-
Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Tractor, 22h45 ngày 28/3: Đả bại chủ nhà
-
Elly Trần |
Elly Trần là bà mẹ gây ấn tượng với các chị em bỉm sữa. Bởi 2 lần sinh nở, cô đều nhanh chóng lấy lại vòng eo con kiến, săn chắc không tì vết chỉ sau thời gian ngắn. |
 |
Nhiều người tặng Elly Trần biệt danh ‘người đẹp siêu thực’, vì ngoài đời, ít có bà mẹ nào sở hữu vòng eo nhỏ nhắn như vậy khi mới sinh con vài tháng. |
 |
Mặc dù xung quanh cô luôn bủa vây bởi những tin đồn về việc lạm dụng dao kéo, chỉnh sửa ảnh quá đà. Thế nhưng, sức hút của cô vẫn không hề giảm. |
 |
Vòng 1 nảy nở của cựu hot girl |
 |
Mỗi một bộ ảnh, bà mẹ hai con đều khiến người xem phải ngỡ ngàng vì sự biến hóa phong phú. |
 |
Hiện trang cá nhân của hot mom sinh năm 1987 có hàng nghìn lượt theo dõi. Hai con của Elly Trần cũng nhận được vô số lời khen ngợi với vẻ ngoài dễ thương như thiên thần. |
 |
Công việc chính của cô hiện giờ là kinh doanh bất động sản, dự sự kiện và chụp mẫu ảnh. |
Hồ Ngọc Hà
 |
Một trong những mỹ nhân đã sinh con nhưng vẫn có nhan sắc đẹp không tì vết là nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà. |
 |
Năm 2010, cô hạ sinh con trai Subeo với doanh nhân Quốc Cường. Cuộc tình tan vỡ nhưng hai người vẫn dành cho nhau những ứng xử đúng mực. |
 |
Gần đây, Hồ Ngọc Hà chia sẻ bức ảnh tiễn con trai ở Mỹ về Việt Nam dự đám cưới của bố Cường đã nhận được vô số lời khen. |
 |
Nữ ca sĩ gốc Quảng Bình mang vẻ đẹp lai đầy cá tính với đôi mắt sâu, lông mày rậm và chiều cao lý tưởng. Kể từ khi làm mẹ, nhan sắc cô ngày càng rực rỡ, cuốn hút hơn. |
 |
Dường như, dấu hiệu của tuổi tác chưa tác động lên khuôn mặt Hồ Ngọc Hà. |
 |
Bên cạnh thần thái sang chảnh, kiêu sa, Hồ Ngọc Hà còn sở hữu gu thời trang đẳng cấp. |
 |
Đường cong nuột nà, đốt mắt người xem của nữ ca sĩ. |
Hoa hậu Jennifer Phạm
 |
Jennifer Phạm vốn sở hữu sắc vóc vô cùng hoàn hảo. |
 |
Cô đã là bà mẹ 3 con nhưng vẫn giữ được thần thái trẻ trung. |
 |
Hoa hậu sinh năm 1985 sống cùng chồng con ở Hà Nội. Tuy nhiên, do tính chất công việc nên cô thường xuyên di chuyển giữa và Mỹ - Việt Nam. Mỗi khi có dịp, cả gia đình cô đều đi du lịch nước ngoài. |
 |
Từ thời mới nổi tiếng cho đến nay, Jennifer Phạm thường ưa chuộng phong cách thời trang nữ tính, đằm thắm. |
 |
Khi đi dự sự kiện, dẫn chương trình cô thường mặc đầm dạ hội thiết kế riêng hoặc áo dài truyền thống. |

Biệt thự hàng chục tỷ đồng của hot mom Hằng Túi ở Hà Nội
Mới đây, hot mom Hằng Túi đã cùng gia đình dọn về sống trong căn biệt thự khang trang 4 tầng có giá hàng chục tỷ đồng ở Hà Nội.
" alt="Đọ nhan sắc hút hồn của 3 mỹ nhân Việt sau khi làm mẹ"/>
Đọ nhan sắc hút hồn của 3 mỹ nhân Việt sau khi làm mẹ
-

Ảnh: N.H.Ba chồng tôi đã nghỉ hưu. Mẹ chồng bán rau củ ở chợ. Những năm qua, mọi chi phí, sinh hoạt trong gia đình, gồm 10 người phụ thuộc vào cửa hàng rau củ của mẹ.
Hiện, tôi muốn chồng đi làm để phụ tôi tiền nuôi con, tiền ăn với ba mẹ chồng và để dành cho tương lai. Tôi nhắc khéo, anh bảo, không xin được việc làm phù hợp. Những nơi có thể vào làm thì anh chê lương thấp, không phù hợp với trình độ.
Tôi nói, nếu anh không xin được việc làm thì ra cửa hàng phụ mẹ việc lặt vặt, anh không chịu. Cả ngày anh chỉ đưa đón hai con đi học, rồi ở nhà chơi game. Tôi nói thẳng, nếu anh không đi làm, tôi sẽ đưa đơn ly hôn. Anh bảo, tôi cứ việc. Anh không sợ chết đói. Anh không đi làm đã có mẹ nuôi.
Tôi nói chuyện với ba mẹ chồng trước khi đưa đơn ra tòa ly hôn. Bố mẹ khuyên tôi nên cho anh thời gian và mong tôi đừng quyết định vội. Tới đây, ông bà sẽ kiếm được việc làm cho anh.
Tôi thật sự rất mệt mỏi. Phải chăng chính sự bao bọc, cưng chiều con của bố mẹ anh mới có anh của ngày hôm nay?

Xa chồng 2 tháng, tôi đã làm điều đáng nguyền rủa
Tôi không biết chính xác lý do vì sao tôi thay đổi. Nhưng tôi biết, tôi đang bị cả nhà chồng căm ghét, nguyền rủa.
" alt="Du học thạc sĩ về nhưng chồng tôi ở nhà ăn bám mẹ bán rau củ"/>
Du học thạc sĩ về nhưng chồng tôi ở nhà ăn bám mẹ bán rau củ
-

Bài đăng trên Sixth Tone, đề cập đến tình trạng nhiều phụ huynh Trung Quốc ráo riết cho con học thêm và thi các chứng chỉ tiếng Anh từ nhỏ nhằm gây ấn tượng khi nộp đơn vào các trường học cấp cao hơn.
Vào một buổi sáng thứ 7 se lạnh giữa tháng 12, đám đông lớn tụ tập bên ngoài cổng một trường tiểu học ở trung tâm thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Trẻ em tràn vào các lớp học trong khi giáo viên cố gắng duy trì trật tự còn phụ huynh chen lấn để chào tạm biệt con mình.
Chỉ có một bé gái đang lưỡng lự, bám vào tay mẹ, khóc khi nhìn các học sinh khác đi qua cánh cổng.
Mẹ cố gắng khích lệ cô bé: “Nếu lần này không thi được, chúng ta sẽ phải đợi đợt thi sau đấy”.
Cô bé học lớp 3 này chuẩn bị tham gia KET - kỳ thi tiếng Anh phổ biến ở Trung Quốc, được nhiều phụ huynh tin là chìa khóa đưa con họ vào các trường top đầu.
Cuộc chạy đua khốc liệt
Tại các đô thị lớn ở Trung Quốc, phụ huynh phải chi tới 5.000 nhân dân tệ (760 USD) để có suất tại các điểm thi tiếng Anh hoặc lái xe hàng trăm km để đưa con dự thi ở các thành phố nhỏ hơn.
Việc đổ xô thi các chứng chỉ tiếng Anh chỉ là xu hướng mới nhất trong cuộc cạnh tranh xã hội gay gắt ở Trung Quốc, nơi cuộc chiến giành chỗ học buộc các gia đình phải bắt đầu xây dựng hồ sơ cho con mình từ khi mới 3 tuổi.
Nhiều trẻ em bắt đầu tham gia các lớp học tiếng Anh từ mẫu giáo khi cha mẹ chúng cho rằng trình độ tiếng Anh sẽ khiến các nhân viên tuyển sinh của trường tiểu học đánh giá cao.
 |
Một bà mẹ Trung Quốc đưa con gái đến thi chứng chỉ tiếng Anh. |
Xu hướng này cũng biến đào tạo tiếng Anh thành một thị trường béo bở ở Trung Quốc, được dự đoán trị giá 75 tỷ USD vào năm 2022. Đối với các bậc cha mẹ, chi phí chuẩn bị cho con cái tham gia các kỳ thi tiếng Anh là con số không nhỏ.
“Phí đào tạo mỗi giờ là 680 nhân dân tệ (103 USD). Các buổi học hàng tuần (2-3 tiếng/tuần) kéo dài đến 6 tháng trước kỳ thi. Các bậc phụ huynh ở Thượng Hải rất hào phóng khi chi trả cho các khóa học giáo dục như vậy”, Wu Xingyu, giám đốc New Channel International Education Group, một công ty đào tạo tiếng Anh có trụ sở tại Trung Quốc, cho biết.
Các nhà chức trách Trung Quốc ngày càng lo ngại về cuộc chạy đua giáo dục ở nước này trong những năm gần đây và triển khai một số biện pháp nhằm giảm áp lực cho học sinh nhỏ tuổi. Tuy nhiên, những động thái này chỉ làm nâng cao mức độ phổ biến của các kỳ thi tiếng Anh.
Trước đây, phụ huynh đăng ký cho con em mình tham gia tất cả loại cuộc thi và kỳ thi học thuật được tổ chức tại địa phương. Đây được xem là cách để họ chứng tỏ khả năng ngôn ngữ của con mình. Tuy nhiên, hiện hầu hết cuộc thi kiểu này đã bị cấm.
 |
Các khóa học, trung tâm tiếng Anh thu hút nhiều phụ huynh cho con theo học. |
Nhưng thay vì từ bỏ, các ông bố bà mẹ lại tập trung vào những chứng chỉ nhỏ vẫn có thể thi được, khiến nhu cầu vượt khỏi tầm kiểm soát.
Caroline Zhang, một người mẹ ở Thượng Hải, cho biết đã cho con gái mình tham gia kỳ thi PET khi cô bé học lớp 4 vì không muốn con bị tụt lại.
“Vào thời điểm đó, khoảng 1/3 bạn học của con bé đã thi”, Caroline nói.
Không thể bỏ cuộc
Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn tình trạng này bằng cách buộc các trường tư thục chọn học sinh qua rút thăm ngẫu nhiên. Tuy nhiên, theo Wu, quy định này không làm giảm nhu cầu về các chứng chỉ tiếng Anh.
“Theo cách nào đó thì các chứng chỉ vẫn có thể hữu ích. Một số trường tách học sinh thành các lớp khác nhau theo trình độ, khả năng. Ngoài ra, 3 trường trung học cơ sở công lập tốt nhất ở Thượng Hải có thể tiếp tục nhận học sinh dựa trên các cuộc phỏng vấn”.
Mùa đông năm nay, cuộc chiến giành địa điểm thi tiếng Anh thậm chí còn khốc liệt hơn bình thường, vì vẫn còn tồn đọng những thí sinh không thể thi vào tháng 4 và tháng 5 do sự bùng phát của Covid-19.
Vào tháng 10, khi bắt đầu đăng ký cho kỳ thi tháng 12, rất đông phụ huynh đã có mặt tại các quán cà phê Internet ở Bắc Kinh lúc 8h để đặt trước một chiếc máy tính. Cổng đăng ký mở vào cuối ngày hôm đó, nhưng đã bị sập trong vòng vài phút do lưu lượng truy cập tăng vọt.
Khi các trung tâm thi ở thủ đô quá tải, nhiều gia đình đã lái xe đưa con sang các vùng lân cận để thi. Trên mạng xã hội Weibo, một bà mẹ cho biết cô và con đã lên đường từ Bắc Kinh lúc 4h ngày 19/12 để tham gia kỳ thi KET ở thành phố Thiên Tân.
Khi đến nơi, người mẹ bất ngờ khi thấy tới 80% thí sinh dự thi ở đây đến từ Bắc Kinh.
 |
Đăng ký tham gia các kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh cho con không phải chuyện dễ dàng. |
Ở Thượng Hải, phụ huynh không có quyền lựa chọn cho con đi nơi khác thi trong năm nay. Các trường học cấm học sinh di chuyển ra khỏi thành phố để ngăn Covid-19 lây lan, khiến việc đăng ký thi càng trở nên khó khăn hơn.
Một bà mẹ ở Thượng Hải cho biết đã đưa con gái 6 tuổi của mình đi thi KET vào năm ngoái ở tỉnh Giang Tô.
“Con bé đã vượt qua một cách xuất sắc. Nhưng thành thật mà nói, tôi không biết điều đó có thể giúp nó nhập học cấp hai như thế nào trong bốn năm nữa. Các chính sách thường xuyên thay đổi và không thể đoán trước được sẽ như thế nào”, Han cho hay.
“Đôi khi tôi nghĩ đến việc từ bỏ. Tôi muốn cho bản thân sự bình yên và con gái tôi có một tuổi thơ hạnh phúc. Nhưng những suy nghĩ như vậy nhanh chóng biến mất khi tôi nhìn thấy những gì đang xảy ra xung quanh mình. Tôi nhanh chóng quay trở lại thực tế”.
Đối với Han, việc giúp con duy trì học lực hơn các bạn là điều rất căng thẳng, nhưng nỗi sợ con bị tụt lại chính là động lực để cô tiếp tục cuộc chiến.
Theo zingnews.vn
" alt="Nỗi ám ảnh con kém tiếng Anh của phụ huynh Trung Quốc"/>
Nỗi ám ảnh con kém tiếng Anh của phụ huynh Trung Quốc
-
Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Tractor, 22h45 ngày 28/3: Đả bại chủ nhà
-

Ghi điểm với gout thời trang tinh tế, nữ giám khảo The Voice Kids nhận được không ít lời khen khi diện áo khoác Gucci sành điệu hay váy hoa nền nã từ nhà mốt Dolce&Gabbana.
Đặc biệt, cô không ngại đầu tư cho trang phục bằng chất liệu đắt tiền từ các nhà mốt cao cấp như Kenzo, Moschino,..
Theo nữ ca sĩ, trang phục làm từ chất liệu cao cấp với đường cắt may cẩn thận thường chuẩn form và tôn dáng. Nhưng để trang phục được đẹp nhất, cô luôn tỉ mỉ, chú ý ở khâu bảo quản đồ.
“Giang tốn khá nhiều tiền cho việc giặt ủi ngoài tiệm nhưng kể cả khi giao phó đồ cho các tiệm xịn nhất thì thỉnh thoảng vẫn có những "tai nạn" như loang màu, hỏng form đồ...” – cô cho biết.
Chính vì vậy, nàng “Cải bắp” mới đây đã sắm cho gia đình tủ chăm sóc quần áo thông minh LG Styler để có thể tự tay chăm sóc những món đồ hiệu tại nhà. LG Styler được biết đến là chiếc tủ quần áo thông minh, chuyên dụng để bảo quản, làm sạch và là phẳng các loại quần áo, chăn gối hay thú bông một cách tinh tế.
Hương Giang chia sẻ, tủ chăm sóc quần áo thông minh của cô sử dụng hơi nước nóng để làm mới, làm thơm, khử trùng nên không hề gây hư hại cho chất liệu đắt tiền. Bằng cách sử dụng hơi nước, những món đồ len, cashmere hay những bộ đầm dạ hội cũng có thể được làm sạch dễ dàng ngay tại nhà mà không cần thuê dịch vụ bên ngoài. Công nghệ TrueSteam do LG phát triển cũng giúp quần áo của cả gia đình được khử trùng, diệt trừ vi khuẩn đến 99%. Vì vậy, với LG Styler, Hương Giang cũng hoàn toàn yên tâm khi có thể bảo vệ sức khỏe tối đa cho gia đình mình.
 |
|
Với chiếc tủ thông minh này, quần áo còn được khử nhăn bằng những rung động từ hệ thống móc treo đặc biệt. Thay vì phải tốn thời gian, công sức dùng bàn là, giờ đây, cô nàng ca sĩ chỉ cần treo quần áo vào trong LG Styler, lựa chọn chế độ phù hợp, bấm bắt đầu là có thể khởi động quá trình “làm mới” trang phục của mình.
LG Styler còn được biết đến với tính năng Odor Removal độc đáo, giúp loại bỏ mùi hôi của khói thuốc, thức ăn và mô hôi trên các chất liệu khó chiều. “Trang phục mặc hàng ngày hay đi event thường bị ám mùi khó chịu do mồ hôi, khói bụi. Nhưng từ khi có Styler, đồ mặc về Giang chỉ cần bỏ vào tủ 20 phút là như mới ngay, lại còn phảng phất hương lavender cực kỳ quyến rũ nữa”, Hương Giang hào hứng chia sẻ về tính năng tiên tiến của chiếc tủ yêu thích.
 |
|
Nữ ca sĩ nhấn mạnh thêm: “Điều khiến chiếc tủ này trở nên thông minh thực sự là khả năng kết nối Wifi và cho phép Giang điều khiển từ xa. Dù công việc có bận rộn đến mấy hay kể cả khi không có mặt ở nhà, chỉ cần qua chiếc smartphone, mình đã có thể hẹn giờ chăm sóc quần áo tự động để có đồ sạch sẽ tinh tươm ngay trước khi cần dùng”.
Với những tính năng tiên tiến cùng sự tiện dụng nổi bật, LG Styler chắc chắn sẽ trở thành “vị trợ thủ đắc lực” của các cô nàng hiện đại, đam mê thời trang như nàng “Cải bắp” trong thời gian tới đây.
LG Styler là tủ chăm sóc quần áo thông minh lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Với các tính năng ưu việt: làm mới trang phục nhờ khử mùi và giảm nếp nhăn, làm khô nhẹ nhàng ở nhiệt độ thấp, khử trùng tuyệt đối. Sản phẩm đã đạt Giải thưởng công nghệ tiên tiến – Innovation Awards tại triển lãm công nghệ quốc tế CES 2019. Chi tiết xem tại: https://www.lg.com/vn/styler |
Ngọc Minh
" alt="Ca sĩ Lưu Hương Giang lộ ‘bảo bối’ chăm sóc, bảo quản đồ hiệu"/>
Ca sĩ Lưu Hương Giang lộ ‘bảo bối’ chăm sóc, bảo quản đồ hiệu
-

Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn được vinh danh trong chương trình giao lưu các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019, với tên gọi 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng' diễn ra sáng ngày 19/8. Ảnh: Trần ThườngThầy giáo Nguyễn Đức Thìn sinh năm 1940, năm nay đã 79 tuổi. Chỉ học hết lớp 7 nhưng nhờ tinh thần tự học, năm 18 tuổi ông đã trở thành thầy giáo trường làng. Sau đó vì làm tốt, ông tiếp tục được phân công giảng dạy môn Văn – Lịch sử ở Trường cấp 2 Liên Sơn (nay là Trường Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh).
Năm 1963, thực hiện lời Bác Hồ dạy ‘Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân’, thầy trò ông đi trồng cây. Khi tổng kết, thấy việc trồng cây tốt quá và thấy cần làm nhiều việc tốt nữa cho quê hương, đất nước, ông đã phát động ở địa phương phong trào ‘Làm nghìn việc tốt’.
Sau đó, phong trào tiếp tục lan tỏa ra thiếu nhi miền Bắc, rồi thiếu nhi miền Nam. Ông đã đi từ Cao Bằng tới Cà Mau để nhân rộng phong trào.
Ông còn nhớ rõ mồn một kỷ niệm Bác Hồ về thăm ngôi trường của thầy trò ông. ‘Bác khen các đồng chí làm nghìn việc tốt, thế là rất tốt. Cần làm nghìn việc tốt góp sức cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Và từ đó sáng kiến nở như hoa’.
Khi đang dốc lòng dốc sức cống hiến cho nhân dân, đất nước, ông nhận được tin dữ: mình mắc bệnh phong. 'Ngày ấy, bệnh phong vẫn còn bị người ta kỳ thị ghê lắm'. Các ngón tay của ông bắt đầu co lại, không có cảm giác. Ban giám hiệu khuyên ông nên đi điều trị.
Đến Bệnh viện Bạch Mai gặp bác sĩ, ông cũng bắt gặp những gương mặt quen thuộc trong đám sinh viên thực tập, vì họ từng là những học trò xuất sắc của ông. ‘Lúc đó, tôi ngượng lắm. Và tôi làm một bài thơ tặng bác sĩ. Bác sĩ nói với tôi rằng lúc này mà cậu còn làm thơ được thì nhất định cậu sẽ chiến thắng’.
Vào Trại phong Quỳnh Lập, ngày đầu tiên một người bạn hỏi ông ‘vào đây thấy thế nào?’, ông đáp ‘tuyệt vời lắm’. Nhưng thực ra đêm hôm trước ông đã khóc, không ngủ được. Ông vẫn nhớ khoảnh khắc sáng sớm hôm ấy, ông ra bờ biển ngắm bình minh trên biển Quỳnh Lập. Ông nghĩ ‘đã có bình minh thì có cuộc sống…’.
 |
Thầy giáo Thìn suốt đời gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: NVCC |
Trong suốt 4 năm ở trại phong, ông được bầu làm Bí thư Chi bộ. Ở trại phong, ông chứng kiến những cảnh đời cô quạnh. Đã bị cụt tay, cụt chân, người bị bệnh phong còn không dám về quê mà phải ở lại đây cho đến chết.
Chứng kiến những đứa trẻ theo bố mẹ vào trại phong, không được học hành, ông thấy thương cảm vô cùng. Thế rồi, ông nảy ra ý tưởng tổ chức lớp học tình thương trong trại để cho các cháu con chữ. Được ban giám đốc trại cho phép, Trường học Lê Văn Tám từ đó ra đời. Ông tự nhủ mình phải sống, để các em được học hành và làm những việc có ý nghĩa.
Không những thế, ông còn tập hợp tất cả những ai từng là giáo viên, học sĩ… những người có kiến thức đang điều trị tại đây để mời tham gia giảng dạy.
‘Tôi chọn cách sống nhìn xuống chứ không nhìn lên. Nhìn xuống để thấy nhiều người khổ hơn mình mà người ta vẫn sống được, thì tại sao mình phải tuyệt vọng. Tôi là người bồi dưỡng em Lê Văn Đắc – người bị địch chặt cụt 2 tay – để báo cáo điển hình Đại hội Chiến sĩ Thành cổ tỉnh Quảng Trị. Tôi rất cảm phục cậu bé ngậm bút vào miệng rồi kẹp bút vào chân để viết. Một đứa trẻ còn có nghị lực tuyệt vời như thế thì mình mới bị hỏng tay thôi, có gì mà thất vọng’.
Sau 4 năm điều trị, thầy giáo Thìn trở về ngôi trường cũ, tiếp tục đứng lớp và cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
Ông đã có hơn 30 sáng kiến, đề tài khoa học các cấp. Trong đó, có 4 đề tài được tặng Bằng khen và Huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Công đoàn Việt Nam nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Lúc này, phong trào ‘Làm nghìn việc tốt’ của ông cũng đã lan toả trên khắp cả nước.
Là người khuyết tật, đôi bàn tay đã hoàn toàn toàn không còn cảm giác, không còn xòe ra được, ông Thìn vẫn cầm bút gõ máy tính và tiếp tục sáng tác thơ, văn và viết báo, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội ở địa phương. Ông đã viết và in được 3.000 trang sách, hàng trăm bài báo.
Năm 1991 về nghỉ hưu, ông được nhân dân giao cho chức Trưởng Ban Tuyên truyền, vận động xây dựng lại đền Đô - Di tích Quốc gia thờ 8 vị vua nhà Lý - nơi ấy Bác Hồ từng thắp hương cho các đức Vua và nói chuyện với bà con nhân dân.
 |
Thầy giáo Thìn có đóng góp lớn trong việc xây dựng lại di tích đền Đô (Bắc Ninh). Ảnh: VOV2 |
30 năm qua, giữ cương vị Trưởng ban Tuyên truyền, ông Thìn cùng nhân dân đặt viên gạch đầu tiên xây dựng lại đền Đô - bây giờ là Di tích Quốc gia đặc biệt. Với mong muốn làm tốt trọng trách được giao phó, ông hăng say viết sách, làm phim, hướng dẫn, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên bởi vì ‘Một lời nói với du khách là truyền cả hồn quê, hồn nước, tình người, niềm tin yêu con người vào cuộc sống, để vinh danh hào khí Thăng Long, thời đại Hồ Chí Minh’.
Cách đây 4-5 năm, ông vẫn còn đang là hướng dẫn viên ở đền Đô. Không thể đánh máy bằng tay, ông dùng bút bi để gõ bàn phím, viết tiếp những trang sử về đền Đô để các thế hệ mai sau hiểu và trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.
Ông cũng là tác giả cuốn tự truyện ‘Chuyện cuộc đời’ và viết tập thơ ‘Bình minh đến sớm’, tuyển tập ‘Nghìn việc tốt – Chuyện kể ở Tam Sơn’. Thầy giáo Thìn cũng là một trong những tấm gương điển hình tiên tiến được vinh danh trong Chương trình Giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 với tên gọi 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng' diễn ra sáng ngày 19/8.
Thầy giáo Nguyễn Đức Thìn đã được Nhà nước trao tặng những phần thưởng và danh hiệu cao quý: - Được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 1985) - Được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1988) |

Thầy giáo Toán 9X điển trai hút gần một triệu fan trên mạng
Ôn Đông (27 tuổi, đến từ Trung Quốc) là giáo viên dạy Toán tại một trường cấp 3. Nhờ tham gia chương trình truyền hình, anh hiện có tới gần một triệu người theo dõi.
" alt="Thầy giáo làng vượt qua nỗi đau bệnh phong làm nghìn việc tốt"/>
Thầy giáo làng vượt qua nỗi đau bệnh phong làm nghìn việc tốt
-
Em mới quen và yêu anh ấy được vài tháng. Bạn trai em là người tuyệt vời, có tính cách vô cùng hài hòa, dễ chịu. Anh ấy hay quan tâm người khác và luôn biết lắng nghe, lúc nào cũng ân cần. Tình cảm ngày một phát triển, chúng em muốn tính chuyện nghiêm túc, em đã nhận lời để anh đưa về ra mắt gia đình.
Thế nhưng lần đầu đến ra mắt nhà bạn trai, em đã bị sốc nặng. Em không thể hình dung nổi tại sao một người con trai có phong thái hào hoa, điềm tĩnh và học thức như thế, lại sinh ra trong một gia đình như thế.
Cần phải nói thêm rằng em đã tiếp xúc, gặp gỡ cả bạn bè của anh. Họ đều là bạn học, bạn đồng nghiệp. Họ không khác anh và em, đều cư xử nhã nhặn, tử tế. Cho nên việc đến gặp và tìm hiểu về gia đình anh, đối với em như vừa khám phá ra một góc khác, thực sự rất khác biệt trong cuộc sống mà anh đang có.
Gia đình anh không nghèo khó, ngược lại rất khá giả. Bố mẹ anh đều có công việc kinh doanh. Nhưng cách các thành viên trong gia đình đối xử với nhau làm em cảm thấy rất ái ngại khi mình có mặt ở đó.
Ví dụ mẹ anh mắng xa xả bà nội vì “già rồi còn ra bếp lọ mọ làm gì, nhà thì đang có khách”. Bà nội anh cũng già thật rồi, tay chân đã chậm chạp, nhưng có thể bà háo hức với bạn gái của cháu trai nên muốn ra bếp trò chuyện cùng em.
Em gái anh đang tuổi học cấp 3 nhưng không nhanh nhẹn, hoạt bát cởi mở như nhiều bạn gái dễ thương tuổi teen khác. Cô bé ấy lập dị, khó gần. Khi em đến cô ấy đang nằm khểnh chơi điện thoại, thấy có khách thì đi thẳng về phòng, không chào hỏi một câu.
Ấn tượng xấu nhất của em về gia đình anh là họ đều nói bậy và dùng từ ngữ rất thô lỗ, tục tĩu khi trao đổi bất cứ chuyện gì với nhau. Bố anh ngay khi có mặt em đã cho con gái của bác ấy "ăn đủ thứ" trong bài giáo huấn vì suốt ngày ôm điện thoại không lết nổi ra khỏi phòng.
Gia đình anh có thể không ghét em, nhưng cuộc gặp gỡ khiến em rất băn khoăn về việc có nên tính chuyện trăm năm với anh hay không. Dù yêu anh và thấy anh là một chàng trai tuyệt vời, em vẫn không thể hình dung sẽ thế nào nếu mình về làm dâu một gia đình như thế?

Đến khách sạn giao đồ, shipper bàng hoàng gặp vợ ôm ấp nhân tình
Đến khách sạn giao đồ ăn, tôi chết sững gặp vợ ôm ấp người đàn ông lớn tuổi. Chúng tôi nhanh chóng ly hôn, nhưng 4 năm sau, vợ lại muốn quay về.
" alt="Về nhà ra mắt bạn trai, cô gái tâm sự sốc khi gặp ra đình thô lỗ"/>
Về nhà ra mắt bạn trai, cô gái tâm sự sốc khi gặp ra đình thô lỗ