-Gửi ý kiến tới VietNamNet, độc giả Anh Tú "thử đưa ra một vài dựa đoán về các “Đáp án có thể có” cho bài toán này và cùng nhau bàn luận các khía cạnh không được của nó cho câu chuyện đang nan giải "cấm tuyển sinh vào lớp 6" hiện nay. Bộ GD-ĐT vừa đưa ra chủ trương cấm thi tuyển vào lớp 6, thực hiện triệt để với các trường công lập và dân lập trong cả nước. Với chủ trương này, việc tuyển sinh vào một số trường có số lượng hồ sơ đăng ký lớn hơn nhiều lần so với nhu cầu thực tế, trở thành một bài toán vô cùng khó giải.
1.Xét tuyển, cứ đúng tuyến mà xét
Đây là cách thức duy nhất không mâu thuẫn với chủ trương và mục đích của Bộ, cách làm này thực sự giúp học sinh giảm tải.Các trường nổi tiếng như Ams hay Trần Đại Nghĩa chỉ được tuyển sinh học sinh có hộ khẩu trong địa bàn của trường.
Thế nhưng cách thức tuyển sinh này vẫn làm nảy sinh nhiều tiêu cực vì khi đội ngũ giáo viên giỏi, dạy tốt vẫn tập trung ở các trường này thì phụ huynh vẫn muốn cho con em được vào trường đó. Và dù chỉ tuyển sinh trong một khu vực nhưng chắc chắn số lượng học sinh nộp đơn vào trường sẽ vẫn rất lớn và lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu tuyển sinh thực tế của trường.
Lúc này, nếu các trường chỉ xét tuyển dựa trên học bạ thì việc đánh giá học bạ dựa trên tiêu chí đạt và không đạt hiện nay cũng khó có thể làm căn cứ để các trường tuyển học sinh vì hầu hết các em tiểu học đều được đánh giá đạt. Vì vậy, đáp án này thực sự khó khả thi.
2.Xét tuyển vào các trường chất lượng cao dựa vào kết quả thi toán và tiếng Anh trên mạng.
Đây là cách thức xét tuyển mâu thuẫn nhất với chủ trương của Bộ Giáo dục và có thể nói là hoàn toàn đi ngược với chủ trương mà Bộ đã đề ra.Trước đó, Bộ yêu cầu xóa bỏ các cuộc thi học sinh giỏi tiểu học, tuyệt đối không tổ chức các đội tuyển thi học sinh giỏi để giảm tải cho học sinh.
Các cuộc thi toán và tiếng Anh trên mạng lúc này chỉ còn là các sân chơi trí tuệ do học sinh tự nguyện tham gia. Lúc này, các cuộc thi đúng nghĩa là một sân chơi không bắt buộc.Là một sân chơi, tham gia hay không là quyền của mỗi học sinh. Là một sân chơi, các kết quả và giải thưởng chỉ có giá trị khuyến khích, đánh giá, ghi nhận khả năng, chỉ là một nơi để “thử sức”, “thử năng lực” của học sinh. Là một sân chơi không bắt buộc nên có những học sinh giỏi thích thì tham gia chơi và đương nhiên cũng có nhiều học sinh giỏi không thích thì không tham gia chơi.
Vì vậy, nếu lấy kết quả của cuộc thi này để đánh giá sẽ không công bằng cho tất cả học sinh không tham gia cuộc thi này. Và khi đó, cuộc thi này sẽ không mang tính chất là một cuộc thi chơi, thử sức nữa - nó là cuộc thi học sinh giỏi chính thức, kết quả của cuộc thi này có giá trị xét tuyển, là “chiếc vé thông hành” để bước vào các trường chất lượng cao.
Nếu như vậy, phụ huynh có thể phản ứng: thà Bộ đừng đưa ra chính sách cấm thi học sinh giỏi, thà Bộ đừng nói đây chỉ là các sân chơi, thà Bộ nói ngay từ đầu là chấp nhận dùng kết quả cuộc thi này để xét tuyển thì tôi đã cho con tôi thi rồi. Và nếu cách thức xét tuyển dựa vào kết quả thi toán và tiếng anh trên mạng được công nhận thì đây sẽ là một cú giáng mạnh vào chính sách giảm tải cho học sinh tiểu học, chính sách bỏ thi học sinh giỏi của Bộ.
Hệ quả là, năm sau, sẽ có một làn sóng luyện thi mới, luyện thi toán và tiếng Anh để được tuyển thẳng vào các trường chất lượng cao. Lúc đó, chúng ta sẽ không còn một sân chơi thực sự, vô tư lợi nữa, chúng ta lại có một hình thức thi học sinh giỏi kiểu mới và sẽ chồng chất thêm áp lực chạy đua và cạnh tranh giữa các học sinh. Vì vậy, đáp án này cũng không thể được chấp nhận với phụ huynh năm nay.
3.Xét tuyển dựa vào bài kiểm tra IQ hay khảo sát năng lực bằng tiếng Anh.
Nếu không thi kiến thức thì kiểm tra IQ hay khảo sát năng lực bằng tiếng Anh. Thực ra, đây cũng chỉ là một cách khác để đánh giá năng lực tư duy của học sinh bên cạnh cách đánh giá năng lực học sinh dựa vào bài thi kiến thức văn hóa và công bằng mà nói, đây cũng là một cách đánh giá khá hiệu quả.
Thế nhưng, cách tuyển sinh này cũng không hoàn toàn với mục đích giảm tải mà Bộ giáo dục đã đặt ra khi quyết định bỏ thi tuyển sinh vào các trường chất lượng cao mà còn làm cho việc tuyển sinh trở nên vô cùng nặng nề với học sinh tiểu học.
Ai cũng biết rằng, mục đích của bỏ thi kiến thức là để giảm tải cho học sinh, để học sinh không phải mệt mỏi trong các đợt ôn luyện, trong các lò luyện thi. Nếu thay thế thi kiến thức bằng kiểm tra IQ hay khảo sát năng lực tiếng Anh thì học sinh lại phải lao vào ôn luyện hình thức thi kiểu mới này để vào được trường mình mong muốn. Lúc đó, bài kiểm tra IQ và khảo sát năng lực bằng tiếng Anh còn khó hơn nhiều, đánh đố hơn nhiều và áp lực hơn nhiều với học sinh tiểu học, chưa kể học sinh tiểu học học văn hóa trên trường một đằng, bây giờ đi kiểm tra lại thi một nẻo.
Như vậy, nếu kiểm tra IQ hay khảo sát năng lực bằng tiếng Anh, mục đích chính của bỏ thi để giảm tải đã không thực hiện được mà còn tăng thêm tải cho học sinh tiểu học. Vì vậy, giả sử cách thức này được đưa ra cũng không phù hợp với chủ trương của Bộ, khiến chính sách của Bộ đi vào một vòng luẩn quẩn mới.
4.Phỏng vấn
Phỏng vấn cũng là một cách có thể đánh giá học sinh ở nhiều khía cạnh: tư duy, khả năng diễn đạt, khả năng giao tiếp, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề. Thế nhưng đáp án này cũng có nhiều nhược điểm khó khắc phục như: Việc đánh giá học sinh không thể đạt được mức độ chính xác tương đối vì nó dựa nhiều vào cảm nhận chủ quan của các thầy cô giáo, tiếp đó, nếu cuộc phỏng vấn không được quay video lại sẽ có nguy cơ dẫn đến sự thiếu minh bạch, thiếu công bằng và làm nảy sinh tiêu cực lớn, thứ 3 là số lượng giáo viên và thời gian đánh giá phải mất bao nhiêu để đủ cho số lượng học sinh lớn? Vì vậy, đáp án này cũng khó thực hiện với các trường.
5.Viết luận tại nhà, làm video tự giới thiệu bản thân đến trường
Đây cũng là một trong số đáp án có thể được đưa ra để đánh giá học sinh. Thế nhưng, đáp án này cũng có rất nhiều điểm tiêu cực: bài luận và video tại nhà không phải do học sinh viết mà do giáo viên và phụ huynh đạo diễn. Việc đánh giá bài luận và video cũng tương đối chủ quan nếu không xây dựng được một khung đánh giá chuẩn và thống nhất.
Tóm lại, khi thử đưa ra các đáp án và thử phân tích nó, chúng ta thấy đáp án nào cũng còn nhiều bất cập. Bài toán tuyển đầu vào lớp 6 với các trường công lâp và dân lập chất lượng cao quả thực là một bài toán vô cùng khó giải.
TIN BÀI LIÊN QUAN:Cấm thi vào lớp 6, có ngoại lệ?">
Tuyển sinh lớp 6: 5 đáp án bất khả thi
Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học của cả nước năm 2023 cho thấy: Có 324,625 thí sinh tham gia thi bài thi Sinh học, trong đó điểm trung bình là 6.39 điểm, điểm trung vị là 6.5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 6.5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 36 (chiếm tỷ lệ 0.011%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 33,754 (chiếm tỷ lệ 10.4%). Năm nay, có 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, số thí sinh đăng ký trực tuyến là 968.160, chiếm 94,42%; số thí sinh đăng ký trực tiếp là 57.104, chiếm 5,58%. Tổng số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp là 47.769, chiếm 4.66%. Tổng số thí sinh chỉ xét tuyển sinh là 34.155, chiếm 3.33%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Tự nhiên là 323.187, chiếm 31,52%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Xã hội là 566.921, chiếm 55,30%. Tổng số thí sinh dự thi là 1.012.398 đạt tỷ lệ 98,86% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi; trong đó, môn Ngữ văn: 99,65 %; Toán: 99,63%; Khoa học Tự nhiên: 99.72%; Khoa học Xã hội: 99,62%; Ngoại ngữ: 99.61%; Năm 2022 cả nước có 322,200 thí sinh tham gia thi bài thi Sinh học, trong đó điểm trung bình là 5.02 điểm, điểm trung vị là 4.75 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 4.5 điểm. Số thí sinh có điểm <= 1 là 94 (chiếm tỷ lệ 0.03%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 163,642 (chiếm tỷ lệ 50.79%). Mời quý phụ huynh, học sinh xem điểm thi tốt nghiệp THPTnhanh trên VietNamNet Đề thi môn Sinh học tốt nghiệp THPT 2024Đề thi môn Sinh học tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức của Bộ GD-ĐT được cập nhật trên báo VietNamNet.">
Phổ điểm môn Sinh học thi tốt nghiệp THPT năm 2023
Nhận định, soi kèo Hà Nội vs HAGL, 19h15 ngày 24/1: Bám đuổi đội đầu bảng
- Đó là thông tin được Sở GD-ĐT nêu lên tại hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011 - 2016.Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện kế hoạch, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, tạo nên bước phát triển vững chắc cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, theo ông Đại vẫn còn một số những bất cập cần khắc phục. | Các giáo viên tại hội nghị. |
Đặc biệt, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đồng đều giữa khu vực nội thành và ngoại thành. Tuy tỷ lệ trên chuẩn của đội ngũ quản lý và giáo viên một số ngành học, cấp học của Hà Nội đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra (tính bình quân toàn TP) nhưng số cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ trên chuẩn chủ yếu tập trung ở những trường nội thành. Một số trường ngoại thành vẫn chưa đạt tỷ lệ trung bình của ngành học, cấp học. Một số quận, huyện, thị xã chưa đạt chỉ tiêu về tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ trên chuẩn. Một số quận, huyện, thị xã chưa đạt chỉ tiêu về tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, tiểu học, THCS có trình độ trên chuẩn là do chưa có cơ chế phù hợp để khuyến khích mọi người đi học. Ngoài ra, cơ chế chính sách trong công tác tuyển dụng chưa hợp lý. | Ảnh: Thanh Hùng. |
“Ngành chỉ được phép tuyển dụng những người đạt chuẩn về trình độ đào tạo với cấp học đó, chưa được phép chỉ tuyển những người có trình độ trên chuẩn vào ngành trừ trường hợp tuyển giáo viên vào các trường chuyên. Trong 5 năm qua, ngành đã tuyển hơn 34 nghìn giáo viên nhưng số trúng tuyển đa số chỉ đạt chuẩn về đào tạo, do đó sau khi tuyển dụng tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn của một số ngành học, cấp học bị hạ thấp. Vì giáo viên đạt chuẩn đào tạo là được quyền dự tuyển”, ông Đại nói. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế về năng lực quản lý và phương pháp giảng dạy. Cá biệt vẫn có người vi phạm đạo đức nhà giáo bị xử lý kỷ luật. Do đó, ông Đại cho biết trong giai đoạn 2017 - 2022, Hà Nội sẽ tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,... đặc biệt là trình độ trên chuẩn cho đội ngũ cán bộ và giáo viên. "Những cán bộ, giáo viên không đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn cần cho đào tạo lại, bố trí công việc phù hợp, hoặc giải quyết theo chế độ tinh giản biên chế". Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho rằng tồn tại lớn nhất là một bộ phận giáo viên năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu. "Giáo viên là nhân tố quyết định cho chất lượng giáo dục đào tạo. Phải thống nhất rằng suy nghĩ "Hà Nội không vội được đâu" là không được, mà buộc phải làm nhanh, chặt chẽ và có sản phẩm tốt” - ông Độ nhấn mạnh. |
Thanh Hùng ">
Hà Nội tinh giản biên chế giáo viên không đáp ứng yêu cầu chuyên môn
| Theo HK01, cuộc thi Hoa hậu châu Á vừa tổ chức vòng sơ tuyển tại đài ATV, Hong Kong. Do tiêu chí không giới hạn độ tuổi, tình trạng hôn nhân, cuộc thi năm nay thu hút nhiều thí sinh đăng ký. Sau tuyển chọn, 42 thí sinh được gọi tham gia nhưng chỉ có 24 người đến dự. | |
|
Ban tổ chức yêu cầu các thí sinh diện trang phục áo tắm để trình diễn từ vòng đầu tiên. Nhiều cô gái vì thế để lộ nhiều khuyết điểm hình thể trước ống kính truyền thông và khán giả. |
Thí sinh Tiết Ảnh Nghi 37 tuổi, gây chú ý bởi ngoại hình kém sắc, lộ nhiều ngấn mỡ. Cô cho biết tự tin vào bản thân nhưng tuổi tác sẽ là trở ngại khiến mình không được ưu ái. Trước đó, cô từng báo danh tại cuộc thi tại Hoa hậu Hong Kongnhưng bị đánh rớt từ vòng đầu.
|
Kỷ Quân, 24 tuổi bị giám khảo nhận xét thân hình "mũm mĩm". Cô hứa sẽ nỗ lực giảm cân 10 kg nếu được trao cơ hội vào vòng trong. |
|
Thí sinh Văn Linh trả lời phỏng vấn. Đại diện ban tổ chức cho biết các thí sinh đa số chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm dự thi nhưng sở hữu nền tảng tri thức tốt. |
|
Thí sinh mã số 22 bị chụp lại khoảnh khắc hớ hênh vì không biết lựa chọn trang phục phù hợp. |
|
Hồ Xuân Mai là một trong những thí sinh gây chú ý tại cuộc thi. Thí sinh năm nay 46 tuổi, hiện là mẹ đơn thân của một cậu bé 13 tuổi. "Tôi tham gia cuộc thi để chứng minh với mọi người mình luôn có khả năng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống", cô nói. |
|
Thí sinh Can Dĩnh Di dù mới 18 tuổi nhưng trông già dặn, khuyết điểm đùi to. Trên mạng xã hội, hình ảnh của cô bị một bộ phận khán giả mang ra châm biếm. |
|
Nhiều thí sinh tỏ ra lúng túng trong phần giới thiệu bản thân. Giới truyền thông nhận định cuộc thi là "trò cười" vì không tạo ra được giá trị, ngược lại câu kéo dư luận bởi những cô gái tiêu chuẩn kém xa hoa hậu. |
|
Hoa hậu châu Á do đài ATV (Hong Kong) tổ chức từ năm 1985, dành cho các thí sinh người châu Á. Các minh tinh Lợi Trí, Ngũ Vịnh Vy, Dương Cung Như, Ông Hồng... từng đoạt vương miện. Cuộc thi từng được xem là đối thủ của Hoa hậu Hong Kong của đài TVB. |
|
Những năm gần đây, Hoa hậu Châu Á bị khán giả nhận xét chất lượng giảm sút. Thậm chí, nhiều mỹ nhân giành giải thưởng tại cuộc thi này bị tố cáo là bán dâm, cặp với đại gia... khiến cuộc thi bị ảnh hưởng nặng nề. |
Thúy Ngọc
Thí sinh Hoa hậu Hong Kong gây tranh cãi vì 'già như bà thím', 'răng xỉn vàng'
Nhiều cô gái để lộ khuyết điểm về thân hình, gương mặt thiếu hài hòa và không phù hợp với cuộc thi Hoa hậu.
">