Trước khi bán khách sạn trả nợ, Bầu Đức xoay xở bán cả loạt 'gà đẻ trứng vàng'

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL,ướckhibánkháchsạntrảnợBầuĐứcxoayxởbáncảloạtgàđẻtrứngvàpremier league lịch thi đấu HAG) vừa công bố nghị quyết về việc bán Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai ngay số 1 Phù Đổng, Tp. Pleiku, Gia Lai để trả nợ ngân hàng.

Lần ngược về quá khứ, đây từng là mảng "gà đẻ trứng vàng", giúp bầu Đức lên ngôi những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Nhưng giờ đây loạt dự án bất động sản đình đám một thời đã hầu như không còn gắn với tên ông.

Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai ngay số 1 Phù Đổng, Tp. Pleiku, Gia Lai. (Ảnh: HAGL)

Bất động sản từng là “gà đẻ trứng vàng” nhưng phải bán dần

Xuất phát là một doanh nghiệp tư nhân sản xuất đồ gỗ, HAGL bắt đầu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh từ năm 2002 với mảng cao su, tài chính, bóng đá và đặc biệt là bất động sản.

Năm 2002, HAGL thành lập công ty con là Công ty CP Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh, đánh dấu cột mốc gia nhập thị trường bất động sản. 

Đến năm 2004, HAGL đưa vào hoạt động HAGL Resort Quy Nhơn; năm 2005 khai trương hoạt động HAGL Resort Đà Lạt và năm 2006 khai trương HAGL Hotel Pleiku, bàn giao Khu căn hộ cao cấp Lê Văn Lương tại TP.HCM.

Bất động sản từng là “gà đẻ trứng vàng”, nhất là giai đoạn năm 2006-2012, trở thành lĩnh vực chủ lực của HAGL và luôn dẫn đầu trong doanh thu hàng năm. 

Đáng chú ý, năm 2009, việc xây dựng và phân phối các dự án: Khu căn hộ New SaiGon (huyện Nhà Bè), Hoàng Anh River View (quận 2), Khu căn hộ Phú Hoàng Anh giai đoạn 1 (huyện Nhà Bè) và Khu căn hộ Hoàng Anh Gold House (quận 7) mang về mức doanh thu hơn 3.300 tỷ đồng, chiếm 77% tổng doanh thu của cả năm.

Một dự án khu căn hộ cao cấp ở quận 7 (TP. HCM) của Hoàng Anh Gia Lai. (Ảnh: Reatimes)

Tuy nhiên, từ năm 2010, khi ngành bất động sản gặp khó khăn, HAGL đã bán chi nhánh khu nghỉ dưỡng HAGL Resort Quy Nhơn với giá 175 tỷ đồng và ghi nhận khoản lãi ròng 99,2 tỷ đồng.

Đến năm 2012, HAGL hoàn tất bán HAGL Resort Đà Lạt. Thương vụ này không được công bố rộng rãi, nhưng báo cáo tài chính năm này ghi nhận HAGL Resort Đà Lạt dưới dạng khoản đầu tư ngắn hạn trị giá 81,8 tỷ đồng (đã được chấp thuận để thanh lý cho một bên thứ ba nhưng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý).

Cũng từ năm 2012 trở đi, Bầu Đức từng bước thoái vốn khỏi bất động sản khi thị trường trong nước đang suy thoái, bán dần các quỹ đất vốn là thế mạnh của công ty để dốc toàn lực phát triển nông nghiệp tại Lào và Campuchia. 

Năm 2019 rút khỏi bất động sản

Ở ngoài nước, năm 2013, HAGL đầu tư sang thị trường Myanmar, khởi công dự án Khu phức hợp HAGL Myanmar Center. 

Cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại và khách sạn 5 sao này bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ tháng 8/2016.

Dự án bao gồm hệ thống Trung tâm thương mại - Văn phòng - Khách sạn - Trung tâm hội nghị - Căn hộ cho thuê. Vốn đầu tư xây dựng cho giai đoạn 2 ước tính khoảng 10.000 tỷ đồng, chi phí nâng cấp giai đoạn 1 là 535 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư của Dự án Myamar là 16.000 tỷ đồng.

Khu phức hợp HAGL Myanmar Center tại thành phố Yangoon, Myanmar.

Giai đoạn 1 của dự án bao gồm khu khách sạn, văn phòng và trung tâm thương mại đã được đưa vào vận hành từ năm 2015 và tạo ra nguồn thu ổn định cho HAGL trong các năm qua. Giai đoạn 2 gồm các block căn hộ và văn phòng được khởi công từ năm 2016.

Dù mang nhiều kỳ vọng, nhưng cuối cùng HAGL vẫn quyết định "buông tay" với dự án HAGL Myanmar Center.

Cụ thể, sau hợp tác chiến lược giữa HAGL và CTCP Ô tô Trường Hải (Thaco) vào tháng 8/2018, HAGL đã nhượng lại 65% dự án này cho Công ty Đầu tư Xây dựng Đại Quang Minh - doanh nghiệp chuyên làm bất động sản của Thaco.

Đến tháng 9/2019, HAGL chuyển nhượng nốt toàn bộ 196,3 triệu cổ phần, tương ứng 47,93% vốn điều lệ HAGL Land - công ty quản lý mảng bất động sản của HAG với dự án chính là khu phức hợp HAGL Myanmar Center cho Công ty Đầu tư Xây dựng Đại Quang Minh.

Như vậy với việc hoàn tất bán hết số cổ phần còn lại, công ty của Bầu Đức đã gần như rút hết khỏi mảng bất động sản.

Như VietNamNet đã thông tin, HAG bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại Pleiku để trả một phần nợ trái phiếu phát hành năm 2016 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán tài sản này sẽ được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ trái phiếu tại BIDV.

Tính đến thời điểm 30/6/2023, dư nợ trái phiếu tại BIDV chiếm tỷ trọng lớn nhất với 5.271 tỷ đồng. Trong đó, số tiền lãi chậm thanh toán luỹ kế đến ngày 30/9/2023 gần 2.871 tỷ, số tiền gốc chậm thanh toán là 1.157 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính năm 2022, HAGL ghi nhận khoản 293 tỷ đồng doanh thu dịch vụ cung cấp khác khác, trong đó có một phần từ kinh doanh khách sạn.

Thể thao
上一篇:Nhận định, soi kèo Moreirense vs Farense, 22h30 ngày 19/01: Chia điểm
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1