Bóng đá

Dạy, học thêm tiểu học: Vì lợi ích người lớn, không vì học trò

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-01 18:35:07 我要评论(0)

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chorằng những ý kiến ủng hộ việc dạy thêm học thêm ở tiểu hgia xanggia xang、、

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển chorằng những ý kiến ủng hộ việc dạy thêm học thêm ở tiểu học là xuất pháttừ lợi ích của người lớn chứ không vì quyền lợi học trò.

{ keywords}

Gần đây,ạyhọcthêmtiểuhọcVìlợiíchngườilớnkhôngvìhọctrògia xang chỉ thị chấn chỉnh tình trạng dạy thêm - học thêm đối với giáo dục tiểu học mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Chia sẻ vớiTiền Phong, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng những ý kiến ủng hộ việc dạy thêm học thêm ở tiểu học là xuất phát từ lợi ích của người lớn chứ không vì quyền lợi học trò.

Về một số ý kiến cho rằng việc dạy thêm cũng có phần xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh và nhu cầu đó là chính đáng, ông Hiển nói:

Đúng là câu chuyện dạy thêm được bắt đầu kể từ lúc học sinh có nhu cầu học thêm. Nhưng sau đó một số người vin vào điều kiện khó khăn của giáo viên mà xem việc dạy thêm là một hoạt động để có thêm thu nhập, từ số ít ban đầu sau rộng ra đến mức tiêu cực gây bức xúc trong dư luận xã hội, trong nhân dân. Những người làm công tác quản lý giáo dục chúng tôi cho rằng không thể để như vậy được.

{ keywords} 

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển

Tôi cho rằng chúng ta nên xem lại cái được gọi là nhu cầu học thêm hiện nay. Cũng có thể một bộ phận nhỏ có nhu cầu, nhưng tôi e rằng về cơ bản nó không chính đáng, bởi đó là nhu cầu giả được chính các giáo viên tạo ra. Giáo viên ra những bài kiểm tra khó, rồi so sánh giữa em nọ với em kia... làm cho phụ huynh học sinh nôn nóng, sốt ruột, không yên tâm với kết quả học tập của con mình nên muốn cho các cháu đi học thêm. Hoặc có một nhu cầu nữa thường được nhắc tới khi bàn về học thêm dạy thêm ở tiểu học là việc bố mẹ không có thời gian quản con, muốn gửi con chỗ cô giáo. Nhu cầu này thì chính đáng, nhưng nếu nhận trông thì có nhiều cách quản lý trẻ, có nhiều hoạt động để trẻ tham gia, đâu cứ phải dạy thêm học thêm!

Tất nhiên về cách thức tổ chức dạy học trong chương trình hiện nay cũng có vấn đề. Khi mình quá coi trọng kiến thức mà không coi trọng phát triển năng lực nói chung của học sinh thì mình sẽ chỉ tập trung yêu cầu nâng cao kiến thức, mà tập trung nhiều vào kiến thức thì sẽ tạo ra nhu cầu dạy thêm học thêm. Chính phụ huynh học sinh cũng không hiểu được điều này. Từ suy nghĩ học được nhiều kiến thức sẽ thành kỹ năng họ đã nặng nề hóa vai trò của việc học tập, làm cho việc học tập mất nhiều thời gian và nhiều chi phí hơn.

Lúc nãy ông có nói tới sự lan tràn của màu sắc tiêu cực trong hoạt động dạy thêm có liên quan tới lý do cải thiện thu nhập của giáo viên. Trong điều kiện đời sống của giáo viên còn khó khăn thì đó cũng là một điều có thể thông cảm chứ?

Đúng là đời sống của giáo viên còn nhiều khó khăn, họ cần được cảm thông – chia sẻ. Nhưng mình đang nói chuyện phục vụ học sinh thì mình phải nhìn vào học sinh hay nhìn vào mình? Không chỉ riêng nghề sư phạm mà làm nghề nào cũng thế, đã lựa chọn thì phải lường trước và chấp nhận những khó khăn, vất vả của nghề. Xã hội mình đâu có mỗi nghề giáo khó khăn! Làm nghề nào cũng phải xác định nếu nhà nước đãi ngộ được cũng là tốt, còn không thì cũng phải làm tròn trách nhiệm. Nếu ai đó thấy khó khăn thì cứ phàn nàn, có nguyện vọng gì thì cứ phản ánh, các cơ quan hữu quan sẽ cố gắng giải quyết. Còn lý lẽ vì tôi lương thấp, đãi ngộ không xứng đáng nên tôi làm ít hơn người khác, hoặc vì thế mà tôi không hoàn thành nghĩa vụ là không chấp nhận được.

"Kỳ vọng em nào cũng phải học giỏi là rất phản khoa học"

Bộ GD&ĐT từng ban hành rất nhiều văn bản nhằm ngăn chặn tình trạng dạy thêm tràn lan. Nhiều văn bản nhưng khả năng thực thi thấp, ông có thấy vậy không?

Bộ ban hành văn bản nhưng Bộ không phải là nơi tổ chức thực hiện cụ thể. Bộ không phải là nơi xử lý từng giáo viên, từng hiệu trưởng. Cái này phải có trách nhiệm từ bên dưới. Bộ cũng phải chịu trách nhiệm ở chỗ đã "đẩy" một số những khó khăn cho bên dưới, ví dụ như về chương trình - SGK chưa thay đổi kịp, vì thế Bộ đang cố gắng giải quyết chứ không chỉ ban hành các mệnh lệnh hành chính.

Có những điều phụ huynh học sinh không hiểu hết, rồi lại còn kỳ vọng quá vào con em mình, cứ muốn con em mình là người giỏi nhất. Giờ cán bộ quản lý giáo dục phải giúp phụ huynh có một quan niệm khác về chất lượng giáo dục, rằng phải toàn diện, phải phát huy năng lực riêng của từng em, không phải em nào cũng giống em nào. Kỳ vọng em nào cũng phải học giỏi là rất phản khoa học.

Để việc chống tiêu cực trong dạy thêm học thêm hiệu quả, theo ông bây giờ cần phải làm thế nào?

Tất cả giải pháp quản lý không thể làm tốt nếu như phụ huynh học sinh vẫn không nhận thức đúng về quy định, về mong muốn chất lượng dạy học nói chung như thế nào, rồi không yên tâm cho con mình, chỉ muốn dễ cho mình mà gửi con vào những chỗ dạy thêm học thêm. Cho nên tôi nghĩ phụ huynh học sinh phải cùng với nhà trường có trách nhiệm chính đối với việc học tập của con em mình.

Còn trách nhiệm của Bộ GD&ĐT?

Như tôi đã nói, cách tổ chức dạy học theo chương trình hiện hành vẫn còn khó khăn trong quản lý dạy thêm học thêm. Ngay từ bây giờ và sắp tới đổi mới chương trình, SGK thì mình phải thay đổi quan điểm về chất lượng. Chất lượng giờ một mặt đảm bảo kiến thức kỹ năng, nhưng quan trọng hơn là phát triển toàn diện, học sinh phải được trải nghiệm cuộc sống, phải được rèn kỹ năng, có những hình thức giáo dục giá trị một cách phù hợp hơn cho nên không quá tập trung vào kiến thức. Kiến thức chỉ đủ để tư duy, để hình thành năng lực tự học, đủ để sáng tạo, đủ để giải quyết vấn đề chứ kiến thức không phải là tất cả mục tiêu giáo dục. Khi đó có thể thời gian học tập ở trường của các em cần nhiều hơn nhưng không đơn thuần chỉ dạy văn hoá như hiện nay, không gây ra áp lực về tâm lý cho cả giáo viên - học sinh - phụ huynh.

Cùng với đó là cách đổi mới kiểm tra đánh giá. Đổi mới kiểm tra đánh giá cũng nhằm vào năng lực chứ không quá coi trọng kiến thức nữa thì việc dạy thêm học thêm cũng sẽ giảm.

Các giá trị đích thực sẽ được xác lập

Không chỉ từ dư luận học sinh mà ngay trong nội bộ ngành sư phạm cũng có những quan điểm trái chiều về dạy thêm học thêm ở cấp tiểu học, ông nghĩ sao?

Nói thế là không phải. Trong ngành sư phạm còn ý kiến nọ kia là bởi không phải từ góc độ quyền lợi học sinh mà từ lợi ích người phát biểu. Tôi cho rằng mâu thuẫn ở đây không phải do có sự khác nhau về quan điểm sư phạm mà do những áp lực nhất định mà mỗi người phải chịu, ví dụ như áp lực thành tích của nhà trường, về chương trình – SGK..., và họ phải đối phó với áp lực đó, chứ không phải họ đồng tình với việc cần phải học thêm dạy thêm. Họ chống lại việc cấm dạy thêm học thêm vì những cái thúc ép họ chứ không phải vì họ cho rằng dạy thêm học thêm là tốt cho giáo dục.

Trước làn sóng phản ứng, trong đó có giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, ông có nản lòng?

Nản thì không nản. Sức mình đến đâu làm đến đấy. Giáo dục chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế - xã hội. Những giá trị của xã hội thay đổi thì sẽ thay đổi những giá trị trong giáo dục. Vì thế sức mình đến đâu thì làm đến đấy, cứ cố gắng mà làm, bởi tôi tin xã hội ngày càng phát triển, các giá trị đích thực sẽ xác lập được vị trí thích đáng. Trong quá trình phát triển sẽ không tránh khỏi những lệch lạc, nhất là chúng ta vừa trải qua một giai đoạn có những giá trị chưa ổn định. Có lẽ các bạn không hình dung được bộ mặt giáo dục những năm 1990 - 1992. Hồi đó thậm chí người ta chẳng còn cần đi học, giáo viên - trường lớp đều thừa. Giờ được người ta đi học cho là tốt rồi, thì lại sinh ra nhu cầu dạy thêm học thêm. Những năm 90 - 91, có hiệu trưởng còn để cho học sinh quay cóp mà chẳng làm gì. Ông ấy bảo tôi (khi đó còn làm thanh tra giáo dục) anh thông cảm, chúng tôi cần các em đi học, tức là người ta phải dùng biện pháp tiêu cực để phục vụ mục đích tích cực.

Cho nên sự phát triển nào cũng có hai mặt, người quản lý phải nghĩ sao để có được sự phát triển bền vững. Cách như ông hiệu trưởng tôi vừa nhắc tới là không bền vững, nên mới sinh ra hậu quả như sau này mà phải mất bao nhiêu thời gian và công sức chúng ta mới hạn chế được phần nào. Cho nên cứ phải dần dần, xã hội phát triển thì giáo dục cũng sẽ phát triển theo.

Xin cảm ơn Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển!

Nhiều người cho rằng ở các nước giáo dục phát triển chẳng có nước nào cấm dạy thêm ở tiểu học...

Nếu dạy thêm lành mạnh thì cũng chẳng cần phải ra văn bản cấm.

Nếu vậy thì mình lại sa vào lý lẽ không quản được thì cấm?

Đúng là không quản được thì cấm, nhưng không phải là cấm một cách vô lý mà là cấm để dẫn đến kết quả tốt hơn. Giữa việc để cho dạy thêm tràn lan xuất phát từ những nhu cầu giả tạo với cấm hẳn, cái gì mang đến chất lượng tốt hơn cho giáo dục thì Bộ lựa chọn. Cấm ở đây cũng là quản.

Theo Quý Hiên (Tiền Phong)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 Hoa hậu Lâm Ngọc Vị (ở giữa), Á hậu 1 Hứa Tử Huyên (bên trái), Á hậu 2 Lương Siêu Di (bên phải)

Ngày 26/9, tờOrientaldaily đưa tin ngay sau khi đăng quang Hoa hậu Hong Kong 2022 – Lâm Ngọc Vị đã gây ra tranh cãi trên mạng xã hội khi thoải mái chia sẻ về kinh nghiệm "quan hệ tình dục", "kéo dài cuộc vui" với bạn trai trên sóng truyền hình quốc gia.

Lâm Ngọc Vị gây tranh cãi khi chia sẻ về quan hệ tình dục trên sóng truyền hình.

Khi nhắc đến người bạn đời, tân Hoa hậu Hong Kong 2022 chia sẻ với truyền thông: "Anh ấy không chỉ cao ráo, đẹp trai mà còn có nhiều kinh nghiệm trong chuyện giường chiếu. Nếu quen các chàng trai cung Bọ cạp, các bạn nữ phải có thể lực thật tốt”.

Trước đó, trong chương trình "Seating the Right Number" "Ghost with You", Lâm Ngọc Vị thừa nhận từng có 5 người tình. Chính vì vậy, cô đã vướng tin đồn là “gái mại dâm”.

Tân Hoa hậu Hong Kong 2022 từng vướng tai tiếng “gái mại dâm”.

Sau đêm đăng quang, Lâm Ngọc Vị bị ví là “người đẹp tai tiếng” vì những phát ngôn liên quan đến tình dục trên sóng truyền hình.

Lâm Ngọc Vị cao 1,76 m và nặng 58 kg, nặng nhất cuộc thi năm nay. Khi bắt đầu tham gia Hoa hậu Hong Kong 2022, Lâm Ngọc Vị đã được yêu cầu phải giảm cân, siết chặt hình thể để có vóc dáng đẹp. Tân Hoa hậu Hong Kong 2022 được đánh giá cao về sắc vóc, hình thể. Phong cách hiện đại, năng động và nóng bỏng của cô gây ấn tượng với khán giả trong suốt quá trình tham gia cuộc thi.

Phong cách hiện đại, nóng bỏng cùng với sự thông minh đã giúp cho Lâm Ngọc Vị giành được vương miện Hoa hậu 2022.

Nhiều người cho rằng Lâm Ngọc Vị đạt ngôi vị cao nhất vì được ưu ái do có người cha nổi tiếng. Tuy nhiên, Lâm Ngọc Vị phủ nhận: “Trước khi đi thi tôi có hỏi ý kiến bố nhưng ông không ủng hộ. Tôi vẫn quyết tâm đăng ký dự thi để thực hiện mong ước của mình”.

Lâm Ngọc Vị khẳng định, cô không muốn mọi người quá chú tâm tới lai lịch của cô. “Tôi luôn làm việc chăm chỉ như bao đồng nghiệp để có thêm cơ hội phát triển. Tôi không muốn cứ mãi bị nhắc tới kèm gia thế của mình. Tôi từng làm gia sư, đầu bếp, bán bảo hiểm để duy trì cuộc sống và đam mê nghệ thuật. Hiện tại, tôi tìm hào quang ở cuộc thi Hoa hậu Hong Kong, thay vì dựa vào tên tuổi của bố", cô nói.

Lâm Ngọc Vị sinh năm 1995, là mẫu ảnh quen mặt ở Hong Kong. Năm 2019, Lâm Trác Kỳ lấn sân sang diễn xuất với tác phẩm Psycho Detective 2 của đài ViuTV. 

 Thắm Nguyễn

" alt="Tân hoa hậu Hong Kong 2022 từng vướng tin đồn là gái mại dâm" width="90" height="59"/>

Tân hoa hậu Hong Kong 2022 từng vướng tin đồn là gái mại dâm

Đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2020 diễn ra tối 20/11 và ngôi vị cao nhất đã gọi tên cô gái số báo danh 245 - Đỗ Thị Hà. Với chiến thắng của mình, Đỗ Thị Hà nhận giải thưởng 350 triệu đồng, vương miện, quyền trượng và ghế đăng quang.

Clip đăng quang của Đỗ Thị Hà:

Tại sân khấu sau đêm đăng quang, người thân của tân Hoa hậu đã có những chia sẻ vui mừng trước chiến thắng của cô gái 19 tuổi.

Ông Đỗ Văn Tào - bố Đỗ Thị Hà cho biết cả gia đình, dòng họ đều kỳ vọng vào Đỗ Thị Hà trong đêm chung kết. Tôi nhận thấy khán giả trên cả nước đều ủng hộ cho gái. Đây là niềm vui vỡ òa và cuộc thi thật sự công bằng.

Ông cho hay chỉ đến khi Đỗ Thị Hà vào tới bán kết mới biết tin con gái thi hoa hậu vì cô đã giấu gia đình. Ông bày tỏ tính cách của con gái chỉ đến khi có kết quả mới thông báo do chỉ nghĩ đây là cuộc thử sức.

{keywords}
Top 3 Hoa hậu Việt Nam 202.

Chị gái của Đỗ Thị Hà cho biết không thể nghĩ em mình có thể đăng quang ngôi vị cao nhất nên rất xúc động khi MC đọc tên. Chị cho biết gia đình không kỳ vọng Đỗ Thị Hà sẽ đăng quang vì mặt bằng thí sinh nhiều người đẹp và tài năng.

Chị gái nhận xét Đỗ Thị Hà khi ở nhà là một cô em chăm ngoan, chịu khó học hỏi hay giúp đỡ mọi người. Do chị gái đi làm xa nên hai chị em chỉ nhắn tin, gọi điện với nhau.


Bố, chị gái và thím của Đỗ Thị Hà

Thím của Đỗ Thị Hà cho biết nhiều người dân trong làng đã đến sân khấu để cổ vũ cho Đỗ Thị Hà. Chị cho hay, khi biết Đỗ Thị Hà được khán giả ủng hộ, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam quy mô quá lớn nên nhiều người dân đã bán lúa để đặt chuyến bay đi ủng hộ cho cháu. Thím của hoa hậu cho hay đã vào TP.HCM từ sáng 20/11, còn bố mẹ vào từ 3 ngày trước.

Thím của Đỗ Thị Hà nhận xét cháu gái có năng khiếu, hát và múa đẹp nữa và năng nổ tham gia các hoạt động tại đoàn trường. Tân Hoa hậu Việt Nam vẫn thường phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng và chăm sóc ông bà nội đang nằm liệt giường.

Đỗ Thị Hà sinh năm 2001, là con gái út trong gia đình có ba anh chị em. Bố mẹ cô chủ yếu làm nông. Đỗ Thị Hà từng giấu gia đình tham dự sơ khảo Hoa hậu Việt Nam. Chỉ đến khi được gọi tên trong danh sách bán kết toàn quốc, cô mới thông báo tin vui cho người thân và bạn bè.

Xem lại clip thi ứng xử của Đỗ Thị Hà:

Hải Vị

Hoa hậu Việt Nam 2020

Hoa hậu Việt Nam 2020

Vietnamnet cập nhật những hình ảnh và tin tức mới nhất về cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2020. 

" alt="Bố, thím và chị gái tiết lộ bất ngờ về tân Hoa hậu Việt Nam 2020" width="90" height="59"/>

Bố, thím và chị gái tiết lộ bất ngờ về tân Hoa hậu Việt Nam 2020