Bongdanet.vn phân soi kèo phạt góc trận Mexico vs Peru, 8h ngày 25/9 - Giao hữu Quốc tế. Soi kèo châu Á, Tài xỉu phạt góc trận đấu Mexico vs Peru chính xác nhất.Nhận định, soi kèo Mexico vs Peru, 8h ngày 25/9" />

Soi kèo phạt góc Mexico vs Peru, 8h ngày 25/9

Thể thao 2025-04-26 09:02:23 774

Bongdanet.vn phân soi kèo phạt góc trận Mexico vs Peru,èophạtgócMexicovsPeruhngàtin bão 8h ngày 25/9 - Giao hữu Quốc tế. Soi kèo châu Á, Tài xỉu phạt góc trận đấu Mexico vs Peru chính xác nhất.

Nhận định, soi kèo Mexico vs Peru, 8h ngày 25/9
本文地址:http://wallet.tour-time.com/html/939c398720.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Rayo Vallecano, 2h30 ngày 25/4: Khó có bất ngờ

COP28 đạt thỏa thuận lịch sử, các nước hứa giảm dùng dầu mỏQuốc ĐạtQuốc Đạt

(Dân trí) - Hội nghị COP28 đã kết thúc với việc đại diện của gần 200 quốc gia nhất trí giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu nhằm ngăn chặn tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.

COP28 đạt thỏa thuận lịch sử, các nước hứa giảm dùng dầu mỏ - 1

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ tiên tiến của Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất kiêm Chủ tịch COP28 Sultan Ahmed Al Jaber dự phiên họp toàn thể sau khi dự thảo thỏa thuận được công bố tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc COP28 ở Dubai vào ngày 13/12 (Ảnh: Reuters).

Nội dung thỏa thuận kêu gọi "chuyển dịch khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng theo cách công bằng, có trật tự và hợp lý... để đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 phù hợp với khoa học".

Thỏa thuận này cũng kêu gọi tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo trên toàn cầu vào năm 2030, tăng tốc giảm sử dụng than và đẩy nhanh nghiên cứu các công nghệ (như thu hồi và lưu trữ carbon) có thể làm sạch các ngành công nghiệp khó khử cacbon.

Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber gọi thỏa thuận này là "lịch sử" nhưng nhấn mạnh rằng thành công thực sự của thỏa thuận nằm ở khâu thực hiện.

"Chúng ta phải thực hiện các bước cần thiết để biến thỏa thuận này thành hành động thực chất", ông nói với phiên họp toàn thể tại hội nghị thượng đỉnh COP28.

Các nước đạt được thỏa thuận trên tại Dubai sau 2 tuần đàm phán cam go nhằm gửi đi tín hiệu mạnh mẽ tới giới đầu tư và giới hoạch định chính sách rằng, thế giới nhất trí muốn từ bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Một số quốc gia tán thưởng thỏa thuận này vì nó đã làm được điều khó thực hiện trong quá trình đàm phán khí hậu nhiều thập kỷ qua.

Hơn 100 quốc gia muốn nội dung thỏa thuận có từ ngữ mạnh mẽ kêu gọi "loại bỏ" việc sử dụng dầu, khí đốt và than đá. Nhưng điều này vấp phải sự phản đối từ nhóm sản xuất dầu OPEC, tổ chức cho rằng thế giới có thể cắt giảm khí thải mà không loại bỏ các loại nhiên liệu cụ thể.

Các nhà sản xuất dầu lập luận rằng nhiên liệu hóa thạch có thể không gây ra tác động tới khí hậu nếu sử dụng công nghệ có thể thu giữ và lưu trữ lượng khí thải carbon dioxide. Tuy nhiên, công nghệ thu hồi carbon rất tốn kém và vẫn chưa được chứng minh trên quy mô lớn, theo Reuters.

COP28 đạt thỏa thuận lịch sử, các nước hứa giảm dùng dầu mỏ - 2

Chủ tịch COP28, Sultan Ahmed Al Jaber, ôm ông Simon Stiell, Thư ký điều hành Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu, vào ngày 13/12 (Ảnh: Reuters).

Sau khi thỏa thuận đã được ký kết, các quốc gia có trách nhiệm thực hiện nó thông qua chính sách và đầu tư quốc gia.

Tại Mỹ, nước phát thải khí nhà kính lớn nhất trong lịch sử, các đời chính quyền quan tâm đến khí hậu vẫn thường phải chật vật khi cố gắng vận động thông qua các đạo luật tuân thủ cam kết chống biến đổi khí hậu của nước này.

Trên lĩnh vực này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giành được chiến thắng lớn vào năm ngoái khi thông qua Đạo luật Giảm lạm phát, cung cấp hàng trăm tỷ USD trợ cấp cho xe điện, gió, năng lượng mặt trời và các công nghệ năng lượng sạch khác.

Thái độ ủng hộ ngày càng lớn đối với năng lượng tái tạo và xe điện trên khắp thế giới, cùng với tiến triển công nghệ, chi phí giảm và đầu tư tư nhân ngày càng tăng, đã thúc đẩy mức tăng trưởng nhanh chóng trong ngành này.

Dù vậy, dầu, khí đốt và than đá vẫn chiếm khoảng 80% năng lượng của thế giới.

Theo Reuters, Nikkei">

COP28 đạt thỏa thuận lịch sử, các nước hứa giảm dùng dầu mỏ

Phương Tây kêu gọi Israel chấm dứt tấn công lính gìn giữ hòa bình ở Li BăngĐức HoàngĐức Hoàng

(Dân trí) - Lãnh đạo các nước phương Tây phát đi thông điệp kêu gọi Israel chấm dứt tấn công các thành viên lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở Li Băng.

Phương Tây kêu gọi Israel chấm dứt tấn công lính gìn giữ hòa bình ở Li Băng - 1

Các thành viên của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (UNIFIL) quan sát biên giới Li băng - Israel (Ảnh: Reuters).

AFPđưa tin, các nước phương Tây ngày 11/10 phát đi thông điệp trên sau khi các vụ nổ đã làm 2 binh sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (UNIFIL) bị thương gần biên giới Li Băng - Israel.

Quân đội Israel (IDF) cho biết lực lượng của họ đã nổ súng vào một mối đe dọa gần vị trí phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc vào hôm 11/10. Một phát ngôn viên của phái bộ UNIFIL cho biết 2 lính gìn giữ hòa bình Sri Lanka đã bị thương.

Khi được hỏi về vụ việc, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với các phóng viên rằng ông "hoàn toàn, chắc chắn" sẽ yêu cầu Israel không bắn vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Li Băng.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết "hoàn toàn không thể chấp nhận được" khi lực lượng gìn giữ hòa bình "bị nhắm mục tiêu một cách cố ý". Bộ Ngoại giao Pháp đã triệu tập đại sứ Israel, nói rằng vụ việc này "vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và phải chấm dứt ngay lập tức".

Thủ tướng Italy Giorgia Meloni lên án vụ nổ súng mà bà cho là vi phạm nghị quyết của Liên hợp quốc và "không thể chấp nhận được". Italy có hơn 1.000 quân ở Li Băng.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez yêu cầu "chấm dứt mọi hành vi bạo lực" đối với lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Lebanon. Ông gọi vụ việc hôm 11/10 là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".

Bộ trưởng ngoại giao Ireland Micheal Martin gọi đây là diễn biến "gây sốc" và "không thể chấp nhận được" và là "sự gia tăng rất nghiêm trọng thái độ thù địch của IDF đối với lực lượng Liên hợp quốc". Ireland có khoảng 350 binh sĩ trong UNIFIL.

Trong một diễn biến khác, ngày 11/10, quốc gia Trung Mỹ Nicaragua tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel.

Trong một tuyên bố, chính phủ Nicaragua cho biết họ đưa ra quyết định này là  do các cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ của người Palestine. Trước đó trong ngày, quốc hội nước này đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Nicaragua hành động nhân dịp 1 năm cuộc chiến Israel - Hamas nổ ra ở Gaza.

Chính phủ Nicaragua cho biết cuộc xung đột hiện đã "mở rộng sang Li Băng và đe dọa nghiêm trọng đến Syria, Yemen và Iran".

Theo AFP">

Phương Tây kêu gọi Israel chấm dứt tấn công lính gìn giữ hòa bình ở Li Băng

NATO lên tiếng sau khi Ukraine trình bày kế hoạch chiến thắng NgaĐức HoàngĐức Hoàng

(Dân trí) - Sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố kế hoạch chiến thắng Nga, NATO thừa nhận không thể ủng hộ hoàn toàn phương án này.

NATO lên tiếng sau khi Ukraine trình bày kế hoạch chiến thắng Nga - 1

Tổng thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: AFP).

Vào ngày 16/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã trình bày kế hoạch chiến thắng Nga của Ukraine trước quốc hội nước này, Verkhovna Rada. Sau đó, ông Zelensky tiếp tục đưa kế hoạch 5 điểm này tới trình bày với các quốc gia phương Tây với mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và tái thiết đất nước sau chiến sự.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo sau đó, Tổng thư ký NATO Mark Rutte thừa nhận rằng liên minh này vẫn chưa thể hoàn toàn ủng hộ kế hoạch chiến thắng của Ukraine.

"Đây là một tín hiệu mạnh mẽ từ ông Zelensky. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có thể nói rằng tôi ủng hộ toàn bộ kế hoạch vì điều đó sẽ khá khó khăn do có nhiều vấn đề mà chúng ta phải hiểu rõ hơn", ông Rutte nói.

Ông giải thích rằng lời mời gia nhập liên minh phải là quyết định nhất trí của tất cả 32 thành viên NATO và các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.

"Con đường gia nhập NATO của Ukraine là không thể đảo ngược. Điều đó được nêu rõ ràng, và chúng tôi đang liên lạc chặt chẽ với các đồng minh và Ukraine để xem chúng tôi có thể thực hiện các bước tiếp theo như thế nào", ông giải thích.

Trong kế hoạch 5 điểm mà ông Zelensky trình bày, ông kêu gọi các nước phương Tây nên mời Ukraine gia nhập NATO ngay lập tức để chứng minh ý định rõ ràng là đưa Ukraine vào hệ thống an ninh phương Tây. Theo ông Zelensky, đây cũng là dấu hiệu cho thấy lòng dũng cảm và quyết tâm của phương Tây.

Tuy nhiên, NATO trước đó nói rằng, Ukraine sẽ khó có thể gia nhập liên minh khi xung đột vẫn còn đang diễn ra.

Trong khi đó, ông Zelensky tiết lộ rằng, trong cuộc gặp với ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Mỹ Donald Trump tháng trước, ông đã nói để bảo vệ an ninh của Ukraine, nước này hoặc phải vào NATO hoặc cần phải có vũ khí hạt nhân.

Mặt khác, Tổng thống Ukraine đã giải thích rằng, ông sẽ chọn phương án trở thành một phần của NATO để bảo đảm an ninh tương lai cho đất nước chứ không có ý định theo đuổi vũ khí hạt nhân.

"Chúng tôi chưa bao giờ nói về việc... chúng tôi đang chuẩn bị tạo ra vũ khí hạt nhân hay điều gì đó tương tự như vậy", ông khẳng định.

Theo Kyiv Post">

NATO lên tiếng sau khi Ukraine trình bày kế hoạch chiến thắng Nga

Nhận định, soi kèo RKC Waalwijk vs Utrecht, 23h45 ngày 25/4: Thắng để chen chân Top 3

Thưởng tới 500 triệu đồng nếu bàn giao đúng tiến độ khi thu hồi đấtDương TâmDương Tâm

(Dân trí) - Theo Quyết định 56 của TP Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, mức thưởng tối đa 5 triệu đồng với cá nhân, còn tổ chức là 500 triệu đồng nếu bàn giao đất thu hồi đúng hạn.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 56/2024 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Quyết định 56 có hiệu lực từ ngày 20/9, sẽ thay thế các quy định trước đó, gồm: Quyết định số 10/2017 và Quyết định số 27/2024.

Quyết định số 56 quy định một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố là bước tiến quan trọng nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng trong quá trình thu hồi đất và tạo điều kiện cho công tác giải phóng mặt bằng.

Quy định mới sẽ áp dụng cho các cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu về đất đai, các đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và người có đất bị thu hồi cùng chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, các đối tượng liên quan khác đến việc bồi thường, hỗ trợ cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh.

UBND TP Hà Nội đã phân cấp nhiều nội dung thực hiện. Cụ thể, Sở Xây dựng Hà Nội được giao nhiệm vụ ban hành quyết định về giá bán, cho thuê và cho thuê mua nhà tái định cư. UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định hỗ trợ đối với các dự án cụ thể như hỗ trợ diện tích thu hồi còn lại của thửa đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, cũng như hỗ trợ ổn định đời sống.

Quyết định số 56 khẳng định: "Việc bồi thường về đất trên địa bàn thành phố chủ yếu được thực hiện bằng tiền. Trong các trường hợp người dân bị thu hồi toàn bộ đất ở hoặc phần diện tích còn lại nhỏ hơn mức tối thiểu được phép tách thửa và không còn chỗ ở nào khác trong địa phương sẽ được giao đất ở, bán nhà tái định cư hoặc nhận bồi thường bằng tiền".

Đối với đất nông nghiệp, quy định mức bồi thường chi phí đầu tư còn lại là 50 nghìn đồng/m2 đối với đất trồng lúa nước và 35 nghìn đồng/m2 đối với đất trồng cây lâu năm. Mức bồi thường tối đa cho mỗi người sử dụng đất không vượt quá 250 triệu đồng. Đối với đất phi nông nghiệp, mức bồi thường là 35 nghìn đồng/m2.

Thưởng tới 500 triệu đồng nếu bàn giao đúng tiến độ khi thu hồi đất - 1

Các công trình xây dựng gắn liền với đất khi bị thu hồi sẽ được bồi thường theo giá trị hiện có (Ảnh: Trần Kháng).

Bên cạnh đó, nhà và các công trình xây dựng gắn liền với đất khi bị thu hồi sẽ được bồi thường theo giá trị hiện có. Khoản bồi thường này tính bằng tỷ lệ 60% giá trị hiện có của công trình. Đối với những công trình không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, các đơn vị bồi thường sẽ phối hợp cùng các phòng quản lý đô thị thẩm định, lập hồ sơ thiết kế phù hợp để tính toán mức bồi thường chính xác.

Trường hợp gia đình phải di dời mồ mả, sẽ được bồi thường theo đơn giá do UBND TP Hà Nội quy định. Nếu gia đình tự lo đất để di chuyển mồ mả, ngoài chi phí bồi thường di chuyển, sẽ nhận thêm hỗ trợ 10 triệu đồng/mộ. Đối với các mộ vô chủ, đơn vị bồi thường sẽ ký hợp đồng với các tổ chức như Ban Phục vụ lễ tang để thực hiện di chuyển.

Người dân bị thu hồi đất và phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi thành phố sẽ được bồi thường 10 triệu đồng/người, trong khi những trường hợp di chuyển sang tỉnh, thành phố khác sẽ được hỗ trợ 15 triệu đồng/người. Đối với các tổ chức, chi phí tháo dỡ, di chuyển máy móc và tài sản sẽ được lập dự toán và phê duyệt theo thẩm quyền của UBND cấp huyện.

Đặc biệt, nhằm khuyến khích việc bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, quy định tại Điều 18 của Quyết định này đã đề ra các mức thưởng cụ thể như sau: Đối với đất nông nghiệp, người sử dụng đất nông nghiệp là hộ gia đình hoặc cá nhân, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện bồi thường về đất và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ sẽ được thưởng 3 nghìn đồng/m2, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người sử dụng đất.

Đối với nhà ở, đất ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất nhưng phải phá dỡ toàn bộ nhà ở, nhà xưởng hoặc công trình sản xuất, kinh doanh, người sử dụng đất sẽ được thưởng, như sau: 5 triệu đồng/người nếu di chuyển và bàn giao mặt bằng trước thời hạn 16 ngày hoặc nhiều hơn; thưởng 4 triệu đồng/người nếu bàn giao trong phạm vi 15 ngày trước thời hạn; thưởng 3 triệu đồng/người nếu bàn giao đúng ngày quy định….

Các tổ chức kinh tế bàn giao mặt bằng đúng tiến độ sẽ được thưởng 10.000 đồng/m2 đất có nhà xưởng hoặc nhà làm việc bị thu hồi. Mức thưởng tối đa cho mỗi tổ chức không vượt quá 500 triệu đồng và tối thiểu không dưới 5 triệu đồng/tổ chức.

Quy định này không chỉ tạo động lực cho người dân và các tổ chức bàn giao mặt bằng đúng hạn, mà còn góp phần bảo đảm tiến độ các dự án phát triển hạ tầng.

">

Thưởng tới 500 triệu đồng nếu bàn giao đúng tiến độ khi thu hồi đất

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đôMinh PhươngMinh Phương

(Dân trí) - Ấn Độ và Thái Lan đang tiến tới kế hoạch thu phí đối với phương tiện đi vào các quận trung tâm thành phố lớn nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm.

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô - 1

Chương trình thu phí chống tắc nghẽn là một phần trong nỗ lực nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm tại các thành phố lớn (Ảnh: Nikkei Asia).

BáoNikkei Asiacủa Nhật Bản ngày 25/11 đưa tin, Ấn Độ sẽ sớm thu thuế chống ùn tắc giao thông tại 13 khu trung tâm ở vùng New Delhi. Theo đó, các phương tiện giao thông đi vào khu vực trung tâm này trong các khung giờ cao điểm 8h-10h sáng và 17h30-19h30 sẽ bị tính phí.

Thành phố Bengaluru ở miền Nam Ấn Độ cũng đang xem xét triển khai chương trình tương tự.

Chính phủ Thái Lan gần đây cũng vạch ra kế hoạch thu phí 40 đến 50 baht (1,16 đến 1,45 USD) một ngày đối với các phương tiện chạy qua trung tâm Bangkok. Chi tiết chính sách, bao gồm khu vực trong diện áp dụng cũng như việc thu phí sẽ được thông qua vào năm 2025.

Lưu lượng giao thông hàng ngày ở trung tâm Bangkok đạt khoảng 700.000 xe/ngày. Theo ước tính, thuế tắc nghẽn sẽ mang lại nguồn thu hàng năm khoảng 10 tỷ baht và chính quyền địa phương có thể sử dụng nguồn ngân sách này để hỗ trợ giá vé tàu.

Tắc nghẽn giao thông đã trở thành một vấn đề xã hội ở châu Á. Khi mọi người chuyển đến các thành phố có nền kinh tế phát triển, đường sắt và cơ sở hạ tầng vận chuyển khác không theo kịp tốc độ. Tình trạng tắc nghẽn kinh niên cũng gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, ngành vận tải chiếm 13% lượng khí thải CO2 của châu Á trong năm 2018.

Thái Lan đã cam kết đạt được mục tiêu trung hòa carbon và đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.

Tuy nhiên, việc sử dụng xe điện tại các nước này vẫn ít hơn so với ở châu Âu. Chương trình thu phí chống tắc nghẽn là một phần trong nỗ lực giảm bớt việc sử dụng ô tô chạy bằng xăng thực hiện song song với các chương trình nhằm thúc đẩy sự phổ biến của xe điện.

Ở châu Âu, việc thu phí tắc nghẽn gắn liền với nỗ lực thúc đẩy xe điện và quá trình khử cacbon trong một số trường hợp.

Ví dụ, London đã mở rộng vùng phát thải siêu thấp cho toàn bộ thành phố kể từ tháng 8/2023, với những phương tiện không tuân thủ sẽ bị tính phí hàng ngày tách biệt với phí tắc nghẽn.

New York thu phí chống tắc nghẽn từ tháng 1/2025

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô - 2

Đường phố New York (Ảnh: New York Times).

Trên thế giới, một số thành phố lớn đã bắt đầu áp dụng chương trình thu phí chống tắc nghẽn. Cơ quan giao thông vận tải London cho biết lưu lượng giao thông trong tuần trong khu vực thu phí tắc nghẽn thấp hơn 18% so với trước khi chương trình được triển khai vào năm 2003.

Nối gót London (Anh), Stockholm (Thụy Điển) và Singapore, chính quyền New York, Mỹ mới đây cũng công bố chính sách mới nhằm hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông ở trung tâm.

Bất chấp những ý kiến trái chiều, Cục Quản lý Đường cao tốc Liên bang Mỹ đầu tháng này đã đưa ra phê duyệt cuối cùng đối với đề xuất thu phí chống tắc nghẽn của New York.

Theo đó, hầu hết tài xế các phương tiện khi đi vào trung tâm Manhattan sẽ phải trả phí 9 USD. Xe tải và xe buýt sẽ phải trả mức phí cao hơn, nhưng sẽ được giảm phí khi di chuyển vào giờ thấp điểm.

Chính sách bắt đầu áp dụng từ ngày 5/1/2025. Mức phí sẽ tăng lên 12 USD sau 3 năm và sau đó lên 15 USD vào năm 2031.

Mục tiêu trọng tâm của chương trình là huy động 15 tỷ USD tài trợ cho Cơ quan Giao thông Đô thị để chi trả cho việc hiện đại hóa hạ tầng giao thông của thành phố.

Thống đốc bang New York Kathy Hochul cho biết, chương trình cũng sẽ giúp giảm tắc nghẽn, cắt giảm khí thải và cải thiện môi trường sống.

New York sẽ là thành phố tiên phong ở Mỹ áp dụng biện pháp thu phí nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí nội đô. Tuy nhiên, kế hoạch thu phí này của New York vẫn có nguy cơ bị hủy bỏ do đối mặt với một loạt vụ kiện.

Kendra Hems, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Đường bộ New York, nói rằng kế hoạch thu phí chống tắc nghẽn bất lợi cho nền kinh tế, gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, làm tăng giá hàng hóa. "Hiệp hội Vận tải Đường bộ New York sẽ tiếp tục sử dụng mọi công cụ có sẵn để chống lại kế hoạch này", ông tuyên bố.

Một cuộc khảo sát của Siena College được thực hiện vào tháng 4 cho thấy khoảng 2/3 cư dân bang New York phản đối chương trình này.

Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng phản đối kế hoạch thu phí, nói rằng chi phí tăng có thể khiến khách du lịch rời xa Manhattan và gây tổn hại cho doanh nghiệp. Ông cam kết sẽ hủy bỏ kế hoạch này ngay những ngày đầu khi ông nhậm chức vào tháng 1 tới mặc dù các lựa chọn của ông hiện bị hạn chế vì chính phủ liên bang đã phê duyệt.

Vào những năm 1950, ý tưởng thu phí tắc nghẽn lần đầu tiên được đưa ra tại New York bởi nhà kinh tế William Vickrey của Đại học Columbia nhằm hạn chế tình trạng tắc đường. Giới chức trách khi đó vẫn coi đây là ý tưởng khó khả thi bởi vì có những người đi làm không có lựa chọn nào khác ngoài lái xe vào trung tâm Manhattan.

Trên thế giới, một số thành phố bắt đầu áp dụng chương trình thu phí này. Ban đầu, người dân cũng tỏ ra không mặn mà với chính sách mới. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người thừa nhận chương trình này có hiệu quả trong việc giảm tắc nghẽn phương tiện và cắt giảm ô nhiễm đồng thời gây quỹ cho ngân sách công.

Theo các chuyên gia, kết quả chương trình thu phí của New York sẽ là hình mẫu cho các thành phố khác ở Mỹ.

"Mặc dù giai đoạn điều chỉnh là không thể tránh khỏi, nhưng lợi ích lâu dài đối với khả năng di chuyển trong đô thị, chất lượng không khí và khả năng phục hồi khí hậu là rất đáng kể và sẽ được các thế hệ hiện tại và tương lai đón nhận", Jimena González-Ramírez, giáo sư chuyên về kinh tế môi trường tại Đại học Manhattan, bình luận.

Theo Nikkei Asia, New York Times">

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô

Hơn 100 dự án nhà ở xã hội đang thuộc đối tượng vay gói 120.000 tỷ đồngHà PhongHà Phong

(Dân trí) - Theo Bộ Xây dựng, 108 dự án nhà ở xã hội đã được cấp phép xây dựng, đang xây dựng thuộc đối tượng cho vay của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Tại báo cáo thị trường bất động sản quý II vừa công bố, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến quý II năm nay, cả nước có 294 dự án nhà ở xã hội đang triển khai xây dựng, với quy mô xây dựng khoảng 288.499 căn.

Đáng chú ý, có khoảng 108 dự án đã được cấp phép xây dựng, đang triển khai đầu tư xây dựng thuộc đối tượng cho vay của Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Hơn 100 dự án nhà ở xã hội đang thuộc đối tượng vay gói 120.000 tỷ đồng - 1

Một dự án nhà ở xã hội đang xây dựng ở Hà Nội (Ảnh minh họa: Hà Phong).

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay đã có 15/63 Sở Xây dựng trên địa bàn cả nước đã rà soát hồ sơ, lập danh mục các dự án đủ điều kiện trình UBND cấp tỉnh xem xét công bố danh mục tổng số 40 dự án với tổng mức đầu tư là 43.707 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 18.010 tỷ đồng

Cụ thể, có 11 UBND tỉnh bố danh mục 24 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với tổng vốn đầu tư là 31.673,1 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn là 12.442,78 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, các dự án nếu được phê duyệt vay với nhu cầu nêu trên sẽ giải quyết 12.442/120.000 tỷ đồng, đạt 10,37% số vốn giải ngân trong gói tín dụng 120.000 tỷ.

Cũng theo Bộ Xây dựng, Bộ này sẽ tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành, địa phương tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả, tiếp tục làm việc với một số địa phương để kiểm tra, đôn đốc việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đạt mục tiêu đề ra và giải ngân hiệu quả gói hỗ trợ trong thời gian tới.

Đồng thời, Bộ Xây dựng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên cơ sở bảo đảm sản xuất, kinh doanh, hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng được kiến nghị tiếp tục quyết liệt trong triển khai thực hiện việc chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng và chỉ đạo các ngân hàng thương mại cổ phần khác tích cực tham gia thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội". 

Đối với các địa phương, Bộ Xây dựng đề nghị khẩn trương, quyết liệt thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, theo đó giám sát việc triển khai thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội" đảm bảo kế hoạch đã đề ra. 

">

Hơn 100 dự án nhà ở xã hội đang thuộc đối tượng vay gói 120.000 tỷ đồng

友情链接