- Những mẹo vặt làm đẹp dưới đây sẽ vô cùng hữu ích đối với mấy cô nàng lười chăm chút cho vẻ bề ngoài của mình.
- Những mẹo vặt làm đẹp dưới đây sẽ vô cùng hữu ích đối với mấy cô nàng lười chăm chút cho vẻ bề ngoài của mình.
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh Ung thư Vú
Ung thư Vú thường không có dấu hiệu rõ ràng và cần được đánh giá bởi bác sĩ chuyên khoa Ung thư. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Sờ thấy một cục bướu ở vú và cục bướu không nhỏ hay mất đi khi đã hết chu kỳ kinh nguyệt.
- Sờ thấy hạch ở vùng nách có thể là dấu hiệu của bệnh Ung thư Vú đã di căn tới hạch bạch huyết.
- Sự thay đổi về hình dạng và kích thước của vú.
- Da vú và núm vú có sự thay đổi về màu sắc và chảy dịch lạ.
Tuỳ vào sức khoẻ của bệnh nhân và giai đoạn của bệnh, Bác sĩ chuyên khoa Ung thư Bệnh viện Raffles Singapore sẽ tư vấn và đưa ra các phác đồ điều trị như sau:
- Ung thư Vú chưa xâm lấn thì điều trị bằng phẫu thuật bảo tồn sẽ là lựa chọn đầu tiên, sau đó người bệnh có thể tiếp tục được Xạ Trị và/hoặc điều trị bằng thuốc nội tiết.
- Ung thư Vú đã xâm lấn thì cần kết hợp các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormone và/hoặc liệu pháp nhắm trúng đích. Thứ tự của các phương pháp điều trị phụ thuộc vào các giai đoạn Ung thư và đặc tính của khối u.
Liệu pháp Xạ trị Áp sát (CBB)
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, người bệnh có thể cần tiếp tục làm xạ trị. Xạ trị Áp sát (CBB) là liệu pháp sử dụng thiết bị bao gồm nhiều ống thông để vận chuyển tia xạ trực tiếp tới vị trí của khối u đã được cắt bỏ.
Liệu pháp này giúp các chuyên gia xạ trị nhắm chính xác tới vị trí của khối u đã được cắt bỏ nhằm tránh tia bức xạ ảnh hưởng đến các mô vú lành tính còn lại. Đây là liệu pháp đòi hỏi có trang thiết bị hiện đại và chuyên môn cao của bác sỹ xạ trị ung thư.
Thiết bị Ống thông được sử dụng
Trước khi tiến hành, bệnh nhân cần gặp và tư vấn với Bác sỹ Phẫu thuật Ung thư Vú và Bác sỹ Xạ trị Ung thư để xác định đủ điều kiện để thực hiện liệu pháp mới này.
Người bệnh sẽ có một buổi lên kế hoạch Xạ Trị với bác sỹ chuyên khoa hay còn được gọi là buổi Xạ Trị mô phỏng vào ngày tiếp theo của ngày cắt bỏ khối u và đặt thiết bị Ống thông.
Việc tiến hành Xạ Trị bằng Liệu pháp Xạ trị Áp sát (CBB) không phải được áp dụng cho tất cả người bệnh mắc bệnh Ung thư Vú. Sau khi cắt bỏ khối u, bằng kỹ thuật xét nghiệm sinh thiết cắt lạnh, bác sĩ phẫu thuật sẽ xác nhận với bạn là bạn có đủ điều kiện để điều trị bằng phương pháp này hay không.
Liệu pháp Xạ trị Áp sát (CBB) thường được thực hiện hai ngày sau khi cắt bỏ khối u và bệnh nhân sẽ cần gặp bác sĩ 1 giờ để thực hiện điều trị, nhưng thời gian thực tế để tiếp nhận tia phóng xạ chỉ khoảng 5 phút nên bệnh nhân sẽ không cần ở lại bệnh viện.
Tối đầu tiên sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, bệnh nhân sẽ uống thuốc kháng sinh cho đến khi kết thúc quá trình điều trị để ngăn ngừa sự nhiễm trùng.
Bệnh nhân sẽ không cần tiến hành gây mê. Một hệ thống máy tính điều khiển được kết nối với các Ống thông đã được đặt ở ngực. Hệ thống sẽ gửi một lượng nhỏ phóng xạ hay còn gọi là "hạt phóng xạ" vào mỗi ống thông cùng một thời điểm. Bệnh nhân có thể cảm thấy các hạt phóng xạ đi vào ống thông nhưng sẽ không gây cảm giác đau đớn.
Các bác sĩ sẽ ở một căn phòng ngay bên cạnh và có thể theo dõi và trao đổi với bệnh nhân qua một màn hình Tivi. Chuyên gia Xạ Trị sẽ tháo bỏ thiết bị ống thông phóng xạ sau khi kết thúc lần Xạ Trị cuối cùng.
Bệnh viện Raffles Singapore: Với hơn 41 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Raffles là bệnh viện tư tuyến trên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, hàng đầu tại Singapore và Đông Nam Á, thuộc Ủy Ban Hợp Tác Quốc Tế (JCI) và đạt chứng chỉ ISO 9001:2008.
|
(Nguồn: Bệnh viện Raffles Singapore)
" alt=""/>Điều trị Ung thư Vú với Liệu pháp Xạ trị Áp sátGần hơn, chúng ta có Facebook, dù không phải mạng xã hội đi tiên phong, nhưng Mark Zuckerberg đã xây dựng thành công đế chế trị giá 753 tỷ USD chỉ trong vòng 16 năm.
Ngay như mô hình thuê bao trả phí (subscriber) mà báo chí phương Tây xây dựng nên cũng là sự học hỏi, bắt chước từ mô hình tương tự ở phần mềm, dịch vụ. Đặc điểm của nó là tính linh hoạt cao, dễ phổ biến và được chấp nhận trong xã hội phương Tây.
Thu phí theo hình thức bắt buộc trả tiền cho nội dung ở nước ngoài là thứ khó để bắt chước ở Việt Nam. |
Vì vậy, nếu coi báo chí Việt Nam là một sản phẩm Việt, làm bởi người Việt, trước hết để bán cho người dùng ở trong nước, cơ quan báo chí cần chọn ra con đường thu phí báo chí phù hợp với một thị trường ưa thích sản phẩm miễn phí.
Vậy đâu là những nền tảng Việt miễn phí thành công? Có thể kể tới Zalo với hơn 50 triệu người dùng tính đến năm 2020, Muvik từng thành công trước khi có TikTok, tương tự là ccTalk trước khi có YouTube, Facebook.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là mô hình thành công về mặt người dùng, chưa phải thành công về doanh thu. Nếu xem xét kỹ hơn về về Zalo và Muvik sẽ thấy các nền tảng này sớm thành công nhờ khả năng tiếp cận người dùng cuối nhanh chóng khi những sản phẩm ngoại chưa kịp chiếm lĩnh thị trường Việt.
Vậy còn những sản phẩm trả phí thành công? Gần đây chúng ta có Ròm, một bộ phim được đánh giá nghệ thuật, nhưng cảm nhận của người xem là chia rẽ. Trên VnExpress, bộ phim nhận được 6.1/10 điểm từ 284 lá phiếu của người xem, tính tới thời điểm viết bài.
“Phim chẳng có điểm nhấn gì cả ,cái kết nhạt chẳng ai hiểu gì hết và khi đèn sáng thì ra về”, trích một bình luận được nhiều người thích trên VnExpress. Các ý kiến khác đổ lỗi cho bộ phim đã bị cắt xén nhiều nên không còn hấp dẫn như bản gốc từng được công chiếu ở liên hoan phim.
Thế nhưng, bộ phim vẫn kiếm được 30 tỷ doanh thu phòng vé chỉ sau 3 ngày công chiếu, theo Box Office Việt Nam. Sau 10 ngày, con số này là 55 tỷ đồng, được xem là hiện tượng phòng vé phim Việt năm 2020 này.
Bộ phim Ròm đã rất thành công khi bán câu chuyện thay vì bán sản phẩm. |
Bộ phim đã xây dựng cả một chiến dịch marketing âm thầm nhưng dài hơi, gieo vào đầu khán giả câu chuyện về hành trình khó khăn của đoàn làm phim, từ lúc khởi quay cho đến khi đem đi dự thi ‘chui’ ở Liên hoan Phim quốc tế Busan.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia, thành công của phim chính là bán câu chuyện trước khi bán sản phẩm. Câu chuyện lấy đi nước mắt và sự đồng cảm của khán giả, được tô vẽ đẹp đẽ bằng marketing giúp bộ phim thắng lớn về mặt doanh thu dù sản phẩm chưa thực sự ấn tượng.
Còn với báo chí thu phí, việc bán câu chuyện cũng như vậy, tất nhiên mỗi cơ quan báo chí cần tạo dựng câu chuyện khác nhau, phù hợp với đối tượng độc giả khác nhau. Chẳng hạn, độc giả nên chăng được biết nhiều hơn về quá trình tác nghiệp khó khăn hiểm trở của nhà báo ở những vùng nguy hiểm hay bất kỳ câu chuyện có cảm xúc nào.
Ở một góc nhìn khác, iPhone đã rất thành công ở Việt Nam, chiếm lĩnh hoàn toàn thị phần của gã khổng lồ Nokia. Người ta có lý do để tin rằng Steve Jobs chính là sức hút khiến người dùng đổ xô đi mua iPhone.
iPhone vốn nổi tiếng là tạo ra nhiều vấn đề (cáp, sạc, tai nghe, chuẩn kết nối...) để rồi bán các giải pháp cho những vấn đề đó và iPhone 12 series cũng không phải ngoại lệ |
Nhưng ngày nay, iPhone 12 nhiều khả năng vẫn được Tim Cook tiếp nối thành công đó, dù cho chiếc điện thoại này không bán kèm củ sạc với lý do thân thiện môi trường. Đây có thể xem là một case study điển hình của bài học kinh doanh vỡ lòng: Tạo ra vấn đề rồi bán giải pháp.
Liệu báo chí có thể khiến thông tin mà người đọc thu nhận ít đi, từ đó bán nội dung trả tiền với giá cắt cổ như Apple đã làm với các loại phụ kiện của iPhone? Báo chí không phải một nền tảng thông tin độc quyền nhưng có độ chính xác cao. Vì thế, để làm được điều này, cần có sự chắt lọc, chọn lọc thông tin bán ra một cách thông minh, khôn khéo.
Tất nhiên, chừng đó góc nhìn vẫn là quá hạn hẹp và chưa thể bao quát hết cơ hội thu phí cho báo chí ở thời đại cách mạng 4.0. Song rất có thể cơ hội sẽ đến vào một thời điểm ‘chín muồi’ khi ý tưởng được công nghệ trợ giúp gặp đúng đối tượng độc giả có nhu cầu.
Phương Nguyễn
Báo chí thu phí là nỗ lực tự giải cứu của các tờ báo trong và ngoài nước, nhằm đối phó với sự sụt giảm doanh thu và thoát khỏi khủng hoảng trong quá trình hoạt động.
" alt=""/>Thu phí báo chí nhìn từ sự thành công ở các lĩnh vực khác