- Mẹ làm nông nghiệp, bố làm thợ xây, gia đình không có ai theo nghành Y, thế nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, từ một cô học sinh trường làng, Vũ Thị Mai đã trở thành thủ khoa toàn khóa mới nhất của Trường ĐH Y Hà Nội.
|
Vũ Thị Mai là thủ khoa toàn khóa Trường Đại học Y Hà Nội. (Ảnh: Lê Văn) |
Chúng tôi gặp Vũ Thị Mai trong lễ tốt nghiệp Trường ĐH Y Hà Nội khi Mai vừa được vinh danh là thủ khoa toàn khóa 2010-2016 với điểm số 8,49 điểm.
Cô bác sĩ trẻ người nhỏ nhắn, dong dỏng có phần bối rối khi lần đầu tiên đứng trước cánh nhà báo. Chiếc namecard mà người đồng nghiệp tôi đưa khi giới thiệu bị Mai cuộn đi, cuộn lại rồi vò nát trong suốt cuộc trò chuyện.
Mặc dù vậy, dường như với "thần kinh thép" của một sinh viên trường y, cô gái quê Thái Bình vẫn trả lời rành rõ từng câu hỏi và khéo léo từ chối những câu hỏi mà em cho rằng "muốn giữ bí mật".
Mai kể, ước mơ trở thành bác sĩ chưa thật rõ ràng khi em thi đại học. Năm đó, Mai thi khối A vào Trường ĐH Ngoại thương và đạt mức điểm 28,5. Sau khi đã chắc chắn đậu vào Trường ĐH Ngoại thương, Mai thi tiếp khối B và lựa chọn Trường Đại học Y Hà Nội với tâm lý "chọn một cái cao hơn để thử sức, không đỗ thì thôi".
Khi đã đậu cả 2 trường, đứng trước lựa chọn nghề nghiệp tương lai, Mai đã quyết định lựa chọn ngành Y dù gia đình em không có ai theo ngành Y cả. Lý do, theo Mai rất đơn giản: "Vì mọi người nói em không hợp với kinh tế".
Thế rồi cô gái trẻ nhanh chóng bị cuốn hút bởi nghề Y khi hiểu nó hơn. Mai cho biết, như các bạn sinh viên khác, em cảm thấy rất thích nghề của mình từ khi bắt đầu học thực hành lâm sàng từ năm thứ 3. "Vì học lâm sàng rất thực tế" - Mai lý giải.
Suốt 6 năm học tập tại trường, Mai luôn giữ được thành tích học tập rất tốt, đạt nhiều học bổng của trường cũng như các tổ chức quốc tế. Mai nói rằng, trong suốt thời gian ở trường, em chỉ biết tập trung vào học chứ cũng ít khi chú ý tới chuyện điểm số. Những học bổng mà em đạt được em cũng không nhớ hết tên.
Mai cho biết, mặc dù kỳ nào em cũng nhận được học bổng, song bố mẹ em vẫn phải làm việc rất vất vả để nuôi hai chị em em ăn học. Bố mẹ Mai đều làm nông nghiệp. Bố Mai tranh thủ làm thêm việc thợ xây để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Công việc khá vất vả.
Ngay trong ngày lễ tốt nghiệp của con, khi Mai được vinh danh là thủ khoa toàn khóa, bố mẹ Mai cũng không tới dự được vì còn bận phải đi việc ở quê nhà. Tuy nhiên, Mai cũng nói rằng, bố mẹ em rất mừng khi em đạt thủ khoa. "Em thấy bố mẹ em cũng rất vui và đi khoe với mọi người" - Mai cười nói.

|
Mai tự nhận mình là người lạc quan và vui vẻ. (Ảnh: Lê Văn) |
Khi chúng tôi hỏi rằng, sinh viên trường Y nổi tiếng học hành vất vả thì thủ khoa trường Y chắc chắn là phải cực nhọc lắm, Mai cười hồn nhiên: "Em vẫn béo tốt như thường", đồng thời khẳng định, sinh viên trường Y nào cũng vất vả cả.
Mai cho biết, khác với sinh viên trường khác, sinh viên trường Y phải học lâm sàng và đi trực tại bệnh viện kể từ năm thứ 3, kéo dài liên tục cho tới khi tốt nghiệp."Có nhiều đêm đi trực các bạn sinh viên phải thức trắng rất vất vả"- Mai kể.
Thông thường, sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội từ năm thứ 3 sẽ bắt đầu đi học lâm sàng và trực tại các khoa của các bệnh viện. Buổi sáng Mai đi học lâm sàng, buổi chiều học lý thuyết và tới 5h30-6h sẽ phải vào bệnh viện đi trực.
"Thường học lý thuyết buổi chiều có thể kết thúc sớm hoặc kết thúc muộn. Nếu hôm nào buổi giảng lý thuyết kéo dài mà phải đi trực thì bọn em sẽ xin thầy cô về sớm để đi trực. Hoặc ngược lại, nếu muốn ở lại nghe giảng thì bọn cháu lại xin bệnh viện đến muộn một chút" - Mai kể.
Mai cho biết, bản thân em trong suốt thời gian đi trực tại các bệnh viện chưa phải thức trắng đêm lần nào. Thường các bạn sẽ chia làm 2 ca, từ 12h-3h và từ 3h-6h. Tuy vậy, việc trực đêm cũng khiến các bạn rất mệt mỏi mà sáng hôm sau lại tiếp tục phải học thực hành lâm sàng.
"Nhiều lúc buồn ngủ cũng không có chỗ nào mà ngủ vì buổi sáng bọn em phải học lâm sàng trong bệnh viện" - Mai cười kể. "Chỉ có hôm nào thứ 7 hoặc Chủ nhật thì mới có thể tranh thủ ngủ bù vào buổi sáng được".
Khi được hỏi về người thầy đã truyền cảm hứng và sự yêu nghề cho mình, Mai cười nói rằng, em không muốn trả lời câu hỏi này vì rằng, thầy cô nào giảng dạy cả lý thuyết và thực hành đều rất nhiệt tình, vì thế em chỉ kể tên một vài thầy cô thì không công bằng.
Nói về dự định tương lai, Mai cho biết, hiện tại em đang tích cực ôn tập để thi bác sĩ nội trú cùng các bạn vào giữa tháng 8 này. "Đây là kỳ thi gần như quyết định rất nhiều thứ, cũng là ước mơ của nhiều sinh viên trường Y, tính cạnh tranh cũng rất cao"- Mai chia sẻ.
Mai nói rằng, việc lựa chọn chuyên ngành tương lai em sẽ quyết định sau khi có kết quả thi bác sĩ nội trú sắp tới. Đây cũng là lo lắng lớn nhất của Mai lúc này. Mai nói, nếu thi bác sĩ nội trú không đỗ, thì em cũng như các sinh viên trường Y phải ra ngoài xin việc. Và các em cũng sẽ gặp phải những khó khăn, lo lắng như tất cả các bạn sinh viên khác.
Dù vậy, Mai nói rằng, em được mọi người nhận xét là rất lạc quan và bản thân em cũng rất ít khi lo lắng, căng thẳng trước các kỳ thi."Các bạn đều nói em là người lạc quan, vui vẻ và thường em cũng rất ít khi lo lắng".
Sự lạc quan của cô bác sĩ trẻ dường như được em chứng minh ngay sau khi kết thúc cuộc trò chuyện với chúng tôi. Cô bác sĩ trẻ chạy như bay tới chia vui cùng các bạn trong ngày tốt nghiệp, bất chấp sự ngượng nghịu của chiếc áo dài mà em nói rằng lần đầu tiên trong đời em mặc, bất chấp cả một kỳ thi căng thẳng và khắc nghiệt đang chờ đợi phía trước.
" alt="Từ con gái người thợ xây đến thủ khoa ĐH Y Hà Nội"/>
Từ con gái người thợ xây đến thủ khoa ĐH Y Hà Nội
- Đinh Xuân Chung là một trong số 100 thủ khoa được Thành đoàn Hà Nội chọn vinh danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám vừa qua.
|
Đinh Xuân Chung – thủ khoa đầu ra khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: NVCC |
Có thể nói bảng thành tích dài cả trang giấy của Xuân Chung khiến nhiều người ấn tượng. Với điểm học tập toàn khóa 3.73/4, Chung nhận tấm bằng tốt nghiệp loại Xuất sắc của khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Chung nhận danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp trung ương năm 2015, đạt giải nghiên cứu khoa học cấp khoa 3 năm liên tiếp, giành một số học bổng như: Pony Chung, ShinnyoEn, Tài năng Việt, bằng khen của ban chấp hành trung ương Hội sinh viên, đoàn trường, hiệu trưởng nhà trường…
Là lớp trưởng 4 năm liên tiếp, Chung tham gia khá nhiều hoạt động ngoại khóa, trong đó có các chương trình giao lưu văn hóa ở các nước như: Jenesys 2.0 năm 2015 tại Nhật Bản, Diễn đàn sinh viên châu Á GPAC 2015 tại Đài Loan, chương trình giao lưu sinh viên Đông Nam Á “The Art Festival 2014” tại Malaysia.
Chia sẻ về bí quyết học tập, Chung cho rằng điều quan trọng nhất là phải có mục tiêu và có đủ kiên trì, nỗ lực để theo mục tiêu đó. “Em luôn đặt mục tiêu cho mình trong việc học tập. Ngoài ra, em cũng để ý đến việc quản lý thời gian học tập, chọn quãng thời gian và địa điểm yên tĩnh để mình có thể tập trung nhất. Em thường học bài trên thư viện”.
“Theo em, các bạn cũng nên học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị xuất sắc của khóa trên” – Chung chia sẻ.
Suốt thời đại học, Chung thuê trọ ở bên ngoài để sống cùng anh trai. Nhà trọ cách trường khoảng 5km, nhưng em vẫn rất chịu khó lên thư viện học bài, nghiên cứu tài liệu. “Em thích đọc sách và dành khá nhiều thời gian trên thư viện. Em thường đọc sách kinh tế. Thư viện ĐH Quốc gia Hà Nội có rất nhiều tài liệu tham khảo viết bằng tiếng Anh, dễ hiểu và bổ ích.”

|
Xuân Chung tại chương trình giao lưu sinh viên Đông Nam Á tại Malaysia. Ảnh: NVCC |
Khi được hỏi về cách em sắp xếp thời gian để vừa học tốt vừa có thời gian tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa, Chung nói, theo em, nếu các bạn sinh viên giảm bớt thời gian lướt Facebook, xem phim và những thú vui vô bổ khác thì ắt sẽ có thời gian đảm bảo cho việc học hành tốt hơn. “Mỗi ngày em chỉ dành khoảng 30 phút, nhiều nhất là 1 tiếng cho việc xem phim, nghe nhạc, lướt Facebook”.
Có cơ hội được tham gia các chương trình giao lưu văn hóa ở nước ngoài, Chung chia sẻ, sau những chuyến đi này, em học hỏi được rất nhiều ở bạn bè quốc tế. “Ấn tượng lớn nhất của em là các bạn sinh viên nước ngoài rất năng động. Em học tập được nhiều từ cách các bạn thuyết trình, làm slide, kinh nghiệm nghiên cứu. Ngoài ra, em cũng được mở mang hiểu biết về các nền văn hóa và có cơ hội giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế”.
Để đạt được những thành tích học tập và ngoại khóa xuất sắc này, Xuân Chung đã phải rất nỗ lực khi hoàn cảnh gia đình của em khá khó khăn. Bố em bị nhiễm chất độc màu da cam tại chiến trường miền Nam, mẹ làm ruộng, gia đình lại đông anh em – Chung còn tới 4 anh chị phía trên.
Em chia sẻ, ngày trước, gia đình cấy tới một mẫu ruộng, nhưng giờ bố mẹ em cũng cao tuổi, bố em khá yếu, hay ốm, căn bệnh sốt rét của bố em thời chiến đấu thường xuyên tái phát nên ông chỉ có thể làm vườn ở nhà. Rất may là anh trai Chung hiện đang làm việc cho một tập đoàn lớn ở Hà Nội nên kinh tế gia đình đã ổn định hơn. “Hiện tại, mẹ em lên Hà Nội bế cháu cho anh trai. Ruộng thì để lại cho các chị gái ở quê làm. Ba chị gái em đều nghỉ học sớm, làm nông nghiệp và lấy chồng gần nhà”.

|
Xuân Chung cùng các bạn trong chương trình Jenesys 2.0 tại Nhật Bản. Ảnh: NVCC |
Tuy vậy, điểm ấn tượng nhất trong bảng thành tích của Xuân Chung là suất học bổng toàn phần chương trình Thạc sĩ 2 năm tại ĐH Hàn Quốc của quỹ Pony Chung. Suất học bổng này cũng là minh chứng cho nguyên tắc “đặt mục tiêu trong học tập” của em.
Chung cho biết, em biết đến học bổng này từ năm thứ 2, sau đó em tìm hiểu các thông tin cũng như các yêu cầu của học bổng. “Em nỗ lực từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Em chuẩn bị đầy đủ mọi thứ và đến lúc nộp hồ sơ em chỉ nộp thôi. Do thời gian chuẩn bị khá dài và chu đáo nên em đã may mắn nhận được học bổng này”.
Được biết, quỹ Pony Chung chi trả cho em 25% học phí và toàn bộ sinh hoạt phí – tương đương 900.000 won/ tháng (khoảng 18 triệu VNĐ), còn lại 75% học phí là do ĐH Hàn Quốc hỗ trợ. Tính tổng mức học bổng mà Chung nhận được trong vòng 2 năm theo học là gần 800 triệu đồng.
Theo chàng trai sinh năm 1995, hồ sơ của em có 3 điểm mạnh giúp em đạt được học bổng, đó là: điểm học tập cao, có thành tích trong nghiên cứu khoa học và tham gia nhiều chương trình giao lưu sinh viên quốc tế, được đi nước ngoài khá nhiều.
Chung chia sẻ, sau khi hoàn thành chương trình Thạc sĩ, em dự định sẽ tiếp tục xin học bổng Tiến sĩ và ước mơ được quay trở về ĐH Quốc gia Hà Nội làm giảng viên.
" alt="Thủ khoa nhận học bổng 800 triệu khuyên sinh viên bớt lướt Facebook"/>
Thủ khoa nhận học bổng 800 triệu khuyên sinh viên bớt lướt Facebook