Soi kèo phạt góc Liverpool vs Chelsea, 3h15 ngày 1/2


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Shandong Taishan vs Shenzhen Peng City, 18h35 ngày 11/4: Bắt nạt đội khách -
Số liệu được tờ Sohu dẫn từ một số chuyên gia nghiên cứu đồng tính Trung Quốc cho thấy, nước này có khoảng 30 triệu nam giới là người đồng tính. Trong đó, khoảng 80% người đồng tính nam có dự định sẽ kết hôn hoặc đã lấy vợ. Tức Trung Quốc hiện có khoảng 20 triệu ‘đồng thê’. Và đa số trong 20 triệu trường hợp trên đều có kết cục hôn nhân bi thảm. Bi kịch 20 triệu phụ nữ kết hôn với người đồng tínhBởi không ít ‘đồng thê’ lúc kết hôn cảm thấy vô cùng hạnh phúc, nhưng sau đó họ mới phát hiện cuộc hôn nhân trên chỉ là ‘một chiếc lồng giam’ được người chồng tỉ mỉ sắp đặt. Không tình yêu, bạo hành, trầm cảm và bệnh hoa liễu là những cơn ác mộng đối với họ.
“Anh có thể tha cho tôi được mà, cớ sao lại cứ đẩy tôi vào vũng bùn này”, một đoạn trong bức thư tuyệt mệnh được giáo sư trường Đại học Tứ Xuyên, cô La Hồng Linh viết trước khi nhảy lầu tự vẫn.
Nhân vật Lưu Tam Liên trong bộ phim điện ảnh Trung Quốc "Ai là người yêu anh đầu tiên" phải trải qua đủ cung bậc cảm xúc và sự uất nghẹn trong đời sống tinh thần khi phát hiện chồng là người đồng tính. Ảnh: Chinanews. Hóa ra trước đó vài ngày, La phát hiện chồng cô nhận được tin nhắn di động từ một người đàn ông khác. Từ nội dung tin nhắn đó, cô mới biết rằng người chồng cô hết mực yêu thương tham gia nhiều ứng dụng hẹn hò đồng tính nam.
Đả kích trên khiến cô La hoàn toàn suy sụp, và cảm thấy những đóng góp cho gia đình sau khi kết hôn của bản thân trở thành công cốc.
Bởi ai mà biết được người chồng cô luôn yêu thương chăm sóc có dùng tiền lương đi dạy học của cô để đi mua quà tặng cho những người đàn ông khác. Hay có dùng điện thoại iphone cô mua cho để trò chuyện và tán tỉnh những bạn tình. Hoặc liệu chồng cô và những người đàn ông đồng tính trên có vụng trộm trong chính tổ ấm ngày đêm cô góp phần vun đắp.
Tới khi đó, La mới để ý những biểu hiện lạ của chồng cô như số lần quan hệ tình cảm giữa cô và chồng khá thưa thớt; chồng cô nhất quyết đòi ngủ giường riêng; ban ngày không trả lời tin nhắn của cô; sau khi tan làm thường tới phòng tập gym; cuối tuần hay đi chơi và rất sợ ở cùng cô những lúc chỉ có hai người trong phòng ngủ.
Khi La thẳng thắn nói về bí mật động trời cô mới phát hiện ra, người chồng mới thừa nhận anh ta là người đồng tính và mục đích lấy cô là để che giấu giới tính thật của mình. Chính lời thú nhận trên đã khiến tinh thần cô La suy sụp cùng cực, và lựa chọn cái chết làm sự giải thoát.
Tờ Sohu nhận định, nhiều trường hợp người chồng đồng tính hi sinh hạnh phúc hay tính mạng của người bạn đời chỉ để che đậy cho xu hướng tình dục của họ là một điều vô cùng ích kỷ và thiếu đạo đức.
Bởi quan điểm của họ chỉ coi những người vợ như ‘máy đẻ’, mà khi người chung chăn gối đã hoàn thành nhiệm vụ nối dõi tông đường thì những ông chồng đồng tính coi vợ là một vật hết giá trị lợi dụng. Từ đó, họ sẽ viện ra nhiều lý do để từ chối quan hệ tình cảm với vợ, cũng như ra bên ngoài tìm những mối quan hệ đồng tính ngoài luồng.
Về tình trạng hôn nhân của các ‘đồng thê’, họ không được đáp ứng những nhu cầu về tình cảm và tinh thần, cũng như luôn chịu sự ghẻ lạnh tới từ những đức lang quân. Đôi khi sự ghẻ lạnh đó sẽ phát triển thành việc bạo hành thể chất.
Cô Vương Ngọc Mai sống tại tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã kết hôn được 15 năm và có hai đứa con. Trong một lần tình cờ xem qua lịch sử trò chuyện trên ứng dụng điện thoại di động của chồng, Vương mới phát hiện ra người bạn đời đã nhiều lần đưa các bạn tình đồng tính về nhà vụng trộm.
Cô cho biết, cuộc sống hôn nhân của cô không có gì khác ngoài những trận cãi vã. Có một lần khi Vương đang làm cơm thì nổ ra tranh cãi với chồng, người chồng lập tức đập đầu cô vào tường và kề lưỡi dao sát vào cổ cô. Điều đáng buồn là hai đứa con của cô đều phải chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng trên.
Ngoài chịu đựng sự lạnh nhạt về tình cảm và bạo hành thể chất, các ‘đồng thê’ cũng gặp phải nguy cơ mắc bệnh hoa liễu từ những ông chồng. “Có trên 30% đồng thê bị mắc các bệnh hoa liễu. Vợ của những người đàn ông đồng tính thuộc nhóm mắc HIV cao”, giáo sư Trương Bắc Xuyên nói với tờ Sohu.
Còn về những ông chồng đồng tính, họ lại cho rằng bản thân cũng chịu đựng nỗi khổ khi phải lấy vợ và sinh con. Theo họ, chính những định kiến và áp lực từ xã hội đã khiến họ phải che giấu xu hướng tình dục và buộc phải bước vào các cuộc hôn nhân mang tính ép buộc.
“Tôi hoàn toàn có thể hiểu nỗi khổ của người đồng tính khi họ bị phân biệt đối xử. Nhưng đó là sự bất hạnh của bản thân họ, cớ sao lại khiến cho một người phụ nữ vô tội gánh thay. Họ không ngần ngại sử dụng vợ mình như một ‘bình phong’ cho xu hướng giới tính. Và chính xu hướng giới tính đó đã hủy hoại hạnh phúc cả đời của những người vợ”, một cư dân mạng nhận xét.
Tuấn Trần
Xung đột trong cách dạy con của cha mẹ thần đồng Trung Quốc
Từ năm 4 tuổi, Độ Độ đã bị cha bắt cởi trần chạy trong tuyết, học lái máy bay, đi bộ qua sa mạc. Thế nhưng, người mẹ lại phản đối cách giáo dục quá khắc nghiệt này.
"> -
Xem clip: Người phụ nữ ngày 2 lần cầm biển đưa học sinh qua đường Bà U70 cầm biển giúp học sinh qua đường giữa nắng gắt“Biển báo di động”
10h45, trời nắng nóng như đổ lửa. Mặt đường Hưng Nhơn (ấp 3, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM) vốn nhỏ hẹp, bụi mù mịt càng thêm nóng nực, ngộp thở sau những lượt xe ô tô tải vụt qua.
Thế nhưng bà Nguyễn Thị Bạch Phượng (còn gọi là bà Hai Trị, 62 tuổi, ngụ ấp 3, xã Tân Kiên) không chịu ngồi trong nhà. Thấy học sinh trường THCS Tân Kiên dừng xe, đứng phía bên kia để chuẩn bị sang đường về nhà, bà Hai Trị lại chạy ra hỗ trợ.
Bà vớ lấy cái nón lá, rút vội đoạn ống nước bằng nhựa PVC rồi treo lên đó tấm biển có ghi dòng chữ: “Tạm dừng xe cho học sinh qua đường”. Bà tất tả chạy ra, giơ cao tấm biển để điều tiết giao thông, xin đường cho các em học sinh.
Bà đứng giữa hai làn xe ồn ào lướt qua. Mỗi khi thấy xe lớn, không có ý định giảm tốc độ, bà hướng thẳng tấm biển về phía chiếc xe, khoát tay xin đường. Nhận thấy hai dòng xe chậm lại, bà ân cần dẫn đoàn học sinh băng qua.
Đoạn đường dẫn từ trường THCS Tân Kiên ra đường Hưng Nhơn. Giờ tan trường, các học sinh thường phải đứng ở đây rất lâu để tìm cách băng qua. Khi các em đã an toàn, bà ra hiệu cho các tài xế lưu thông bình thường. Hơn một năm qua, bà Hai Trị trở thành “biển báo giao thông di động” để giúp các em học sinh sang đường một cách an toàn.
Bà Hai Trị nói, không ai bắt ép hay vận động bà đội nắng, phơi mưa làm “biển báo giao thông di động” như vậy. Lý do duy nhất để bà làm việc này là bởi “thương các cháu học sinh”.
Nhà bà đối diện con đường từ trường THCS Tân Kiên dẫn ra đường Hưng Nhơn. Mỗi ngày, khi tan trường, các em học sinh đều đứng rất lâu ở đầu đường, đợi xe bớt đông để sang đường về nhà.
Bà kể: “Một hôm, tôi ngồi trước cửa nhà, thấy các cháu cứ đứng ở bên kia đường nhìn nhau mãi mà không dám qua. Đường này nhỏ hẹp lại có 2 chiều xe chạy. Càng về trưa, lượng xe ô tô, xe tải, container chạy qua càng nhiều mà đoạn đường này lại không có biển báo”.
Để học sinh qua đường an toàn, bà Hai Trị lấy bìa các- tông ghi dòng chữ: “Tạm dừng xe cho các em học sinh qua đường” để xin đường cho các em. Sau này, bà được một phụ huynh thiết kế cho một tấm biển khác chuyên nghiệp và to, đẹp hơn. “Tôi nghĩ, như vậy làm sao các cháu qua đường được. Lúc sau, có 2 cháu, qua được nửa đường, thấy tôi liền gọi: “Bà ơi, bà dắt con qua với”. Thế là tôi chạy ra giúp", bà kể thêm.
Sau lần ấy, bà Hai Trị băn khoăn mãi việc làm sao giúp các em học sinh qua đường một cách dễ dàng, an toàn. Hai hôm sau, bà lấy bút viết dòng chữ: “Tạm dừng xe cho các em học sinh qua đường” lên tấm bìa các-tông.
Chờ giờ học sinh tan học, bà đội nắng, cầm tấm bảng nguệch ngoạc chữ viết chạy ra giữa đường phân luồng giao thông, dẫn các em qua. Thấy chữ viết trên tấm bảng quá nhỏ, sợ các tài xế không nhìn thấy, chủ tiệm rửa xe sát vách nhà bà Hai Trị lấy bút tô cho nét chữ đậm hơn.
“Không có tiền thì tôi giúp sức”
Từ ngày có bà cùng tấm bảng, các em học sinh yên tâm hơn mỗi khi sang đường. Phụ huynh cũng không còn lo sợ con em mình bị va quẹt, kẹt xe khi tan lớp.
Vào giờ tan trường, bà cầm tấm biển trên ra giữa đường điều tiết giao thông, giúp các em qua đường an toàn. Đứng xin đường như thế được ít hôm, bà Hai Trị thấy các em tự tin hơn, mạnh dạn đi qua đường. Thế nên bà nghĩ không cần phải cầm bảng đứng điều tiết giao thông nữa. Nhưng một hôm, các em học sinh sau khi qua đường lại tìm đến bà, hỏi: “Bà ơi, sao mấy hôm nay bà không cầm bảng dẫn chúng con qua đường nữa? Con sợ xe lắm”.
Bà Hai Trị chia sẻ: “Nghe các cháu hỏi, tôi thương lắm nên hứa sẽ lại cầm biển ra xin đường, dẫn các cháu qua. Bây giờ, tôi nghĩ sẽ làm hoài vì các cháu đã quen có tôi đứng xin đường giúp rồi. Nếu không thấy tôi, các cháu sẽ trông mong và không dám qua”.
“Tôi đâu có giúp gì nhiều cho các cháu. Tôi chỉ bỏ ra ít thời gian, ít công sức mà các cháu được an toàn là vui và hạnh phúc lắm. Người ta có tiền, đi làm từ thiện, tôi không có tiền để làm như thế thì tôi bỏ công công sức, thời gian giúp các cháu”, bà nói thêm.
Thấy bà làm “chuyện lạ lùng”, nhiều người chê cười. Họ nói bà “rỗi hơi”, “lo chuyện bao đồng”... Tuy nhiên cũng không ít người thấy được ý nghĩa, tính nhân văn trong công việc ấy. Họ trân trọng, cảm ơn bà bằng nhiều cách.
Nhờ bà và tấm biển của mình, các tài xế xe lớn có thể dễ dàng phát hiện, lưu thông chậm để đảm bảo cho học sinh băng qua đường một cách an toàn “Người ta cười tôi nhiều lắm nhưng cũng nhiều người thương và cổ vũ. Nhiều phụ huynh thấy tôi, gật đầu chào, nói lời cảm ơn. Có phụ huynh tên Tâm thường đi đón con, thấy tôi cầm tấm bìa các-tông viết tay, liền tặng tôi tấm bảng chuyên nghiệp và đẹp hơn. Tôi gửi lại tiền mà anh ấy nhất quyết không chịu, cứ nói là tặng để tôi làm việc tốt giúp các em”, bà Hai Trị kể.
Cầm tấm biển được vẽ, trang trí bắt mắt, bà Hai Trị tự tin ra đường giúp đỡ các em học sinh. Thế nhưng, nhiều lúc, bà vẫn bị một số tài xế ý thức chưa cao quát, mắng. Họ quát và yêu cầu bà đứng sát vào lề đường chứ không được đứng giữa đường như vậy.
Bà Hai Trị giải thích: “Nhiều tài xế chạy nhanh, ẩu lắm, sắp đến đoạn đường có học sinh đi qua mà vẫn không chịu giảm tốc độ. Những lúc như thế, tôi phải hướng bảng về phía họ, đứng ra giữa đường, khoát tay xin họ chậm lại”.
Bà nói, bà sẽ tiếp tục làm công việc này dù nhiều lúc thấy rất sợ khi phải đứng chen giữa hai chiếc xe ô tô lớn đang chạy trên đường. “Đường chật, xe đông, nhiều hôm, tôi nín thở đứng kẹt giữa hai chiếc xe tải, container chở cát, đá, sắt… Sợ lắm! Tôi phải đứng giữa đường để 2 chiều xe đều có thể lưu thông, nếu đứng ở một làn dễ xảy ra tình trạng kẹt xe. Tôi không có quyền dừng xe ai cả, tôi chỉ xin họ chạy chậm lại một chút để các em học sinh qua đường, sau đó họ tiếp tục di chuyển thôi”, bà nói thêm.
Nhận thấy việc làm ý nghĩa, người dân địa phương, phụ huynh học sinh mỗi khi thấy bà đội nắng, chen giữa hai làn xe lại nói lời cám ơn, chúc bà sức khỏe. Các phụ huynh cho biết, những ngày đông xe, họ phải nhờ vào sự điều tiết giao thông và tấm biển của bà để sang đường đón con.
“Giao thông đoạn này khá phức tạp. Giờ tan trường, học sinh, phụ huynh của 2 trường tiểu học và trung học sơ sở xã Tân Kiên đổ ra rất đông. Trong khi đó, đoạn đường này lại chưa có biển báo, đèn tính hiệu giao thông nên rất nguy hiểm.
Chúng tôi đều nhờ tấm biển và bà Hai Trị điều tiết để đón con, qua đường. Rất mong cơ quan chức năng nghiên cứu và bố trí đèn tín hiệu giao thông tại đây để việc lưu thông được an toàn, dễ dàng hơn”, một phụ huynh kiến nghị.
Bài, ảnh, clip:Nguyễn Sơn
3 cụ bà 'phượt' 60km bằng xe đạp để ngắm cây cầu dài nhất Bắc Trung Bộ
Cùng nhau đạp xe hơn 60km để được chiêm ngưỡng tận mắt cây cầu biểu tượng nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, 3 cụ bà đến từ Yên Thành khiến nhiều người cảm phục bởi tinh thần "chịu chơi" của mình.
"> -
Vợ tâm sự phát hiện bí mật của chồng nhờ Facebook tự gửi lời mời kết bạnDù chồng tôi cố gắng giải thích nhưng tôi không còn tin tưởng. Ảnh minh họa: Pexels. Chồng tôi và cô gái ấy bắt đầu yêu xa. Thế nhưng, chỉ nửa năm sau, họ chia tay, bởi bạn gái của anh đi lấy chồng. Chồng cô ấy làm việc trong cơ quan nhà nước.
Biết tin ấy, chồng tôi suy sụp, lao vào bia rượu. Tôi nhiều lần tâm sự, khuyên anh phải mạnh mẽ, tìm tình yêu chân thành hơn.
Thế nhưng, anh cứ trượt dài trong sầu muộn. Có những đêm anh uống say khướt rồi gọi điện thoại cho người yêu cũ. Anh khóc bi lụy và van xin người yêu cũ quay về, nối lại tình cảm.
Những lúc anh đau khổ tột cùng, tôi luôn ở bên động viên: “Cậu cố gắng quên cô ấy đi, ngoài kia còn biết bao cô gái tốt hơn gấp trăm ngàn lần”.
Có vẻ, lời khuyên của tôi không hợp ý của anh. Thế nên, anh hét vào mặt tôi: “Nếu không là cô ấy thì tớ không cưới cô gái nào khác”.
Câu nói của anh khiến tôi cảm thấy ganh tỵ và nhận ra mình thích anh nhiều hơn là một người bạn.
Mỗi lần anh say bét nhè, tôi lại có cơ hội ngồi cạnh, lặng lẽ nhận ra tình cảm của mình đã không thể kiểm soát.
Trong khoảnh khắc không nén được cảm xúc, tôi cúi người hôn anh. Trong cơn say, anh trở mình và ôm trọn tôi vào vòng tay ấm áp.
Đêm hôm đó, chúng tôi vượt quá giới hạn. Lúc tỉnh lại, anh bối rối, còn tôi vừa hạnh phúc vừa lo lắng.
“Tớ sẽ chịu trách nhiệm”, anh lí nhí nói.
Chúng tôi bắt đầu chuyển từ làm bạn sang yêu nhau. Dù anh cố tỏ ra yêu thương, chiều chuộng hết mực nhưng tôi luôn bị ám ảnh, sợ anh vẫn nhớ người yêu cũ.
Đến lúc cưới nhau, tôi vẫn nhớ rõ câu “Nếu không là cô ấy thì tớ không cưới cô gái nào khác” mà anh từng nói. Câu nói ấy khiến tôi hoang mang và lo sợ mông lung.
Và, sau 4 tháng kết hôn, tôi phát hiện anh vẫn âm thầm theo dõi người yêu cũ qua mạng xã hội. Có lẽ, tôi sẽ không bao giờ biết được việc này nếu Facebook không mắc lỗi tự gửi lời kết bạn cho người lạ.
Tối 12/5, tôi xem điện thoại của anh và phát hiện chồng mình vừa kết bạn với người yêu cũ trên Facebook. Bao nhiêu lo ngại bấy lâu của tôi đã rõ, anh vẫn nhớ đến người yêu cũ.
Ghen tuông, tôi hỏi anh tại sao lại kết bạn với người yêu cũ thì anh ngỡ ngàng, vội giật lại điện thoại kiểm tra.
Chồng tôi có vẻ như không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Anh cố giải thích với tôi rằng anh chỉ vô tình vào xem trang cá nhân của người yêu cũ. Anh không gửi lời mời kết bạn.
Tôi biết anh không nói dối nhưng rõ ràng anh vẫn nhớ đến cô ấy nên mới tìm kiếm và biết được Facebook của người cũ.
Tôi là người hiểu rõ chồng mình yêu cô gái kia nhiều như thế nào. Thế nên, tôi không thể cho qua, mắt nhắm mắt mở mà quên chuyện đó.
Quá khứ ám ảnh không cho phép tôi tin anh đã quên tình cũ.
Độc giả Mỹ Lan
Tâm sự của chàng trai phải trả góp tiền mua điện thoại cho người yêu cũ
Chia tay 3 tháng, tôi vẫn phải làm quần quật để trả góp tiền mua điện thoại cho người yêu cũ.">