Dưới đây là những gì blogger này tố cáo các YouTuber Việt Nam.
"Cộng đồng YouTube gần đây đã chứng kiến hiện tượng gia tăng đột biến số lượng các kênh bị xóa, nhưng điều này không có gì mới."
Câu chuyện dưới đây chúng tôi biết được từ chính nguồn tin của mình trên YouTube.
Trong nhiều năm qua, những nhà sáng tạo trên YouTube, những người đã làm nên các Vlog và tạo ra nội dung trên trang chia sẻ video này, đã cố gắng phát triển kênh của mình và kiếm được một ít tiền từ việc đó. Tuy nhiên, gần đây họ đang trở thành nạn nhân của việc gia tăng “Những tên trộm nội dung” (Content Thieves) từ Việt Nam.
“Cách thức rất đơn giản,” nguồn tin của chúng tôi cho biết. “Về cơ bản, những tên trộm từ Việt Nam tải xuống toàn bộ video của một kênh cụ thể nào đó trên YouTube. Sau đó, họ sử dụng một chương trình (hay công cụ) để report “Spam” hàng loạt với kênh đó tới YouTube. Khi kênh này bị xóa, sau đó họ bắt đầu tạo lại kênh đó với các video mà họ đã ăn cắp như không có chuyện gì xảy ra cả."
Điều đáng sợ ở đây chính là doanh thu trên Google Adsense là nhờ các video ăn cắp này. Khi kênh gốc đã bị gỡ xuống, sau đó chúng có thể thoải mái tuyên bố rằng mình là người đã tạo ra nội dung này từ đầu. Những nhà tạo ra nội dung, những người bị mất kênh và doanh thu của mình, nếu như tiến hành kháng cáo về việc đóng tài khoản của họ, sẽ chỉ nhận được một thông điệp phản hồi tự động từ máy tính thông báo rằng, họ đã vi phạm chính sách Spam của YouTube.
Chúng tôi đã điều tra một chút về sự việc này và thật sự kinh ngạc với những gì mình khám phá ra. Riêng trên Facebook đã có hàng loạt group về YouTube do người Việt lập ra dành riêng cho việc bán các tài khoản adsense, các kênh YouTube, và thậm chí trong nhóm còn nhờ nhau giúp đỡ việc cắm cờ các kênh khác.
Người Việt Nam đang tạo ra hàng nghìn kênh YouTube mỗi ngày. Các YouTuber này khuyến khích nhau tiếp tục ăn cắp và làm các kênh này để lấy tiền của Google. Dưới đây là một kênh mà chúng tôi tìm thấy: facebook.com/groups/muabanyoutube/
Các công ty như vậy không phải là mới, ví dụ như iceo.vn. Họ đã tồn tại ở Việt Nam trong nhiều năm. Nhưng chỉ từ tháng Mười năm 2015, họ mới tạo ra “công cụ report hàng loạt”. Đầu tiên chỉ có một nhóm có công cụ này. Nhưng cuối cùng nó đã lan ra các nhóm khác, tạo nên một cơn bão hạ gục hàng loạt các kênh YouTube, khiến các nhà sáng tạo trên YouTube đau đầu không biết điều gì đang xảy ra.
“YouTube sẽ không bao giờ thừa nhận vấn đề này, vì nếu họ làm vậy họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ doanh thu bị mất từ các nhà sáng tạo. Cho dù vậy, chúng tôi đang tìm kiếm một giải pháp nào đó.” Nguồn tin nói với chúng tôi.
Đối với các nhà sáng tạo Nội dung trên toàn thế giới, rõ ràng giải pháp từ YouTube sẽ không thể đến sớm. Còn giải pháp của chúng tôi thì rất đơn giản. Google, hãy tắt chương trình Adsense cho đến khi các ông có thể sửa chữa vấn đề này."
Có thể có người cho rằng những gì blogger tố cáo chỉ là phiến diện và không phản ánh chính xác những gì đang diễn ra với cộng đồng YouTuber Việt Nam, và việc blogger này kêu gọi đóng cửa chương trình Adsense ở Việt Nam là hoàn toàn vô lý. Nhưng nếu các bình luận của người nước ngoài phía dưới lại rất đồng tình với đề xuất này. (Blog này hiện đang tạm đóng do hết bandwith).
Nếu mọi người còn nhớ, nhiều điều tương tự đã xảy ra khi các trang thương mại điện tử quốc tế như eBay hay Amazon từng từ chối nhận thanh toán trực tiếp hoặc ship hàng về Việt Nam do lo ngại nạn dùng thẻ tín dụng giả. Sau này điều đó kéo theo hậu quả là những người muốn mua hàng chất lượng cao từ nước ngoài sẽ phải chịu chi phí cao hơn khi phải nhờ đến các công ty làm dịch vụ, hoặc phải đi đường vòng.
Nếu nạn ăn cắp nội dung trên YouTube đi quá xa, có thể Google sẽ xem xét đến biện pháp tương tự như những gì blogger kia đề xuất, và lúc đó người bị thiệt hại lại không phải người dùng tại Việt Nam, mà lại là những nhà làm nội dung chân chính.
Theo GenK
" alt=""/>Blogger nước ngoài tố YouTuber Việt Nam kiếm tiền tỷ nhờ 'ăn cắp' và 'chơi bẩn'OnlinePajak cho phép người dùng lưu lại các khoản thuế phải nộp và giao dịch bằng một vài cú click chuột thay vì điền vào hàng đống giấy tờ. Vì nền tảng được xây dựng trên blockchain, mọi thông tin được bảo đảm an toàn trước lừa đảo chiếm đoạt. Startup với 4 năm tuổi này đã hỗ trợ hơn 800.000 doanh nghiệp và cá nhân thoát khỏi gánh nặng thủ tục thuế quan. Người dùng được miễn phí dịch vụ cơ bản, còn một vài tính năng bổ sung bổ sung như thuế tiền lương sẽ phải đóng một mức phí. Mô hình kinh doanh của OnlinePajak đã thu hút được hàng loạt công ty đầu tư mạo hiểm như Sequoia Capital đổ hàng triệu USD. Cơ quan thuế vụ Indonesia đã chọn OnlinePajak làm đối tác cung cấp dịch vụ trực tuyến e-filing và e-biling.
Trải khắp khu vực Đông Nam Á, những thử nghiệm đã bắt đầu được thúc đẩy. Trong tháng 5/2018, Philippin đã mở cửa chào đón không gian làm việc trên cơ sở blockchain đầu tiên của quốc gia này, tập trung vào ngành công nghệ tài chính. Blockchain Space, nhà điều hành dịch vụ nói trên, đã thực hiện các dự án tương tự ở Jakarta và Kuala Lumpur, cũng như có kế hoạch mở rộng sang Thái Lan và Việt Nam vào cuối năm nay.
Trong khi Đông Nam Á chưa hề xây dựng được danh tiếng của một trung tâm công nghệ toàn cầu, những bước đi chậm rãi gần đầy của cộng đồng startup cho thấy tiềm năng nuôi dưỡng công nghệ mới của khu vực. Với những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch nguồn vốn từ thung lũng Silicon sang các khu vực khác. Do khả năng Mỹ có thể ngăn chặn các luồng đầu tư của Trung Quốc vào các công ty công nghệ tại quốc gia này, nguồn vốn của nhiều ông lớn của Trung Quốc sẽ chảy vào những vùng trũng khác. Có thể kể đến các bước đi trong khu vực Đông Nam Á của các tập đoàn hàng đầu đại lục như Alibaba mua lại Lazada Group và ký các thỏa thuận hợp tác tại Malaysia và Thái Lan. Tencent đang đầu tư vào Sea, công ty vận hành sàn thương mại điện tử Shopee và nền tảng game Garena. JD.com, trong năm ngoái đã đầu tư vào nhãn hàng thời trang Pomelo của Thái Lan, còn hai dịch vụ đi chung lớn nhất khu vực, Grab của Singapore và Go-jek của Indonesia đều nhận được vốn từ Didi Chuxing và Meituan Dianping.
Tiến bộ đang được nhìn thấy khắp nơi. Tại Indonesia, một công ty phân tích dữ liệu trên nền tảng AI, Dattabot, đã phát triển một nền tảng chia sẻ dữ liệu qua blockchain mang tên HARA để giúp nông dân tạo ra mùa vụ bội thu trên quy mô lớn hơn. Ở Việt Nam, startup mang tên Sero đã dựa trên AI để tìm hiểu các bệnh dịch ảnh hưởng tới cây trồng và chia sẻ cách thức giải quyết với nông dân. Sero cho biết các bác sĩ ảo có thể xác dịnh được 20 bệnh cây trồng với độ chính xác từ 70 đến 90%.