Soi kèo góc Brentford vs Wolves, 21h00 ngày 5/10


相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3 -
9 câu nói cha mẹ có thể áp dụng khi trẻ không nghe lờiNhững câu mệnh lệnh như: “Hãy làm ngay lập tức! Mẹ đã nói với con rất nhiều lần rồi!” sẽ không bao giờ khiến trẻ nghe theo hay buộc chúng phải hành động ngay tức khắc. Sẽ tốt hơn nếu cha mẹ đưa ra cho trẻ sự lựa chọn và không thúc giục, ví dụ như: “Con muốn tự mình làm không hay để mẹ phụ giúp?”
“Hãy xem chúng ta có thể làm những việc này nhanh như thế nào trong hôm nay”
Tình huống: Vào buổi sáng trước khi đến trường, cha mẹ muốn con làm thật nhanh những việc như ăn sáng, mang giày hay lấy cặp.
Đối với trẻ nhỏ khi đang mải mê chơi một món đồ mà mình yêu thích, đôi khi chúng cũng vô tình quên đi thời gian. Cha mẹ có thể giục hàng chục lần, thậm chí la hét nhưng trẻ vẫn không ý thức được về sự chậm trễ của mình.
Thay vì quát mắng: “Con còn làm gì đấy? Muộn đến nơi rồi có nhanh lên không?”, cha mẹ có thể thử với câu: “Còn 5 phút nữa mẹ con mình phải đi rồi. Con muốn mặc áo khoác không hay chỉ cầm tay?” hoặc “Hãy xem chúng ta có thể làm những việc này nhanh như thế nào hôm nay” để giúp trẻ hiểu rằng chúng cần nhanh hơn mà cha mẹ không cần phải thúc giục con quá nhiều.
“Con là một cô bé/ cậu bé ăn rất giỏi”
Tình huống: Khi trẻ nhất định không chịu ăn.
Nếu trẻ không chịu ăn hoặc không chịu kết thúc bữa ăn, tốt hơn hết là cha mẹ nên khuyến khích con: “Con là một cô bé/ cậu bé ăn rất giỏi”. Hãy thể hiện rằng cha mẹ rất tự hào về trẻ thay vì trách mắng chúng kén chọn. Đây không phải là cách xử lý đúng đắn trong tình huống này.
“Bình tĩnh nào. Có phải con đang cảm thấy mệt không?”
Tình huống: Trẻ muốn điều gì đó nhưng không diễn đạt được hay tỏ ra tức giận quá mức.
Hành động của trẻ có thể nói lên rất nhiều về những gì chúng muốn và cảm giác của chúng trong thời điểm đó. Trẻ có thể không nói một cách trực tiếp rằng chúng đang buồn chán hoặc mệt mỏi, nhưng những hành động như khóc, không chịu nghe lời hay ném đồ chơi đi đã cho thấy tâm trạng của chúng.
Những lúc như vậy, thay vì quát mắng, chỉ trích, cha mẹ có thể hỏi một câu rất đơn giản: “Bình tĩnh nào. Có phải con đang cảm thấy mệt không?”
“Con hãy thêm món đồ này vào danh sách gợi ý quà sinh nhật lần tới nhé”
Tình huống: Trẻ vòi vĩnh đòi mua những món đồ chơi.
Thay vì ngay lập tức từ chối mong muốn của con, cha mẹ nên nói với trẻ “Con hãy thêm món đồ này vào danh sách gợi ý quà sinh nhật lần tới nhé”. Cha mẹ cũng có thể dùng món đồ chơi mà trẻ thích làm phần thưởng khi chúng làm tốt việc gì đó. Điều này sẽ giúp trẻ giảm bớt tính đua đòi và biết kiên nhẫn chờ đợi nhận được quà từ cha mẹ.
“Cảm ơn con vì đã lắng nghe”
Tình huống: Cha mẹ nói rất nhiều lần và cuối cùng trẻ cũng chịu làm theo.
Đừng tiếc một lời khen ngợi đối với một đứa trẻ bướng bỉnh khi cuối cùng chúng đã làm theo những gì cha mẹ khuyên dặn. “Cảm ơn con vì đã lắng nghe mẹ nói. Con đang làm rất tốt đấy con yêu”. Khi nhận được một lời khen, một lời khích lệ về hành vi tốt nào đó sẽ thúc đẩy trẻ có thể lắng nghe cha mẹ nói trong tương lai.
“Con có thể giúp mẹ làm cái này một chút không?”
Tình huống: Khi muốn con dừng lại làm điều gì đó.
Khi trẻ đang hăng say chơi một thứ gì đó, thật khó để cha mẹ có thể bảo trẻ dừng lại ngay lập tức. Cho nên, đừng ra lệnh hay đòi hỏi trẻ phải làm theo ý mình. Thay vào đó cha mẹ có thể chuyển hướng trẻ sang một công việc khác. Ví dụ: “Con có thể giúp tôi đọc cuốn sách này (hoặc làm một điều gì đó) được không?".
Con có nhớ con cần làm gì không?
Tình huống: Con chuẩn bị ra ngoài chơi.
Thay vì ra lệnh con phải cẩn thận khi ra ngoài chơi, bạn hãy nói với con bằng câu trên để nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ tự bảo vệ bản thân. Hỏi con về những gì con cần nhớ thực hiện sẽ giúp con gợi lại những tình huống mà bạn đã hướng dẫn con cách xử lý và nhắc con cách giữ an toàn khi ra ngoài.
“Mẹ yêu con và điều đó chẳng bao giờ thay đổi”
Tình huống: Khi trẻ phạm sai lầm hoặc không chịu lắng nghe
Lúc này, một số người thường nói với con là: “Mẹ không thương con nữa” hoặc “Không ai muốn ở bên cạnh con nếu con là người xấu”. Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy bản thân thật tồi tệ và không được yêu thương.
Trong tình huống này, cha mẹ có thể thể hiện tình yêu của mình với chúng và cho con biết bạn yêu chúng đến nhường nào. Tất nhiên điều này nhằm trấn an trẻ, nhưng sau đó, hãy nói về hành động sai trái của con và mong muốn con không vi phạm trong lần sau.
Trường Giang (Theo Brightside)
7 sai lầm phổ biến khi dạy con rất nhiều cha mẹ mắc phải
Cha mẹ nào cũng mong muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng đôi khi, sự lo lắng và bao bọc của cha mẹ lại trở thành sai lầm gây cản trở cho tương lai của trẻ.
"> -
Nghệ nhân làng Quất Động dạy nghề để giúp bà con giảm nghèo và bảo tồn nghề cổNghệ nhân Hoàng Thị Khương (SN 1966, Quất Động, Thường Tín, Hà Nội).
Cái nôi của nghề thêu
Thêu là một nghề thủ công đòi hỏi người thợ phải có đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, đôi mắt tinh tường cộng với bộ óc tinh tế và đức tính cẩn thận, cần mẫn.
Nhìn những người thợ làm việc, chúng ta có cảm tưởng họ rất nhàn nhã, nhưng thực ra đó là một nghề đòi hỏi sự bền bỉ và siêng năng. Những đức tính, năng khiếu là yêu cầu cơ bản đối với mỗi thợ thêu, nhằm tạo ra sản phẩm hợp màu sắc và hoa văn trên nền lụa, vải.
Ở Quất Động từ bấy tới nay, nghề thêu bằng phương pháp thủ công vẫn là nghề trọng yếu, chỉ đứng sau nghề nông và cung cấp công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Thu nhập từ thêu thùa chiếm đến 50% tổng thu nhập bình quân toàn xã.
Người Quất Động rất yêu nghề thêu, những lúc nghỉ ngơi hay nông nhàn đều ngồi thêu. Nhà nào cũng có khung thêu. Nhiều gia đình có tới dăm, bảy đời làm nghề này. Bởi vậy, từ khi còn trẻ, nhiều thanh niên Quất Động đã có cơ hội được học nghề thêu giúp họ có công việc ổn định.
Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc giáo dục nghề nghiệp
- Ngày 31/12, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động sáng tác ca khúc về giáo dục nghề nghiệp với chủ đề “Tương lai tươi sáng cùng Giáo dục nghề nghiệp”.
"> -
Phim của học sinh Việt giành giải xuất sắc tại Liên hoan phim Thiếu nhi Châu Á Học sinh Việt làm phim giành giải xuất sắc tại Liên hoan phim Thiếu nhi Châu ÁHọc sinh Việt làm phim giành giải xuất sắc tại Liên hoan phim Thiếu nhi Châu Á
Vừa qua, Liên hoan phim Thiếu nhi quốc tế Châu Á lần thứ 13 năm 2019 với chủ đề “Việc làm phiền người khác - Chỉ biết nghĩ cho bản thân? Hay cũng đã biết nghĩ cho người khác?” được tổ chức tại thành phố Minamiawaji, tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Sự kiện thu hút sự tham gia của các đoàn học sinh đến từ 15 nước Châu Á (Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Brunei, Phillipines, Singapore, Combodia, Indonesia, Malaysia, Timo Leste, Chinese Taipei, Mongolia…) và 10 tỉnh, thành của Nhật Bản với hơn 400 bộ phim.
Trong đó, 69 tác phẩm ưu tú đã được Ban tổ chức lựa chọn tham dự Liên hoan Phim tại Nhật Bản.
Liên hoan phim nhằm mục đích giúp các em nhỏ quan tâm hơn đến môi trường và xã hội xung quanh mình, nuôi dưỡng các em thành những con người giàu cảm xúc. Thông qua việc làm phim giúp các em được bảy tỏ những suy nghĩ, mong ước của mình trong cuộc sống hàng ngày, từ đó chính các em sẽ đưa ra các giải pháp và hành động mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống.
Đoàn làm phim Việt Nam nhận giải Phim xuất sắc tại Liên hoan phim
Thiếu nhi quốc tế Châu Á lần thứ 13.
Tại lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã công bố giải Phim xuất sắc thuộc về phim “The To - Do list” của nhóm học sinh lớp 12 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội gồm các em Đặng Lâm Nhi, Hoàng Hải Đăng, Hoàng Thị Diệu Khuê.
Bộ phim nói về việc làm tốt, giúp đỡ bạn của Đăng dành cho Hải. Hải không may bị bệnh hiểm nghèo, chỉ còn sống được một thời gian ngắn nên đã liệt kê những nơi mình muốn đến ra giấy (“To-do List”). Đăng tình cờ nhìn thấy nên đã động viên bạn, hàng ngày đẩy xe lăn đưa Hải đến những nơi đó. Mẹ của Hải thấy Đăng hay đưa Hải đi thì nghĩ Đăng không tốt, làm phiền con trai nên đã cấm Đăng không được gặp Hải. Khi Hải qua đời, mẹ Hải tình cờ phát hiện thấy bức ảnh con trai cất ở dưới gối ghi những lời cảm ơn Đăng - cũng chính là lúc bà hối hận nhận ra mình đã hiểu lầm, khiến những nguyện vọng cuối đời của con trai bị ngắt quãng giữa chừng.
“Bộ phim đã mang đến cho người xem trải nghiệm xúc động về những điều thật bình dị trong cuộc sống. Các em khai thác khía cạnh làm phiền người khác một cách đầy nhân văn và sáng tạo. Các em đã chứng minh được, có những khi làm phiền người khác lại tạo nên ý nghĩa sâu sắc và không phải lúc nào người lớn cũng đúng”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói về bộ phim.
Bộ trưởng cũng gửi tới các em nhỏ thông điệp: “Qua bộ phim, các em hãy giúp đỡ người khác khi có thể, tận dụng những khoảnh khắc quý báu trong cuộc sống để giúp đỡ mọi người, làm những việc tốt, đừng lãng phí thời gian”.
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội - Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Liên hoan phim cho biết, đoàn làm phim vô cùng hạnh phúc khi “The To - Do list”được trao giải Phim xuất sắc. “Bộ phim đã làm được điều mà chúng tôi mong đợi khi tham gia Liên hoan phim lần này, đó là chạm được vào cảm xúc của người xem và ghi dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế. Qua bộ phim, chúng tôi mong muốn người lớn sẽ thay đổi góc nhìn với trẻ em, thấu hiểu, không nên áp đặt, cấm đoán hay bắt trẻ em phải làm theo ý của mình khi các em đang mong muốn làm được những việc tốt. Trẻ em cũng có những suy nghĩ trưởng thành, không chỉ ích kỉ nghĩ đến bản thân mà còn muốn làm những việc tốt để chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh theo cách của mình”.
Năm nay, Ban tổ chức đã trao 13 giải cho các hạng mục, gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải xuất sắc và 8 giải khích lệ, động viên.
Giải đặc biệt được trao cho Nhóm làm phim Trại cải huấn thanh thiếu niên của Nhật Bản.
Giải xuất sắc được trao cho 4 bộ phim, gồm “The To - Do list” (của đoàn học sinh Việt Nam); phim “Cái gương” (của đoàn học sinh Malaysia); phim “Sống chung với robot” và phim “Bảo vệ biển” (của đoàn học sinh Nhật Bản).
Hạng mục Giải khích lệ, động viên được trao cho 08 bộ phim của các đoàn học sinh đến từ Lào, Campuchia, Myanma,Thái Lan…
Đoàn học sinh Việt Namtại Liên hoan phim. Trước đó, ở cuộc thi làm phim cho học sinh phổ thông Hà Nội 2019 Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hồi tháng 7, phim “The To - Do list” đã giành giải Nhất và được chọn dự thi cấp quốc gia. Tại vòng thi cấp quốc gia, bộ phim đã đạt giải Nhì và được lựa chọn tham gia Liên hoan phim thiếu nhi quốc tế Châu Á tại Nhật Bản.
Mặc dù nhóm tác giả đều là thành viên thuộc Câu lạc bộ Nhiếp Ảnh của Trường THPT Việt Đức, được học những kiến thức, kỹ năng về quay, dựng phim và chụp ảnh nhưng đây là lần đầu nhóm thực hiện một bộ phim. Với chủ đề khó, để truyền tải thông điệp tới người xem nhóm tác giả đã phải thay đổi kịch bản nhiều lần và sau 1 tháng bộ phim đã được hoàn thành.
Yêu cầu đối với tác phẩm dự thi Liên hoan phim Thiếu nhi quốc tế Châu Á lần thứ 13 là thời lượng phim 3 phút; hạn chế dùng phụ đề trong phim, không dùng công nghệ đồ họa (Computer Graphic - CG); có bản giới thiệu tóm tắt phim bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Việt; số lượng người tham gia trong nhóm làm phim tối đa là 3 người, trong đó, người quay phim, đạo diễn, diễn viên, kịch bản, biên tập đều phải là học sinh (người lớn có thể tham gia diễn xuất).
Đến với Liên hoan phim năm nay, Việt Nam có 3 phim dự thi, gồm “The To - Do list” (của nhóm Đặng Lâm Nhi, Hoàng Hải Đăng, Hoàng Thị Diệu Khuê- học sinh lớp 12 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội); Phim “Phiền hay không làm phiền” (của nhóm Đặng Khánh - học sinh lớp 8 Trường THCS Thành Công, Hà Nội) và phim “Người hộp” (của nhóm Nguyễn Phúc Lộc, Lê Hùng Dũng, Đỗ Ngọc Huyền Trang - học sinh lớp 12 Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng).
Thanh Hùng
Cú sút của Văn Hậu được đưa vào đề thi học kỳ
- Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý khối 10 Trường THPT An Dương (huyện An Dương, Hải Phòng) yêu cầu kiểm tra kiến thức thông qua tình huống giả định về cú sút của cầu thủ Đoàn Văn Hậu.
">