“Về tới làng xã, có ai nói con đi học nghề mà được tôn vinh đâu”
Đó là chia sẻ của ông Trương Anh Dũng,ềtớilàngxãcóainóiconđihọcnghềmàđượctônvinhđâchelsea fc Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tại hội thảo 1uan điểm, mục tiêu và các đột phá chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 diễn ra mới đây.
Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức hội nghị này nhằm bàn về các vấn đề lớn như hướng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp; mục tiêu và các giải pháp đột phá trong giai đoạn tới.
Các đại biểu tham dự hội thảo Quan điểm, mục tiêu và các đột phá chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức ngày 24/7. |
PGS.TS Dương Đức Lân, Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam cho hay rất ủng hộ hướng giải pháp đổi mới phương thức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục nghề nghiệp theo đầu vào sang đặt hàng, giao nhiệm vụ theo số lượng và chất lượng kết quả đầu ra.
“Câu chuyện gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp được chúng ta nói đến nhiều nhưng thực tế còn yếu kém. Trên thế giới, đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp. Bởi đào tạo nghề chủ yếu để ra lao động cho doanh nghiệp chứ không phải để ra “làm quan”.
Ngoài ra, theo ông Lân, câu chuyện chuyển việc phân bổ nguồn lực tài chính theo sản phẩm đầu ra cũng được nói đến nhiều nhưng hiện vẫn “chưa đâu vào đâu, thực ra vẫn theo đầu vào”.
“Phân bổ cho đầu ra thì không còn bao cấp nữa mà phải theo số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo thì mới trả tiền. Chứ thực tế hiện nay có những trường tuyển đầu vào mấy trăm nhưng sau lại bỏ hết chỉ còn vài người. Như vậy phân bổ xong tiền là xong, còn chẳng được việc gì”.
Ông Lân cho rằng hình thức đào tạo theo kiểu đặt hàng là một giải pháp chiến lược. Tuy nhiên, để làm được không phải đơn giản, thậm chí phải chấp nhận việc “thay máu” cấp quản lý các trường.
Ông Lân cũng cho rằng không thể không nói đến các giải pháp đột phá về giáo viên. Song không nên theo kiểu như từ trước đến nay, tức vẫn “chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học,...”.
“Giáo viên là người quyết định về chất lượng giáo dục nghề nghiệp do đó cần phải có giải pháp để có được một đội ngũ thật tốt”.
PGS.TS Dương Đức Lân, Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng |
Đồng quan điểm, ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội cho rằng, bất cập hiện nay là việc đòi hỏi trình độ đào tạo cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp rất cao, trong khi cơ chế chính sách chưa đáp ứng được.
“Ở giáo dục nghề nghiệp, giờ làm như thế nào để được công nhận PGS, giảng viên cao cấp,...? Rất khó. Chúng ta không giải được tận gốc thì lấy đâu người giỏi để dạy. Việc tuyển giáo viên thì cực kỳ khó”, ông Khánh chia sẻ.
PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ cho rằng lĩnh vực dạy nghề sẽ thay đổi nhanh nhất trong hệ thống giáo dục. Bởi nghề nghiệp thay đổi vì chuyển đổi số.
“Ngay ở Việt Nam, đợt Covid-19 vừa rồi cho thấy một điều rất quan trọng đó là những lao động đứng bán hàng khả năng mất việc rất cao. Bởi người ta chọn hình thức mua trực tuyến, cùng đó đội ngũ giao chuyển hàng thì tăng nhanh. Hay trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng thay đổi hệ thống nhân lực về đếm tiền, kế toán bởi giao dịch trực tuyến thay thế”, ông Thiên dẫn chứng.
PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ chia sẻ tại hội thảo. |
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng dẫn câu chuyện của cô con gái đang đi du học ở Mỹ để cho rằng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cần phải có sự thay đổi.
“Con gái gọi điện về cho tôi vì coi bố là một chuyên gia đầu ngành về ô tô ở Việt Nam hỏi về chuyện xe ô tô bị đụng vỡ 2 đèn sau. Nếu đưa vào tiệm sửa xe thì mất nhiều tiền. Tôi mới bảo con lên Youtube và chỉ cần gõ cụm từ “How to repair Toyota Camry...” (cách sửa chữa một dòng xe nào đó, đời bao nhiêu- PV) thì trên đó hiện ra các video chỉ từng động tác tháo từng con ốc như thế nào, dụng cụ thay ra sao,... Sau đó, lên mạng đặt hàng trực tuyến. Cuối cùng, một mình đứa con gái tôi chưa bao giờ biết về ngành ô tô đã hoàn toàn có thể thay thế nguyên bộ đèn phía sau của xe Camry. Trong khi đó, nếu chúng ta dạy theo kiểu truyền thống, nhiều lúc một học viên ngành ô tô ra trường, bảo đi thay bóng đèn nếu không có người chỉ thì không biết làm”, ông Dũng nói.
Do đó, ông Dũng cho rằng cần phải mạnh dạn chuyển đổi số hơn nữa bởi nền tảng hiện nay cho phép chúng ta tiết kiệm rất nhiều khi chuyển đổi số. “Thậm chí, kỹ năng thực hành cũng có thể qua chuyển đổi số như học viên sử dụng kính 3D công nghệ không gian ảo và thực hành y như thật,...”, ông Dũng nói.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Ảnh: Thanh Hùng |
Phát biểu tổng kết hội thảo, TS.Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng Việt Nam hiện nay với quy mô dân số trên 90 triệu người, lực lượng lao động trên 55 triệu người, nhưng mỗi năm giáo dục nghề nghiệp chỉ tuyển sinh khoảng 2,2 triệu người, lực lượng lao động qua đào tạo chưa tới 25% là chưa tương xứng.
“Giáo dục nghề nghiệp không phải chỉ đơn thuần là vấn đề giáo dục mà đằng sau đó là vấn đề kinh tế, năng suất, năng lực cạnh tranh. Chúng ta có dám nhìn nhận như thế không hay chỉ nghĩ rằng để trang bị kiến thức, kỹ năng giống như các bậc, trình độ đào tạo khác”, ông Dũng nhấn mạnh.
TS.Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Thanh Hùng |
Về giải pháp, ông Dũng cho rằng trong số những vấn đề cần giải quyết thì vấn đề nhận thức vẫn là đầu tiên, kể cả của các cấp quản lý lẫn cấp thực thi.
“Tôi cho rằng không có chuyện mầm non, phổ thông, đại học hay nghề nghiệp quan trọng hơn. Mà mỗi cấp, bậc học đều có một sứ mệnh và đều có vai trò của nó. Nhưng việc truyền thông để thay đổi nhận thức dù chúng ta đã làm trong thời gian vừa rồi nhưng chưa tốt, cần phải làm tiếp mạnh hơn. Bởi về tới cấp thiết chế thấp nhất ở địa phương là cấp xã, cấp làng thì hơi hướng của người ta vẫn chỉ có tôn vinh những gia đình mà có con đi học đại học. Có ai nói con đi học nghề được tôn vinh, được khen thưởng hay tặng thưởng gì đâu? Hay hội khuyến học địa phương cũng chỉ khuyến khích đại học”.
Ông Dũng cũng dẫn chứng khi làm việc với một địa phương, ngày 20/11, lãnh đạo chỉ nghĩ đến tri ân trường phổ thông, đại học, chứ không ai đến trường nghề.
“Đó là vấn đề nhận thức của cả cấp quản lý lẫn thực thi”, ông Dũng nói.
Cùng đó, theo ông Dũng, các vấn đề còn liên quan đến thể chế, cơ chế chính sách, trong đó có câu chuyện chuyển đổi đầu vào sang đầu ra, thu hút xã hội hóa, tạo hình ảnh trong xã hội, thu hút được nhiều hơn các cơ sở tham gia.
“Câu chuyện này hiện nay chúng ta nói nhiều nhưng vẫn chưa làm được nhiều. Do đó cần phải cố gắng các giải pháp này trong thời gian tới”.
Thanh Hùng
'Singapore phát triển gấp nhiều lần chúng ta, tại sao 45-50% con em họ vẫn vào học nghề?'
Câu hỏi được Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng nêu lên để nhấn mạnh tiềm năng phát triển của hệ thống trường nghề.
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Ain, 19h55 ngày 4/2: Khó tin cửa dưới
Đại diện Trường ĐH Ngoại thương trao học bổng cho các sinh viên vượt khó học tốt nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, ghi nhận và biểu dương những nỗ lực vượt hoàn cảnh khó khăn để vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống của các sinh viên.
Bà Hương nhấn mạnh “bản lĩnh” cũng là 1 trong 6 giá trị cốt lõi của nhà trường được xây dựng dựa trên chính các thế hệ sinh viên, qua đó hy vọng các em tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, giữ vững bản lĩnh, tinh thần Ngoại thương và đạt kết quả tốt đẹp trong tương lai.
Trong năm học 2022 - 2023, Trường ĐH Ngoại thương cũng đã chi hơn 31 tỷ đồng trao học bổng khuyến khích học tập cho những sinh viên đạt kết quả tốt. Nhà trường cũng chủ động kết nối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp để trao tặng các suất học bổng giá trị tới các sinh viên có thành tích học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng, dự án phục vụ cộng đồng, đổi mới sáng tạo...
Em Nguyễn Thị Lan Anh (K61, chuyên ngành Tài chính quốc tế, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường ĐH Ngoại thương) là một trong những sinh viên được nhận học bổng khuyến khích học tập đợt này. Nữ sinh quê Hải Dương là tấm gương nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Bố mất sớm, mẹ đi bước nữa, Lan Anh sống với bà nội và cụ từ mẫu giáo. Gia đình thuần nông với nguồn thu nhập bấp bênh, song không cản được quyết tâm, ý chí vươn lên trong học tập, Lan Anh đỗ vào chuyên ngành Tài chính quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương với tổng điểm 27,8. Để trang trải chi phí sinh hoạt ở Hà Nội, ngoài phần hỗ trợ nhỏ từ bà nội, Lan Anh đi làm gia sư và những công việc thời vụ theo ngày.
Khó khăn là vậy, nhưng chăm chỉ trong học tập, nữ sinh vẫn đạt điểm trung bình học tập 8,69, từng nhận học bổng khuyến khích 2 học kỳ, rồi học bổng nhân dịp Tết Nguyên đán từ nhà trường. Những suất học bổng từ nhà trường đã góp phần giúp nữ sinh có nguồn kinh phí để chi trả học phí.
Thư quán triệt 'không giao bài tập Tết' của hiệu trưởng Hà Nội nhận triệu like
Trong thư ngỏ, thầy hiệu trưởng nhắn nhủ các giáo viên không giao bài tập về nhà cho học sinh trong dịp Tết." alt="Trường ĐH Ngoại thương trao học bổng cho sinh viên dịp Tết Nguyên đán" />Các trường chuyên Mỹ tiếp nhận nhiều đối tượng học sinh khác nhau, bất kể tuổi tác, thông qua các lớp bồi dưỡng chung hoặc những chương trình chuyên biệt. Có hơn 4.300 trường chuyên đào tạo khoảng 3,5 triệu học sinh ở khắp 46 tiểu bang và thủ đô Washington, D.C của Mỹ, nghĩa là cứ 15 học sinh trường công thì có 1 em trường chuyên, theo báo cáo năm 2017 của Magnet Schools of America. Trường chuyên thường là cấp THPT nhưng hệ này cũng có ở các trường tiểu học và THCS trên khắp nước Mỹ, theo US News.
Giám đốc điều hành của Hệ thống trường chuyên Mỹ (MSA) Todd Mann cho biết: “Trường chuyên tiếp tục là một lựa chọn rất hấp dẫn đối với học sinh Mỹ vì sự công bằng, xuất sắc và phổ biến. Nhiều gia đình đang tìm kiếm những trường có hiệu suất cao, đáp ứng cho sở thích, tài năng và khả năng của con cái họ".
Các trường THPT chuyên ở Mỹ từ lâu đã được ghi nhận vì thành tích đào tạo, bồi dưỡng tài năng cho những học sinh xuất sắc. Mặc dù là giáo dục THPT nhưng các trường này tiếp nhận nhiều đối tượng học sinh khác nhau, bất kể tuổi tác, thông qua các lớp học và qua những chương trình chuyên biệt.
Phát triển nhân tài qua các chương trình chuyên biệt
Học viện Bồi dưỡng Nhà văn Trẻ, ở quận Brooklyn, là một trường THPT chuyên công lập trực thuộc Sở Giáo dục Thành phố New York với trọng tâm đào tạo kỹ năng viết chuyên sâu cho người học. Trường tiếp nhận học sinh ngay từ lớp 6, giúp các em sớm tiếp xúc với chương trình giảng dạy nghiêm ngặt và nuôi dưỡng văn hóa học tập xuất sắc ngay từ đầu.
Học viện Davidson, thành lập năm 2006, tọa lạc tại thành phố Reno, bang Nevada, là trường công lập đầu tiên ở Mỹ dành cho học sinh có năng khiếu xuất sắc (IQ cao), theo Tạp chí Times. Tờ Washington Post bình chọn đây là trường chuyên “có thành tích tốt nhất trong đào tạo học sinh ưu tú” ở Mỹ. Trường tuyển sinh học sinh bắt đầu từ cấp THCS đến cấp THPT.
“Các ứng viên hiện đang theo học từ lớp 6 trở xuống cần phải nộp Bài kiểm tra xếp lớp vào đại học (SAT, ACT hoặc PSAT). Học viện Davidson sẽ xác định ứng viên đủ điều kiện, bất kể tuổi tác” theo thông báo trên website trường.
Học viện Khoa học và Toán học Illinois (IMSA) ở thành phố Aurora, môt trường chuyên trọng điểm bang Illinois, cũng phát triển tài năng ở nhiều nhóm tuổi. Mặc dù yêu cầu đầu vào của IMSA là học sinh lớp 8 hoặc lớp 9 nhưng trường cung cấp chương trình đặc biệt cho học sinh nhỏ tuổi tài năng thông qua sáng kiến IMSA Fusion. IMSA Fusion là chương trình bồi dưỡng sâu STEM dành cho học sinh lớp 3-5 và 6-8 tập trung vào định hướng năng lực và thúc đẩy tư duy toán học và tư duy khoa học thực nghiệm, theo thông tin trên website trường.
Trường chuyên Trung học Khoa học và Công nghệ Thomas Jefferson (TJHSST) ở thành phố Alexandria, bang Virginia nổi tiếng với chương trình giảng dạy tập trung vào STEM. TJHSST cũng thu hút những tài năng trẻ hàng đầu trên nước Mỹ.
Ngoài phương thức tuyển sinh truyền thống với các đối tượng đã học lớp 8 để đăng ký xét tuyển vào lớp 9, TJHSST còn có sáng kiến như Trường Khoa học và Công nghệ của Thống đốc- được ủng hộ bởi cơ quan giáo dục bang, tuyển sinh học sinh vào cấp trung học cơ sở.
Tuyển sinh vào các trường trung học chuyên không giới hạn độ tuổi đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa xuất sắc và đổi mới trong giáo dục Mỹ. Việc này phản ánh sự thừa nhận nhu cầu giáo dục đa dạng của học sinh năng khiếu và đòi hỏi một cách tiếp cận khác để các em được đáp ứng nhu cầu phát triển của mình.
Bằng cách cung cấp các chương trình chuyên biệt cho học sinh ở nhiều độ tuổi khác nhau, các trường chuyên ở Mỹ đảm bảo rằng học sinh năng khiếu nhận được sự hỗ trợ và nguồn lực cần thiết để phát triển hết mức tài năng của bản thân.
Tử Huy
Từ thần đồng Harvard đến người khiến cả nước Mỹ kinh sợMỸ- Là thần đồng toán học ngay từ nhỏ, theo học Harvard ở tuổi 16 và trở thành một trong những giáo sư trẻ nhất tại ĐH California khi mới chỉ 25 tuổi nhưng Theodore John Kaczynski đã từ bỏ sự nghiệp học thuật và theo đuổi con đường khác." alt="Tuyển sinh trường chuyên tại Mỹ: Không giới hạn tuổi, trọng đào tạo tài năng" />16 tuổi, Mạnh Tử Lập đỗ vào Đại học Thanh Hoa, quá trình học đạt được nhiều thành tích tốt. Ảnh: Sina Không bỏ lỡ cơ hội, Tử Lập bắt đầu tham gia nhóm nghiên cứu, mong muốn được tiếp xúc càng sớm càng tốt. Tận dụng mối quan hệ xung quanh, tình cờ chàng trai 9x phát hiện Dự án kiến trúc mạng mới SRTvà bắt đầu tham gia nghiên cứu.
Trong giai đoạn đầu bước chân vào nghiên cứu, anh đối mặt với nhiều khó khăn, trước mắt là lượng lớn tài liệu bằng tiếng Anh đọc không hiểu vì nhiều thuật ngữ chuyên môn. Để cải thiện tình hình, Tử Lập đầu tư thời gian trau dồi tiếng Anh với hy vọng sẽ dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học chuyên sâu.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học, anh tích cực tham gia các hội thảo liên quan đến mạng máy tính. Đồng thời, tham khảo ý kiến các chuyên gia, tiền bối có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu điện tử nhằm bù đắp những kiến thức thiếu hụt.
Để phục vụ cho sở thích nghiên cứu, anh tranh thủ thời rảnh và 2 kỳ nghỉ trong năm để hoàn thành. Hơn 2 năm tích lũy kiến thức và nghiên cứu chuyên sâu, Tử Lập đạt được những thành tựu đầu tiên.
Anh giành được Huy chương Vàng Cuộc thi Nghiên cứu Sinh viên SIGCOMM (nhóm Đại học) - giải thưởng sau 8 năm sinh viên Đại học Thanh Hoa mới đạt được; Giải Nhất Cuộc thi Vật lý dành cho sinh viên. Sau thành tích này, anh bày tỏ: "Đây là điểm khởi đầu mới của tôi. Tôi hy vọng sẽ trở thành nhà khoa học mạng lưới quốc tế hàng đầu trong tương lai".
Để đạt được thành công trên, mùa hè năm 2017, Tử Lập xây dựng Dự án Starfiređưa các cộng sự sang Đức nghiên cứu sự chuyển đổi trong lĩnh vực điện tử của đất nước này. Mùa hè năm 2018, Tử Lập tham gia khoá học trao đổi sinh viên của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Sau 2 chuyến đi anh cho biết, được mở mang thêm tầm nhìn.
Thành tựu đạt được là lời cảm ơn của Tử Lập gửi đến những người đã giúp đỡ anh trong suốt 4 năm đại học. Năm 2019, Tử Lập tốt nghiệp loạt Xuất sắc chuyên ngành Điện tử tại Đại học Thanh Hoa.
24 tuổi là trợ lý giáo sư
Với loạt thành tích đáng nể, sau khi tốt nghiệp Tử Lập được tuyển thẳng học tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu mạng lưới của Đại học Thanh Hoa. Trong quá trình học tiến sĩ, anh xuất bản được 10 bài báo quốc tế, đồng tác giả của 5 bài nghiên cứu tại Hội nghị truyền thông dữ liệu SIGCOMM.
Ngoài ra, Tử Lập còn giành được giải thưởng Bài viết hay nhất của ICC năm 2020 và IWQOS năm 2021. Đến tháng 6/2023, anh nhận được bằng tiến sĩ của Đại học Thanh Hoa. Tháng 7/2023, Tử Lập được bổ nhiệm là trợ lý Giáo sư ngành Kỹ thuật Điện và Máy tính tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông.
Thành tích Mạnh Tử Lập từng đạt được: 4 bằng sáng chế; Học bổng đặc biệt của Đại học Thanh Hoa (học bổng cao nhất); Học bổng Tưởng Nam Tường; Học bổng quốc gia; Học bổng ByteDance (dành cho top 10 sinh viên xuất sắc nhất cả nước); Học bổng Microsoft dành cho top 10 tiến sĩ xuất sắc nhất từ châu Á đến Thái Bình Dương;...
" alt="Trợ lý giáo sư 24 tuổi, chàng trai sở hữu 10 bài báo quốc tế, 4 bằng sáng chế" />
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh
- ·Soi kèo phạt góc Coventry City vs MU, 21h30 ngày 21/4
- ·Kết quả La Liga Valencia 1
- ·Vụ 9 học sinh nhập viện sau ăn ở Thanh Hóa: Bức xúc vì trường báo cáo không đúng
- ·Nhận định, soi kèo Odisha vs NorthEast United, 21h00 ngày 3/2: Đối thủ yêu thích
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 13/9
- ·Đầu năm, hàng loạt hiệu trưởng, hiệu phó đại học được bổ nhiệm
- ·Dính chấn thương, Bùi Hoàng Việt Anh lỡ hẹn với tuyển Việt Nam
- ·Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2
- ·Liverpool bối rối hậu Jurgen Klopp: Khó vô địch Ngoại hạng Anh
“Người thầy doanh nghiệp” là mắt xích quan trọng trong quy trình đào tạo của UEF Chương trình đào tạo của ngành quản trị kinh doanh UEF là sự kết hợp giảng đạy, đào tạo của thầy cô chuyên môn cùng các giảng viên khách mời là doanh nhân, nhân sự cấp cao đến từ các doanh nghiệp lớn. Họ là người tham gia trực tiếp vào các môn học thực hành, workshop chuyên môn, đồng hành sinh viên trong các hoạt động kỹ năng. Do đó, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh không chỉ tiếp nhận kiến thức lý thuyết về kinh doanh, mà còn học hỏi từ những câu chuyện thực tế từ các doanh nghiệp. Nhờ vậy, các bạn trẻ có thể hiểu và bám sát sự vận động của xã hội, nền kinh tế. “Tài nguyên” về kiến thức thực tế từ các chuyên gia, doanh nhân sẽ giúp sinh viên dễ dàng vận dụng vào công việc quản trị kinh doanh sau này. Đây là một trong những thế mạnh đào tạo tại UEF.
Doanh nghiệp cũng đóng vai trò song hành trong việc đánh giá về chất lượng sinh viên. “Các bạn sinh viên sẽ được doanh nghiệp đánh giá cao khi nắm vững kiến thức chuyên môn, có kỹ năng mềm, kỹ năng và thái độ nghiệp vụ tốt, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu hội nhập. Tinh thần cầu thị và năng lực sáng tạo, linh hoạt trong công việc cũng là “điểm cộng” của sinh viên UEF”, đại diện UEF cho biết.
“Hệ sinh thái” 3 bên mang nhiều lợi ích cho sinh viên
Phương pháp đào tạo gắn kết giữa lý thuyết - thực tiễn tại ngành Quản trị kinh doanh đang chứng minh hiệu quả ngày càng mạnh mẽ. Sự tương tác giữa doanh nghiệp - nhà trường - sinh viên tạo ra “hệ sinh thái” giáo dục liên kết đa lợi ích và mang ý nghĩa thiết thực cho người học.
Không chỉ tổ chức các buổi tham quan thực tế tại doanh nghiệp, nhà trường còn giúp sinh viên kết nối cùng chuyên gia, nhà tuyển dụng bằng đa dạng hình thức: từ các buổi workshop, talkshow, hội thảo chuyên ngành... đến chương trình phỏng vấn tuyển dụng, hành trang thực tập.
Bà Tường Vy - Giám đốc nhân sự một doanh nghiệp đối tác với UEF chia sẻ: “Với mục tiêu toàn diện hóa sự phát triển của sinh viên, chúng tôi đã cùng UEF thực hiện nhiều chương trình về nhân sự (HR) và các buổi workshop về lãnh đạo, đồng thời thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng đào tạo để nâng cao sự xuất sắc của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành quản trị kinh doanh”.
Môi trường tốt để nâng cao tiếng Anh
Trong xu thế hội nhập, UEF không ngừng nỗ lực nâng cao ngoại ngữ cho sinh viên bằng các chương trình học tập tiếng Anh theo lộ trình, tiếng Anh chuyên ngành, các chuyến học tập ngắn hạn ở nước ngoài…
Bạn Trịnh Hoài Nam - sinh viên năm cuối ngành Quản trị kinh doanh (UEF) chia sẻ: "Cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên tâm huyết cùng chương trình đào tạo luôn cải tiến, gắn liền giữa kiến thức chuyên môn và thực tế giúp em từng bước hoàn thiện bản thân”.
Hoài Nam là một trong hai sinh viên UEF đã vượt qua vòng phỏng vấn và nhận được học bổng tham gia “Sakura Science Program 2023" tại Kanazawa Institute of Technology (KIT) Nhật Bản vào tháng 10/2023.
Hiện sinh viên ngành Quản trị kinh doanh của trường UEF có cơ hội tham gia thực tập và nắm bắt cơ hội việc làm tại các công ty, tập đoàn là đối tác chiến lược của trường ở nhiều vai trò, vị trí khác nhau.
Để tìm hiểu chi tiết về nhà trường và hình thức xét tuyển học bạ, truy cập:
https://www..edu.vn/tin-tuyen-sinh/ho-so-xet-tuyen-theo-de-an-tuyen-sinh-rieng-cua--433
Bích Đào
" alt="UEF nhận hồ sơ xét tuyển học bạ ngành Quản trị kinh doanh " />Ảnh minh họa: Thanh Hùng Thông tư cũng quy định, người đã tham gia biên soạn SGK hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành SGK (trong danh mục SGK được Bộ trưởng GD-ĐT phê duyệt); cha, mẹ, cha mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột và anh, chị, em vợ hoặc chồng của người đã tham gia biên soạn SGK hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành SGK; người làm việc ở các nhà xuất bản, các tổ chức có SGK không được tham gia hội đồng.
Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá SGK của giáo viên; danh mục SGK do các tổ chuyên môn lựa chọn.
Từ đó, tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu danh mục SGK do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu theo quy định.
Chủ tịch Hội đồng sẽ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của hội đồng, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của hội đồng.
Cùng đó, chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn SGK của cơ sở.
Giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng cũng được tham gia lựa chọn SGK
Về quy trình lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục, hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách; phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Căn cứ vào kế hoạch của hội đồng và tiêu chí lựa chọn SGK, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện.
Tổ trưởng tổ chuyên môn cũng tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn SGK của môn học đó.
Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu, viết phiếu nhận xét, đánh giá các SGK môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách.
Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 1 SGK cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 1 SGK được Bộ trưởng GD-ĐT phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn SGK trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
SGK được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.
Sau khi hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục SGK đã được các tổ chuyên môn lựa chọn, cơ sở giáo dục sẽ lập hồ sơ lựa chọn sách gửi về Phòng GD-ĐT (đối với cấp tiểu học và cấp THCS), Sở GD-ĐT (đối với cấp THPT).
Phòng GD-ĐT có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Sở GD-ĐT về kết quả thẩm định và danh mục SGK được các cơ sở giáo dục lựa chọn.
Sở GD-ĐT thẩm định hồ sơ lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; rà soát báo cáo của các Phòng GD-ĐT về kết quả thẩm định và danh mục SGK của các cơ sở giáo dục lựa chọn; tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục lựa chọn, trình UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
Căn cứ vào kết quả lựa chọn SGK của các cơ sở giáo dục do Sở GD-ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục SGK do các cơ sở giáo dục lựa chọn.
Như vậy, UBND cấp tỉnh thay vì trực tiếp thành lập hội đồng lựa chọn SGK cho cả tỉnh như quy định cũ thì theo Thông tư mới chỉ còn nhiệm vụ quyết định phê duyệt danh mục SGK do các cơ sở giáo dục lựa chọn.
Trong quá trình sử dụng, căn cứ các kiến nghị của giáo viên, học sinh và phụ huynh (nếu có), cơ sở giáo dục có thể báo cáo, đề xuất với Phòng GD-ĐT (đối với cấp tiểu học và cấp THCS), Sở GD-ĐT (đối với cấp THPT) về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK.
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá SGK
Thủ tướng vừa có chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông, chỉ thị yêu cầu ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá SGK, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, phát hành để giảm giá thành SGK." alt="Các trường được quyền chọn sách giáo khoa" />TS Nguyễn Thị Cúc Phương Bà Phương cho rằng, theo xu hướng chung, sẽ không trường đại học nào bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. “Nước ta đang cố gắng để hội nhập quốc tế và muốn hội nhập, chúng ta phải có ngoại ngữ. Chưa kể, sinh viên vào trường, ra trường bắt buộc phải có chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Tiếp đó còn là cơ hội việc làm, mức lương sinh viên khi mới ra trường qua thống kê cao hơn khi các em làm chủ ngoại ngữ. Chính vì vậy, tôi nghĩ có lẽ không trường đại học nào bỏ cách xét tuyển bằng những chứng chỉ ngoại ngữ”, bà Phương nói.
Về điều này, ông Lê Mỹ Phong cho hay, mọi năm, danh mục những chứng chỉ ngoại ngữ thí sinh được miễn thi trong xét tốt nghiệp chỉ được nêu trong hướng dẫn thi. Nhưng năm nay Bộ GD-ĐT đã đưa hẳn vào trong quy chế thi (phần phụ lục). Điều này theo ông Phong, chứng tỏ sự quan tâm được nâng lên.
Một thí sinh đặt câu hỏi: Trường THPT trọng điểm có được cộng điểm ưu tiên trong xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh? Về câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), cho hay, trong quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT không có trường hợp cộng điểm cho trường THPT trọng điểm.
Tuy nhiên, việc tự chủ tuyển sinh thuộc về các trường đại học do đó ở từng trường vẫn có thể có ưu tiên việc này trong xét tuyển. Một thí sinh khác đặt câu hỏi: “Thí sinh là dân tộc thiểu số, sống và học tập ở Hà Nội, có hộ khẩu Hà Nội, thì có được tính điểm ưu tiên dân tộc?”. Theo ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), quy chế thi từ nhiều năm nay đều có 2 diện để được cộng điểm: Cộng điểm ưu tiên và cộng điểm khuyến khích.
Với học sinh này, là dân tộc thiểu số, theo quy chế sẽ là diện 2 và được cộng 0,25 điểm. Trường hợp nếu em này sống và học 3 năm THPT ở nơi khó khăn sẽ được cộng 0,5 điểm.
“Cũng để đảm bảo tính công bằng, những em học sinh dù không phải là dân tộc thiểu số nhưng lại sống ở nơi rất khó khăn cũng sẽ được cộng điểm ưu tiên”, ông Phong nói.
Chọn ngành học tên “rộng” hay “hẹp”?
Một băn khoăn lớn của phụ huynh và thí sinh, đó là nên chọn ngành học theo tiếp cận rộng hay tiếp cận hẹp. Cụ thể, một sinh viên hỏi nếu chọn ngành học Quản trị kinh doanh có rộng quá không, sau này ra trường làm gì và liệu học ngành này có bị thất nghiệp hay là nên học sâu về Quản trị nhân sự, Quản trị marketing, Tài chính - Ngân hàng?…
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Ngoại thương, nói: “Phụ huynh có lo lắng nếu chọn một ngành rất rộng sợ rằng con mông lung trong “biển” lĩnh vực đó không? Các em không đi sâu vào một cái gì, sợ rằng sau này không biết làm gì. Thế nhưng chọn một ngành cái tên của nó rất hẹp, khi ra trường, nếu những diễn biến về nhân sự, bối cảnh kinh doanh, bối cảnh xã hội có những thay đổi, khả năng ứng biến của con sẽ ra sao?".
Bà Hiền đưa lời khuyên, trong trường hợp này, phụ huynh và thí sinh- những người đi mua dịch vụ giáo dục đại học - phải là “người tiêu dùng thông minh”.
“Để chọn mua dịch vụ, chúng ta phải xem dịch vụ đó như thế nào. Chúng ta hãy nhìn sâu vào chương trình đào tạo, cách mà ngôi trường đó giảng dạy để quyết định. Đối với một trường đại học, khi xây chương trình đào tạo, đều tiếp cận cả 2 góc độ: độ rộng và độ hẹp. Nếu phụ huynh, thí sinh xem chương trình đào tạo thấy đáp ứng được cả hai yếu tố này nên chọn, dù tên ngành đó có thể “hẹp” hoặc “rộng”.
Trước câu hỏi của thí sinh về việc nên chọn ngành nào "VIP", "hot", bà Hiền cho hay: “Việc chọn ngành, chọn nghề, liên quan đến cả một tương lai rất dài. Lời khuyên là nên cho chính bản thân mình nhiều cơ hội. Chúng ta phải tạo ra nhiều năng lực cốt lõi, có nghĩa không nên chỉ học một ngành duy nhất mà nên học cách tiếp cận liên ngành. Học kinh tế nhưng các em có thể học thêm luật, hay khoa học dữ liệu dưới nhiều hình thức, không nhất thiết phải có thêm một tấm bằng nữa nhưng cần có một khối lượng kiến thức đủ lớn để có cơ hội ứng phó rất tốt trong tương lai.
Do vậy, “ngành VIP” hay “ngành hot” phụ thuộc vào chính chúng ta. Nếu giỏi trong một lĩnh vực nào đó, đẩy năng lực mình lên tới một mức rất cao thì việc kiếm việc làm, đạt được mức lương theo khái niệm “VIP” hay “hot” là không khó khăn”.
PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Phenikaa, đưa lời khuyên, thí sinh cũng đừng nên thấy ngành nào hiện nay đang hot, đang có nhu cầu mà thi nhau vào. “Ngành học hot, nhưng bản thân mình có “hot” hay không, có học tốt hay không mới là điều quan trọng. Tôi nghĩ các em đừng nên chạy theo ngành hot vội, trước khi chọn ngành nghề, cần tự trả lời những câu hỏi: Có thích ngành học đó không? Bản thân có năng lực phù hợp với ngành đó không? Ngành đó có phát triển hay không? Học phí ngành đó có phù hợp với điều kiện gia đình? Điểm chuẩn có phù hợp với mình?”, ông Khánh nói.
Cũng theo ông Khánh, ngành hot bây giờ chưa chắc còn hot trong 5 năm nữa. Do đó thí sinh cần cân nhắc.
Trước câu hỏi nên chọn ngành nghề nào để phù hợp, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), cho hay: “Việc học đại học hiện nay cũng hướng đến đào tạo liên ngành, xuyên ngành và kết hợp nhiều yếu tố khác nhau từ nhiều lĩnh vực cho người học một nền tảng rộng”.
Theo bà Thủy, không phải cứ học xong 4 năm đại học là dừng lại, các bạn trẻ phải tiếp tục học và cập nhật với tốc độ phát triển khoa học công nghệ, kinh tế xã hội. Việc học đại học hay cao đẳng cũng chỉ là những bước đầu tiên, những nền tảng quan trọng nhất cho các em những phương pháp để đi con đường dài hơi, phát triển bản thân và nghề nghiệp.
Bà Thủy cũng liên hệ dẫn chứng ngay bản thân mình. “Tôi từng học ĐH Ngoại thương nhưng giờ làm quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Vậy có trái ngành trái nghề không? Không hề một chút nào. Đó là sự tích lũy rất nhiều kiến thức trong quá trình học tập ở nhà trường, trong quá trình làm việc về giáo dục đại học gần 30 năm qua cùng những cập nhật những biến động trên thế giới. Đến tận bây giờ, gần 50 tuổi, tôi vẫn phải tiếp tục học, tiếp tục cập nhật…”, bà Thủy nói.
Thí sinh nên chọn ngành gì để có việc làm ngay sau khi ra trường?Để có việc làm ngay sau khi ra trường không chỉ phụ thuộc vào ngành thí sinh lựa chọn mà còn dựa theo năng lực của người học như khả năng chuyên môn, kỹ năng làm việc, sự thích ứng với môi trường luôn thay đổi…" alt="'Không trường ĐH nào bỏ xét tuyển bằng những chứng chỉ ngoại ngữ'" />Vi Dương Phong, học sinh lớp 12, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Nghệ An Sinh ra tại xã miền núi Tam Quang (Tương Dương, Nghệ An), chứng kiến những khó khăn, thiếu thốn của đồng bào người dân tộc mình, từ nhỏ, Vi Dương Phong đã ý thức học hành với ước mơ góp phần xây dựng quê hương.
Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học và trân trọng những giá trị văn hóa bản địa, mỗi khi rảnh rỗi, Phong còn mày mò nghiên cứu để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Năm cấp 2, Phong từng nghiên cứu làm ra một loại men vi sinh từ trấu để nấu thành rượu.
Cuối năm lớp 10, khi nghiên cứu về các sản phẩm nông nghiệp, đọc một số tài liệu, Phong nhận thấy sợi chuối có những công dụng và đặc tính rất hay.
“Thời điểm đó ở quê em, chuối được trồng khá nhiều. Một số nơi sau khi thu hoạch quả, họ sẽ chặt và vứt bỏ phần thân chuối. Điều này rất lãng phí”, Phong nói.
Mong muốn tạo ra sản phẩm có giá trị bảo vệ môi trường, Phong nghĩ tới việc lọc lấy bẹ chuối để sử dụng. Theo Phong, sợi làm ra từ thân cây chuối có độ thấm hút tốt. Nếu kết hợp với sợi bông thường dùng để tạo thành sợi vải sẽ thấm hút và có độ bền cao.
Chia sẻ ý tưởng này với thầy cô giáo dạy môn Hóa và các bạn, Phong nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ tận tình. Vì thế, Phong và bạn cùng lớp là Lê Du Pa bắt đầu nghiên cứu quá trình sản xuất vải từ bẹ chuối và một số loại cây nông nghiệp.
Để chứng minh hiệu quả, hai bạn đã phải thực nghiệm nhiều lần. Các thao tác được cả hai làm hoàn toàn thủ công. Sau khi lọc bỏ những phần già và thừa chỉ để lấy phần bẻ chuối, nhóm của Phong sẽ đun sôi với dung dịch NaOH (còn gọi là xút) theo tỷ lệ nhất định, sau đó tách thành từng sợi rồi đem phơi khô.
Tuy nhiên quãng thời gian đầu, do không căn được lượng chất hóa học bỏ vào nước, các sản phẩm cho ra đều không đạt tiêu chuẩn. Thậm chí trong quá trình dệt, sợi vải không chắc, đôi khi sẽ bị đứt hàng loạt. Phong phải thực nghiệm không dưới 50 lần mới tìm ra được công thức hoàn chỉnh.
Về màu sắc, Phong cũng sử dụng các nguyên liệu trong tự nhiên, chẳng hạn màu đỏ lấy từ rễ cây hoa phượng, màu vàng từ củ nghệ, màu tím của hoa và lá đậu biếc… Những sợi thành phẩm sau đó được đem dệt bằng máy dệt thổ cẩm để cho ra những tấm vải.
“Có những giai đoạn làm đi làm lại nhưng không cho ra kết quả, bản thân em thấy rất áp lực, thậm chí đôi lúc còn nản lòng. Nhưng đề tài được thầy cô đánh giá cao và thường xuyên động viên, khích lệ, vì thế cả hai tiếp tục nỗ lực hoàn thiện”, Phong nói.
Từ lúc bắt đầu lên ý tưởng cho đến khi ra sản phẩm hoàn chỉnh là các vỏ bọc ghế ngồi, ga trải giường, vỏ gối, túi… kéo dài tới gần 1 năm.
Dẫu vậy, sản phẩm của Phong được các bà, các mẹ tại làng nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Thái đánh giá cao về độ bền. Sản phẩm này cũng đã được kiểm định bởi Viện kiểm nghiệm và kiểm định chất lượng VNTEST.
Năm 2023, Phong đem sản phẩm này tham dự Cuộc thi Khoa học kĩ thuật dành cho học sinh THPT tỉnh Nghệ An và giành được giải Nhất. Với sự khích lệ của thầy cô, Dương Phong tiếp tục phát triển đề tài, nâng tầm dự án để đem đến cuộc thi Olympic Phát minh và Sáng chế khoa học quốc tế 2023 diễn ra ở Seoul, Hàn Quốc, sau đó giành được Huy chương Vàng và giải đặc biệt.
Phong cho biết hiện tại, sản phẩm mới chỉ được triển khai sản xuất trên địa bàn, chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy, mong muốn của em sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch rõ ràng để phát triển sản phẩm này theo hướng quy mô hơn trong tương lai.
Đam mê với nghiên cứu, ước mơ của Phong là thi đỗ vào trường y và trở thành bác sĩ. Lớn lên ở huyện miền núi Nghệ An, Phong từng không ít lần chứng kiến người dân bị bệnh nhưng không có tiền chạy chữa, cũng không được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng cao. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn, thậm chí mất đi sinh mạng.
Vì thế, ước mong của Phong là học tập và trở thành bác sĩ, được quay trở về để cống hiến và giúp đỡ cho người dân ở bản làng vùng cao Tương Dương.
Là người hướng dẫn và theo dõi Phong trong suốt quá trình thực hiện dự án, cô Trương Thị Thu, giáo viên Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Nghệ An, khâm phục vì nghị lực, sự chịu khó tìm tòi và niềm đam mê lớn với khoa học của Phong.
“Ở nội trú, có những tuần không được về nhà, Phong dành phần lớn thời gian để tự tìm tòi, nghiên cứu. Cuối cùng, em cho ra một dự án khả thi. Bằng những nguyên vật liệu đầu vào rẻ tiền, em có thể tạo ra loại vải có tính hút ẩm cao hơn so với vải làm từ 100% sợi bông”.
Cô Thu kỳ vọng với tố chất sẵn có, sự chịu khó tìm tòi và niềm đam mê mãnh liệt, trong tương lai, Phong sẽ đi sâu theo con đường nghiên cứu và có thêm nhiều dự án có giá trị cho cộng đồng.
Trường đại học thưởng 360 triệu cho một công bố khoa họcCác nhà khoa học là giảng viên có đăng ký nghiên cứu khoa học sẽ được hưởng các mức ưu đãi lớn ngoài lương hàng tháng. Trường đại học này cũng thưởng 360 triệu đồng cho một công bố khoa học." alt="Nam sinh xứ Nghệ làm vải thổ cẩm từ bẹ chuối giành giải quốc tế" />
- ·Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
- ·Đình chỉ học 4 nữ sinh đánh, bắt bạn quỳ gối tại trường
- ·Sau vụ du học sinh Việt mất tích, Nam Australia dừng nhận người học ở 3 tỉnh
- ·3 lý do Pep Guardiola đưa Gundogan trở lại Man City
- ·Nhận định, soi kèo Belgrano vs Independiente, 7h30 ngày 4/2: Chủ nhà gặp khó
- ·Soi kèo phạt góc Brentford vs MU, 3h00 ngày 31/3
- ·Xúc động cô giáo hoãn đám cưới 1 năm, lên vùng núi dạy học
- ·'Không trường ĐH nào bỏ xét tuyển bằng những chứng chỉ ngoại ngữ'
- ·Nhận định, soi kèo Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2: Tin vào Blaugrana
- ·Hà Nội thi tuyển đồng loạt gần 20 hiệu trưởng, hiệu phó