NSƯT Kim Xuyến 18 năm chăm chồng tai biến, U80 vẫn nhận mình trẻ trung

  发布时间:2025-04-10 22:17:35   作者:玩站小弟   我要评论
Nghệ sĩ Kim Xuyến sinh năm 1945 tại Hà Nội,ƯTKimXuyếnnămchămchồngtaibiếnUvẫnnhậnmìnhtrẻthong tin bonthong tin bong dathong tin bong da、、。

Nghệ sĩ Kim Xuyến sinh năm 1945 tại Hà Nội,ƯTKimXuyếnnămchămchồngtaibiếnUvẫnnhậnmìnhtrẻthong tin bong da bà bắt đầu hoạt động nghệ thuật tại Nhà hát Kịch Hà Nội từ năm 1962. Với khuôn mặt phúc hậu, bà ghi dấu ấn với nhiều vai diễn trên sân khấu kịch và cả phim truyền hình.

Nữ nghệ sĩ diễn chủ yếu các vai phản diện, hài hước, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Các vở kịch bà tham gia gồm: Hà Nội mùa đông năm 46, Hoa và cỏ dại, Bức tranh mùa gặt, Tiền tuyến gọi, Kỷ niệm những ngày nghiệt ngã...

Ngoài ra, các phim truyền hình có sự góp mặt của nghệ sĩ Kim Xuyến cũng khá nhiều: Đông - Ky ra phố, Nửa vầng trăng còn lại, Con sẽ làm cô chủ, Năm ngày làm thượng đế, Canh bạc…

z5252590855885 ad67c3fb7e15efba089460dfeb3fed11.jpg
Ở tuổi 79, NSƯT Kim Xuyến vẫn miệt mài làm phim, đóng quảng cáo (Ảnh: Hòa Nguyễn).

Những năm gần đây, bà thường xuyên tham gia vào phim hài Tết Làng ế vợ của đạo diễn Trần Bình Trọng. Khán giả và đồng nghiệp trẻ thường gọi bà là "U Xuyến" vì tính cách thoải mái của bà.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nghệ sĩ Kim Xuyến cho biết, bà rất vui khi mới đây được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT), đây là sự động viên với bà sau nhiều năm làm nghề.

"Nhiều năm trước, tôi cũng có ý định làm hồ sơ xét duyệt nhưng vì nhiều lý do lại thôi. Sau đó, NSND Trung Hiếu - Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội - động viên nên tôi đã làm hồ sơ.

Thời của chúng tôi không có nhiều Liên hoan, hội diễn như gần đây nên nhiều người có tài năng mà không có cơ hội được tỏa sáng. Tuy nhiên, khi được trao danh hiệu NSƯT, tôi rất hạnh phúc", bà nói.

Nữ nghệ sĩ cho hay, mặc dù hầu hết các nhân vật bà làm đều là phụ nhưng bà không bao giờ phiền lòng, vì bà quan niệm vai nào cũng phải diễn tốt, nhiều khi vai phụ mà hay còn ấn tượng hơn vai chính.

"Có lẽ do cái mặt của mình nên những vai tôi đóng đều là phản diện, ghê gớm. Gần đây, tôi tham gia làm phim hài. Tôi không phân biệt vai phụ hay chính, miễn là vai có đất diễn, có kịch bản hay là được. Với mỗi vai, Kim Xuyến đều tìm ra cái duyên của nhân vật để "bám" vào mà diễn. Rất may là khán giả không chê, mà còn khen tôi chuyên nghiệp, có nghề", NSƯT Kim Xuyến tâm sự.

NSƯT Kim Xuyến nhận mình là một người rất vui tính trẻ trung, bà hay nói chuyện, pha trò ở đoàn phim nên được diễn viên trẻ rất yêu quý. Bà kể, nếu có đi làm phim, đi làm quảng cáo bà vẫn bắt xe ôm đến điểm quay. Ở một vài bộ phim làm xa thì đạo diễn có cử người đến đón bà đi làm bằng ô tô.

"Khán giả của Kim Xuyến toàn là người trung tuổi, đôi khi có một vài người trẻ nữa. Ra ngoài đường, nhiều người cứ bảo, bà đóng hài là bê con người thật của mình lên đúng không? Tôi thừa nhận là chuẩn như vậy vì tôi thoải mái, diễn không áp lực gì.

Lương hưu của tôi giờ được 5 triệu đồng, nếu có phim hay, tôi vẫn đi làm để vui và đỡ nhớ nghề. Tôi tham gia phim ảnh hoặc tiểu phẩm cũng không phải vì tiền bạc. Tiền thù lao cho một vai phụ nhiều khi không đủ xăng xe đi lại nhưng tôi vẫn thích", bà Tâm bán phở của phim Canh bạcchia sẻ.

NSƯT Kim Xuyến cho biết, hiện tại bà đang sống cùng vợ chồng con trai ở phố Hàng Vải (Hà Nội), hai người con gái của bà đã định cư bên Đức. Thời chưa có dịch Covid-19, mỗi năm bà sang thăm các con một lần, nhưng khoảng 3 năm nay, bà thấy mình yếu hơn nên không đi nữa mà các con về thăm bà.

z5252590862438 2df8bb33325667c594dd0f477b7c749a.jpg
Tấm ảnh vợ chồng bà thời trẻ mà NSƯT Kim Xuyến luôn giữ bên mình (Ảnh: Lạc Thành).

"Ông ấy từng là cầu thủ của đội bóng pháo binh, tôi bén duyên với chồng năm 19 tuổi, trong một trận bóng đá giao hữu. Khi ấy, tôi là nghệ sĩ của Đoàn văn công Hà Nội, ông xã là thành viên của đội bóng. 20 tuổi chúng tôi lấy nhau và có 3 người con.

Nhìn tôi thế này thôi nhưng cũng từng gần 20 năm chăm chồng bị tai biến, ông ấy ốm từ năm 2004 tới khi ông mất là 18 năm, dù biết sẽ có ngày phải chia xa nhưng tôi vẫn cảm thấy trống trải. Tôi luôn mang theo ảnh của ông ấy trong ví để đi đâu cũng có cảm giác ông bảo vệ mình", nữ nghệ sĩ 79 tuổi tâm sự.

z5252590863210 29eef90ad221c855bcd4089268e4de3a.jpg
Từ trái qua: NSƯT Kim Xuyến, NSƯT Lê Mai, NSND Thanh Tú hội ngộ trong Lễ trao tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10 tại Nhà hát Lớn vừa qua (Ảnh: Quang Tấn).

NSƯT Kim Xuyến chia sẻ, những hôm trời đẹp, nắng ấm, bà thường chạy xe máy từ phố Hàng Vải sang phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) để thăm bạn là NSƯT Lê Mai. Hai bà cùng nhận danh hiệu NSƯT vừa qua nên cũng có nhiều chuyện để hàn huyên với nhau.

"Trước đây thì Lê Mai sống một mình ở Phan Đình Phùng nhưng mới đây, gia đình Lê Khanh chuyển về gần mẹ để tiện chăm sóc. Thi thoảng nhà có việc gì Lê Khanh cũng hay gọi tôi đến. Hoặc thi thoảng thấy hai bà không gặp nhau, thì Khanh lại đưa mẹ sang nhà tôi để chơi.

Có với nhau thời tuổi trẻ ở Nhà hát Kịch Hà Nội nên chúng tôi hiểu và thường tâm sự nhiều với nhau. Lê Mai rất dễ chịu và dễ tính", NSƯT Kim Xuyến cho hay.

NSƯT Kim Xuyến cho biết, bà mắc nhiều bệnh của tuổi già như huyết áp, tiểu đường, xương khớp... bà luôn duy trì lối sống lành mạnh, uống thuốc theo đơn của bác sĩ để sức khỏe tốt hơn còn cống hiến cho nghệ thuật.

Theo Dân trí

Vật bất ly thân của diễn viên U80 Kim Xuyến, ai nhìn cũng xúc độngỞ tuổi 78, nghệ sĩ Kim Xuyến vẫn khiến giới trẻ ngưỡng mộ bởi tình cảm thuỷ chung, son sắt với người chồng quá cố.

相关文章

  • Siêu máy tính dự đoán Leicester City vs Newcastle, 2h00 ngày 8/4

    Chiểu Sương - 07/04/2025 03:35 Máy tính dự đo
    2025-04-10
  • Nhiều lúc, tôi thấy cuộc đời thật bất công với mình. Đứa em tôi đi học đại học trên TP HCM bốn năm tốn gần 300 triệu, học xong không xin được việc nên đăng ký xuất khẩu lao động, đi xong về giờ ở nhà. Còn tôi phải tự lực tất cả. Nhiều khi tôi tâm sự với anh em, bạn về chuyện lúc trước thích nghề sửa điện thoại mà nhà không cho học, mà chẳng ai tin.

    Giờ ra ngoài, thấy ai được gia đình lo cho vài trăm triệu làm vốn lập nghiệp là tôi lại tự cảm thấy tủi thân. Nhưng cũng nhờ hoàn cảnh như vậy, tôi lại càng thêm cố gắng làm lụng, đến giờ cũng đang có dư gần 300 triệu đồng. Tuy ít ỏi những số tiền đó rất có ý nghĩa, nó nhắc tôi nhớ về tuổi thơ bất hạnh của mình để trân trọng hơn cuộc sống hiện tại".

    Đó là chia sẻ của độc giả Phú Nguyễnvề cảm giác "lạc loài" trong chính căn nhà của mình. Câu chuyện những đứa con bị ghét bỏ, bị phân biệt đối xử dẫn đến cảm giác lạc lõng ngay trong gia đình mình không hiếm. Khảo sát độc giả của VnExpress ghi nhận 61% cho biết từng bị bố mẹ đối xử thiên vị, trong đó 29% là thường xuyên. Hậu quả là những đứa con ấy lao vào tìm kiếm niềm tin ở bạn bè hoặc những người quen biết dẫn tới bị lạm dụng, lừa đảo cũng như gặp nhiều vấn đề cảm xúc như rối loạn lo âu, thậm chí nổi loạn.

    >> Kết cục sau 5 năm về quê làm tròn chữ hiếu

    Cũng chịu những tác động tiêu cực vì bị cha mẹ đối xử bất công, bạn đọc Thinhvuongbày tỏ: "Tôi năm nay hơn 70 tuổi rồi nên thấm thía cảm giác của những đứa trẻ 'lạc lõng' trong nhà mình. Những đứa trẻ bị đối xử như thế ra đời có thể không thua kém ai, nhưng rất dễ bị tình cảm gia đình làm yếu lòng hay lo lắng cho ba mẹ khi mình có điều kiện. Và những lúc như thế, họ lại nhận được sự quan tâm khiến họ cảm giác rằng mình đã nghĩ sai và ba mẹ nào mà chẳng thương con.

    Nhưng không, đó chỉ là những phản ứng những lời ngon ngọt lúc có được lợi ích. Đến khi không còn giá trị lợi dụng, những người cha mẹ độc hại kia sẽ trở mặt 180° như xưa. Sau cùng thì những đứa trẻ đó chăng còn mang trong mình nhưng suy nghĩ ức chế, thù ghét hay than vãn bất công nữa. Đỉnh điểm là họ nhận ra sự thật cốt lõi và sống mặc kệ đời, không quan tâm, vô hồn và chấp nhận sự thật, không còn trách móc".

    Chỉ ra sai lầm của nhiều cha mẹ trong việc áp đặt suy nghĩ lên con cái, độc giả LQLnhấn mạnh: "Có nhiều người vẫn còn mang tư tưởng 'con cái phải một dạ hai vâng với cha mẹ', kể cả khi cha mẹ có đối xử tệ bạc với họ như thế nào đi nữa. Họ có thể buông lời nhận xét 'con cái bất hiếu' khi những đứa con hành xử không tuân theo tiêu chuẩn định sẵn của họ.

    Tôi thấy con số 18 thật kỳ diệu. Người ta mặc nhiên những đứa trẻ bước qua tuổi 18 sẽ tự có thể chữa lành những tổn thương thời thơ ấu. Và họ đòi hỏi tất cả những người có tuổi thơ bất hạnh, bị cha mẹ đối xử thiếu công bằng, cũng phải hành xử như người được thương yêu từ nhỏ, bất kể quá khứ của họ có bị tổn thương nặng nề đến đâu đi nữa.

    Đừng bảo trẻ con chỉ cần đủ ăn, đủ mặc là được. UNICEF đã nói rất rõ về quyền của trẻ em , đó là quyền được yêu thương. Nên sẽ chẳng có lời bao biện nào cho những người làm cha mẹ đẻ con ra rồi tự cho mình cái quyền hành hạ, quăng quật, đánh đập con cái, rồi sau này lại bắt chúng phải một dạ hai vâng, cung phụng mình. Họ gọi đó là 'đạo đức' nhưng nó lại là 'gọng kìm' kìm kẹp cuộc đời của con trẻ. Những cha mẹ như thế chẳng hề yêu thương con, họ chỉ tìm kiếm cái bảo hiểm khi về già".

    Thành Lêtổng hợp

    >> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

    '/>

最新评论