Những ngày này, Ngân Hà nhận được tin nhắn tới tấp từ bạn bè, người thân hỏi thăm tình hình ứng phó với Covid-19 trên đất Hàn. Cô hài hước chia sẻ: ‘Mình quá mệt vì trả lời tin nhắn điện thoại, chứ không mệt vì virus corona’.
Vừa hoàn thành 1 năm học tiếng ở ĐH Chosun, theo kế hoạch ngày 9/3 tới, Hà sẽ nhập học chuyên ngành Báo chí truyền thông ở ĐH Nữ sinh Ewha (Seoul).
Nữ sinh người Hà Nội cho biết, cô quay lại Hàn Quốc vào ngày 28/1 sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Thời điểm đó, dịch Covid-19 mới nhen nhóm ở Hàn Quốc, nhưng sau khoảng 3 ngày quay lại ký túc xá, Hà đã nhận được thông báo ‘sơ tán’ khỏi kí túc trường cũ trước khi các bạn sinh viên Trung Quốc quay trở lại cho học kì mới.
Sau đó, lần lượt các trường đại học đưa ra thông báo lùi lịch học từ 28/2 xuống 16/3, huỷ toàn bộ lễ nhập học, lễ tốt nghiệp... ‘Suốt khoảng thời gian này, khi ra đường, mọi người đều đeo khẩu trang và hạn chế đi lại. Mọi sinh hoạt diễn ra bình thường, ngoại trừ việc ‘cháy hàng’ khẩu trang’ - Hà chia sẻ.
Theo dõi trên truyền hình, cô thấy các bệnh nhân lần lượt được đánh số và lịch trình di chuyển của từng người đều được công khai.
‘Sau khoảng thời gian đó, có lúc Hàn Quốc tưởng chừng như đã kiểm soát được dịch thì bỗng dưng xuất hiện trường hợp ‘siêu lây nhiễm’ - bệnh nhân số 31. Nhà thờ đạo Sincheonji ở Daegu cũng là ‘nhân tố’ sáng chói nhất trong toàn bộ đợt dịch này - cũng là khởi nguồn cho đợt bùng phát mới’.
‘Cứ thế mỗi ngày, vào các khung giờ 9h sáng và 5h chiều lại có một lần xác nhận có bao nhiêu bệnh nhân mới, bao nhiêu người tử vong, bao nhiêu người đang được cách ly.... Trước đó, chính quyền còn kiểm soát được, còn đánh số bệnh nhân được, còn bây giờ thì đánh số không nổi luôn.
Mình không dám nghĩ tới việc chỉ tuần sau thôi, tình trạng quá tải y tế sẽ diễn ra và không còn đủ các thiết bị để hỗ trợ nữa...’.
Hiện đang cư trú ở Gwangju, cách tâm dịch Daegu 200km, Hà cho biết không thể nói rằng dịch không ảnh hưởng tới thành phố của cô, vì vẫn có bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện lớn ở khu vực cô sinh sống.
Tuy nhiên, ‘so với những thành phố có xác nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19 thì Gwangju đang không rơi vào tình trạng quá tải y tế hoặc bị khủng hoảng tới mức mọi người không dám ra đường hay điên cuồng mua đồ ăn tích trữ’.
Hà cho biết, tâm lý mọi người đều lo lắng và hoang mang là điều đương nhiên. Vì thế, các bạn du học sinh hối hả đặt vé về Việt Nam, những người đang ở Việt Nam thì bắt đầu sắp xếp kế hoạch bảo lưu kì học mới để ở lại cho tới khi tình trạng khá hơn.
Nhưng riêng Hà sẽ lựa chọn ở lại Hàn Quốc trong thời điểm này để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
‘Mình ở lại và tự cách ly tại nhà trong đợt dịch này, chứ về nước bây giờ cũng bị cách ly, chưa kể đến nguy cơ mang dịch về’.
![]() |
Ngân Hà chọn ở lại Hàn Quốc và thực hiện các biện pháp bảo vệ nghiêm túc để phòng tránh dịch bệnh. Ảnh: NVCC |
Cô cho rằng, không có gì chắc chắn rằng sự di chuyển của mình ra khỏi Hàn Quốc lúc này sẽ là một biện pháp an toàn. ‘Cũng không có gì chắc chắn rằng mình sẽ không mang Covid-19 về Việt Nam. Gia đình và bạn bè mình ngày nào cũng nhắn tin gọi điện hỏi thăm tình hình. Mình ở trong tâm dịch còn không lo lắm thì mọi người không phải lo đâu’ - Hà nhắn gửi tới người thân ở Việt Nam.
Nữ sinh tin rằng khi có việc ra đường, mỗi người tự ý thức đeo khẩu trang, về tới nhà rửa tay sạch sẽ là có thể đảm bảo tương đối việc phòng dịch.
Trước quyết định ở lại Hàn Quốc của con gái, chị Nguyễn Thu Lương cho biết, chị hoàn toàn ủng hộ con. ‘Đã 3 tuần nay, con ở nhà của cô giáo. Ở khu vực của con, dịch bệnh cũng chưa có gì đáng lo ngại. Hai mẹ con thống nhất với nhau là không về Việt Nam trong thời điểm này vì quá trình di chuyển trên phương tiện công cộng cũng rất nguy hiểm’.
Sống ở ngay tâm dịch Daegu, Lợi cho biết cuộc sống của bản thân và người dân có những ảnh hưởng rõ rệt.
" alt=""/>Nữ sinh Việt lý giải quyết định ở lại Hàn Quốc, lạc quan giữa dịch bệnh- Là một người có nhiều nghiên cứu sâu về dân tộc Việt, ông có thể cho biết phong tục cải táng có từ khi nào và ý nghĩa ban đầu của tục này?
PGS. TS Bùi Xuân Đính: Theo nghiên cứu của tôi, tục cải táng (hay nhiều nơi còn gọi là bốc mộ, sang cát) xuất hiện muộn, vào khoảng thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) trở đi.
Thời điểm này, nền giáo dục và khoa cử Nho học được đẩy mạnh, phát triển lên một bước mới, xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ đỗ đạt. Từ đó hình thành quan niệm về ‘đất kết phát của mộ tổ’, dẫn đến sự ra đời của tục cải táng.
Cũng có một số quan điểm cho rằng, khi bố mẹ mất đi, con cái không kịp mua sắm quan tài tốt để chôn cất, vì thế sau nhiều năm, gia đình mới ‘bốc mộ’ để thay quan tài mới cho người chết. Hoặc do mối kiến, nước lụt nên người ta phải ‘bốc mộ’ sang chỗ mới.
Còn trước đó, theo nhiều tài liệu và bằng chứng khảo cổ thì người Việt xa xưa không có quan niệm về tác động của mồ mả đối với cuộc sống của người đang sống, nên chỉ chôn một lần, không có tục cải táng người chết.
Chỉ từ thế kỷ thứ XV đến nay mới hình thành quan niệm mới về việc cải táng. Cụ thể là con cái phải lo xong việc ‘sang nhà mới’ này mới được coi như hoàn thành nghĩa vụ với bố mẹ, làm tròn chữ ‘hiếu’, rồi mới yên tâm lo tính các công việc khác.
- Trong bối cảnh và cuộc sống ngày nay, theo ông tục cải táng có còn phù hợp?
Theo quan điểm và trải nghiệm của riêng tôi thì bốc mộ là một thứ cực hình.
Tôi đã từng chứng kiến nhiều đám bốc mộ, có cảm giác ghê ghê. Tôi tin là nhiều người có cảm giác như tôi.
Thứ nhất, việc bốc mộ gây vất vả cho người sống. Việc bốc mộ thường được làm vào tháng Một (tháng 11 âm lịch) hoặc tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) - thời điểm rét mướt gay gắt nhất trong năm. Thêm nữa, các phần việc thường phải làm vào khoảng 2-3 giờ sáng vì quan niệm thời gian của âm dương đối lập nhau. Thế nên, nếu gặp phải ngày mưa phùn, gió bấc thì công việc này là một thứ cực hình cho cả người trực tiếp làm lẫn những người quan sát.
Thứ hai là việc cải táng rất tốn kém. Gia đình người chết phải lo rất nhiều chi phí, từ việc mua tiểu, xây mộ mới, cỗ bàn ăn uống… Nhiều nơi, gia chủ phải bày đặt 50-70 mâm cỗ, mời cả họ, thông gia, làng xóm và bạn bè khắp nơi. Chi phí cho một đám bốc mộ này tốn kém không khác mấy so với việc tổ chức tang lễ lúc người thân vừa mất.
Thứ ba là việc bốc mộ rất mất vệ sinh, không an toàn cho người trực tiếp bốc mộ và những người phụ giúp. Ngày nay, nhiều trường hợp, khi bốc mộ, thi thể người chết không phân hủy do chứa nhiều dư lượng thuốc kháng sinh, hoặc đất đai, nước tại khu mộ không thuận lợi cho việc phân hủy, nên không chỉ gây vất vả, mất vệ sinh mà còn gây sự kinh hãi cho người bốc cũng như những người chứng kiến.
![]() |
Ảnh: Gia đình & Xã hội |
Thứ nữa là tục cải táng gây lãng phí đất đai. Theo lệ, ở làng quê nào cũng có khu vực nghĩa trang chôn tạm (hay còn gọi là hung táng). Sau 3 năm hoặc hơn, thi hài tiêu hết thì người ta bốc sang một chỗ khác. Vì thế, việc mai táng rồi lại cải táng sẽ tốn thêm một diện tích đất.
Nếu như trước Cách mạng Tháng Tám 1945, mỗi làng Việt trung bình chỉ có khoảng 1.000 dân, thậm chí có làng chỉ có vài trăm người và có cả một khu nghĩa địa rộng. Người sống, người chết cách xa nhau, không ảnh hướng gì đến nguồn nước. Nhưng ngày nay, dân số tăng lên. Người sống đang ngày càng tiến dần ra phía khu vực chôn người chết. Thậm chí, ở nhiều đô thị, người sống ở ngay cạnh người chết, gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước.
Ngoài ra, tục cải táng dễ gây ra mê tín dị đoan, quá tin và chỉ chăm lo vào mồ mả cha ông mà không tin vào cơ sở khoa học, không lo các công việc khác thiết thực hơn.
Ngoài việc gây tốn kém tiền của, thời gian thì việc cải táng nhiều khi còn gây bất đồng, bất hòa, mất đoàn kết giữa anh em trong nhà, thậm chí là trong dòng họ, làng xóm khi giải quyết các phần việc có liên quan.
Cách đây hơn 100 năm, trên tạp chí Đông Dương, Phan Kế Bính - một nhà Nho chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Tây học, đã từng phê phán gay gắt sự phi lý, hão huyền của tục cải táng, tìm đất đặt mộ.
Từ những lý do trên, theo tôi, đã đến lúc cần đẩy mạnh việc tuyên truyền để dần bỏ tục này. Thực hiện hỏa táng, hoặc chôn người chết 1 lần sẽ có nhiều lợi ích hơn cho gia đình, cộng đồng, đất nước, khi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập đang có những yêu cầu bức thiết về quỹ đất, nguồn vốn, nhân lực, thời gian lao động, vệ sinh môi trường..., mà tục cải táng truyền thống là một trong những tác nhân cản trở việc đáp ứng các yêu cầu trên.
- Theo ông, khó khăn lớn nhất trong việc thay đổi phong tục này là gì?
Đó là tư tưởng, đặc biệt là với những người lớn tuổi. Tập quán này đã ăn sâu vào tư tưởng của người Việt mấy trăm năm nay rồi. Bây giờ thay đổi tập quán là rất khó, nhất là những tập quán liên quan đến tâm linh. Nó có sức bảo lưu, sức ì rất lớn.
Ngay như trong gia đình tôi, tôi từng nói với các con là sau này bố mẹ chết thì cứ mang đi hỏa táng rồi đưa về quê. Nhưng có người thân đã không ủng hộ chủ trương này.
Rồi có những chuyện như con cháu đưa các cụ đi thiêu thì đêm nằm mơ các cụ về than ‘chúng mày thiêu tao nóng quá’. Thực ra chỉ là do tâm lý mà thôi.
Hiện nay, có những nơi dù không hỏa táng nhưng người dân cam kết với chính quyền là đào sâu chôn chặt, chỉ mai táng một lần.
Tôi cho rằng để thay đổi được tập quán này cần phải có thời gian. Đó là một cuộc cách mạng trong nhận thức về tang ma.
- Xin cảm ơn những chia sẻ của ông.
'Vợ chồng tôi nay thuộc hàng thất thập, đã căn dặn con cái là khi cha mẹ mất thì nhớ mang đi thiêu rồi đem tro ra biển mà rải'.
" alt=""/>PGS.TS Bùi Xuân Đính: ‘Bốc mộ là một thứ cực hình cần bỏ’![]() |
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngoài các chính sách, hoạt động cộng đồng được áp dụng nhằm kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe người dân, thì việc nâng cao ý thức phòng bệnh chủ động cho mỗi cá nhân, đặc biệt là việc rửa tay cũng quan trọng không kém.
Tại Việt Nam, trong lời kêu gọi toàn dân phòng chống dịch Covid-19, ngày 22/3/2020 Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhắc nhở mọi người đeo khẩu trang khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Để ứng phó hiệu quả với tình hình hiện tại, Lifebuoy đã phối hợp cùng Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp và Môi trường (đơn vị thuộc Bộ Y tế đã thực hiện dự án truyền thông sáng tạo Ghen Cô-Vy), Trung Ương Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam thực hiện chương trình kêu gọi gây quỹ “Vì một Việt Nam khỏe mạnh” với cuộc thi nhảy trực tuyến (online) trên nền nhạc “Ghen Cô-Vy 2.0”.
Bà Lê Thị Hồng Nhi - Quản lý cấp cao, phòng đối ngoại và phát triển bền vững - đại diện Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy có chia sẻ: “Ghen Cô Vy là một trong những sáng kiến truyền thông sáng tạo của Viện Sức khỏe Nghề Nghiệp và Môi trường, đã nhận được nhiều sự ủng hộ tích cực cả trong nước lẫn thế giới. Là một nhãn hàng luôn đồng hành cùng Bộ Y Tế trong việc nâng cao điều kiện vệ sinh và sức khỏe của người dân Việt Nam hơn 25 năm qua, Lifebuoy mong muốn cùng góp sức với các đơn vị đối tác, mang đến các hoạt động ý nghĩa, giúp người dân mọi lứa tuổi có thể dễ dàng tham gia, chung tay đóng góp, đồng thời lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng theo tinh thần tích cực, lạc quan”.
![]() |
Chương trình mở đầu bằng sự kiện khánh thành trạm rửa tay đầu tiên do Quỹ tài trợ tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Q. Hoàn Kiếm, HN) vào sáng 23/3/2020. |
Toàn bộ quỹ sẽ được sử dụng vào việc xây dựng 100 trạm rửa tay dã chiến miễn phí tặng kèm nước rửa tay sạch khuẩn Lifebuoy miễn phí trong ít nhất 8 tuần cho mỗi trạm rửa tay tại các địa điểm công cộng (như nhà ga, bến xe, chợ, khu cách ly…) trên cả nước, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao về dịch Covid-19.
Đồng thời, quỹ cũng trao tặng thêm 40.000 bánh xà phòng Lifebuoy và tài liệu truyền thông miễn phí cho các trường học, cộng đồng.
![]() |
Dự kiến, thời gian xây dựng các trạm rửa tay Lifebuoy sẽ bắt đầu từ cuối tháng 3/2020 ở 3 địa điểm nóng: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, và hoàn thành ở các tỉnh còn lại vào cuối tháng 4/2020. |
Cũng trong dịp này, Trung ương Đoàn trao tặng kinh phí 383 triệu đồng ủng hộ phòng chống dịch Covid-19 cho Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
![]() |
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (phải) đang trao tặng kinh phí ủng hộ đến ông Hầu A Lềnh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trái). |
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho biết: “Thông qua việc triển khai chương trình lần này, chúng tôi mong muốn phát huy vai trò tham gia của thanh niên trong việc xung kích, tình nguyện chung tay phòng chống dịch Covid-19, hướng đến một Việt Nam khoẻ mạnh, cũng như hướng dẫn, khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là thanh thiếu nhi về thói quen rửa tay đúng cách”.
Bên cạnh đó, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cũng trao tặng 260 bộ đồ bảo hộ y tế, 333 khẩu trang N95, 3.000 khẩu trang y tế, 1.000 bánh xà phòng Lifebuoy cho Bộ Tư lệnh Thủ đô để hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các khu cách ly.
![]() |
Đặc biệt, trong chương trình lần này, ca sĩ Chi Pu - một trong những gương mặt nghệ sĩ tích cực trong công tác hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 cũng sẽ đồng hành với vai trò đại sứ chính thức, nhằm lan tỏa mạnh mẽ hơn lời kêu gọi chung tay “Vì một Việt Nam khỏe mạnh” đến mọi người dân, đặc biệt là giới trẻ.
Cách thức đơn giản để gây quỹ: Với mỗi clip nhảy theo vũ điệu 6 bước rửa tay chuẩn trên nền nhạc Ghen Cô Vy 2.0 được tải lên Facebook, Youtube cá nhân dưới chế độ công khai kèm theo hashtag #RuatayphongCOVID19 #100tramruatayLifebuoy #VimotVietNamkhoemanh, Lifebuoy sẽ giúp đóng góp 25.000 VNĐ vào quỹ. Hoặc mỗi lượt chia sẻ clip vũ điệu rửa tay Ghen Cô Vy 2.0 trên Facebook, Youtube cá nhân dưới chế độ công khai kèm theo khuyến khích mọi người “Đừng lan âu lo - Tập thói quen tốt” và hashtag #RuatayphongCOVID19 #100tramruatayLifebuoy #VimotVietNamkhoemanh cũng sẽ đóng góp 5.000 VNĐ vào quỹ này. Thông tin chi tiết về số tiền gây quỹ mới nhất, cùng các trạm rửa tay dã chiến Lifebuoy có thể được tham khảo tại website chính thức của quỹ “100tramruataydachien.com”. |
Kim Phượng
" alt=""/>Cùng cover ‘Ghen Cô Vy’, góp quỹ xây 100 trạm rửa tay dã chiến Lifebuoy