầu qua nói. “Cô có vội không?”
“Tôi hẹn với người ta ở Shibuya, vậy nên mới phiền bác chạy theo đường cao tốc Thủ đô.”
“Cô hẹn người ta mấy giờ?”
“Bốn giờ rưỡi,” Aomame đáp.
“Giờ là bốn giờ kém mười lăm rồi. Thế này thì có lẽ không đến kịp đâu.”
“Tắc đường nghiêm trọng thế sao?”
“Trông tình hình này thì đằng trước chắc là có tai nạn nghiêm trọng rồi. Không phải tắc đường bình thường đâu. Từ đầu tới giờ hầu như chẳng nhúc nhích được tẹo nào.”
Sao bác tài này không thử nghe tin tức giao thông trên radio nhỉ? Aomame cảm thấy thật kỳ lạ. Đường cao tốc Thủ đô rơi vào trạng thái tê liệt, hoàn toàn không thể nhúc nhích. Theo lẽ thường, vào những lúc thế này, tài xế taxi nên chuyển đài để nghe tin tức giao thông mới phải chứ.
“Bác không nghe tin tức giao thông cũng biết được à?” nàng hỏi.
“Không tin được cái đài giao thông ấy đâu,” bác tài nói, giọng phảng phất vẻ xa xăm, “Cái thứ ấy quá nửa là dối trá, Công ty Quản lý Đường bộ chỉ phát những tin tức có lợi cho bọn họ thôi. Ở đây, lúc này, có chuyện gì đang thực sự diễn ra, chúng ta chỉ có thể dựa vào cặp mắt của mình để quan sát, dựa vào bộ óc của mình để phán đoán.”
“Theo phán đoán của bác thì tình trạng tắc đường này sẽ không thể sớm kết thúc được ư?”
“Không nhanh được đâu,” bác tài lặng lẽ gật đầu. “Tôi dám đảm bảo. Mỗi lần tắc nghẹt thế này, đường cao tốc Thủ đô chính là địa ngục. Cuộc hẹn của cô quan trọng lắm không?”
相关文章
Soi kèo góc MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1
Hoàng Ngọc - 16/01/2025 04:37 Kèo phạt góc2025-01-19Nhận định Rosario Central vs Argentinos Juniors, 05h15 ngày 16/2
Phong Vân - 15/02/2021 08:15 Argentina2025-01-19Phân tích kèo hiệp 1 Pachuca vs Atlas, 8h10 ngày 30/5
Hoàng Tài - 29/05/2022 05:25 Kèo thơm bóng đá2025-01-19Nhận định, soi kèo Malut United vs Persis Solo, 15h30 ngày 21/11: Chiến thắng nhọc nhằn
Hồng Quân - 20/11/2024 17:40 Nhận định bóng đ2025-01-19Nhận định, soi kèo Punjab vs Mumbai City, 21h00 ngày 16/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
Hư Vân - 16/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g2025-01-19Hai ngôi sao đình đám tham gia phim 'Anh em Super Mario'
Tạo hình 2 nhân vật chính trong 'Phim Anh Em Super Mario'.The Super Mario Bros.2025-01-19
最新评论