Bà Trần Kim Thu (51 tuổi, ngụ số nhà 32 đường An Tài, phường 7, quận 8) cho biết, nhà bà là một trong số những căn bị ảnh hưởng nặng nhất trong khu vực. Bà Thu cho hay, tình trạng này xuất hiện từ lúc công trình cống chống ngập bắt đầu xây dựng.
“Những vết nứt lúc đầu còn nhỏ, rồi càng ngày càng lan rộng ra. Đặc biệt là những khi họ đóng cọc xây dựng xuống kênh, nhà cửa cứ rung lên hết”, bà Thu nói.
![]() |
Bà Thu vừa kể vừa chỉ vào những vết nứt xuất hiện trên tường nhà. |
Cũng theo bà Thu, người dân sinh sống trong khu vực đa phần là dân lao động. Ngày làm mệt, đêm về họ chỉ muốn nghỉ ngơi cho lại sức, nhưng từ lâu, đêm chúng tôi cứ thấp thỏm, ngủ không ngon giấc vì những tiếng động lạ, tiếng nứt vỡ trên tường, dưới nền nhà phát ra, nhiều khi tưởng như sập đến nơi.
Do ảnh hưởng từ công trình, các cột bê tông ở mái hiên nhà bà Thu bị nứt toác, có cột gãy đôi. Sợ nhà sập, người phụ nữ này đã dùng các dây nylon để “buộc tạm” các cột nhà lại.
![]() |
Tường nhà bị nứt gãy, bà Thu buộc tạm bằng dây nylon rồi mua cọc sắt về chống tạm. |
Anh Nguyễn Hùng Minh (trú tại số nhà 40, đường An Tài) kể: “Họ đóng cọc, thi công suốt ngày đêm khiến nhà cửa lúc nào cũng run lên bần bật. Không những thế, người dân chúng tôi còn bị “tra tấn” bởi tiếng ồn phát ra từ công trường”.
Chỉ tay vào vết nứt to bằng bàn tay trên tường, có dòng chữ “Tường nứt, nguy hiểm không lại gần”, anh Minh cho biết, những chữ này là do đơn vị thi công viết.
“Công ty Trung Nam cùng chính quyền địa phương đã mấy lần xuống đo đạc, kiểm tra những vết nứt, sụt lún, hư hại trong các nhà dân và đánh dấu lại. Họ nói đến tháng 10 năm nay, khi công trình thi công xong sẽ bồi thường, nhưng chúng tôi không biết sao”, anh Minh nói.
![]() |
Vết nứt bằng bàn tay cùng dòng chữ cảnh báo trên tường một nhà dân. |
Bà Thu cũng xác nhận, đơn vị thi công đã xuống những nhà bị ảnh hưởng kiểm tra và hứa tháng 10/2017 sẽ tiến hành bồi thường. “Riêng những hộ bị thiệt hại nặng nề nhất, họ đã tiến hành đưa trước một số tiền để tạm khắc phục hậu quả, sau này bồi thường tiếp. Nhà tôi đã được đưa 18 triệu đồng, một số hộ trong khu vực cũng được họ đưa trước tiền, nhưng chỉ 10, 12, 14 triệu đồng, tùy vào mức độ thiệt hại”, bà Thu nói.
Không chỉ gây hư hại về nhà cửa, công việc kinh doanh của người dân cũng bị ảnh hưởng. Chị Hồng, chủ tiệm tạp hóa cho biết, thời gian trước các hộ kinh doanh ở đây khá thuận lợi. Tuy nhiên, công trình xây dựng cống chống ngập choán hết phần lớn mặt đường An Tài, phần đường nhỏ còn lại chỉ đủ một xe máy chui lọt, lại bị bùn đất từ công trường bắn ra, trời nắng thì bụi bặm, trời mưa rất lầy lội.
![]() |
Sân nhà anh Minh nứt toác, nhiều mảng lớn bị sụt lún. |
“Chúng tôi còn đỡ hơn vì bán được hàng cho công nhân trong công trường. Nhưng những hộ kinh doanh khác hầu hết phải tạm đóng cửa vì việc buôn bán rất ế ẩm”, chị Hồng tâm sự.
Được biết, công trình này được khởi công từ tháng 6/2016, là một trong 6 cống chống ngập được xây dựng trên địa bàn TP.HCM, do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group), đầu tư với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng.
Hiện tại, theo thống kê của Trung Nam Group, có 169 căn nhà thuộc phường 16 và phường 7, quận 8, bị hư hại do thi công cống chống ngập. Chủ đầu tư đang phối hợp với các đơn vị bảo hiểm và chính quyền địa phương, nhằm xác nhận hiện trạng, lập hồ sơ bồi thường và thương thảo bồi thường cho các hộ dân chịu ảnh hưởng.
Quốc Tuấn - Khắc Thành
![]() TP.HCM: Chẳng lẽ "thất thủ" trước “bệnh nan y” ùn tắc, ngập lụt?Nhiều bất cập còn tồn tại cũng như những kiến nghị, giải pháp đã được các chuyên gia tham gia thảo luận trong Hội thảo chuyên đề “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM”. " alt=""/>“Siêu dự án” chống ngập khiến hàng trăm nhà dân biến dạng![]() “Trường ĐH Hải Phòng phải chấp hành nghiêm túc yêu cầu đình chỉ hoạt động các tòa nhà ký túc xá của cơ quan công an. Quy định về phòng cháy, chữa cháy phải được thực hiện nhằm bảo đảm an toàn cho sinh viên” - ông Tú khẳng định. Đồng thời, theo ông Tú, nhà trường phải nhanh chóng di chuyển sinh viên sang nơi ở mới, có giải pháp sắp xếp hợp lý để đảm bảo sức khoẻ, ổn định tinh thần cho các em trong thời gian trước mắt. Trong khi đó, ông Phạm Hùng Anh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) - cho hay đã liên tục yêu cầu Trường ĐH Hải Phòng báo cáo nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông tin chính thức. ![]() ![]() “Nếu vì một lý do nào đó khiến ký túc xá không đảm bảo an toàn, việc tạm ngừng cho sinh viên ở để sửa chữa thuộc thẩm quyền của nhà trường. Tuy nhiên, cách làm như vừa qua của Trường ĐH Hải Phòng chưa ổn, đẩy sinh viên vào tình thế khó khăn. Nhà trường phải có giải pháp hỗ trợ sinh viên” - ông Hùng Anh nói. Ông Hùng Anh cho hay về phân cấp, Trường ĐH Hải Phòng thuộc UBND TP Hải Phòng quản lý và chịu trách nhiệm toàn diện, cả với sinh viên. "Bộ GD-ĐT chỉ ban hành cơ chế, chính sách cho sinh viên nói chung, chứ không quản lý trực tiếp. Tuy nhiên, Bộ cũng đang đề nghị UBND TP Hải Phòng và yêu cầu nhà trường báo cáo về sự việc. Tinh thần của Bộ là phải có phương án xử lý nhanh, dứt điểm sự việc này để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên". Trao đổi thêm, ông Hùng Anh nói hiện nay không có quy định “cứng” về việc trường học phải có ký túc xá cho sinh viên. “Đối với sinh viên, nhà nước không bao cấp chỗ ở. Về ký túc xá, Bộ GD-ĐT không có quy định bắt buộc mà chỉ khuyến khích các trường xây dựng để tạo điều kiện ăn ở cho sinh viên, và nếu có thì ưu tiên cho các đối tượng khó khăn”. ![]() Hơn 1.300 sinh viên ĐH Hải Phòng vẫn mắc kẹt trong ký túc xá mất an toànHiện ĐH Hải Phòng vẫn chưa có phương án tạm trú cho hơn 1.300 sinh viên, sau khi ký túc xá bị đình chỉ hoạt động." alt=""/>Sinh viên bỗng phải rời KTX: Bộ GD chờ báo cáo, Hải Phòng sẽ chỉ đạo khắc phụcCô Lê Thị Thảo (giáo viên Trường Tiểu học An Lư) cho hay, theo chương trình phổ thông mới, các hoạt động này được cô tổ chức cho học sinh thực hiện thường xuyên trong lớp. Mục tiêu chính của bài học là để học sinh nhận biết, ôn lại các hình học phẳng. Nhưng khác với thường lệ cô hỏi trò đáp, cô Thảo đã xây dựng bài học theo trò chơi. “Ở tiết học đó, tôi đã thay thế việc cho trẻ ngồi làm bài tập bằng hình thức tổ chức trò chơi. Bởi trẻ lớp 1 rất thích những hoạt động trò chơi và cần tạo hứng thú học tập. Tôi tổ chức hoạt động này nhằm giúp các học sinh không chỉ nắm được kiến thức mà còn tự tin, tự chủ trong các hoạt động, thể hiện được năng lực cũng như cá tính của bản thân”. Cô Thảo cho hay, hoạt động này đã được cô cũng như các giáo viên của Trường Tiểu học An Lư linh hoạt “thay thế” so với sách giáo khoa cho phù hợp với đặc điểm của từng lớp. Bởi hoạt động này thực tế cũng không có trong sách giáo khoa. Cô Thảo cho hay đó là một điểm tích cực của chương trình phổ thông mới khi trao quyền tự chủ cho giáo viên và sách giáo khoa chỉ là một tài liệu để tham khảo. “Trong sách giáo khoa đang dạy thì đó là một bài tập (yêu cầu học sinh quan sát và tìm hình). Thay vì để học sinh ngồi quan sát và tìm trong sách, tôi đã thay thế bằng hoạt động trò chơi. Với học sinh mới vào lớp 1 khoảng 2 tháng thì hoạt động trò chơi là hoạt động mà có thể kích thích sự hứng thú, vui vẻ trong học tập của các em”, cô Thảo nói.
Theo cô Thảo, điểm khác biệt thấy rõ là sự tương tác giữa học sinh và giáo viên, giữa chính các học sinh với nhau. “Tôi cảm giác các học sinh khi tham gia các hoạt động này thì năng động và tích cực hơn trong quá trình học tập”, cô Thảo nói. Để có những tiết học như thế, cô Thảo phải tham khảo thêm các kênh tài liệu, thậm chí cả về công nghệ thông tin. Cô Đào Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Lư cho rằng, khi vận dụng chương trình mới, ban lãnh đạo nhà trường cũng phải rất linh hoạt. “Chúng tôi đã chỉ đạo các tổ khối bộ môn, đặc biệt giáo viên khối lớp 1 xây dựng chương trình dạy học của 35 tuần, trong đó chủ được động điều chỉnh, sao cho phù hợp với đặc điểm của nhà trường, địa phương mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung chương trình trong năm học”, cô Tuyết chia sẻ. Cơ hội để giáo viên được thể hiện khả năng Cũng ở bài học này, ở Trường Tiểu học Ngọc Sơn (quận Kiến An, TP Hải Phòng), cô Vũ Thanh Phương lại chọn cách tổ chức cho các học sinh học thông qua chơi trò chơi “Tiếp sức”. Trong trò chơi này, cô Phương đặt những mẫu hình (tròn, vuông, chữ nhật, tam giác) hỗn độn trên bảng và chia lớp học thành 2 đội. Ở mỗi lượt chơi, học sinh của 2 dãy sẽ liên tục thay phiên nhau chạy lên phía bảng để nhận biết và tìm hình theo yêu cầu của giáo viên. Kết thúc nhóm nào cài được nhiều hình đúng và nhanh hơn sẽ giành chiến thắng. Theo cô Phương, trò chơi này giúp trẻ nhận diện và củng cố lại về các hình đã được học gồm vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, rèn cho học sinh phản xạ quan sát nhanh đối với các hình. Ngoài ra còn cho các em biết cách chia sẻ, giúp đỡ, tinh thần đoàn kết, đồng đội để giải quyết vấn đề, giúp nhóm của mình đạt kết quả tốt trong trò chơi. Cô Phương cho hay, trong chương trình trước đây, mỗi hình sẽ được học trong một bài. Nhưng trong chương trình phổ thông mới này, trẻ sẽ được học nhiều hình trong một bài. Do đó, cần có trò chơi để hấp dẫn, lôi cuốn các học sinh hơn. Vì thế, theo cô Phương, vai trò của mình giờ đây như là “một học sinh lớn” - là người khơi gợi cảm hứng cho học sinh tìm ra kiến thức và giúp các em tự tin thể hiện mình, biết chia sẻ, phối hợp với các bạn và giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ bài học.
Cô Phương cho hay, độ "mở" của chương trình mới giúp các giáo viên ngày nào cũng có thể tổ chức cho học sinh các hoạt động, trò chơi để tạo hứng khởi hơn với bài học. Mặt khác cũng cho giáo viên được sáng tạo, linh hoạt để tìm ra những cách thức để hướng dẫn học sinh học tập tốt hơn. Song, cô Phương cũng thừa nhận, giáo viên cũng phải đầu tư thêm thời gian và tâm huyết nếu muốn học sinh của mình tiến bộ. “Đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thêm thời gian nghiên cứu. Phải thật sự vào cuộc thì mới làm được và đòi hỏi chính chúng tôi phải nỗ lực và sáng tạo”, cô Phương nói.
Ông Vũ Văn Trà, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng cho hay, sau gần 2 tháng triển khai theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, nhận thấy các học sinh tự tin hơn, nhanh nhẹn và tiếp thu kiến thức cũng rất tốt. “Hiện nay, một bộ phận phụ huynh học sinh băn khăn, lo lắng khi thực hiện chương trình phổ thông mới liệu rằng có thể đồng hành được với các con không. Thực ra đây là tâm lý chung và cũng hết sức bình thường. Tuy nhiên, phụ huynh cần yên tâm rằng hoàn toàn có thể đồng hành được với các con khi chương trình phổ thông mới theo hướng giảm tính hàn lâm và tăng tính thực hành. Chúng tôi cũng chỉ đạo làm sao để học sinh được phát biểu ý kiến và được thực hành nhiều, tránh lối dạy học một chiều như trước đây là cô đọc, trò chép. Hiện, qua đánh giá, các học sinh lớp 1 tiếp thu rất tốt, nhanh nhẹn, tự tin hơn. Đặc biệt sự giao tiếp, tương tác với các bạn được đánh giá rất tốt”, ông Trà nói. Thanh Hùng ![]() Bộ GD-ĐT lý giải về việc thực nghiệm sách giáo khoa mới'Trước đây, các nhà xuất bản phối hợp với tác giả đi thực nghiệm. Nhưng tới đây sẽ có sự tham gia của Bộ GD-ĐT trong việc phối hợp chỉ đạo cùng các nhà xuất bản thì sẽ hiệu quả hơn' - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay. " alt=""/>Giờ học Toán khác lạ của học sinh Hải Phòng
|