Giải trí

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-04-15 08:26:07 我要评论(0)

Ngày hôm nay (12/8),ộtrưởngNguyễnKimSơnNghiêncứuxâydựngLuậtNhàgiátỷ số bóng đá ngoại hạtỷ số bóng đá ngoại hạng anh hôm naytỷ số bóng đá ngoại hạng anh hôm nay、、

Ngày hôm nay (12/8),ộtrưởngNguyễnKimSơnNghiêncứuxâydựngLuậtNhàgiátỷ số bóng đá ngoại hạng anh hôm nay Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023.

'Chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên' 

Năm học 2021-2022, dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết ngành đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động, tổ chức dạy học linh hoạt theo Khung kế hoạch năm học, hướng dẫn tinh giản chương trình, chuẩn bị các điều kiện dạy học trực tuyến nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.

Đồng thời, các nhà trường, thầy cô và học sinh tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát, kết hợp dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp; phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp đối với trẻ em mầm non. 

Ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, nhằm tháo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) đã thúc đẩy thực hiện tự chủ đại học theo hướng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước....

Người đứng đầu ngành cũng khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. 

Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNews, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022, với 37/39 thí sinh đạt giải, trong đó có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối. 

Ở bậc đại học, tự chủ đã mở ra nhiều cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là trong thu hút nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước; đầu tư điều kiện thực hiện chương trình đào tạo, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học...

"Chất lượng GDĐH có những cải thiện rõ rệt, năm 2021, 5 cơ sở GDĐH lọt vào tốp đại học tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín, vượt mục tiêu năm 2025 của Đề án nâng cao chất lượng GDĐH giai đoạn 2019-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Số lượng các sản phẩm công bố quốc tế của các cơ sở GDĐH gia tăng nhanh chóng. Văn hóa kiểm định gắn với chất lượng đào tạo đã bước đầu hình thành ở các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học".

Bên cạnh đó, toàn ngành đã kết nối, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu của 1,4 triệu hồ sơ giáo viên và cán bộ quản lý (đạt 88%) và hơn 12 triệu hồ sơ học sinh (đạt 52%). Số hóa và gắn mã định danh hầu hết các đối tượng cần quản lý (bao gồm: 51.000 trường học mầm non, phổ thông; gần 24 triệu học sinh, hơn 1,4 triệu giáo viên). Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 lĩnh vực giáo dục và đào tạo (trong đó: 3 dịch vụ ở mức độ 3, 48 dịch vụ ở mức độ 4); kết nối với cổng dịch vụ công Quốc gia và cung cấp 12 dịch vụ công trực tuyến. Tích hợp tích hợp, công khai Dịch vụ công trực tuyến “Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông” và “Đăng ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022” trên cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng thẳng thẳn thừa nhận những điểm tồn tại, hạn chế của năm học vừa qua. Cụ thể như: Các quy định, hướng dẫn của Bộ triển khai việc dạy và học trong bối cảnh dịch Covid-19 còn mang tính ứng phó tạm thời, chưa thực sự chủ động. Thời gian dạy học trực tuyến kéo dài trong bối cảnh các điều kiện thực hiện còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của học sinh; sau khi trở lại trường học, trình độ, kiến thức của các em cũng có sự khác nhau...

Tỉ lệ giáo viên/lớp bình quân chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định thực hiện Chương trình GDPT 2018. Thiếu giáo viên môn Tiếng Anh, Tin học đối với tiểu học; môn Âm nhạc, Mỹ thuật đối với trung học phổ thông khi áp dụng Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022-2023. Một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có nhà công vụ cho giáo viên ở các địa bàn khó khăn; không có chính sách thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn; còn nhiều bất cập trong việc bố trí giáo viên Tiếng Anh, Tin học và Công nghệ dạy liên trường, liên cấp. 

Việc thực hiện tự chủ đại học ở một số cơ sở đào tạo còn chậm, lúng túng, đặc biệt là vấn đề thành lập hội đồng trường, quan hệ giữa hội đồng trường với đảng ủy và ban giám hiệu, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài chưa được giải quyết tại một số đơn vị.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên còn chưa chủ động, kịp thời đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp phải chuyển sang dạy học trực tuyến; công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, bắt nạt, xâm hại trẻ em, học sinh, sinh viên khi học tập trực tuyến và sử dụng môi trường mạng còn chưa thực sự hiệu quả.

8 bài học kinh nghiệm đã được Bộ GD-ĐT rút ra. Trong đó, công tác xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý và là cơ sở để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đề ra. Do đó, kế hoạch năm học cần được xây dựng một cách linh hoạt, có tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh, sinh viên; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch để kịp thời có những giải pháp tháo gỡ.

Một bài học khác là “làm tốt công tác truyền thông, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo. Và thực tiễn cho thấy, ở đâu và khi nào, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo đối với ngành Giáo dục địa phương thì ở đó chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt, các vấn đề về giáo dục và đào tạo mà nhân dân bức xúc giảm hẳn”.

Nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới sẽ là triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo, Luật Học tập suốt đời.

Bên cạnh đó là tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực GDĐT theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục…

Ngành giáo dục cũng tiếp tục thực hiện Kế hoạch tổng thể thích ứng với tình hình dịch Covid-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 chủ động, linh hoạt để thích ứng với tình hình thiên tai, dịch bệnh, vừa bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, vừa củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. 

Công tác chính trị đối với nhà giáo và học sinh, sinh viên cũng sẽ được tăng cường.

“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp thực sự gương mẫu, là tấm gương cho học sinh, sinh viên noi theo” – Bộ GD-ĐT nêu rõ trong phương hướng, nhiệm vụ năm học mới.

Lãnh đạo Bộ cho biết một nhiệm vụ trọng tâm khác là thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Ngành sẽ ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình GDPT 2018; trong đó tập trung cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi. 

Đặc biệt, ngành khuyến khích các địa phương có điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo. Từng bước khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục...

“Triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; nâng cao chất lượng biên soạn, thẩm định SGK lớp 4, lớp 8, lớp 11, SGK tiếng dân tộc và tài liệu giáo dục địa phương; tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 như chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Trình Chính phủ phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn để triển khai từ năm học 2022-2023. 

Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 và phương án đến năm 2025 phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018” – đây là những nhiệm vụ quan trọng khác mà ngành đặt ra.

Ngoài ra, việc xây dựng quy hoạch mạng lưới và đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học; Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng là những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành đặt ra. Người đứng đầu ngành giáo dục cũng đặt yêu cầu các nhà trường, thầy cô và học sinh sinh viên tích cực tham gia các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc tế đối với GDPT (PASEC, PISA...) và các bảng xếp hạng trường đại học có uy tín quốc tế (THE, QS...).

Ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới

Theo Bộ GD-ĐT, năm học 2022-2023 sẽ tổ chức triển khai thực hiện quyết định của Bộ Chính trị về việc bổ sung biên chế giáo viên cho các địa phương trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các môn học mới trong Chương trình GDPT 2018.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Thực hiện đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu để bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 

Đặc biệt là bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3.

TP.HCM cho các trường chia sẻ giáo viên để thỉnh giảng

TP.HCM cho các trường chia sẻ giáo viên để thỉnh giảng

Năm học mới 2022-2023 đang cận kề, TP.HCM vẫn đang tuyển dụng giáo viên mọi cấp học.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Khi con trai đã cứng cáp hơn, vợ thích đi làm trở lại nhưng anh không cho. Anh bảo ở nhà trông con, thích làm đẹp, mua sắm gì anh cho, thỉnh thoảng anh còn đưa vợ cùng tiếp khách ngoại giao bên ngoài. Bên ngoài nhìn vào cuộc sống của chị, ai cũng ngưỡng mộ vì mọi thứ của chị chẳng khác gì bà hoàng. Anh kể, anh vô cùng yêu và chung thủy với vợ.

Cưới nhau được một năm, vợ anh sinh con. Sau ngày đó, anh bảo vợ nghỉ việc ở nhà, hưởng cuộc sống an nhàn. Để cho vợ có thời gian nghỉ ngơi, anh thuê hẳn hai người giúp việc hỗ trợ. Một người chuyên làm việc nhà, một người chăm sóc con nhỏ. Ở nhà, vợ anh chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo giúp việc.

Khi vợ nói li hôn, anh đã nghĩ rằng chỉ có thể là vợ đang ngoại tình mới quyết định như vậy. Để tìm hiểu, anh đã thuê hẳn một người theo dõi vợ. Vậy mà, nhiều ngày trôi qua, bên vợ anh chẳng có bóng dáng "người đàn ông lạ" nào. Lúc đó anh đã đặt ra rất nhiều câu hỏi: "Không phải có người đàn ông khác thì tại sao cô ấy lại li hôn khi mà đang có mọi thứ như vậy?

Sau này khi trò chuyện với chuyên gia tâm lý, biết được lý do anh thực sự sốc nặng bởi chẳng phải vì vợ anh ngoại tình mà nguyên nhân lại chính từ phía anh. Đúng là vợ anh được anh cung phụng mọi thứ nhưng ngược lại anh không cho chị cảm thấy được an toàn, không được anh nhìn nhận.

Anh mua hẳn 2 căn biệt thự, trong đó có một cái anh mua ở khu resort để tiện thi thoảng cả gia đình đến đó nghỉ dưỡng. Bạn bè vợ anh vô cùng ngưỡng mộ vì được thấy anh chồng đại gia như anh mua cho hẳn 2 căn nhà lớn vậy.

Duy chỉ có mình chị biết đúng là anh cho chị ở hẳn căn nhà lớn, mua căn nhà to để nghỉ dưỡng nhưng chẳng có cái nào anh cho chị đứng tên cùng. Mua bất cứ thứ gì trong nhà cần đứng tên, anh cũng nắm ngoại trừ tờ giấy khai sinh của đứa con trai. Ở trong nhà, chị thấy mình chỉ là ô sin mà không phải là vợ khi vẫn cùng chồng vun đắp mà chẳng có cái gì là của mình.

Mang tiếng anh là đại gia có rất nhiều tiền nhưng là người làm ăn, anh luôn định giá tiền với giá trị các mối quan hệ trong cuộc sống. Anh bận rộn với công việc, việc quán xuyến nhà cửa, đối nội đối ngoại với họ hàng, anh giao cho chị tất. Vợ muốn đi làm đẹp, mua sắm, anh cũng không cấm đoán song chỉ chi cho chị 50% giá trị. Chị thấy anh là một người "ki bo" với chị ở mọi thứ.

Không chỉ vậy, chị còn cảm thấy cô đơn trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Anh là người rất nghe lời mẹ. Có lần, khi mẹ anh đến chơi, bà quát mắng chị. Anh biết là vợ không có làm sai nhưng vì luôn nghe lời mẹ, anh đã tuyên bố rằng phải bênh mẹ vì mẹ chỉ có một, mẹ chết là hết, còn vợ chồng giống như quần áo mất cái này còn cái khác.

Tất cả những điều đó đã khiến cho chị dần cảm thấy chán anh mà nhất quyết đòi li hôn. Chị muốn dừng lại cuộc hôn nhân "có mọi thứ" như anh bảo mà không chắc chắn một điều gì. Anh không hiểu rằng, phụ nữ họ cần được ghi nhận giá trị của họ.

Say đắm mẹ đơn thân Việt, người đàn ông Mỹ cầu hôn sau 2 lần gặp gỡ

Say đắm mẹ đơn thân Việt, người đàn ông Mỹ cầu hôn sau 2 lần gặp gỡ

‘6h sáng, đang đi dạo trên bãi biển thì anh quỳ gối rồi nắm tay mình hỏi: ‘Em có đồng ý làm vợ anh không?’, chị Thêm nhớ lại ngày Chris Heath cầu hôn mình.

" alt="Chồng đại gia sốc vì vợ được cung phụng mọi thứ vẫn nhất quyết đòi li hôn" width="90" height="59"/>

Chồng đại gia sốc vì vợ được cung phụng mọi thứ vẫn nhất quyết đòi li hôn

Tôi và bạn gái quen nhau được 1 năm. Trong đó, mất hơn nửa năm tôi theo đổi cô ấy. Người yêu tôi xinh xắn nên được rất nhiều chàng trai theo đuổi. Tôi phải rất vất vả mới được cô ấy đồng ý hẹn hò.

Cũng đúng thôi, bởi ngoài công việc IT ở một công ty, tôi chẳng có gì nổi trội. Tôi cũng chưa đáp ứng tiêu chí lấy vợ của nhiều cô gái ngày nay là phải có nhà và xe ở Hà Nội.

Bù lại, tôi chăm chỉ làm việc để tích góp tiền cho tương lai. Tôi cũng một lòng một dạ chăm sóc, đưa đón cô ấy. Vào các ngày lễ Tết, tôi không quên quà cáp để làm đẹp lòng người yêu.

{keywords}
 

Những hôm trời mưa rét, hay đêm khuya cô ấy kêu thèm món này, món kia tôi chẳng tiếc công mà mua, đưa sang tận nơi cho người yêu.

Những ngày cô ấy kêu mệt, tôi lại sang đưa đón cô ấy đi làm dù tuyến đường chẳng thuận chút nào.

Nhưng những cố gắng của tôi không làm hài lòng bạn gái. Em tỏ ý không vui khi mức lương của tôi chỉ 15 triệu đồng/tháng. Cô ấy bóng gió, sau này, nếu kết hôn, tiền thuê nhà đã 5 triệu đồng/tháng, còn lại 10 triệu chỉ vừa đủ chi tiêu.

Tiền lương của cô ấy (khoảng 8 triệu đồng), cô ấy muốn gửi một ít về cho bố mẹ đẻ ở quê và dành để mua sắm, chi tiêu cho bản thân.

‘Với mức thu nhập ấy, chúng ta không thể tiết kiệm, bao giờ anh mới mua được nhà Hà Nội? Bạn em cưới chồng đều có nhà cửa sẵn, chỉ việc xách vali về ở thôi’, bạn gái tôi trách móc.

Cô ấy cũng không hài lòng với gia cảnh của tôi - bố mẹ làm công nhân ở xí nghiệp nay đã nghỉ hưu. Hai ông bà ở quê chỉ trồng rau, nuôi gà và không có thu nhập gì thêm ngoài lương hưu.

Bạn gái tôi nói, con gái lấy chồng phải được nhờ nhà chồng. Đó không chỉ là sự hỗ trợ của nhà chồng về mặt kinh tế mà còn là các quan hệ xã hội, sau này chúng tôi sinh con, làm ăn phát triển sự nghiệp cũng thuận lợi hơn.

Tôi thuyết phục bạn gái rằng, chúng tôi tuy xuất phát điểm chưa cao nhưng nếu cố gắng, nỗ lực trong tương lai nhất định tôi sẽ không để cô ấy phải vất vả. Quả thật, tôi đã nỗ lực rất nhiều từ khi quen nhau, chỉ mong bạn gái hiểu.

Vậy mà cô ấy không đồng tình. Khi tôi ngỏ ý muốn làm đám cưới, em chần chừ. Không chỉ vậy, cô ấy còn ‘bật đèn xanh’ cho một số người đàn ông khác có điều kiện hơn tán tỉnh.

Tôi chán nản nên cũng muốn buông tay để cô ấy có cơ hội tìm được mối quan hệ đúng ý của bạn gái.

Đợt vừa rồi, bố mẹ tôi gọi điện lên thông báo muốn bán 2 miếng đất ở quê. Đây là phần đất ông bà tích góp mua được từ khi còn đi làm. Nay có người trả mức giá phù hợp, bố mẹ muốn bán và chia cho anh em tôi.

Sau đó, 2 miếng đất được ông bà bán với giá 3 tỷ đồng. Bố mẹ tôi giữ lại 500 triệu đồng, cho em gái tôi 500 triệu đồng để sau em đi lấy chồng có vốn làm ăn. Phần còn lại, bố mẹ ngỏ ý cho tôi.

Chuyện đất đai của bố mẹ tôi biết từ lâu nhưng vì là tài sản của ông bà nên tôi cũng không quan tâm quá nhiều. Nay thấy bố mẹ bán và cho tôi số tiền lớn, tôi cũng vui và nhờ ông bà gửi vào ngân hàng. Sau này, đủ kinh nghiệm đứng ra lập công ty riêng, tôi sẽ cần đến.

Bạn gái tôi, không hiểu từ đâu nghe được thông tin ấy, liền thay đổi thái độ với tôi. Cô ấy chủ động quan tâm hơn và không quên những câu hỏi dò: ‘Chắc bố mẹ anh còn đất nữa mà giấu các con’, rồi ‘Bố mẹ bảo cất 500 triệu để dưỡng già nhưng em nghĩ rồi cũng cho anh cả thôi’…

Thậm chí cô ấy còn đề cập đến chuyện cưới hỏi. Thực lòng, tôi còn tình cảm nhưng thấy thái độ, tính cách thực dụng như vậy tôi rất buồn.

Mong độc giả cho tôi bình luận để tôi sáng suốt trong tình huống này. Xin cảm ơn.

Khó xử khi kẹt giữa 'cuộc chiến' của vợ và nàng dâu

Khó xử khi kẹt giữa 'cuộc chiến' của vợ và nàng dâu

Con dâu tôi tháo vát, nhanh nhẹn, giỏi giang trong công việc nhưng tuềnh toàng trong việc nội trợ, còn vợ tôi lại rất cẩn thận, chu đáo.

" alt="Tâm sự, yêu lâu không chịu cưới nhưng bạn gái thay đổi thái độ khi nhà tôi bán đất" width="90" height="59"/>

Tâm sự, yêu lâu không chịu cưới nhưng bạn gái thay đổi thái độ khi nhà tôi bán đất