Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy việc ngừng ngồi lâu là cần thiết ngay cả khi ai đó tập thể dục hàng ngày.
Các nhà nghiên cứu cho biết bạn không cần phải làm bất cứ điều gì quá khắt khe, chỉ cần đi bộ chậm cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng ngạc nhiên.
TS Diaz cho biết: "Việc cứ cách nửa giờ nghỉ một lần và đi bộ 5 phút giúp giảm 60% nguy cơ lượng đường trong máu tăng đột biến. Đó là những mức tương tự như những gì bạn sẽ thấy nếu ai đó đang sử dụng thuốc tiêm insulin để kiểm soát lượng đường trong máu".
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng không nên coi những khoảng nghỉ ngắn này là sự thay thế cho việc tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, nó thực sự cần thiết với những người có thói quen ngồi một chỗ quá lâu.
Một nghiên cứu gần đây khác của các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge ở Anh đã xem xét các dữ liệu khác về lợi ích sức khỏe của việc đi bộ. Họ phát hiện ra rằng đi bộ nhanh 11 phút mỗi ngày hoặc đi bộ 75 phút mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, và một số bệnh ung thư.
Cụ thể, theo Live Science, dành ít nhất 11 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất, hoặc 75 phút mỗi tuần, có thể giảm 17% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lượng tương tự có liên quan đến việc giảm 7% nguy cơ ung thư.
Họ cũng chỉ ra rằng 11 phút hoạt động thể chất vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh, có thể giảm 23% nguy cơ tử vong sớm. Vì vậy, nếu mọi người làm điều này hàng ngày, thì 1 trong 10 ca tử vong sớm có thể được ngăn chặn.
Các nhà nghiên cứu khẳng định thực hiện một số hoạt động thể chất tốt hơn là không làm gì. Đây cũng là một khởi đầu tốt nếu bạn thấy rằng 75 phút một tuần có thể kiểm soát được, thì bạn có thể thử tăng dần dần đến mức được đề xuất.
Hoạt động thể chất vừa phải được định nghĩa là hoạt động làm tăng nhịp tim và làm cho hơi thở nhanh hơn. Nó không cần liên quan đến thể thao hay chạy bộ khiến người ta khó thở.
Chẳng hạn như cố gắng đi bộ hoặc đạp xe đến nơi làm việc hoặc học tập của bạn thay vì sử dụng ô tô hoặc tham gia các hoạt động vui chơi tích cực với con hoặc cháu của bạn.
Đi bộ giúp đốt cháy năng lượng và giảm cân. Nếu là người đi bộ thường xuyên bạn sẽ thấy rõ tác dụng của việc này. Ngay cả khi cân nặng của bạn không giảm, nhưng quần áo của bạn sẽ trở nên vừa vặn hơn.
Đi bộ hằng ngày giúp tăng cường sự trao đổi chất bằng cách đốt cháy thêm calo và ngăn ngừa sự mất cơ, điều thường xảy ra khi cơ thể già đi. Chỉ bằng cách đi bộ từ nơi làm về nhà, với quãng đường dưới 1,6 km cũng có thể giúp bạn giảm 2% mỡ cơ thể sau một tháng.
" alt=""/>Chỉ 5 phút làm việc này thường xuyên, bạn sẽ thấy ngồi nhiều vẫn khỏeẢnh: Healthline.
Theo Medical News Today, LLS khuyến nghị một chế độ ăn uống cho những người bị bệnh bạch cầu nên gồm những thực phẩm sau:
- Nhiều loại rau và đậu, chiếm khoảng 50% trong hầu hết các bữa ăn.
- Trái cây, chẳng hạn như táo hoặc quả việt quất.
- Ngũ cốc, ít nhất một nửa trong số đó phải là ngũ cốc nguyên hạt.
- Các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo.
- Nguồn protein ít chất béo như thịt gà, cá và đậu nành.
- Dầu lành mạnh như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải.
- Nước, trà hoặc cà phê.
- Rau cải.
Một nghiên cứu từ năm2014cho thấy rằng các loại rau họ cải có thể có lợi cho những người bị bệnh bạch cầu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các hợp chất trong các loại rau họ cải, như sulforaphane, có thể làm chậm sự lây lan của một số loại bệnh bạch cầu.
Nhưng họ phát hiện ra rằng lượng sulforaphane cần thiết để ảnh hưởng đến bệnh bạch cầu cần nhiều hơn số lượng một người có thể ăn chỉ từ thực phẩm. Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để xác định xem liệu sulforaphane có hữu ích trong việc điều trị bệnh bạch cầu ở người hay không.
Thực phẩm nên tránh
Các phương pháp điều trị ung thư có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ mắc các bệnh do thực phẩm.
Giảm bạch cầu trung tính là tình trạng xảy ra khi một người có quá ít bạch cầu trung tính, một loại tế bào bạch cầu để chống nhiễm trùng. Mức độ bạch cầu trung tính thấp làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Vì thế bạn nên tránh những thực phẩm sau:
- Thịt sống hoặc nấu chưa chín.
- Hải sản và động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, bao gồm cả sushi và sashimi.
- Đồ uống chưa được khử trùng, chẳng hạn như nước trái cây, sữa hoặc sữa chua sữa tươi.
- Trứng chưa nấu chín.
- Pa tê lạnh hoặc thịt nguội.
- Mầm sống, chẳng hạn như mầm cỏ linh lăng.
- Trái cây và rau chưa rửa.
- Nước giếng
Dù vậy, LLC tuyên bố rằng không có bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống giảm bạch cầu trung tính là hữu ích cho những người bị bệnh bạch cầu. Họ khuyến cáo mọi người nên chú ý chế biến thực phẩm an toàn hơn là hạn chế một số nhóm.
Điều quan trọng cần nhớ là các chế độ ăn khác nhau sẽ phù hợp với nhu cầu của những người khác nhau. Bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống và dinh dưỡng trong quá trình điều trị ung thư.
Thực phẩm, chất bổ sung và vitamin cần tránh
Một số chất bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc điều trị bệnh bạch cầu.
Một số người sử dụng trà xanh bổ sung để giảm cân và giảm các triệu chứng tiêu hóa. Tuy nhiên, bổ sung trà xanh có thể làm giảm tác dụng của bortezomib, một loại thuốc điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính.
Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu có thể gây ra các tác dụng phụ như loét miệng, bệnh tiêu chảy, rụng tóc, phát ban, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, ăn mất ngon…
Để tránh làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ này, bạn nên tránh một số thực phẩm như: loại giàu chất xơ hoặc đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ chiên rán, thức ăn nóng hoặc lạnh quá, các sản phẩm sữa, rượu bia, thức ăn cay, cafein, nước táo, thực phẩm được làm ngọt bằng xylitol hoặc sorbitol, thức ăn có thể làm tổn thương miệng như thức ăn giòn, chua hoặc mặn, trái cây họ cam quýt…
Điều quan trọng là bạn cần chú ý về an toàn thực phẩm. Hệ thống miễn dịch bị ức chế do bệnh bạch cầu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của một người.
" alt=""/>Bệnh bạch cầu: Thực phẩm nên và không nên ănViệc tầm soát cũng thực hiện xét nghiệm Pap cho phép phát hiện sự xuất hiện của các tế bào bất thường.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư có tỉ lệ điều trị thành công cao, vượt 90% khi bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm.
Phụ nữ sau khi thực hiện tầm soát ung thư hoàn toàn có thể vận động đi lại, ăn uống như bình thường. Có một số trường hợp âm đạo sẽ bị chảy máu sau khi xét nghiệm xong. Tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Chỉ khi máu chảy quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung
Ngay khi thấy dấu hiệu bất thường dưới đây, chị em nên đến cơ sở chuyên khoa phụ khoa để thăm khám sớm:
- Ra máu âm đạo bất thường.
- Ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục.
- Ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu.
- Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu.
- Đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng.
- Kinh nguyệt kéo dài, không đều.
- Mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân.
" alt=""/>Tuổi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?