Kiểm kê khí nhà kính tốn tới trăm triệu, 4.000 trang trại chăn nuôi 'sốt ruột'

  发布时间:2025-04-10 20:58:13   作者:玩站小弟   我要评论
Phát thải khí nhà kính ngành chăn nuôi tăng mạnhỞ nước ta,ểmkêkhínhàkínhtốntớitrămtriệutrangtrạichăntin tức mới nhất 24htin tức mới nhất 24h、、。

Phát thải khí nhà kính ngành chăn nuôi tăng mạnh

Ở nước ta,ểmkêkhínhàkínhtốntớitrămtriệutrangtrạichănnuôisốtruộtin tức mới nhất 24h chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng. Sản phẩm của ngành này không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm của 100 triệu dân mà còn liên quan đến sinh kế của khoảng 6 triệu nông dân. 

Thế nhưng, với quy mô đàn lợn khoảng 28-29 triệu con, đàn gia cầm khoảng 545 triệu con, đàn trâu 2,3 triệu con, đàn bò (tính cả bò sữa) 6,7 triệu con, đàn dê và cừu 2,9 triệu con,... chăn nuôi là ngành phát thải khí nhà kính ra môi trường lớn thứ hai trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo đó, phát thải khí nhà kính từ chăn nuôi gồm hai nguồn chính: khí metan từ dạ cỏ của động vật nhai lại và khí CH4, N2O từ phân động vật.

Thông tin từ Bộ NN-PTNT, tổng lượng chất thải chăn nuôi năm 2022 lên đến 81,8 triệu tấn. Trong đó, chăn nuôi lợn chiếm 44,9%, bò thịt chiếm 26,7%, trâu chiếm 15,3%, gia cầm 8,1%, bò sữa 4,9%; chất thải lỏng phát sinh từ hoạt động chăn nuôi năm 2022 ước khoảng 379 triệu m3. Tuy nhiên, chỉ khoảng 50% chất thải rắn và 20% chất thải lỏng được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Theo kết quả điều tra năm 2016, lượng khí nhà kính phát thải từ dạ cỏ của động vật nhai lại chiếm tỷ trọng cao nhất, 444.000 tấn khí CH4 (tương đương 12,42 triệu tấn CO2e), tiếp đến là phát thải từ phân động vật bao gồm 11.000 tấn khí N2O (tương đương 2,97 triệu tấn CO2e) và 112.000 tấn khí CH4 (tương đương 3,13 triệu tấn CO2e).

Theo danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cuối năm 2022, trong số các động vật có phát thải khí metan từ dạ cỏ, bò sữa gây phát thải khoảng 78kg khí CH4/con/năm, trâu khoảng 76kg khí CH4/con/năm, bò thịt 54kg CH4/con/năm, ngựa 18kg CH4/con/năm, dê và cừu 5kg CH4/con/năm, lợn 1kg CH4/con/năm.

Tuy nhiên, do số lượng chăn nuôi bò thịt và trâu ở nước ta khá lớn nên lượng phát thải khí metan hàng năm từ bò thịt lên tới 250.000 tấn/năm, trâu với 138.000 tấn và bò sữa khoảng 20.000 tấn/năm.

Tương tự, nếu tính trung bình khối lượng lợn tiêu chuẩn xuất chuồng là 90kg, một con lợn phát thải khoảng 438kg CO2 tương đương. Thông thường, một hộ gia đình sẽ xuất chuồng ít nhất 2 lứa lợn/năm, nếu quy mô chăn nuôi trung bình từ 3.000 đầu lợn sẽ phát thải xấp xỉ 3.000 tấn CO2 tương đương/năm.

Báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính gần đây cho thấy, phát thải khí nhà kính từ ngành chăn nuôi đang có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016, phát thải khí nhà kính từ ngành chăn nuôi là 18,5 triệu tấn CO2 tương đương, năm 2018 đã tăng lên mức 22,2 triệu tấn CO2, năm 2020 con số phát thải đã lên tới hơn 30,84 triệu tấn CO2.

4.000 trang trại chăn nuôi sẽ phải kiểm kê khí nhà kính

Tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bổ sung ngành chăn nuôi (lợn, bò) vào danh mục cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính.

Theo đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam, tiềm năng của các biện pháp giảm phát thải liên quan đến ngành chăn nuôi trong cả giai đoạn 2021-2030 là 152,5 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 54% tổng tiềm năng giảm phát thải của lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, xu hướng sản xuất xanh đang phát triển ở mức độ toàn cầu. Do đó, kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải trong chăn nuôi là việc phải làm.

Trao đổi với PV.VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam - cũng khẳng định, giảm phát thải nhà kính và bảo vệ tầng ozon là chủ trương đúng của Nhà nước nhằm hiện thực hóa các cam kết về giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu.

chan nuoi lon.jpg
Nếu áp dụng kiểm kê khí nhà kính, sẽ có 4.000 trang trại chăn nuôi lợn, bò phải thực hiện. 

Song, nếu áp dụng ngay với các trang trại chăn nuôi lợn và bò ở nước ta thì chưa phù hợp. Ông Dương cho biết, mới đây, hiệp hội này đã kiến nghị Chính phủ chưa đưa lĩnh vực chăn nuôi vào diện phải kiểm kê khí nhà kính; nếu làm thì theo hướng tự nguyện, không bắt buộc.

Theo dự thảo, các trang trại chăn nuôi quy mô 3.000 con lợn thường xuyên, còn với bò là 1.000 con trở lên sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Tức, sẽ có hơn 4.000 trang trại chăn nuôi lợn và bò phải thực hiện công việc này, tốn kém khoản chi phí rất lớn.

Chỉ riêng thực hiện kiểm kê khí nhà kính, mỗi trang trại phải chi từ 100-150 triệu đồng/năm. Đáng chú ý, hầu hết trang trại ở nước ta chưa thể thực hiện tự kiểm kê vì quá phức tạp. 

Chưa kể, các doanh nghiệp, trang trại sau khi kiểm kê còn phải thực hiện giảm phát thải theo hạn ngạch được giao. Nếu không đạt sẽ bị xử lý vi phạm hoặc phải mua tín chỉ carbon bù vào. Như vậy sẽ làm tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi, giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã yêu cầu các trang trại chăn nuôi phải kiểm kê khí nhà kính, nhưng theo lộ trình từ lúc yêu cầu đến khi bắt buộc thực hiện là 5 năm.

Ở nước ta, ông Dương cũng kiến nghị  nên có lộ trình để các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi có thời gian, điều kiện làm quen, tiếp thu được kiến thức, công nghệ phù hợp, cải tạo chuồng trại và chuẩn bị các nguồn lực để có thể thực thi được những vấn đề rất còn mới mẻ và phức tạp này.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trước tiên cần hiểu thực trạng và xây dựng được lộ trình cụ thể cho ngành chăn nuôi. Cùng với đó, làm rõ phương pháp đo, xác định các tổ chức có khả năng công nhận. Ngoài ra, với các doanh nghiệp, hiệp hội, cần tiên phong và có thể chia sẻ được kinh nghiệm trong triển khai kiểm kê khí nhà kính.

Một số quốc gia đã và đang phát triển các dự án carbon cho lĩnh vực chăn nuôi. Đơn cử, tại Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đã phát triển và đăng ký thành công các dự án tín chỉ carbon cho các cơ sở chăn nuôi của họ. Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi của Việt Nam có thể phát triển dự án giảm phát thải, tăng nguồn thu và hướng đến phát triển bền vững, đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải của quốc gia.

Hội Chăn nuôi phản ứng việc kiểm kê khí nhà kính ở trang trại lợn, gàChăn nuôi ở nước ta là lĩnh vực đang gặp rất nhiều khó khăn so với các ngành kinh tế khác. Việc đưa các cơ sở chăn nuôi vào Danh mục phải kiểm kê khí nhà kính lúc này là chưa phù hợp, thiếu khả thi.

相关文章

  • Trong quý IV/2022, CTCP Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất tăng 34% so với cùng kỳ lên gần 32 nghìn tỷ đồng, nhờ bàn giao thêm 2.200 căn bất động sản thấp tầng tại đại dự án Vinhomes Ocean Park 2.

    Lợi nhuận sau thuế đạt 8.952 tỷ đồng, giảm so với mức 11.703 tỷ đồng trong quý IV/2021.

    Trong cả năm 2022, Vinhomes ghi nhận doanh thu gần 62,4 nghìn tỷ đồng, giảm khá mạnh so với mức gần 85 nghìn tỷ đồng trong năm 2021. Lợi nhuận sau thuế 2022 đạt hơn 28,6 nghìn tỷ đồng, thấp hơn so với mức hơn 38,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2021.

    Doanh thu và lợi nhuận của Vinhomes giảm so với năm trước. (Nguồn: BCTC)

    Theo Vinhomes, giá trị hợp đồng ký mới trong năm 2022 đạt kỷ lục hơn 128 nghìn tỷ đồng nhờ sự hồi phục sau đại dịch.

    Theo báo cáo tài chính, tài sản của Vinhomes tới cuối năm 2022 tăng mạnh lên 185,2 nghìn tỷ đồng, so với mức 94,4 nghìn tỷ đồng cuối 2021. Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng vọt từ gần 28,6 nghìn tỷ đồng lên trên 65,8 nghìn tỷ đồng.

    Vincom Retail báo lợi nhuận 2022 tăng gấp đôi

    CTCP Vincom Retail (VRE) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận doanh thu quý IV/2022 tăng khá mạnh, từ mức 1.367 tỷ đồng cùng kỳ lên 2.084 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 6,5 lần lên gần 791 tỷ đồng.

    Tính trong cả năm 2022, doanh thu của Vincom Retail đạt 7.309 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.736 tỷ đồng, tăng mạnh gấp đôi so với mức 1.315 tỷ đồng trong năm trước.

    Trong năm 2022, Vincom Retail mở mới 3 trung tâm thương mại: Vincom Mega Mall Smart City (Hà Nội), Vincom Plaza Mỹ Tho, Vincom Plaza Trần Huỳnh, Bạc Liêu, nâng tổng số trung tâm thương mại lên con số 83, và đã phủ 44 tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

    Cổ phiếu hồi phục, ông Phạm Nhật Vượng có thêm 400 triệu USD

    Ngay đầu năm mới Quý Mão, nhiều cổ phiếu, trong đó có nhóm VIC, VHM và VRE của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng mạnh. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 400 triệu USD so với đầu năm. Tính tới ngày 27/1, theo Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có khối tài sản trị giá 4,5 tỷ USD.

    Nhóm cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng giá ấn tượng và là trụ đỡ cho thị trường chứng khoán. Trong phiên 27/1, cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng 1.800 đồng lên 59.200 đồng/cp. Vinhomes (VHM) tăng 1.100 đồng lên 53.300 đồng/cp. Vincom Retail (VRE) tăng 650 đồng lên 30.300 đồng/cp.

    Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm mạnh trong năm 2022 nhưng tăng nhanh vào đầu năm 2023. (Biểu đồ: M. Hà)

    Theo Bloomberg, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) sớm trong những tháng đầu năm 2022 và huy động tối thiểu 1 tỷ USD.

    Trước đó, ông Phạm Nhật Vượng được kỳ vọng có thể sớm lọt top 40 người giàu nhất trên thế giới nếu thương vụ phát hành cổ phiếu VinFast IPO và niêm yết tại Mỹ thành công. Với ước tính trước đó, nếu VinFast IPO thành công tại Mỹ với định giá 60 tỷ USD như kỳ vọng, ông Vượng sẽ có thêm hàng chục tỷ USD.

    Ông Phạm Nhật Vượng mất 2,1 tỷ USD, một năm biến động với 7 tỷ phú ViệtNhiều tỷ phú USD Việt Nam ghi nhận tài sản biến động mạnh trong năm 2022 do giá cổ phiếu giảm sâu. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng mất 2,1 tỷ USD, trong khi ông Bùi Thành Nhơn ra khỏi danh sách Forbes.'/>
  • Nhận định, soi kèo AL

    Hoàng Ngọc - 08/04/2025 12:29 Nhận định bóng
    2025-04-10

最新评论