Ông Trần Công Diễm,ĐổimớigiáodụcBànvềgiáodụckhôngtrườnghọxem lịch âm chuyên viên chính Sở GD-ĐT Hà Nội giai đoạn 1981 - 2010 vừa có bài viết gửi VietNamNet về mô hình giáo dục "không trường học". Thông qua bài viết, ông Trần Công Diễm đề xuất những giải pháp để tổ chức dạy - học sao cho dân chủ - khách quan, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của người học.
VietNamNet xin giới thiệu bài viết của ông Trần Công Diễm.
Làm thế nào tổ chức Dạy - Học lấy học sinh làm trung tâm? Làm thế nào để Công nghệ thông tin trợ giúp tối đa cho giáo dục? Làm thế nào để tháo gỡ những nút cản của giáo dục hiện nay - Bộ GD-ĐT không phải loay hoay vào công tác thi cử, soạn sách giáo khoa, tiêu cực trong giáo dục được hạn chế tối đa, Nhà nước dần dần chuyển chế độ hợp đồng suốt đời thành hợp đồng có thời hạn cho phần lớn giáo viên...
Ảnh minh họa của Đinh Quang Tuấn Tôi xin được bàn về tổ chức dạy - học sao cho dân chủ - khách quan, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của người học. Thiết kế và vận hành ba tổ chức “Nơi dạy - học”, “Nơi đánh giá”, “Nơi cấp chứng nhận hết cấp” cho học sinh phổ thông là trọng tâm của bài viết này.
Tại sao lại là “không trường học"?
Có một số căn cứ để tôi đề xuất ý tưởng này.
Thứ nhất là Tách việc đánh giá ra khỏi giáo viên giảng dạy hiện nay.
Trong mô hình giáo dục mới, chưa thấy Việt Nam nói gì về vấn đề ”tách giáo viên ra khỏi quá trình đánh giá”. Dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, ta hoàn toàn có thể làm được việc này. Mà, đây lại là cách duy nhất chấm dứt tình trạng “dạy thêm - học thêm”.
Tại nhiều nước tiên tiến, việc dạy - học tại trường và việc đánh giá qua các trung tâm khảo thí đã được thực hiện bình thường.
Thứ hai, Không ôm tất cả các môn vào trong trường học.
Tại Việt Nam, việc học ngoại ngữ tại các trung tâm ngoại ngữ ngày một phát triển, các trung tâm lớn khi kiểm tra đánh giá để cấp chứng chỉ đều lấy đề và chấm thi ở các trung tâm khảo thí. Bộ GD-ĐT cũng đã công nhận một số chứng chỉ ngoại ngữ và có quy định chuyển đổi.
Trong dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” đề cao môn âm nhạc và tính phải đào đạo thêm 5.000 giáo viên dạy nhạc nữa. Theo tôi, điều này là không nên, bởi muốn đánh được một nhạc cụ một cách nghe được cần không dưới 10.000 giờ luyện tập, số giáo viên âm nhạc biểu diễn được nhạc cụ hay xướng âm được một bản nhạc vẫn chỉ là số ít. Trong khi đó, chúng ta có rất nhiều người được đào tạo bài bản về âm nhạc ở khắp mọi miền đất nước.
"Cần tách việc đánh giá ra khỏi giáo viên giảng dạy hiện nay" (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) Năm 2002 tôi tham dự diễn đàn giáo viên Á - Âu, đã được nghe trình bày mô hình lớp học phổ thông 500 học sinh một lớp. Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, một cổng thông tin dạy - học có thể có tới hàng nghìn, hàng vạn người theo học tùy theo thời gian mà người học muốn…
Vì vậy, với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, nhà trường không nên ôm đồm tất cả. Bắt một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào một ban giám hiệu nhất định cũng là không nên.
"Không trường học" sẽ thực hiện như thế nào?
Mô hình “Giáo dục không trường học” có năm thực thể chính: Trung tâm dạy - học; Trung tâm đánh giá; Cơ quan cấp chứng nhận cuối cấp học; Học sinh; Và chính quyền các cấp, cha mẹ học sinh và các đối tác giáo dục, gọi tắt là “Hỗ trợ”.
Mô hình tuân theo nội dung giảng dạy cũng như quy định môn bắt buộc và môn tự chọn của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Mô hình này vận hành như sau:
“Dạy – học” là nơi tổ chức việc dạy và học cho từng cá thể học sinh, có số lượng từ 1 học sinh đến hàng nghìn hàng vạn học sinh.
Có thể dạy một môn cho đến tất cả các môn theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Tùy theo số lần học sinh tham gia cùng một lúc mà ta tiến hành đặt tên và quy định xin phép. Ví dụ “nơi dạy - học”, “nhóm”, “lớp”, ”trung tâm” (cũng có thể vẫn có khái niệm “trường”), và tổng doanh thu một năm của một nơi “dạy - học” trên 10 tỷ (khoảng nửa triệu đô la Mỹ) mới phải xin phép thành lập.
Chúng ta sẽ đối mặt với những nơi dạy học ở trên mạng có rất đông người theo học nhưng chỉ có cùng địa chỉ IP. Chúng ta cũng sẽ gặp hàng vạn nơi Dạy – Học chỉ có một học sinh. Chúng ta có thể có những nơi Dạy – Học chỉ dạy một môn do các giáo sư danh tiếng chủ trì…
Chúng ta sẽ giải phóng dần dần hàng triệu biên chế (nơi Dạy – Học chủ yếu thực hiện chế độ hợp đồng). Trường sư phạm vẫn mở nhưng phải cạnh tranh với thực tế rất nhiều người dạy không cần qua sư phạm. Sư phạm phải đổi mới để người học cần đến đâu học đến đó.
Bộ GD-ĐT sẽ quy định nội dung kiến thức thành các tín chỉ theo khối. Học sinh
tùy theo thời gian và hoàn cảnh của bản thân và gia đình để ghi danh tại các nơi Dạy – Học.
Sẽ không còn khái niệm “lớp”, chỉ còn khái niệm “khối” (tiểu học, THCS, THPT).
Tại các nơi Dạy – Học không có khái niệm cho điểm.
Tùy theo chương trình do Bộ quy định mà giáo viên của nơi Dạy – Học tìm kiếm tài liệu giảng dạy phù hợp. Khi đó một chương trình với nhiều tài liệu dạy sẽ trở thành hiện thực.
Các nơi Dạy – Học được phép thuê các địa điểm để tổ chức giảng dạy.
Có thể còn một số nơi Dạy – Học là công lập để thực hiện ở những gia đình khó khăn hoặc vùng khó khăn. Hoặc cũng có thể chính quyền từng nơi phát một số tiền cho mỗi trẻ em trong nơi cư trú một số tiền nhất định đủ cho các cháu duy trì việc học. Còn lại các nơi Dạy – Học theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển.
Các nơi Dạy – Học có thể dạy các môn văn hóa bằng tiếng nước ngoài nhằm mục tiêu hội nhập. Giáo viên và học sinh Việt Nam có thể tham gia giảng dạy và học tập ở các nước như một thành viên thực sự.
“Đánh giá” là mấu chốt của việc thay đổi.
Dứt khoát phải “tách giáo viên ra khỏi quá trình cho điểm đánh giá”. Không thể để tình trạng giáo viên dạy thêm vì là người ra đề kiểm tra đánh giá.
Về Đánh giá, chúng ta phải học các nơi như các trung tâm ngoại ngữ và âm nhạc do các trung tâm khảo thí tiên tiến trên thế giới mà đang hiện hữu tại đất nước chúng ta.
Đánh giá sẽ được làm ở tất cả các môn mà Bộ GD-ĐT yêu cầu.
Đánh giá mới đầu có thể do Nhà nước quản lý sau thay thế dần bằng các tổ chúc tư nhân. Chỉ có các nơi Đánh giá mới được kiểm tra, cho điểm, phân loại cá nhân học sinh, có quyền cấp giấy chứng chỉ khi học sinh hoàn thành một tín chỉ.
Nơi Đánh giá có thể làm một hay nhiều môn. Đánh giá có thể là cơ sở của người nước ngoài và có thể đóng tại nước ta hay nước ngoài như môn Ngoại ngữ và Nhạc mà hiện nay chúng ta chấp nhận.
Chỉ có các nơi Đánh giá mới được kiểm tra, cho điểm, phân loại cá nhân học sinh, có quyền cấp giấy chứng chỉ khi học sinh hoàn thành một tín chỉ
Tiền duy trì và phát triển Đánh giá có thể hoàn toàn theo cơ chế thị trường hoặc theo cơ chế thị trường có đóng góp của chính quyền thông qua % thuế .
Theo ý của tôi, chúng ta nên thuê các nhà khảo thí của các nước như Anh - Mỹ - Úc - Singapore sang làm và hợp tác với chúng ta thời kỳ đầu và nên bỏ ra số tiền đủ lớn để học làm từ A đến Z công việc này.
Làm được việc nay việc “dạy thêm - học thêm” sẽ dần tan biến.
“Chứng nhận” là cơ quan của Nhà nước, tổng hợp các chứng chỉ của người học để cấp chứng nhận hoặc một văn bằng tương đương.
Các văn bằng này là: “Đã học hết chương trình tiểu học”, “Đã học hết chương trình trung học cơ sở”, “Đã học hết chương trình phổ thông Trung học” hay “Bằng tốt nghiệp phổ thông”.
Cơ quan này có thể được Bộ GD-ĐT ủy quyền cho các Sở. Cơ quan này tuyệt đối không được làm nhiệm vụ đánh giá thay cho các đơn vị Đánh giá.
Cần một cơ quan Nhà nước làm việc này để còn giao dịch với nước ngoài.
“Học sinh” là điểm dẫn dắt toàn bộ mô hình hoạt động.
Học sinh cùng gia đình theo yêu cầu của chương trình sẽ lựa chọn môn học theo hoàn cảnh của bản thân và gia đình. Học sinh có thể học một khối với thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn. Ví dụ có thể hoàn thành học tiểu học trong 3 năm (3/5) hoặc hoàn thành chương trình phổ thông trung học trong 6 năm (6/3). Sẽ không có khái niệm học sinh lưu ban (chỉ vì vài môn mà phải học lại tất cả các môn). Sẽ xuất hiện những học sinh 13, 14 tuổi hoàn thành chương trình phổ thông .
Theo mô hình này, học sinh hoàn toàn tự do về thời gian học và địa điểm học. Chỉ tuân theo số tín chỉ phải có khi hoàn thành “khối”. Sẽ không còn khái niệm phân tuyến theo địa bàn, trái tuyến phải đóng thêm tiền nữa. Học sinh và cha mẹ học sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm với thời gan học và thời gian nghỉ.
Không có khai giảng và bế giảng. Học sinh có thể chọn nhiều nơi Dạy – Học cùng một thời gian. Thể thức bán trú vẫn được thực hiện khi gia đình có nhu cầu. Học sinh có thể ngồi nhà tự học một số môn mà phụ huynh có thể trực tiếp trao đổi, học trên mạng một số môn. Có thể theo học song ngữ hoặc hoàn toàn tiếng nước ngoài…
Những phụ huynh ngại nghĩ có thể theo nơi Dạy – Học có tổ chức như trường học hiện nay, mọi việc gần như vẫn bình thường. Những phụ huynh có tính tổ chức sẽ tổ chức việc học tập của con tối ưu nhất.
“Hỗ trợ”là khối tạo mọi điều kiện cho khối khác hoạt động
Chính quyền tạo mọi điều kiện tổ chức được các điểm Dạy – Học trên địa bàn hoặc liên địa bàn. Hỗ trợ tài chính bằng qui định có tính pháp luật cho các tổ chức Dạy – Học và “Học sinh”.
Cha mẹ học sinh đảm bảo trẻ em được học liên tục ít nhất đến 16 tuổi hoặc hoàn thành chương trình Trung học phổ thông. Cùng với chinh quyền địa phương tạo đủ tài chính cho con được học, dần đến học theo nhu cầu học của con.
Các đối tác là các đơn vị hành chính, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xã hội và tôn giáo tùy theo tôn chỉ hoạt động của đơn vị để có thể tham gia vào quá trình giáo dục hay đóng góp kinh phí trực tiếp cho cá nhân học sinh, đơn vị Dạy – Học hoặc chính quyền địa phương.
Các giai đoạn triển khai
Giai đoạn 0: Cùng đề xuất Bộ GD-ĐT và Chính phủ cho phép mô hình được thực hiện từ thí điểm đến toàn bộ. Trước mắt cho phép thay thế các điểm số, đánh giá của các tổ chức đánh giá có uy tin trong và ngoài nước. Thực ra, giai đoạn này đang thực hiện với môn Ngoại ngữ.
Các giai đoạn triển khai Giai đoạn 1(giai đoạn này có thể thực hiện cùng hoặc trước giai đoạn 0): Gấp rút tổ chức các đơn vị đánh giá kết quả học. Giai đoạn này nên thực hiện ngay tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM rồi lan dần ra toàn quốc.
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2: Lấy trường học hiện nay là nơi “Dạy - Học” chính, cho phép một bộ phận học sinh học một số môn tại các nơi “Dạy – Học” khác nhau. Hiện nay giai đoạn này đang được thực hiện với môn Ngoại ngữ. Chúng ta dần dần cho phép thực hiện ở các môn học khác. Giai đoạn này tùy thuộc vào quyết tâm thành lập các nơi Đánh giá. Tôi nghĩ giai đoạn này cũng nên bắt đầu ngay và ngày dần phát triển.
Giai đoạn 2 Giai đoạn 3: Như vậy, bước đầu ta vẫn duy trì trường học như hiện nay trên cả nước, tùy theo quyết tâm xây dựng nơi Đánh giá mà mô hình trường học kiểu cũ sẽ dần thay đổi từ trao cho nơi Đánh giá một môn đến tất cả các môn. Dần pháp lý hóa tư cách pháp nhân của các môn Dạy – Học.
Giai đoạn 3 Khi mô hình vận hành đầy đủ sẽ tháo gỡ những nút cản của giáo dục hiện nay. Và quan trọng nhất là học sinh sẽ được học cái gì mình muốn học, hoàn thành thời gian học hợp lý nhất cho bản thân.
Trần Công Diễm (chuyên viên chính Sở GD-ĐT Hà Nội giai đoạn 1981 - 2010)
顶: 96636踩: 487
Đổi mới giáo dục: Bàn về giáo dục “không trường học”
人参与 | 时间:2025-01-22 08:01:17
相关文章
- Nhận định, soi kèo AL
- Lưu Khải Uy lên tiếng về thông tin đã ly hôn với Dương Mịch 2 năm trước
- Đường cong gợi cảm của gái một con Trương Quỳnh Anh
- “Gia đình là số 1” không liên quan đến phim Hàn Quốc
- Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al
- Dấu ấn Phan Ngọc Ánh ở Sao Mai 2017
- Diễn viên gạo cội 81 tuổi Morgan Freeman bị tố quấy rối nhiều phụ nữ
- Chi Pu lại tiếp tục ra MV 'Em sai rồi anh xin lỗi em đi'
- Nhận định, soi kèo Al
- “Gia đình là số 1” không liên quan đến phim Hàn Quốc
评论专区