Thế giới

Giới chuyên môn nói về phim Việt thách thức thị hiếu của khán giả vừa ra rạp

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-04-15 13:19:42 我要评论(0)

Cuối tuần qua,ớichuyênmônnóivềphimViệttháchthứcthịhiếucủakhángiảvừararạlịch phát sóng bóng đá Giải clịch phát sóng bóng đálịch phát sóng bóng đá、、

Cuối tuần qua,ớichuyênmônnóivềphimViệttháchthứcthịhiếucủakhángiảvừararạlịch phát sóng bóng đá Giải cứu anh "thầy" -bộ phim hài đen hiếm hoi của Việt Nam ra rạp và gây chia rẽ khán giả với nhận xét trái chiều. Giải cứu anh "thầy"cũng chính là Bộ phim bí ẩn mà nhiều người tò mò trước đó khi ra rạp với trải nghiệm xem phim mù đầu tiên ở Việt Nam khi khán giả không hề biết nội dung tác phẩm.

Tác phẩm điện ảnh đầu tay giàu tính thể nghiệm của một đạo diễn 9X được cho là không dành cho số đông khán giả vốn hiện chỉ ra rạp với nhu cầu giải trí nhanh và ngày càng ít kiên nhẫn. VietNamNet ghi lại nhận xét của diễn viên Tú Oanh, đạo diễn Phan Đăng Di và chuyên gia truyền thông văn hoá Nguyễn Đình Thành.

Diễn viên Tú Oanh: Sự khám phá, thử nghiệm cực kỳ mạo hiểm

465868351_8313183988791317_3564831183510303768_n.jpg
Diễn viên Tú Oanh tại LHP quốc tế Hà Nội 2024. Ảnh: FBNV 

Với tư cách là một người làm nghề, tôi tò mò và hào hứng vì chỉ biết mình được mời tới xem một bộ phim bí ẩn. Làm nghề nên tôi thích xem sản phẩm của các bạn trẻ vì đó là sự tiếp nối khẳng định giá trị công việc mình đã làm trong nhiều năm qua. Tôi xem trong tâm thế tích cực và các bạn cũng tạo cho tôi cảm xúc mới chưa từng thấy bao giờ.

Bộ phim gây cho tôi sự ngạc nhiên. Tôi luôn đưa mình vào tâm thế của khán giả khi xem phim chứ không soi xét về nghề nhiều. Tôi chỉ muốn nói đó là cách làm phim rất mới, rất lạ và không thông thường một chút nào về tất cả mọi thứ.

Sau khi xem xong phim tôi có gặp đạo diễn và nhà sản xuất tại LHP quốc tế Hà Nội. Các bạn cũng cầu tiến và muốn nghe những nhận xét từ những người lớn trong nghề. Tôi bày tỏ không phải đến xem phim mà là xem một cách làm phim mới. Nếu có cái nhìn tích cực mình sẽ đón nhận được cách làm mới của các bạn trẻ. Đó là sự khám phá, thử nghiệm cực kỳ mạo hiểm. 

MOM Film Still 69.jpg
Cảnh trong phim "Giải cứu anh thầy". Ảnh: ĐPCC

Tôi chỉ muốn nói, trong sự thể nghiệm cực mới các bạn không thể mới toàn bộ, mới ở tất cả các khâu bởi dù thế nào cũng phải có sự cân bằng. Trong một món ăn vô cùng mới sẽ có người thấy ngon và có người thấy không ngon. Do vậy nếu không có chút gì của cái cũ có người sẽ thấy không ngon, không hợp. 

Với tư cách người làm nghề, tôi nghĩ rằng nếu các bạn có thể cân bằng chút xíu giữa cái cũ và cái mới thì tốt hơn. Giá như diễn viên là những người có nghề có thể sự mới đó sẽ rút ngắn khoảng cách cho người xem với sự thử nghiệm mới của các bạn chăng. Với các diễn viên có nghề sẽ cân đối được cảm xúc một chút bởi họ biết cách xử lý.

Các bạn diễn viên tay ngang cũng có sự thú vị riêng, đó là cảm xúc lạ và tự nhiên như không nhưng sự tự nhiên như không đó không dễ để chấp nhận. Sự đồng bộ và khác lạ ấy với những người làm nghề như chúng tôi thì sẽ khích lệ. Còn với cương vị khán giả bộ phim không dễ xem, không dễ thưởng thức. Những cái mới bao giờ cũng gặp trở ngại và thử thách.

Tôi cũng nói với các bạn rằng các em muốn thử thách phải bước thôi. Sau bước đầu tiên và sự đón nhận của khán giả, các em sẽ quyết định bước tiếp theo là nhảy vọt hay bước dần dần để khán giả cảm nhận sự mới mẻ và sự thể nghiệm của mình.  

Đạo diễn Phan Đăng Di: Không có cách gì để làm khán giả thoả mãn ngay lập tức

346788825_1019236755728665_948453137166347533_n.jpg
Đạo diễn Phan Đăng Di (trái) trao giải tại LHP châu Á - Đà Nẵng 2023. Ảnh: DANAFF. 

Phim được làm rất khác, có một chất hơi giả tưởng và luận đề. Phim đặt ra vấn đề thú vị là tất cả bẫy của con người hiện đại, đặc biệt là đàn ông phải vượt qua để đến 1 cái gì đó, trong đó có bẫy về cờ bạc, bẫy về niềm tin và bẫy về yêu đương. Sự thú vị của câu chuyện là tạo ra một nhân vật người anh trai đi vào tất cả những cái bẫy đó bằng sự trơ tráo, vô trách nhiệm và không nghĩ đến ai. Phim tạo ra một nhân vật ta cứ tưởng rất vô luân về mặt đạo đức nhưng kiểu ứng xử và suy nghĩ như nhân vật đó có trong đời sống hiện đại rất nhiều. 

Một nhân vật song song là cô em gái có một khả năng chấp nhận, không đặt câu hỏi về đạo đức mà cô ấy chỉ nghĩ đơn giản đó là anh trai mình nên dù chán ngấy cũng phải đi giải quyết hậu quả và cố để hiểu.

Đối với tôi đó là cái nhìn thú vị bởi chỉ ra 1 thái độ sống phổ biến trong cuộc sống đồng thời đưa ra quan điểm rằng lối sống đó thì không còn là chuyện đúng sai mà cuối cùng là thử đi giải quyết xem ngọn nguồn vấn đề nằm ở đâu. Chắc chỉ có quan hệ ruột thịt người ta mới đủ kiên nhẫn để hiểu vấn đề thay vì trách cứ và điều đó tạo nên một cặp nhân vật tôi thấy cảm động. Trong một xã hội người ta có xu hướng trách cứ nhau trước khi kịp hiểu thì thái độ của nhân vật cô em gái có thể là một cách chữa lành và hàn gắn các vấn đề của nhau.

Giải cứu anh thầy
 Giải cứu anh ''thầy"là phim điện ảnh đầu tay của đạo diễn 9X Nguyễn Phi Phi Anh.

Bằng giọng điệu giễu nhại và cách thể hiện của một bộ phim rất ít tiền nhưng có chất suy tư trong đó. Cách đặt vấn đề hài hước, không nghiêm túc hóa vấn đề nhưng đồng thời mình cũng thấy được sự suy nghĩ thấu đáo và sự nhân văn.

Người làm phim đã đưa ra một vấn đề có trong cuộc sống để cùng đối thoại với khán giả. Đó là thái độ rất hay của người sáng tạo. Cách làm như vậy rất khó với thói quen xem phim của mọi người nhưng với đạo diễn chuyện đó rất cần.

Thị hiếu khán giả đã rất khác và họ xu hướng không muốn đối thoại hay cần xem phim một cách kiên nhẫn. Nhu cầu của họ là cần giải trí nhanh và hút vào một câu chuyện nhanh. Giải cứu anh "thầy"không phải là một kiểu phim như vậy. Nó đặt ra một câu hỏi và đưa ra câu hỏi có tính suy tưởng nên không có cách gì để làm khán giả thoả mãn ngay lập tức mà đòi hỏi mọi người đủ kiên nhẫn và cố gắng đối thoại khi xem phim chứ không phải giải trí hoàn toàn.

Tôi nghĩ Nguyễn Phi Phi Anh từng làm giải trí hoàn toàn biết khán giả đang cần gì và nhu cầu thực sự của giới trẻ là gì. Nhưng với bộ phim đầu tay, đạo diễn có quyền đưa ra những điều mà họ tin tưởng, họ yêu. Chuyện đó rất quan trọng. Tôi nghĩ với phim đầu tay nên có can đảm đó. Và sau tất cả phản ứng của khán giả, về doanh thu họ sẽ biết rồi đây sẽ chọn con đường nào.  

Chuyên gia truyền thông và quản trị văn hoá Nguyễn Đình Thànhchia sẻ với VietNamNet, phong cách của Phi Anh là theo sát các vấn đề của thực tế của xã hội và có nét duyên riêng nhưng không phải dành cho số đông.

465861043_10161752240412954_8855962223036742260_n.jpg
Chuyên gia Nguyễn Đình Thành và nhà sản xuất Thanh Trần tại buổi ra mắt phim. Ảnh: FBNV

Anh viết: "Tù mù là bản chất của số phận, tôi thích câu này của nhà văn Ma Văn Kháng. Cái không chắc chắn lại là một phần thú vị trong cuộc sống nếu nhìn một cách tích cực. Đi đâu cũng được nếu bạn dám liều. Mua hàng có kiểu mua túi mù và có Bộ phim bí ẩn trong 3 ngày. Thử xem cuộc sống có thể thay đổi như thế nào nếu bạn thay đổi 1 yếu tố nào đó. Thử xem việc mua vé xem phim có thể mang lại cho bạn sự bất ngờ gì? Những sự lựa chọn khác nhau sẽ mang lại những kết quả khác nhau như thế nào. Thử làm 1 điều mà mình không chắc chắn biết được điều gì chờ đợi xem thế nào nhỉ?".

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Cuộc sống nổi tiếng, sung túc, cát- sê tăng cao nhưng Xuân Nghị chưa khi nào quên những năm tháng mưu sinh chật vật chờ ngày khẳng định mình.

Danh hài thuở hàn vi: Kẻ phụ hồ, chạy xe ôm; người buôn chó kiếm sống - 1

Diễn viên Xuân Nghị nói, khi vào vai Cao Minh Bách anh chạnh lòng nhớ đến quá khứ cơ cực của mình. (Ảnh TL)

"Khoảng năm 2011, Nghị quyết định khăn gói từ Nha Trang vào Sài Gòn học khóa đào tạo diễn xuất của cô Hồng Vân. Cuộc sống rất chật vật. Nghị từng thuê ngủ ở một gác xép khu lao động với giá 500 nghìn đồng/ tháng. Ban ngày, Nghị đi học, đi tập kịch, "bán mặt" ở công viên Hoàng Văn Thụ. Buổi tối, trở về khu gác xép ngủ. 7-8 người gồm dân lao động, sinh viên nghèo chen chúc trong căn gác xép chật hẹp, không thể đứng thẳng người, có đêm giật mình mất ngủ vì... chuột chạy ngang người.

Để có thể theo đuổi đam mê, Xuân Nghị từng làm thêm đủ nghề từ lồng tiếng, đi bưng bê, tiếp bia rượu, dọn dẹp ở nhà nghỉ, chạy xe ôm... Thời điểm đó, không có cô gái nào ngó ngàng tới Nghị hết, đi kiếm rồi họ cũng dạt ra, nghèo mà nhìn gầy đen.

Nhưng năm 2015 mới là giai đoạn khó khăn nhất của Nghị. Nghị đi thi Đấu trường tiếu lâm, sân khấu tạm nghỉ để xây lại, công việc làm thêm cũng không có. Có những ngày, Nghị phải chia từng nắm gạo để nấu cháo cầm cự qua ngày. Có đợt Nghị ăn mỳ trong thời gian dài, không chịu nổi, gọi về nhà thì bố nói: "Bố mẹ hết tiền rồi..."", Xuân Nghị nhớ lại.

Nhọc nhằn mưu sinh không kém Xuân Nghị, ngay từ nhỏ, nghệ sĩ hài Quang Thắng đã phải làm thuê kiếm tiền giúp đỡ gia đình. Từ năm học lớp 6, anh đi bán kem phụ giúp mẹ. Suốt những năm học THPT, ngoài giờ lên lớp, anh đi gánh gạch thuê. Đến khi đỗ vào Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, (nay là Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội), nam nghệ sĩ chuyển sang làm công việc khắc bia mộ, nặn tượng, vẽ tranh để có tiền ăn học…

Danh hài thuở hàn vi: Kẻ phụ hồ, chạy xe ôm; người buôn chó kiếm sống - 2
Trước khi trở thành một danh hài nổi tiếng cả nước, ít ai biết rằng, Quang Thắng từng có thời gian vất vả làm lơ xe, bốc vác, đưa đồ thuê cho người ta từ Hải Phòng lên Hà Nội.

Dù thủ vai "Táo kinh tế" sang chảnh nhưng mấy ai biết quá khứ mưu sinh đầy nhọc nhằn của nghệ sĩ hài Quang Thắng. Trước khi trở thành một nghệ sĩ hài nổi tiếng, Quang Thắng từng có quãng tuổi trẻ lăn lộn đủ nghề để kiếm sống.

Thời còn đi học, anh làm nghề đẩy xe bò thuê, buôn quần áo đường dài và lơ xe tuyến Hà Nội - Hải Phòng. Thi thoảng anh còn kiêm luôn bốc vác hàng cho chủ xe và phụ giúp nhiều việc vặt ở bến xe nhằm kiếm thêm chút tiền chi trả sinh hoạt phí.

Cũng trải qua công việc lơ xe bụi bặm là "Táo" Tự Long. Nam nghệ sĩ từng chia sẻ, anh có thời gian làm lơ xe trên tuyến Bắc Ninh- Hà Nội với câu nói cửa miệng: "Lên xe bà con ơi, Hà Nội- Bắc Ninh đê". Có thời điểm, anh làm phụ hồ xách vữa cho các công trình của xã, học nghề mộc và làm chân chạy xe ôm. Sau này, Tự Long còn làm MC cho một quán café sinh viên…

Xuân Hinh, Chí Trung chật vật đi buôn kiếm sống

Mới đây, khán giả không khỏi ngậm ngùi khi "vua hài đất Bắc" Xuân Hinh nghẹn giọng tiết lộ về quá khứ nghèo khó, cơ cực trên sóng truyền hình. Xuân Hinh kể rằng mình buôn tất cả mọi mặt hàng trên đời từ thượng vàng tới hạ cám "kể cả những thứ hạ đẳng nhất xã hội".

"Từ trường Sân khấu Điện ảnh, tôi ra đầu cầu bắt xe lên thị trấn Bảo Yên cách gần 300 cây số. Đi từ chiều thứ 7 thì 7 giờ tối tôi có mặt trên đó mua quần áo, rồi đi xe đạp 12- 14 cây số vào trong rừng đổi quần áo cho người dân tộc lấy vàng cốm mà họ lấy được từ dưới suối. Đêm, tôi lại đạp xe với chiếc đèn pin, đường rừng hun hút, một bên là vực thẳm…

Tôi còn mua những bao trám đưa về chùa Dâu quê tôi vào lúc 2 giờ sáng. Thời đó, tôi gầy gò lắm. Tôi lại kéo từng bao trám vào nhà dân xin ngủ nhờ, không xin ngủ được, tôi ứa nước mắt ngồi chờ sáng…", Xuân Hinh chia sẻ.

Danh hài thuở hàn vi: Kẻ phụ hồ, chạy xe ôm; người buôn chó kiếm sống - 3

Xuân Hinh vào vai Tiến Tùng - Túng Tiền trong tiểu phẩm "Nghịch đời" từng rất hot một thời. (Ảnh TL)

Trước đó, nam danh hài cũng từng chia sẻ vì nhà nghèo nên từ thời niên thiếu, anh phải đi buôn chó lấy tiền ăn học và nuôi các em. Có đêm mang chó đi bán chợ xa, lỡ xe nên phải ngủ lại ở bến. Nửa đêm, lũ chó trong rọ sủa nhiều quá bị người ta mắng, phải thả ra cho chúng khỏi kêu, sáng hôm sau lần mò đi tìm từng con bắt lại…

Chung quá khứ "buôn bán từ thượng vàng tới hạ cám" như Xuân Hinh, "Táo giao thông" Chí Trung bày tỏ, anh không bao giờ quên được quãng thời gian đói khổ, cơ cực ấy.

Vào những năm 90, khi vừa kết hôn với nghệ sĩ Ngọc Huyền và sinh con, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Chí Trung phải đi ép săm lốp để giao cho các đại lý ở khu vực Hà Đông vào các buổi sáng trong khi buổi tối lại sắm sửa đồ diễn lên sân khấu kịch như bình thường.

Cũng có thời điểm, nam nghệ sĩ đi mua máy khâu, các loại máy móc đem về sơn sửa rồi đi ký gửi lại. Anh kiêm cả buôn xe máy ở ngõ Huế, Hà Nội. Còn vợ của anh, nghệ sĩ Ngọc Huyền thì bán bánh xèo, bánh rán. Vài năm sau, vợ chồng anh chung vốn với bạn mở ảnh viện áo cưới. Thế nhưng, chẳng bao lâu, cả gia đình lại đứng trước nguy cơ phá sản và phải mất một thời gian dài để trả nợ…

Theo nghệ sĩ Chí Trung, chính những năm tháng mưu sinh vất vả đã giúp anh biết sống mở lòng, bao dung và thấu hiểu người khác nhiều hơn…

Theo Dân trí

Thành Long sức khỏe sa sút, đi lại phải có người dìu đỡ

Thành Long sức khỏe sa sút, đi lại phải có người dìu đỡ

Thành Long đi lại khó khăn vì bị chấn thương sau nhiều năm tự mình thực hiện các pha mạo hiểm trong phim hành động. 

" alt="Danh hài thuở hàn vi: Kẻ phụ hồ, chạy xe ôm; người buôn chó kiếm sống" width="90" height="59"/>

Danh hài thuở hàn vi: Kẻ phụ hồ, chạy xe ôm; người buôn chó kiếm sống