Để phòng chống triệt để tấn công của mã độc W32.WeakPass , Bkav khuyến cáo quản trị viên cần rà soát ngay toàn bộ các máy chủ đang quản lý, đặc biệt là các máy chủ thuộc dạng public ra ngoài Internet, đặt mật khẩu mạnh cho máy chủ, đồng thời tắt dịch vụ remote desktop cho máy chủ nếu không thực sự cần thiết (Ảnh minh họa: Internet) |
Chiều nay, ngày 14/2/2019, Hệ thống giám sát virus của Bkav vừa phát đi cảnh báo đang có một chiến dịch tấn công có chủ đích của hacker nước ngoài nhằm vào các Server Public của Việt Nam. Các địa chỉ phát động tấn công của hacker xuất phát từ Nga, châu Âu và châu Mỹ.
“Rất nhiều cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã bị hacker tấn công, xâm nhập máy chủ, sau đó thực hiện mã hóa toàn bộ dữ liệu trên server. Hiện chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng theo ước tính của Bkav, đến cuối buổi chiều 14/2 số nạn nhân có thể đã lên đến hàng trăm cơ quan, tổ chức”, Bkav cho hay.
Theo phân tích của các chuyên gia Bkav, cách thức tấn công của hacker là rà quét các Server cài hệ điều hành Windows của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, dò mật khẩu của những server này bằng cách sử dụng từ điển để thử từng mật khẩu (brute force). Nếu dò thành công, hacker sẽ thực hiện đăng nhập từ xa qua dịch vụ remote desktop, cài mã độc mã hóa tống tiền lên máy của nạn nhân.
Bkav: Hàng trăm cơ quan, tổ chức tại Việt Nam bị dính mã độc tống tiền W32.WeakPass
|
Tại cuộc họp giao ban QLNN tháng 1/2019 của Bộ TT&TT, một trong những vấn đề được nêu ra bàn thảo là các kiến nghị của người dân xoay quanh việc triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số. Theo đó, nhiều kiến nghị được người dân gửi đến Bộ TT&TT cho biết họ gặp phải khó khăn, cản trở từ phía nhà mạng trong việc đăng ký dịch vụ chuyển mạng.
Theo số liệu tính từ ngày 16/11/2018 đến ngày 13/2/2019 của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), kể từ khi triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số, nhiều nhà mạng có tỷ lệ đăng ký chuyển đổi thành công thấp.
Cụ thể, MobiFone có 25.587 người dùng đăng ký chuyển mạng, trong đó chuyển đi thành công 6.906 trường hợp (đạt tỷ lệ 23,09%). VinaPhone có 28.451 người dùng đăng ký chuyển mạng, chuyển đi thành công 19.425 trường hợp (đạt tỷ lệ 68,28%). Viettel có 33.438 người dùng đăng ký chuyển mạng, chuyển đi thành công 27.941 trường hợp (đạt tỷ lệ 83.56%). Vietnamobile có 5.929 người dùng đăng ký chuyển mạng, chuyển đi thành công 386 trường hợp (đạt tỷ lệ 6.51%).
Về số liệu thuê bao đăng ký chuyển đến, MobiFone có 9.940 thuê bao, VinaPhone có 35.688 thuê bao và nhà mạng Viettel có tổng cộng 46.961 thuê bao đăng ký chuyển đến.
|
Số liệu về tỉ lệ khách hàng chuyển mạng giữ số thành công của các mạng di động. Nguồn: vnta.gov.vn |
Từ số liệu thống kê, có thể thấy MobiFone và Vietnamobile đang là 2 nhà mạng có tỷ lệ đăng ký chuyển mạng thành công rất thấp (23% và 6%). Trước tình hình này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nghiêm khắc phê phán hành vi cố tình giữ chân thuê bao của các nhà mạng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các nhà mạng nên loại bỏ rào cản đối với người dân khi tiến hành đăng ký dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số. Trước mắt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ thị cho các nhà mạng cần nâng tỷ lệ thuê bao chuyển đổi thành công trong tháng 3 phải đạt tối thiểu 90%.
Để nâng cao chất lượng giám sát của người dân, Bộ trưởng cũng đề nghị Cục Viễn thông cần có kế hoạch công khai minh bạch hơn nữa các số liệu liên quan đến dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số.
Trọng Đạt
Muôn kiểu nhà mạng "trói chân" người dùng muốn chuyển mạng giữ số
Thuê bao trả trước bắt đầu được cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số từ 1/1/2019. Để không bị mất thuê bao, các nhà mạng có không ít chiêu trò nhằm giữ người dùng trước sức hút của dịch vụ mới.
">