Hiện chỉ còn CSDL đất đai quốc gia chưa hoàn thành theo như kế hoạch ban đầu đề ra. Thông tin từ Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT cho hay, thời gian qua, dự án “Tăng cường quản lý đất đai và CSDL đất đai” (dự án VILG) đã tiếp tục được triển khai, với khối lượng xây dựng CSDL sau điều chỉnh là 250 huyện thuộc 30 tỉnh, thành; trong đó xây dựng mới CSDL là 160 huyện và chuyển đổi CSDL là 90 huyện.
Tại phiên chất vấn mới đây của các ĐBQH về nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực TT&TT, vấn đề chậm trễ trong triển khai cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia đã được đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh, đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam nên ra.
Vị đại biểu này cho hay, trong hệ thống CSDL quốc gia, CSDL đất đai là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Sắp tới đây, Quốc hội sẽ cho ý kiến sửa đổi Luật Đất đai với hàng loạt các chính sách quan trọng. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống CSDL quốc gia về đất đai là hết sức cấp thiết nhưng hiện thực tế triển khai còn rất chậm. “Đâu là trách nhiệm của Bộ TT&TT? Và khi nào CSDL đất đai quốc gia được hoàn thiện, có khả năng kết nối, chia sẻ đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương?”, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh đặt câu hỏi cho người đứng đầu ngành TT&TT.
Giải đáp thắc mắc của đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong 6 CSDL quốc gia, hiện còn CSDL đất đai chưa hoàn thành và cũng là CSDL khó khăn nhất, đặc biệt là vấn đề thu thập dữ liệu đất đai đến từng hộ gia đình, đến từng mét vuông và thực hiện số hóa.
Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng, còn có những khó khăn trong quan điểm về xây dựng CSDL tập trung hay phân tán, tập trung mức nào, phân tán mức nào, địa phương hay trung ương.
Dù chưa hoàn thành toàn bộ dự án, hiện nay 30% số huyện ở Việt Nam đã hoàn thành xong bản đồ địa chính, đã đo đạc, số hóa được. Đến cuối năm 2022, khoảng trên 20% số huyện ở Việt Nam sẽ hoàn thành 4 hạng mục cơ bản của CSDL quốc gia và đưa vào sử dụng được, tức là từng bộ phận đã được đưa vào sử dụng.
Đề cập đến trách nhiệm của Bộ TT&TT đối với CSDL đất đai quốc gia, người đứng đầu ngành TT&TT cho hay, trước hết là việc đánh giá kỹ thuật, công nghệ và an toàn thông tin của hệ thống đã được Bộ làm xong. Hơn thế, Bộ TT&TT cũng đã đánh giá và khuyến nghị cho Bộ TN&MT sử dụng nền tảng số Việt Nam, dùng công nghệ Việt Nam để xây dựng CSDL đất đai.
Song song đó, Bộ TT&TT đã cùng Bộ TN&MT đôn đốc thực hiện, tháo gỡ các khó khăn trong triển khai CSDL quốc gia đất đai. “Bộ TT&TT đã thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hỗ trợ được 45 tỉnh để xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai. Sau khi các doanh nghiệp này vào cuộc, bỏ chi phí hỗ trợ thì tốc độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của các địa phương đã được đẩy rất mạnh”, đại diện Bộ TT&TT cho biết thêm.
Vân Anh
" alt=""/>Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia đã được đưa vào sử dụng từng phầnTrao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Duy Bình, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê xác nhận thông tin trên. Ông Bình cho biết, gần 4 tháng nay, sau khi được bổ nhiệm vị trí giám đốc, ông xoay xở, tìm nguồn tài trợ để đầu tư trang thiết bị máy móc… nhằm mục đích “kéo” doanh thu cao để tháo gỡ công nợ song vẫn rất khó khăn.
Giám đốc bệnh viện này cho rằng, đây là nợ tồn đọng từ thời giám đốc cũ để lại. Nguyên nhân một phần do hậu quả của dịch Covid-19, phần nữa là chưa được Bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán do bội chi so với định mức được giao.
“Bệnh viện phải tự chủ 100% về chi thường xuyên nên khó khăn trong việc tháo gỡ công nợ. Máy móc, trang thiết bị xuống cấp, công tác đấu thầu tập trung bị vướng mắc nên trôi nguồn, không mua sắm được. Dù khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn cố gắng xoay xở trả tiền lương cho cán bộ, nhân viên, còn tiền trực ca thì vẫn đang nợ”, ông Bình nói.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Khê, hiện phía BHXH chưa thanh toán số tiền khoảng 10 tỷ đồng, trong đó từ năm 2019 đến nay, số tiền vượt tổng mức thanh toán hơn 6,5 tỷ đồng. Ngoài số tiền vượt trần và vượt tổng mức mà BHXH đang giữ lại thì có một số hạng mục như chi phí chênh lệch gây tê gây mê, trong suốt 4 năm qua, BHXH không đưa vào quyết toán.
Lấy tiền mua vật tư để trả lương cho cán bộ
Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ cũng diễn ra tình trạng tương tự. Ông Nguyễn Đình Thiện, Giám đốc bệnh viện thông tin, từ khi ông nhận bàn giao lãnh đạo vào tháng 11/2022, bệnh viện gánh khoản nợ 19,7 tỷ đồng. Trong đó, nợ tiền hóa chất vật tư là 14,9 tỷ, nợ tiền công khám của các cán bộ trạm y tế xã xấp xỉ 2 tỷ đồng, nợ tiền trực ca, thủ thuật kỹ thuật gần 3 tỷ đồng.
Ông Thiện cho biết, nguyên nhân một phần do BHXH “treo” tiền nên dẫn đến tình trạng âm. Từ 2017 đến nay, bệnh viện tự chủ nhóm 2, nhiệm vụ phải trả lương, tiền trực, phụ cấp, vật tư tiêu hao và chi thường xuyên.
“Ngoài ra, sau một vài sự cố tại bệnh viện dẫn đến tình trạng bệnh nhân giảm mạnh. Các bác sĩ có phòng khám ngoài giờ hành chính, thu hút bệnh nhân về phòng khám, cũng ảnh hưởng một phần đến doanh thu của bệnh viện. Dịch bệnh Covid-19 cũng tác động không nhỏ tới bệnh viện... Thiếu tiền lương của cán bộ, nhân viên thì bắt buộc phải lấy tiền mua vật tư sang để trả lương, dẫn đến tình trạng nợ tiền thuốc, vật tư kéo dài”, ông Thiện nói.
Theo thống kê của Bệnh viện TP Hà Tĩnh, hiện tại bệnh viện đang nợ gần 27 tỷ đồng, trong đó gần 4 tỷ tiền thủ thuật, phẫu thuật của nhân viên.
Theo bệnh viện này, BHXH đang nợ bệnh viện 53 tỷ đồng. "Từ năm 2018 tới 2020, BHXH mới tạm ứng cho bệnh viện 80% và "treo" 20%. Vì thế, chúng tôi phải nợ tiền thủ thuật, phẫu thuật của nhân viên từ năm 2020 đến nay với số tiền gần 4 tỷ đồng. Mới đây, bảo hiểm đã thông báo sẽ thanh toán cho bệnh viện 23 tỷ đồng nằm trong dự toán, số tiền này sau khi về chúng tôi sẽ trả bớt tiền cho các doanh nghiệp mà bệnh viện đang nợ vật tư, hóa chất", đại diện Bệnh viện TP Hà Tĩnh nói.
Người phụ nữ, chưa được công khai danh tính, có tiền sử bệnh tim. Bởi vậy, bác sĩ đã yêu cầu tiếp viên đưa chiếc Apple Watch để đo nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân. Bác sĩ Riaz kể: “Chiếc đồng hồ của Apple đã giúp tôi phát hiện bệnh nhân có độ bão hòa oxy trong máu thấp”. Anh đã sử dụng ứng dụng Blood Oxygen dành cho “mục đích tập thể dục và sức khỏe nói chung”.
Theo thông tin từ trang web của Apple, ứng dụng này "không dành cho mục đích sử dụng y tế" nhưng đã rất hữu ích trong trường hợp khẩn cấp như trên.
Bác sĩ Riaz yêu cầu phi hành đoàn cung cấp một bình oxy để ổn định độ bão hòa oxy trong máu của người phụ nữ cho đến khi họ hạ cánh xuống Italy. Sau khi máy bay tiếp đất, người phụ nữ được chăm sóc y tế và hồi phục nhanh chóng.
“Tôi đã vận dụng kiến thức của mình để sử dụng thiết bị này trong chuyến bay. Đây là bài học về cách chúng ta có thể xử lý trường hợp khẩn cấp thông qua một thiết bị sẵn có”, bác sĩ Riaz chia sẻ.
Vị bác sĩ hoan nghênh hãng hàng không về cách ứng phó nhanh chóng với tình huống bất thường. Tuy nhiên, anh khuyến nghị trên máy bay nên có các dụng cụ y tế cần thiết như máy đo độ bão hòa oxy, huyết áp… Bác sĩ Riaz nói thêm: “Những món đồ đó có thể cứu sống bệnh nhân trong tình huống khẩn cấp”.