Giải trí

Thảm hoạ an ninh mạng Cloudbleed

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-17 17:56:34 我要评论(0)

Nếu bạn chưa biết về lỗ hổng Cloudbleed thì nên đọc tiếp bài viết này. Đây là một mối đe doạ an ninhket qua serie aket qua serie a、、

Nếu bạn chưa biết về lỗ hổng Cloudbleed thì nên đọc tiếp bài viết này. Đây là một mối đe doạ an ninh mạng lớn xảy ra gần đây nhất.

Cloudbleed

Theảmhoạanninhmạket qua serie ao Gizmodo,Cloudflare là một trong những công ty an ninh mạng lớn nhất thế giới. Tin tốt là hãng đã hành động rất nhanh chóng khi nhà nghiên cứu bảo mật Tavis Ormandy của dự án Project Zero của Google phát hiện ra lỗ hổng gọi là Cloudbleed.

Tin xấu là các website được Cloudflare hỗ trợ đã bị rò rỉ dữ liệu nhiều tháng trời trước khi ông Ormandy phát hiện ra lỗ hổng. Cloudflare cho biết những ngày dữ liệu rò rỉ đầu tiên là từ hồi tháng Chín năm ngoái. Cho đến nay không rõ liệu các tin tặc mũ đen đã phát hiện và bí mật khai thác lỗ hổng này trước khi Cloudflare xử lý xong code lỗi chưa. Các khách hàng lớn của Cloudflare bao gồm Uber, OKCupid, 1Password (1Password đã khẳng định dữ liệu người dùng của họ an toàn) và FitBit. Điều đó có nghĩa có vô số dữ liệu nhạy cảm có khả năng đã bị thâm nhập.

Như bất kỳ lỗ hổng bảo mật lớn nào, sẽ cần phải mất một thời gian trước khi chúng ta có thể hiểu đầy đủ về mức độ thiệt hại do Cloudbleed gây ra. Hiện tại, để bảo đảm an toàn, bạn nên thay đổi mật khẩu của mình – tất cả mật khẩu – và áp dụng xác thực hai bước ở bất cứ nơi nào có thể. Bạn sẽ biết tại sao đây là cách bảo vệ tốt nhất khi đọc tiếp lỗ hổng bảo mật này tồi tệ như thế nào.

Cloudflare là gì?

Bạn có thể không biết đến Cloudflare nhưng công nghệ của hãng đang được sử dụng ở rất nhiều website phổ biến. Cloudflare mô tả bản thân là một "công ty bảo mật và hiệu suất web". Khởi điểm từ một ứng dụng theo dõi nguồn phát tán spam, hãng hiện nay cung cấp toàn bộ menu sản phẩm cho các website, bao gồm các dịch vụ dự trên hiệu quả như dịch vụ phân phối nội dung, dịch vụ cung cấp tên miền, dịch vụ an ninh mạng như bảo vệ website chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS.

Thực tế là Cloudflare là một công ty bảo mật và điều này làm cho việc phát hiện mã nguồn của hãng có lỗ hổng trở nên vô cùng trớ trêu. Xét cho cùng, có vô số doanh nghiệp đang trả tiền cho Cloudflare để giúp cho dữ liệu của họ an toàn. Trong khi đó, "dính" phải lỗ hổng Cloudbleed, Cloudflare lại làm ngược lại.

"Tôi đã thông báo cho Cloudflare những gì tôi phát hiện. Tôi tìm thấy nhiều tin nhắn riêng tư từ nhiều trang hẹn hò trực tuyến lớn, toàn bộ tin nhắn từ một dịch vụ chat nổi tiếng, dữ liệu quản lý mật khẩu online...",ông Tavis Ormandy cho biết."Chúng tôi đang nói đến tất cả những địa chỉ IP của khách hàng, tất cả phản hồi, cookie, mật khẩu, dữ liệu, mọi thứ". Ông cũng cho biết lỗ hổng Cloudbleed đã rò rĩ dữ liệu của 3.438 tên miền trong giai đoạn 5 ngày trong tháng Hai này.

Cloudbleed hoạt động như thế nào?

Với những người am hiểu công nghệ, Cloudbleed là đặc biệt thú vị bởi vì một ký tự duy nhất trong code của Cloudflare là nguyên nhân dẫn đến lỗ hổng này. Dường như đó là một lỗi coding đơn giản, nhưng dựa trên những gì đã được đưa tin trước đó, có lẽ Cloudbleed hoạt động hơi giống như lỗ hổng Heartbleed xét về cách nó rò rỉ thông tin trong suốt một số tiến trình nhất định. Quy mô tác động đến người dùng của Cloudbleed cũng giống như Heartbleed, vì nó ảnh hưởng đến một dịch vụ bảo mật thông thường được nhiều website sử dụng.

Theo một bài đăng trên blog của Cloudflare, vấn đề này xuất phát từ quyết định của hãng sử dụng một cú pháp HTML mới, gọi là cf-html. Một cú pháp HTML là một ứng dụng quét mã nguồn để lọc ra những thông tin liên quan như tag khởi đầu và tag kết thúc. Điều này giúp cho việc điều chỉnh mã nguồn đó dễ dàng hơn.

Cloudflare rơi vào rắc rối khi định dạng (formatting) mã nguồn cf-html và cú pháp cũ Ragel để chạy với phần mềm của mình. Mỗi lỗi trong code đã tạo ra thứ gì đó gọi là lỗ hổng tràn bộ đệm (lỗi liên quan đến đoạn "= =" trong code mà lẽ ra nó phải là "> =". Điều này có nghĩa là khi phần mềm đang viết dữ liệu cho một bộ đệm - một lượng không gian lưu trữ giới hạn cho dữ liệu tạm thời - nó sẽ điền đầy bộ nhớ đệm và sau đó tiếp tục viết code ở chỗ khác.

Nói một cách đơn giản hơn, phần mềm của Cloudflare cố lưu dữ liệu người dùng ở đúng chỗ nhưng chỗ đó lại đầy quá nên phần mềm của Cloudflare cuối cùng cất dữ liệu đó ở nơi khác , như trên một website hoàn toàn khác. Thêm nữa, dữ liệu đó bao gồm mọi thứ, từ mã API cho đến tin nhắn riêng tư. Những dữ liệu này cũng được các website khác và Google lưu lại, có nghĩa là bây giờ Cloudflare phải săn tất cả dữ liệu này trước khi các hacker phát hiện ra.

Bạn có bị ảnh hưởng?

Vẫn chưa rõ chính xác đối tượng người dùng nào bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng Cloudbleed. Cloudlfare tuyên bố chỉ một lượng rất nhỏ yêu cầu dẫn đến dữ liệu bị rò rỉ nhưng do lỗ hổng đã có từ gần 6 tháng rồi nên ai dám chắc có bao nhiêu thông tin đã bị rò rỉ? Hơn nữa, thực tế là có quá nhiều dữ liệu như vậy đã được lưu (cache) ở khắp các website khác nhau nên một mặt vá lỗi để ngăn chặn rò rỉ, Cloudflare cần phải làm rất nhiều để đảm bảo tất cả những thông tin đã rò rỉ không bị lợi dụng. Và thậm chí tệ hơn là ngay cả những website không sử dụng dịch vụ của Cloudflare, nhưng có nhiều người dùng Cloudflare cũng có thể bị liên luỵ.

Chuyên gia bảo mật Ryan Lackey đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích, bởi công ty CryptoSeal của ông được Cloudflare mua lại năm 2014.

"Cloudflare đứng sau nhiều dịch vụ web như Uber, Fitbit, OKCupid … nên thay vì cố xác định dịch vụ nào đang dùng Cloudflare, có lẽ bạn nên nhân cơ hội này thay đổi tất cả mật khẩu trên tất cả các website bạn đăng nhập. Người dùng cũng nên đăng nhập và đăng thoát trên các ứng dụng di động sau cập nhật này. Nếu có thể, bạn nên sử dụng xác thực bảo mật 2 lớp với những trang bạn cho là quan trọng".

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Nguyên nhân của vấn đề trên chưa xác định được chính xác từ phần cứng hay phần mềm. Tuy nhiên, người dùng có thể kiểm tra các ứng dụng đã cài trên iPhone 6s bằng cách vào Settings > Battery. Nếu có phần mềm nào trong danh sách Battery Usage chiếm 35-40% nhưng lại ít dùng đến thì hãy tắt ứng dụng ở chế độ chạy ngầm hoặc gỡ bỏ.

2. iPhone 6s Plus dùng chip Samsung tốn pin hơn chip TSMC

iPhone 6s Plus sử dụng hai loại chip A9 khác nhau khiến cho người dùng hoài nghi do bất nhất. Một người dùng trên Reddit có tên raydizzle đăng tải 2 hình ảnh cho thấy 2 chiếc iPhone 6s Plus sử dụng 2 loại chip A9 khác nhau có cách biệt về thời lượng pin đáng kể thông qua chạy benchmark GeekBench nhiều lần. Chip A9 do Samsung sản xuất trên tiến trình 14 nm được cho là sẽ mát và ít tốn pin hơn chip A9 do TSMC trên tiến trình 16 nm. Về lý thuyết, transistor nhỏ hơn sẽ dùng ít điện hơn thực kết quả benchmark lại cho thấy điều ngược lại, cụ thể mẫu 6s Plus dùng chip TSMC của người dùng này có thời lượng lên đến gần 8 giờ. Trong khi bản dùng chip Samsung chỉ nhỉnh hơn 6 giờ. Khoảng cách chênh lệch đến gần 20%.

Giữa lúc dư luận xôn xao về việc chip A9 do TSMC sản xuất cho thời gian dùng pin lâu hơn so với chip do Samsung đảm nhiệm, Apple đã phải lên tiếng trấn an người dùng. Hãng cho rằng "Một số bài thử nghiệm cho bộ vi xử lý hoạt động với khối lượng công việc nặng liên tục đến khi cạn pin. Cách này không giống như điều kiện sử dụng thực tế của khách hàng, ít có ai sử dụng điện thoại ở công suất hoạt động cao nhất của CPU trong một thời gian dài. Thử nghiệm của chúng tôi và dữ liệu từ khách hàng cho thấy sự chênh lệch chỉ khoảng 2 đến 3%".

3. Touch ID trên iPhone 6s bị nóng bất thường

Nhiều người dùng đã phàn nàn trên diễn đàn hỗ trợ của Apple về tình trạng nóng bất thường của cảm biến Touch ID trên iPhone 6s. Theo đó, khi bật iPhone 6s, màn hình chuyển đen và vị trí cảm biến Touch ID trên nút Home cho cảm giác rất nóng. Vấn đề có thể được giải quyết tạm thời bằng cách giữ nút Home và nút nguồn khoảng 10 giây để reset lại điện thoại trước khi chờ bản cập nhật cũng như những phản hồi mới nhất từ Apple.

4. Tính năng cảm ứng 3D Touch trục trặc

Khi sử dụng trình duyệt Safari và 3D Touch, người dùng không thể mở được các liên kết. Nhưng giống với lỗi quá nhiệt trên Touch ID, người dùng có thể reset lại máy để giải quyết vấn đề.

5. 3D Touch không hoạt động

Màn hình cảm ứng lực là một trong những cải tiến lớn trên iPhone 6s so với sản phẩm đời trước. Tuy nhiên tính năng này đôi khi không hoạt động và nhận nhiều phàn nàn từ phía khách hàng. Theo BGR, nguyên nhân đến từ phần cứng bên trong thiết bị, do đó cách khắc phục duy nhất là mang máy đến trung tâm bảo hành của Apple.

Tuy nhiên trước đó, người dùng hãy chắc chắn rằng iPhone 6s của bạn đã được bật tính năng 3D Touch. Kiểm tra bằng cách vào Settings > General >  Accessibility > 3D Touch và đảm bảo nó không bị vô hiệu hóa. Sau đó bạn ra màn hình chính rồi nhấn mạnh vào một số icon như Phone, Photo... để xem máy có hiện menu phụ không.

6. Loa rè, âm thanh biến dạng

Tình trạng loa của iPhone 6s bị phản ánh là kém hơn, âm thanh bị biến dạng và có hiện tượng rè. Một số người dùng nhận thấy tình trạng méo tiếng khi âm thanh phát ra loa ngoài, chẳng hạn như các thông báo mới có âm báo "siêu to". Hiện chưa rõ vấn đề này thuộc về phần cứng hay phần mềm, một vài người tin rằng đây là lỗi phần mềm khi khôi phục dữ liệu backup từ iPhone đời cũ, số khác lại cho rằng loa iPhone 6s và 6s Plus có chất lượng kém hơn so với model tiền nhiệm. Trang 9to5Mac thì nhận thấy iPhone 6s Plus có "biểu hiện kỳ cục" với ứng dụng Phone: đôi lúc bật các âm báo gọi đến hoặc nhạc chuông sai loa, sai âm lượng.

7. iPhone 6s/6s Plus dính lỗi tự tắt khi cập nhật lên iOS 9.0.2

Một số người dùng báo cáo rằng chiếc iPhone 6s và 6s Plus của họ gặp rắc rối sau khi cập nhật lên phiên bản iOS 9.0.2. Một số người dùng gặp phải tình trạng thiết bị tự dưng tắt ngóm dù pin vẫn còn. Hiện chưa có lời giải thích xác đáng nào về nguyên nhân gây ra lỗi, cũng như giải pháp khắc phục. Cách duy nhất để khắc phục vào thời điểm này là người dùng phải khởi động lại thiết bị.

Một bản cập nhật có thể được Apple phát hành trong thời gian tới để khắc phục vấn đề này. Một số ý kiến cho rằng lỗi trên có thể được gây ra bởi lỗi sao lưu iCloud. Điều thú vị là iOS 9.0.2 được phát hành ngay sau khi Apple khắc phục một số lỗi iCloud đã ngăn cản các nhà phát triển từ lợi dụng App Thinning.

" alt="7 vấn đề của iPhone 6s/6s Plus" width="90" height="59"/>

7 vấn đề của iPhone 6s/6s Plus

vừa đi làm vừa đi du lịch mà thu nhập vẫn ổn định".

Sau đây là 10 thành phố nổi tiếng nhất do cộng đồng Digital Nomads bình chọn, dựa trên cập nhật thực tế từ Nomad List.

10. Tokyo, Nhật Bản

Tokyo là nơi lúc nào cũng tràn đầy năng lượng và thuộc quốc gia luôn đạt thứ hạng cao về độ an toàn và chất lượng cuộc sống. Nếu may mắn đi du lịch vào đúng mùa hoa tháng 3, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc như chốn bồng lai ở Nhật Bản khi hoa anh đào nở rộ.

Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức thế giới ẩm thực phong phú, chiêm ngưỡng nền văn hóa đậm đà bản sắc Á Châu hoặc thử nghiệm khoa học công nghệ độc đáo cùng hệ thống giao thông công cộng hiện đại. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán khi sống ở Tokyo. Nhưng trở ngại về ngôn ngữ có thể là một thử thách đối với bạn, bởi Tiếng Anh được sử dụng khá hạn chế ở chốn công cộng nơi đây.

Ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng: 2.755 USD (tương đương 61,2 triệu đồng)

9. TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh còn được biết đến với tên gọi khác là Sài Gòn. Nơi đây ngày càng trở nên nổi tiếng với những Digital Nomad. Điểm cộng cho TP. HCM là mức sống ở đây khá ổn, nhưng để tìm một người giao tiếp Tiếng Anh tốt thì khá phức tạp và Internet thì khá chậm.

Theo thống kê từ những Digital Nomad, mức sống ở đây được xem là vô cùng hấp dẫn và có rất nhiều nơi tuyển dụng. Nhưng thành phố Hồ Chí Minh lại mất điểm vì cuộc sống về đêm ở đây khá ồn ào và an ninh vô cùng lỏng lẻo, nhất là tệ nạn cướp giật trên phố.

Ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng: Khoảng 16 triệu đồng

8. Hồng Kông

Những tòa nhà cao lớn sừng sững mọc trên khắp các con đường – điều này nói lên mức sống ở đây rất cao. Hồng Kông có tốc độ Internet vô cùng mạnh và cuộc sống về đêm rất thú vị, nhưng bầu không khí ở đây thì khá tệ do ô nhiễm môi trường và chất thải giao thông khá nhiều.

Những người khởi nghiệp buôn bán luôn chọn Hồng Kông là một điểm đến dễ dàng để mở cửa hàng do chính sách thương mại thân thiện ở đây. Ngoài những tòa nhà chọc trời và hàng trăm đồ điểm tâm ngon miệng, Hồng Kông còn được đánh giá rất tốt về sự ổn định giáo dục, người dân trí thức cao.

Ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng: 1.825 USD (tương đương 40,5 triệu đồng)

7. Prague, Cộng hòa Séc

Prague được đánh giá khá cao về mức sống, cũng như vẻ tấp nập của thành phố khi về đêm và vô số điều thú vị điển hình của Châu Âu cổ kính. Thật khó để cưỡng lại vẻ đẹp của Prague khi bạn đặt chân lên mảnh đất này. Nơi đây được tô điểm bằng các tòa kiến trúc tráng lệ và những con phố kiểu thời đại cũ.

Thành phố này còn giành được nhiều lời khen ngợi bởi sự thân thiện, công bằng nữ quyền. Ngoài ra cuộc sống về đêm và dịch vụ vui chơi giải trí cũng vô cùng chu đáo. Tuy nhiên, Prague lại có một điểm trừ là sự ô nhiễm không khí thuộc mức cao trên thế giới, Tiếng Anh không phổ biến và phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da đen.

Ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng: 2.179 USD (tương đương 48,5 triệu đồng)

6. Amsterdam, Hà Lan

Nổi bật với những nhà thuyền lênh đênh trên sông và mang lịch sử lâu đời, Amsterdam là đích đến của rất nhiều khách du lịch trên thế giới. Đặc biệt, cuộc sống về đêm nơi đây rất nhộn nhịp và cư dân thì vô cùng hiếu khách. Lượng người bắt đầu gây dựng sự nghiệp quanh thành phố này ngày càng tăng với không gian làm việc phong phú và cộng đồng đa bản sắc. Nhưng mức sống ở vùng đất kinh kỳ này thì chẳng rẻ chút nào và chế độ định cư lâu dài ở Amsterdam thì chưa cởi mở.

Ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng: 3.628 USD (tương đương 80,6 triệu đồng)

5. San Francisco, Mỹ

Dù đây chưa phải là thành phố có "giá cả nhạy cảm nhất" trong danh sách, nhưng San Francisco được ghi nhận là nơi có chi phí thuê nhà đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, bầu không khí trong lành và sự tiến bộ khoa học công nghệ vượt bậc lại là điểm cộng vượt trội cho mảnh đất này. Bạn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn nếu bạn sống ở đây, nhưng ít nhất bạn sẽ tích lũy được nhiều trải nghiệm thú vị. Giá cho thuê căn hộ 1 phòng ngủ trung bình khoảng 3.590 USD (khoảng 80 triệu đồng). Để đỡ tiền thuê, bạn có thể chia sẻ căn hộ với một vài người khác.

Ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng: 4.523 USD (hơn 100 triệu đồng)

4. Berlin, Đức

Berlin là sự lựa chọn ổn nhất ở phía tây Liên minh châu Âu. Là nơi tập trung đông đảo những người trẻ tuổi gây dựng sự nghiệp. Người dân khá thân thiện cởi mở. Chế độ an ninh khu vực cũng vô cùng đảm bảo. Bên cạnh đó, xe đạp là phương tiện đi lại khá phổ biến ở đây nên tất nhiên không khí Berlin sẽ ít bị nhiễm bẩn hơn các thành phố khác. Bất lợi duy nhất ở đất thủ đô này là hệ thống điều hòa nhiệt độ thường xuyên bị quá tải.

Ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng: 2.323 USD (51,6 triệu đồng)

3. London, Vương Quốc Anh

London xếp ở vị trí thứ ba trong danh sách. Với bối cảnh xin việc làm ngày càng được đa dạng hóa, London có sức lôi cuốn đặc biệt đối với digital nomads. Họ thích cuộc sống cổ kính nhưng vẫn sống động nơi đây và sự cản trở do thời tiết mang lại được xếp xuống hàng thứ yếu. Mặc dù vậy, mức sống Anh khá cao và xã hội đang dần trở nên phức tạp hơn từ cuộc trưng cầu dân ý để Vương Quốc Anh rời EU cuối tuần qua.

Ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng: 3.264 USD (tương đương 72,5 triệu đồng)

2. Bangkok, Thái Lan

Bangkok nổi tiếng thế giới với vẻ đẹp thiên nhiên vùng nhiệt đới nổi bật cùng với đời sống sinh hoạt nào nhiệt và nền ẩm thực phong phú lạ lẫm. Với một cuộc sống nhộn nhịp vốn có, Bangkok hoàn toàn trái ngược với Chiang Mai thanh bình. Đây là nơi "có tất cả mọi thứ của một thành phố lớn để tự hào". Đời sống tinh thần cao và giá cả lại vô cùng rẻ là điểm cộng lớn cho đất nước Đông Nam Á này. Tuy nhiên, nếu bạn ghét cái nóng và sự ô nhiễm thì Bangkok không phải là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng:  1.439 USD (tương đương 32 triệu đồng)

1.Chiang Mai, Thái Lan

Phố núi này liên tục đứng đầu bảng xếp hạng của digital nomadsnhư là một chốn thanh bình để tận hưởng sau những giờ làm việc căng thẳng. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa mức sống thấp, Wi-fi ổn định, và một miền đất thân thiện cởi mở với mọi sắc tộc, giới tính. Rất nhiều digital nomads đã từ bỏ việc công sở nhàm chán ở các thành phố lớn để chuyển đến Chiang Mai.

Chiang Mai nổi tiếng nhiều loại hình văn hóa, thức ăn rẻ mà ngon miệng, khí hậu ấm áp không oi bức như ở Bangkok. Nếu muốn sống thoải mái ở Chiang Mai, bạn chỉ cần bỏ ra từ 600 đến 1.500 USD một tháng (khoảng 13 - 33 triệu đồng). Đây là mức sống khá hấp dẫn đối với những người thu nhập thấp.

Trái lại, những sinh hoạt về đêm ở đây khá nghèo nàn bởi Chiang Mai bản chất vẫn là một thành phố yên bình và người dân nơi đây không thích sự bon chen, ồn ào giống trong thành phố lớn.

Ngân sách chi tiêu trung bình hàng tháng: 963 USD (khoảng 21,4 triệu đồng)

" alt="TP. HCM lọt top 10 thành phố đáng sống trong thời đại số" width="90" height="59"/>

TP. HCM lọt top 10 thành phố đáng sống trong thời đại số