Sáng nay 5/6,ámđốcSởkhôngmuốnbảngxếphạngđiểmthitốtnghiệlịch u23 châu á Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Thông tin về những điều chỉnh của kỳ thi năm nay, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay sẽ tăng cường tự chủ của các địa phương. Cụ thể Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tại địa phương mình.
Năm nay, các cơ sở giáo dục đại học sẽ không tham gia coi thi, chấm thi, chỉ tham gia các đoàn thanh tra để kiểm tra, giám sát các khâu của kỳ thi.
Ngoài các đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT và của Sở GD-ĐT, Thanh tra tỉnh cũng tổ chức các đoàn thanh tra tất cả các khâu tổ chức kỳ thi theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.
“Bộ sẽ thực hiện đối sánh, phân tích mối tương quan kết quả thi với kết quả học tập bậc THPT (học bạ) của thí sinh”, ông Trinh thông tin về một trong những điểm mới trong khâu tổ chức.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam đánh giá cao việc Bộ GD-ĐT sử dụng dữ liệu điểm thi để đánh giá, phân tích kết quả kỳ thi tốt nghiệp để đối chiếu, so sánh với kết quả học tập của học sinh.
Tuy nhiên, ông Quốc bày tỏ mong muốn Bộ không nên tiếp tục việc xếp thứ tự điểm trung bình của các môn thi của các địa phương (phổ điểm – PV).
“Bởi vì việc này rất bất cập và gây áp lực cho các sở GD-ĐT" - ông Quốc lý giải quan điểm của mình. "Đề nghị lãnh đạo Bộ GD-ĐT chấm dứt việc này. Chúng tôi thấy đây là việc... có hại. Trong khi đó, tỷ lệ tuyển sinh tăng dần, như vậy kết quả xếp hạng không có tính thuyết phục mà ngược lại, nó trở thành thông tin khiến các giám đốc Sở áp lực”.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương. |
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay kể cả Bộ GD-ĐT không làm thì các đơn vị khác cũng thực hiện việc xếp hạng.
“Ví dụ, sau khi công bố điểm, các phóng viên báo chí cũng làm để phân tích chỗ nào trũng, chỗ nào cao. Chính cái đó mới là cơ sở để xem đâu là việc cần phải lưu ý. Do đó, chúng ta cần phải chủ động làm tốt. Cứ làm tốt, thực chất, công khai, minh bạch thì chúng ta sẽ có được kết quả đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi. Còn các việc liên quan đến phổ điểm, công bố kết quả thi chỉ là những việc mang tính chất kỹ thuật. Do đó, không phải vì thế mà chúng ta lo ngại, bởi có thể xem là chỉ số để có những giải pháp cải tiến chất lượng dạy và học ở địa phương tốt hơn. Thậm chí, đây cũng là chỉ số để Bộ GD-ĐT theo dõi nếu như có những tình huống bất thường, để qua đó có những chỉ đạo làm rõ thêm vấn đề”
Ông Nhạ cho hay năm nay các địa phương thống nhất công bố điểm thi vào ngày 27/8.
Theo ông Nhạ, kỳ thi năm nay giao cho địa phương nhưng trách nhiệm của Bộ GD-ĐT vẫn rất lớn. Đó là chỉ đạo chỉ đạo tổ chức kỳ thi; xây dựng quy chế, các văn bản hướng dẫn; tổ chức tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, nghiệp vụ thanh tra; xây dựng, cung cấp đề thi cho các Hội đồng thi; cung cấp các phần mềm phục vụ tổ chức thi dùng chung cả nước; tổ chức thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi.
Thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ có sự tham gia của 3 cấp thanh tra Bộ GDĐT, thanh tra tỉnh, thanh tra Sở GD-ĐT. Lực lượng này, sẽ “phủ kín” hoạt động thanh - kiểm tra tại các điểm thi
Thanh Hùng
'Chốt' thi tốt nghiệp THPT vào ngày 9-10/8
Chính phủ đã thống nhất với phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức trong 2 ngày 9-10/8 do Bộ GD-ĐT chủ trì.