Nhận định, soi kèo Al Hussein Irbid vs AL
(责任编辑:Giải trí)
下一篇:Nhận định, soi kèo Lille vs Saint
Trước thực trạng trên, phát ngôn viên của Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định sẽ cải thiện hệ thống pháp luật về dạy thêm ngoài trường để đảm bảo chính sách tiếp tục có hiệu lực. Đồng thời, Bộ cũng đã thành lập nhóm công tác đặc biệt để tiến hành nghiên cứu thực địa ở nhiều nơi và lấy ý kiến công khai của người dân.
Thậm chí, để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách 'giảm kép', Bộ Giáo dục nước này kiên quyết xử lý mạnh tay với các giáo viên và cơ sở tư nhân cố tình dạy thêm ‘chui'.
Cụ thể, đầu tháng 8, tập đoàn giáo dục Tân Phương Đông (New Oriental Education) do ông Du Mẫn Hồng sáng lập đã vướng cáo buộc vi phạm chính sách 'giảm kép'. Ngay sau khi nhận được thông tin, cơ quan giáo dục TP Hàng Châu (Trung Quốc) lập tức mở cuộc điều tra. Đến nay, mọi hoạt động liên quan đến giáo dục tại tất cả các chi nhánh của tập đoàn này đều bị đình chỉ.
Cũng trong tháng 8, phòng giáo dục TP Ngạc Châu (Hồ Bắc, Trung Quốc) công khai danh tính 6 giáo viên của các Trường Tiểu học và THCS cố tình dạy thêm 'chui' kỳ hè vừa qua.
Đại diện phòng giáo dục địa phương cho biết, 6 giáo viên này dạy môn Toán, tiếng Anh, Vật lý và tiếng Trung đang công tác lần lượt ở các trường: THCS số 5 Ngạc Châu (thầy Đặng, cô Hứa, cô Yến), Tiểu học Thái Viên quận Ngạc Thành (cô Trương), Tiểu học Đồ Trấn quận Lương Tử Hồ (cô Dương) và THCS số 2 Ngạc Châu (cô Lý).
Theo đó, quyết định kỷ luật của Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra đối với 4 giáo viên này là "hạ từ 1-2 cấp bậc nghề nghiệp, trừ điểm thành tích và khấu trừ tiền lương cơ bản". Ngoài ra, số tiền các giáo viên kiếm được từ việc dạy thêm cũng bị thu hồi.
Riêng đối với trường hợp của thầy Đặng - người đứng đầu tổ chức lớp học thêm sẽ phải chấm dứt hợp đồng lao động với Trường THCS số 5 Ngạc Châu. Còn cô Trương sẽ bị cách chức phó hiệu trưởng. Cả 6 giáo viên này, thời gian tới không được tham gia kỳ đánh giá đạo đức giáo viên.
Phần lớn mọi người đều đánh giá, quyết định kỷ luật 6 giáo viên vi phạm chính sách ‘giảm kép’ của Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra chưa xứng đáng. Họ cho rằng, Bộ nên đuổi các giáo viên cố tình dạy thêm 'chui' ra khỏi ngành.
Mở đầu việc thực hiện Biện pháp xử phạt hành chính đối với các hoạt động đào tạo ngoài nhà trường của Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành, ngày 23/10 phòng giáo dục huyện Hoạt (Hà Nam, Trung Quốc) công khai mức xử phạt đối với trung tâm dạy thêm tiếng Anh Viên Mộng do ông Lôi quản lý.
Nhiều người đánh giá đây là mức phạt nặng nề dành cho trung tâm có hoạt động dạy thêm 'chui': “Đình chỉ hoạt động giảng dạy vĩnh viễn, hoàn trả toàn bộ học phí cho phụ huynh, nộp phạt 230.000 NDT (722 triệu đồng)”.
Hiện tại, trung tâm Viên Mộng có 68 học sinh đang theo học. Trong đó, 30 em đã đóng học phí, còn lại chưa đóng. Do đó, trung tâm này phải hoàn trả học phí cho 30 em, tổng số tiền lên đến 79.000 NDT (265 triệu đồng).
Nói về mức phạt dành cho trung tâm Viên Mộng, đại diện phòng giáo dục địa phương cho biết, đây là bài học làm gương cho các cá nhân và tổ chức cố tình dạy thêm ‘chui’ thời gian tới.
Cách đây không lâu, Cục Quản lý và Giám sát Thị trường quận Tây Thành, Bắc Kinh đã xử phạt Công ty TNHH Công nghệ Giáo dục Vạn Hưng Phục 11,78 triệu NDT (39 tỷ đồng) và đình chỉ hoạt động vì không có giấy phép kinh doanh nhưng vẫn cố tình dạy thêm ‘chui’. Đây được coi là mức xử phạt nặng nề nhất trong lịch sử ngành giáo Trung Quốc từ trước đến nay.
'Chữa bệnh' dạy thêm không dễ
Nguyên nhân sâu xa các lớp dạy thêm ngày càng nở rộ do sự mất cân đối về nguồn lực giáo dục.
Ở một số trường, do thiếu nguồn lực giáo viên nên chất lượng giảng dạy không đồng đều. Do đó, nhiều học sinh chấp nhận đi học thêm ngoài giờ. Lợi dụng điều này, các cá nhân và tổ chức mở rộng lớp dạy thêm. Việc các lớp dạy thêm được mở ra nhiều đã phản ánh những bất cập của nền giáo dục Trung Quốc hiện nay.
Ngoài ra, các lớp dạy thêm được mở nhiều cũng do quan niệm giáo dục. Nhiều phụ huynh và học sinh cho rằng điểm số chỉ được cải thiện thông qua việc tham gia lớp học thêm. Các chuyên gia nhận định, quan niệm này chưa đúng. Học thêm có cải thiện điểm số, nhưng nó làm gia tăng áp lực và gánh nặng, thậm chí khiến học sinh mất hứng thú và động lực học.
Xuất phát từ nguyên nhân trên, một số chuyên gia giáo dục ở Trung Quốc cho rằng cần phải có biện pháp xử lý vấn đề này:
Đầu tiên, chính phủ cần tăng cường đầu tư và cải thiện chất lượng giáo dục, nhất là các vùng còn khó khăn. Bằng cách, tăng cường đầu tư tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục. Đồng thời cải thiện tiền lương cho giáo viên để học sinh có thể nhận được chất lượng giáo dục tốt và không phụ thuộc vào học thêm.
Thứ hai, các trường cần tăng cường quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm mang đến cho học sinh trải nghiệm học tập phong phú và thú vị. Đồng thời, nhà trường cũng cần tăng cường giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh, để trẻ hình thành quan niệm và thái độ học tập đúng đắn, tránh phụ thuộc học thêm.
Thứ ba, phụ huynh và học sinh nên thiết lập các quan niệm học tập đúng đắn. Bản chất của học là nâng cao phẩm chất, năng lực của bản thân, không phải để phục vụ thi cử. Phụ huynh không nên mù quáng chạy theo xu hướng cho con đi học thêm. Đồng thời, học sinh cũng cần nhận thức rõ học tập không chỉ là ghi nhớ, mà đó là quá trình trau dồi khả năng tư duy, sáng tạo và nâng cao mọi mặt.
Theo The Paper, Sohu
'Gia đình tôi gánh hậu quả nặng nề vì cho trẻ đi học thêm tối ngày'Cháu tôi học thêm triền miên với những buổi học kết thúc lúc 22h. Việc này gây tốn công sức, thời gian và tiền bạc của gia đình, cháu cũng đánh mất tuổi học trò, vậy nhưng kết quả lại không như ý nguyện." alt="Trung Quốc làm gì để ‘xóa sổ’ ngành công nghiệp tỷ đô dạy thêm, học thêm?" />- - Thùy Dung sinh viên Viện ĐH Mở nhờ chăm chỉ“cày” các môn đại cương mà “giật” học bổng. Tuy nhiên, Dung chỉ thành công ở những môn đại cương, còn thất bại thảm hại ở nhữngmôn chuyên ngành.
" alt="'Khấn giỏi' là có học bổng" />Ảnh có tính chất minh họa - - Chiều 12/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã khẳng định sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật giáo dục hiện hành sau 12 năm thực hiện.
Ông Nhạ khẳng định, một số nội dung của Luật Giáo dục đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn.
Dự thảo luật dự kiến sửa đổi, bổ sung đối với 50 điều, bãi bỏ 10 điều của Luật Giáo dục hiện hành, bổ sung 1 mục và 3 điều mới, thay thế hoặc bãi bỏ một số thuật ngữ để phù hợp với pháp luật hiện hành.
Bộ trưởng Nhạ cho rằng, hiện nay nhu cầu của thị trường lao động đã có sự thay đổi. Số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm khá lớn, hoặc làm không đúng ngành nghề đã được đào tạo, gây lãng phí nguồn lực sư phạm.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT đề xuất học sinh, sinh viên sư phạm cũng cần phải đóng học phí như các ngành học khác.
Giải pháp mà Bộ GD-ĐT đưa ra là cho học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.
Theo đó, Chính phủ cần có quy định cụ thể chế độ tín dụng sư phạm và chính sách bồi hoàn kinh phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm.
Dự thảo cũng đề xuất sửa đổi điều 105 về chính sách thu học phí theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, đào tạo.
Trong đó quy định rõ, học sinh tiểu học trường công lập không phải nộp học phí. Mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, đào tạo .
"Giá dịch vụ giáo dục đào tạo là toàn bộ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phi quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ trực tiếp và gián tiếp hoạt động giáo dục, đào tạo theo chương trình giáo dục đào tạo” - dự thảo viết.
Điều 71 quy định về chức danh Giáo sư, phó giáo sư được đề xuất sửa đổi như sau:
"Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.”
Trong điều 25 quy định về cơ sở giáo dục mầm non, Bộ đề xuất sửa đổi việc các trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo được phép nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
Góp ý về đề xuất cho sinh viên sư phạm vay tín dụng sư phạm, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng, khái niệm này “hơi có vấn đề”.
Ở điều 71 quy định về chức danh GS, PGS, ông Giàu cho rằng nếu khái niệm đưa ra như thế này thì hiện nay nhiều hồ sơ không đạt tiêu chuẩn.
Bàn về quy định nhận trẻ từ 3 tháng tuổi ở các trường mầm mon, bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội - nhận xét, trên thực tế, các cơ sở công lập chỉ nhận trẻ từ 18 tháng, có nơi 12 tháng. Để nhận trẻ từ 3 tháng trở lên cần phải đánh giá tác động, vì để thực hiện được điều này chi phí sẽ lớn.
Ngoài ra, góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung, bà cho rằng hiện nay trong Luật chưa có quy định nào để xử lý trong trường hợp giáo viên bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể.
Mặc dù điều 81 về chính sách tiền lương của nhà giáo không được Bộ GD-ĐT đưa vào danh sách sửa đổi, bổ sung của dự thảo, nhưng ông Hà Ngọc Chiến - Chủ tịch Hội đồng dân tộc đã đề xuất:
“Trong Nghị quyết 29 có nêu rõ lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, chứ không phải thuộc nhóm cao nhất. Để thể chế hoá NQ29, tôi cho rằng cần xem xét sửa đổi điều 81 về tiền lương của nhà giáo để khẳng định rằng lương nhà giáo cần được xếp cao nhất trong hệ thống bảng lương hành chính sự nghiệp. Cần nghiên cứu việc này để đưa vào điều luật” - ông Chiến khẳng đinh.
Nhận xét về sửa đổi trong điều 4: "Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông, gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên”, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, dự thảo luật mới chỉ dừng lại ở những quy định chung, chưa làm rõ được khái niệm, các đặc trưng, phạm vi, tiêu chí của hệ thống giáo dục mở cũng như chưa làm rõ cơ chế, quy trình và cách thức tổ chức quản lý trong liên thông và trong phân luồng.
Nguyễn Thảo
" alt="Đề xuất sinh viên sư phạm đóng học phí, vay tín dụng" /> Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn trong đại dịch Covid-19. Trước đó, "nếu bạn dễ bị tấn công, chỉ cần củng cố lại mạng lưới và hệ điều hành khiến nó trở nên khó xuyên thủng qua hơn." Nhưng giờ đây, ông Shwed cho biết, "có bằng chứng cho thấy, có đến một nửa số công ty trên thế giới có ít nhất một nhân viên cài đặt một ứng dụng độc hại và vì vậy rất dễ bị tấn công từ thế giới bên ngoài."
Nếu nhìn vào các con số thì có thể thấy Android dường như lép vế hơn iPhone về khả năng bảo mật. Các chip Qualcomm, bộ xử lý được dùng phổ biến trên điện thoại Android hiện nay, chứa đến hơn 400 điểm yếu bảo mật. Các phần cứng khác trong điện thoại Android cũng có nhiều điểm yếu có thể bị khai thác để chiếm quyền kiểm soát hoàn toàn. Số lỗ hổng bảo mật nhắm đến việc khai thác Android cũng nhiều hơn so với iPhone vào năm ngoái.
Nhưng tại sao lại iPhone lại không an toàn hơn Android? Hóa ra đó chỉ là một phần của vấn đề. Ông Shwed cho biết: "Tôi nghĩ nguy cơ trên cả 2 nền tảng là như nhau." Ông có lời giải thích rất thú vị cho lập luận của mình.
Nếu bạn sử dụng Android, quyền hạn đối với thiết bị là của bạn và việc bảo mật cũng là do bạn. Có rất nhiều nền tảng bảo mật chắc chắn đến từ các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu, ví dụ như Knox của Samsung, vẫn đang được áp dụng trên các thiết bị mới nhất như Galaxy Z Fold3, Z Flip3. Năm 2016, một bài đánh giá khả năng bảo mật do hãng Gartner thực hiện cho thấy, Knox đánh bại Android và iOS cùng nhiều hệ điều hành khác về khả năng bảo mật thiết bị di động.
Tương tự như Knox, nhiều nền tảng bảo mật khác của các hãng cung cấp cũng có thể bao bọc lấy thiết bị để bảo vệ người dùng. Bên cạnh đó, nếu bạn là người dùng doanh nghiệp, công ty của bạn cũng có thể làm điều tương tự để bảo vệ cho bạn. Khả năng tự bảo vệ này giúp Android vượt qua được các vấn đề về phân mảnh trong hệ sinh thái, sự chậm trễ trong triển khai các gói cập nhật bảo mật từ Google cũng như thiếu bảo mật trong các ứng dụng trên Play Store.
Trong khi đó, iPhone và iOS là các nền tảng đóng hơn nhiều so với Android. Có thể đóng kín với người dùng, nhưng đối với các lỗ hổng bảo mật thì lại không hoàn toàn như vậy. Đó là lý do vì sao bạn phải trông chờ Apple vá các lỗ hổng đó cho bạn. Đó là lý do vì sao Apple từng phải phát hành liên tiếp 2 bản cập nhật iOS khẩn cấp vào giữa tháng Ba năm nay khi phát hiện ra các lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống của mình.
Điều đó càng cho thấy nguy cơ bảo mật luôn hiện hữu trên thiết bị của bạn, ngay cả khi đó là một nền tảng được khóa chặt chẽ như iPhone hay iOS.
Shwed cho biết: "iPhone là một nền tảng đóng hơn nhiều và Apple điều chỉnh phần lớn những gì xảy ra trên nền tảng của mình. Về lý thuyết và trên thực tế, điều đó sẽ làm nó an toàn hơn một chút. Nhưng mặt khác, cũng có nhiều giới hạn về những gì phần mềm bảo mật có thể làm với iOS. Do vậy, mức độ rủi ro là cân bằng giữa hai nền tảng."
Với Android, tính mở của nó là một con dao hai lưỡi. Ông Shwed cho rằng, "với Android, việc phát triển và sử dụng phần mềm dễ dàng hơn, nhưng phần mềm đó cũng có thể độc hại hơn trên iOS. Nhưng cùng lúc đó, trên Android, bạn cũng có thể xây dựng một phần mềm bảo mật tốt hơn bởi vì tính mở tương tự cũng tồn tại trên các hệ thống bảo mật."
Bản thân Apple cũng từng nói sự cần thiết phải khóa cứng iPhone và iOS để phục vụ bảo mật, dù rằng đó không phải là giải pháp hoàn hảo. Trong phiên tòa với Epic Games, Phó chủ tịch Apple, ông Craig Federighi từng nói rằng, với iOS, công ty muốn tạo nên một nền tảng an toàn với cả trẻ con – thậm chí trẻ sơ sinh – mà không cần biết về bảo mật. Với Android hay các hệ điều hành máy tính như Windows và MacOS – cũng giống như đi một chiếc ô tô – nếu bạn biết cách vận hành và đi đúng làn đường, mọi thứ sẽ tốt đẹp với bạn.
(Theo Pháp luật & Bạn đọc)
Nhận 12 năm tù vì hành nghề mở khóa iPhone
Muhammad Fahd đã mở khóa bất hợp pháp gần 2 triệu chiếc điện thoại AT&T bằng phần mềm.
" alt="Cảnh báo từ tỷ phú bảo mật hàng đầu thế giới: iPhone không an toàn hơn Android như bạn tưởng" />- Một “sân chơi” trên mạng của học sinh phổ thông lại được phụ huynh lên tiếng báo động vì những biến tướng mà có lẽ những người tổ chức đã không thể ngờ tới."Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận"" alt="Thi giải toán trên mạng VIOlympic: Biến sân chơi thành áp lực thành tích" />
- Niềm vui cả đời của cô dâu đồng thời là giáo viên mầm non được sự tham gia và cổ vũ nhiệt tình của khách mời nhí vô cùng đặc biệt này.
Thay vì chọn một phòng chụp hay khung cảnh ngoài trời lãng mạn như những cặp đôi khác, một cô giáo mầm non tại Hà Nội quyết định chọn địa điểm quen thuộc hàng ngày của mình để chụp ảnh cưới chính là trường học.
Từ ý tưởng vô cùng giản dị này lại giúp cho cô dâu Tạ Minh Hoàn, chú rể Nguyễn Lê có được bộ ảnh cưới độc lạ và nhận được hàng nghìn lượt bình luận, chia sẻ sau khi đăng tải lên mạng xã hội.
Theo nhiếp ảnh gia Nguyễn Xuân Diễn, tác giả bộ ảnh, bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non được thực hiện trong vòng 1 giờ đồng hồ tại trường mầm non Hoa Phượng Đỏ. Đây cũng chính là ngôi trường nơi cô dâu đang giảng dạy.
"Chụp hình với các em nhỏ vô cùng đáng yêu. Các con thấy cô giáo của mình làm cô dâu thì nhao nhao "Cô dâu, cô dâu". Rồi có em la lên "Cô Hoàn làm cô dâu"", nhiếp ảnh gia Xuân Diễn kể lại.
Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến việc học của các em, cả ekip phải chụp ảnh vào cuối giờ chiều. Đây lại là lúc bố mẹ đến đón các con về nên cả đoàn có chút vất vả. Dù vậy cô dâu, chú rể vẫn rất hài lòng với bộ ảnh để đời này.
Cô dâu chú rể đã có được bộ ảnh để đời
Bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ
Bộ ảnh được thực hiện trong vòng 1 tiếng với sự chứng kiến của học sinh mầm non
Theo Tào Nga (Khám phá)
" alt="Bất ngờ với bộ ảnh cưới của cô giáo mầm non ngay trong trường" />
- ·Nhận định, soi kèo Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2: Tin vào Blaugrana
- ·Những 'mật mã' thế hệ mà teen phải biết
- ·Nhan sắc hút hồn của tân Hoa hậu Hoàn vũ 2021
- ·‘Mỗi lần mở TV thông minh tôi lại phải gọi cháu giúp’
- ·Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực
- ·'Con làm sao mà hư bằng mẹ!'
- ·Trường ĐH Thương mại hoàn thành đánh giá ngoài 5 chương trình đào tạo
- ·Nghệ An giảm môn thi vào lớp 10 năm 2020
- ·Nhận định, soi kèo Rennes vs Strasbourg, 23h15 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm
- ·Người dùng Việt đau đầu, bế tắc vì trót quá phụ thuộc vào Facebook
Các bác sĩ từng tiếp nhận một số trường hợp cấp cứu sau khi tập gym quá sức hay sai tư thế. Cách đây không lâu, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận điều trị cho nam thanh niên 20 tuổi nhập viện điều trị sau 4 buổi tập gym. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị tiêu cơ vân, bí tiểu do tập thể hình quá sức, dẫn đến cơ bị tổn thương, nguy cơ bị suy thận.
Mắc loại bệnh 'triệu người có một' sau khi uống viên thuốc chữa đau họng
Người đàn ông 39 tuổi bị đau rát họng, uống thuốc điều trị không rõ loại. Sau khi uống, anh bị sốt cao 40-41 độ C, nổi ban đỏ toàn thân." alt="Liệt 2 chân sau buổi tập gym" />- - Dù mỗi năm Nhà nước cấp bù hàng trăm tỷ đồng, nhưng ngành sư phạm chủ yếu chỉ trở thành lựa chọn hàng đầu của những sinh viên học lực trung bình, hoặc chỉ là nguyện vọng 2 của thí sinh khá giỏi.
Chi hàng trăm tỷ đồng nhưng không kiểm soát
Tại hội thảo Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viênvừa diễn ra tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Nhung, Trường ĐH Thủ Dầu Một, nhận xét rằng chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Cụ thể, việc miễn học phí cho sinh viên sư phạm không đảm bảo tuyển được sinh viên giỏi vào sư phạm.Ngành sư phạm chỉ trở thành lựa chọn hàng đầu của những sinh viên học lực trung bình, hoặc chỉ là nguyện vọng 2 của sinh viên khá, giỏi.
Thứ hai, quy định để được hưởng chính sách miễn học phí là sinh viên phải có cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ trong ngành giáo dục đào tạo,nhưng tới nay không có bất kì cơ quan nào kiểm tra xem sinh viên có thực hiện đúng hay không.
Ngân sách cấp bù sư phạm qua các năm - đơn vị tính: tỷ đồng (Đồ họa: Lê Huyền) Thứ ba, việc phải cấp bù sư phạm ảnh hưởng tới ngân sách Nhà nướckhi mỗi năm chi phí này mỗi tăng nhưng chất lượng giáo viên không có chuyển biến đột phá. Hiệu quả ngân sách thấp.
“Theo báo cáo từ các hội nghị kế hoạch ngân sách của Bộ GD-ĐT, năm 2011, trong hơn 4.000 tỷ đồng ngân sách chi cho giáo dục thì riêng dự toán chi bù học phí sư phạm là 250 tỷ đồng. Đến năm 2012, tổng mức chi bù học phí thực tế từ nguồn ngân sách cho các trường sư phạm là 354 tỷ đồng. Năm 2013, dự toán của Bộ GD-ĐT về khoản này là 440 tỷ đồng. Năm 2014 dự toán ngân sách phân bổ cho nhiệm vụ này là 484 tỷ đồng...” - bà Nhung dẫn chứng.
Bà Nhung tiếp tục nhận định hạn chế thứ tư của chính sách này là do miễn học phí cho sinh viên, kinh phí hoạt động của các cơ sở đào tạo sư phạm chủ yếu trông chờ vào ngân sách Nhà nước.Trường sư phạm bị động trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Và hạn chế cuối cùng, đó là chính sách này đang thu hút một lượng lớn sinh viên không có nhu cầu và hứng thú với nghề sư phạmnhưng vẫn theo học vì được miễn học phí.
Ông Nguyễn Thám, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế, cũng đưa ra các con số đáng lưu ý: Hiện nay, cả nước có 14 trường ĐH sư phạm, 33 trường CĐ sư phạm ở địa phương và 33 khoa sư phạm trong các trường đại học đa ngành. Ngoài ra, còn có 24 trường CĐ và 38 trường TC không phải là trường sư phạm nhưng đang đào tạo giáo viên. Năm 2017, Bộ GD-ĐT đã cắt giảm 20% chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm nhưng vẫn có tới 100 trường ĐH, CĐ đăng ký tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên với chỉ tiêu 54.000. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng giáo viên lại thấp, tạo sự mất cân đối giữa cung và cầu. Vì vậy, cử nhân tốt nghiệp sư phạm phải tìm kiếm việc làm đúng ngành trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
"Số tiền ngân sách cấp bù sư phạm hàng năm là không nhỏ. Nếu nhìn bức tranh sinh viên sư phạm ra trường khó tìm việc làm, thất nghiệp và nguồn ngân sách cấp bù sẽ thấy đây là sự lãng phí lớn" - ông Thám nhận xét.
50% sinh viên vào sư phạm do được miễn học phí
Ông Trần Lương, Trường ĐH Cần Thơ, cho biết đã thực hiện khảo sát một số sinh viên ngay tại trường về việc lựa chọn sư phạm. Kết quả có 50,5% sinh viên chọn ngành sư phạm do được miễn học phí. Và có 86,3% cho rằng việc được miễn học phí giúp họ có cơ hội học tập để trở thành giáo viên.
Tuy nhiên, khi được hỏi sẽ lựa chọn ra sao nếu ngành sư phạm phải đóng học phí, thì có 55,8% sinh viên nói sẽ bỏ học; 22,2% sinh viên lưỡng lự đối với việc lựa chọn tiếp tục học nữa hay không. Chỉ có 22,1% sinh viên khẳng định rằng họ vẫn tiếp tục học sư phạm dù không được miễn học phí.
Ông Lương cũng cho biết 70,6% sinh viên tham gia khảo sát khẳng định bản thân và gia đình không có khả năng đóng học phí. 13,7% sinh viên nói gia đình có thể đóng học phí cho họ, 18,8% có thể làm thêm và tự đóng phí. Và kết quả cuối cùng là 94,7% sinh viên mong muốn được tiếp tục được miễn giảm học phí.
Sinh viên nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Ông Lương khẳng định nếu chính sách miễn học phí thay đổi sẽ làm giảm số lượng sinh viên theo học sư phạm, nhưng vẫn còn những sinh viên đam mê với nghề, có năng lực phù hợp và có khả năng tài chính vẫn có nguyện vọng theo học. Vì vậy, đây là thông điệp tích cực cần được xem xét để quyết định bỏ hay không bỏ chính sách này.
"Vào năm 1993, chỉ tiêu của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là 950 sinh viên, số lượng trúng tuyển là 943 em nhưng chỉ có 285 thí sinh nhập học. Giữa năm 1995-1996, cả nước thiếu khoảng 120.000 giáo viên phổ thông, chính sách miễn giảm học học phí cho sinh viên sư phạm được đưa ra năm 1997 như một giải pháp mạnh cho ngành giáo dục lúc đó" - bà Huỳnh Cát Dung, Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM, nhớ lại. "Tuy nhiên, việc miễn giảm này đã ảnh hưởng tới động cơ học tập của sinh viên sư phạm hiện nay".
Theo bà Dung, nếu hiện nay không có sự thay đổi linh hoạt sẽ đồng nghĩa với việc vẫn cứ hoàn toàn toàn đồng ý với quan niệm xưa về sư phạm, đó là “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”.
Bà Dung kiến nghị phải thay đổi chính sách miễn học phí cho sư phạm, điều chỉnh phù hợp nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực tới động cơ học tập của sinh viên. "Điều chỉnh làm sao để không chỉ giúp ngành sư phạm thu hút được nhân tài, có được sinh viên tâm huyết với nghề dạy học mà vẫn đảm bảo cho những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhưng yêu thích sư phạm vào ngành. Đồng thời, chính sách mới cũng phải hạn chế được thực trạng thừa giáo viên".
Lê Huyền
"Bỏ ngay lập tức chính sách miễn học phí sư phạm”
"Phải bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm" - đề xuất này được đưa tại Hội thảo Tác động của chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên, diễn ra sáng ngày 13/12 tại TP.HCM.
" alt="Cấp bù hàng trăm tỷ sư phạm vẫn không tuyển được người giỏi" /> - UBND TPHCM vừa có văn bản triển khai thực hiện chỉ thị của Thành ủy về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.
Ngoài giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành, UBND TP.HCM còn yêu cầu Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo sự hướng dẫn của Sở Y tế, chủ động xây dựng kế hoạch huy động lực lượng sinh viên năm cuối, đội ngũ y, bác sĩ trẻ của Hội Thầy thuốc trẻ thành phố sẵn sàng tham gia tình nguyện phòng chống dịch bệnh.
Cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch Bên cạnh đó, thành phố cũng yêu cầu Sở Tài chính phải đảm bảo kinh phí phòng chống dịch, cách ly Covid-19 và kinh phí trang bị khẩu trang miễn phí cho học sinh phổ thông và giáo dục thường xuyên...
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch chịu sự quản lý trực tiếp của UBND TP.HCM. Tính đến nay, trường đã 7 lần thông báo nghỉ học tạm thời do dịch Covid-19. Trong đó, ở lần thứ 7, trường quyết định cho sinh viên nghỉ đến hết ngày 5/4.
Lê Huyền
Đề xuất sinh viên trường y đi học sớm, bổ sung vào lực lượng chống Covid-19
- Hiệu trưởng hai trường y lớn nhất TP.HCM đề xuất để sinh viên y đi học lại sớm cũng như tham gia thực tập, để khi cần huy động lực lượng chống dịch Covid-19 có thể tham gia ngay.
" alt="TPHCM huy động sinh viên trường Y sẵn sàng chống dịch Covid" /> - - Trong 85 ứng viên đạt chuẩn giáo sư năm 2017 được vừa được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố có nhiều thông tin đáng chú ý.
Giới tính nam áp đảo
Số lượng ứng viên đạt chuẩn giáo sư có giới tính là nam chiếm đa số.
Trong 85 giáo sư năm 2017 chỉ có 8 người là nữ, chiếm tỷ lệ 9,4%; 77 người còn lại là nam, chiếm tỷ lệ 90,6%.
Tỷ lệ giới tính ứng viên đạt chuẩn giáo sư năm 2017 Ngành có số người đạt chuẩn giáo sư cao nhất
Ngành Y học có số người đạt chuẩn giáo sư cao nhất.
Trong 85 giáo sư, có 20 người công tác trong ngành Y học. Phân nửa số người trong ngành này công tác tại các trường ĐH, học viện, còn lại công tác tại các bệnh viện. Người đứng đầu ngành y tế Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đạt chuẩn giáo sư trong đợt này.
Số người đạt chuẩn giáo sư trong lực lượng vũ trang chỉ có 4 người, trong đó khối công an có 3 người, quân đội có 1 người.
Cụ thể, số người đạt chuẩn giáo sư trong các ngành trong các ngành như sau:
1: Y học, dược học: 20 người
2: : Thủy sản, chăn nuôi, thú y, nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp: 16 người
3. Toán, Vật lý, luyện kim, giao thông vận tải, mỏ, khoa học trái đất, cơ học, động lực học: 14
4. Triết học, chính trị học, xã hội học, luật học, giáo dục học, văn học, ngôn ngữ: 9 người
5. Sinh học, Công nghệ thực phẩm, Hóa học: 9 người
6. Khoa học an ninh, quân sự: 4 người
7. Xây dựng- kiến trúc: 4 người
8. Văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao: 4 người
9. Sử học, khảo cổ học: 4 người
10. Kinh tế: 1 người
Cơ cấu ngành đạt chuẩn giáo sư 2017 Trung bình tuổi giáo sư từ 56-66 chiếm đa số
Độ tuổi trung bình của ứng viên đạt chuẩn giáo sư nằm trong khoảng từ 56 tuổi đến 66 tuổi chiếm nhiều nhất. Người đạt chuẩn giáo sư trẻ nhất năm 2017 là 36 tuổi. Người đạt chuẩn giáo sư lớn tuổi nhất là 75 tuổi.
Tuổi từ 36-45 (sinh 1982-1973): 8 người
Tuổi từ 46- 55 (sinh từ 1972-1963): 24 người
Tuổi từ 56- 66 (sinh tư 1962-1952): 48 người
Tuổi từ 67- 75 (sinh từ 1951-1943): 5 người
Cơ cấu độ tuổi ứng viên đạt chuẩn giáo sư năm 2017 Cơ sở đại học có nhiều ứng viên đạt chuẩn nhất
ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM là hai đơn vị có số người đạt chuẩn giáo sư nhiều nhất với 5 người.
Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 4 người đạt chuẩn GS.
Nhiều trường đại học cũng có 3 cá nhân đạt chuẩn giáo sư như Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện Nông nghiệp Việt Nam , Trường ĐH Thủy lợi, Trường ĐH Xây Dựng, Trường ĐH Y Hà Nội.
Cơ quan có ứng viên đạt chuẩn nhiều nhất là Bộ Y tế.
Người duy nhất đạt chuẩn giáo sư ngành Kinh tế là ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, sinh năm 1974.
Lê Huyền
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017 - theo danh sách công bố những người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố.
" alt="Ngành nào có nhiều giáo sư nhất năm 2017?" />
- ·Soi kèo phạt góc Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- ·VSEC đẩy mạnh hợp tác quốc tế lĩnh vực An toàn thông tin
- ·Có thể chuyển đổi dữ liệu từ Workplace sang GapoWork
- ·Cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của Doãn Hải My, Dianka Zakhidova
- ·Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà
- ·7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế tồn đọng, Bộ Y tế nói có tâm lý e ngại
- ·Lao động nông thôn: Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
- ·Thầy cô chúng ta đã thay đổi
- ·Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Hoffenheim, 23h30 ngày 2/2: Chủ nhà quá mạnh
- ·Thuê...người yêu lấy hên ngày Tết