Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 13/1
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs MU, 22h00 ngày 12/1 -
Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt do trời nắng nóng bạn cần biếtBiện pháp sơ cứu người bị sốc nhiệt do nắng nóng.
Ai dễ bị sốc nhiệt?
Bất cứ ai cũng có thể bị sốc nhiệt, nhưng có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ như:
- Tuổi: khả năng đối phó với nhiệt độ khắc nghiệt phụ thuộc vào sức chịu đựng của hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ em, hệ thần kinh trung ương phát triển chưa đầy đủ và ở người lớn trên 65 tuổi, hệ thần kinh trung ương bắt đầu bị thoái hóa khiến cho cơ thể không đủ khả năng đối phó với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể.
- Gắng sức trong thời tiết nóng: huấn luyện quân sự và tham gia các môn thể thao, ví dụ bóng đá, trong thời tiết nóng là một trong những tình huống có thể dẫn tới sốc nhiệt.
- Đột ngột tiếp xúc với thời tiết nóng: Nếu tiếp xúc với việc tăng đột ngột nhiệt độ, ví dụ như trong một đợt nóng đầu hè hoặc đi du lịch tới vùng có khí hậu nóng hơn. Hạn chế hoạt động trong ít nhất một vài ngày để cơ thể tự thích nghi với những thay đổi.
- Một số loại thuốc: một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng giữ nước và đáp ứng với nhiệt của cơ thể và một số tình trạng sức khỏe: một số bệnh mạn tính, và một số tình trạng khác như béo phì, ít vận động và có tiền sử sốc nhiệt trước đây cũng có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.
Cách sơ cứu đúng
Nếu thấy nạn nhân có thể bị sốc nhiệt, cần tìm kiếm sự giúp đỡ của y tế ngay lập tức. Gọi dịch vụ cấp cứu 115 hoặc số điện thoại của dịch vụ cấp cứu tại địa phương.
Song song là tiến hành làm mát ngay lập tức nạn nhân bị quá nóng trong khi đợi điều trị cấp cứu bằng cách đưa nạn nhân vào bóng râm hoặc vào trong nhà.
Cởi bỏ bớt quần áo cho nạn nhân, làm mát cho nạn nhân bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn:
- đặt nạn nhân vào bồn nước mát hoặc để nạn nhân dưới vòi tắm hoa sen nước mát.
- xịt nước mát lên người nạn nhân bằng vòi tưới cây.
- lau người nạn nhân bằng nước mát.
- quạt phun sương bằng nước mát cho nạn nhân.
- đặt túi chườm nước đá hoặc khăn tắm ướt lạnh lên đầu, cổ, nách và bẹn của nạn nhân.
Chủ động phòng chống
Trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường. Nếu phải làm việc lâu ở ngoài trời, di chuyển một quãng đường dài khi trời nắng nóng thì cố gắng tránh thời điểm từ 12 giờ trưa đến 16 giờ. Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.
Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang... chống nóng.
Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha oresol..., tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
Thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý đúng nơi quy định.
(Theo Sức khỏe đời sống)
Hà Nội: Cụ ông đang ăn cơm, đột ngột tử vong ngoài đường do nắng nóng
- Dưới cái nắng gần 60 độ ngoài đường, cụ ông khoảng 70 tuổi đang ăn dở bữa cơm, đột ngột bất tỉnh rồi tử vong.
"> -
Tiểu khó, tiểu dắt nguy hiểm thế nàoKhi có bất thường về đường tiết niệu, cần đi khám sớm để được tư vấn điều trị kịp thời (Ảnh minh họa: TM)
Chẩn đoán: Cần phải loại trừ các trường hợp sau:
Tiểu dắt do nhiễm khuẩn tiết niệu. Cấy nước tiểu sẽ cho phép xác định bệnh.
Tiểu dắt do bệnh tiết niệu xác định bằng soi bàng quang (các nguyên nhân gây kích thích bàng quang như sỏi, khối u, dị dạng).
Nội soi bàng quang, xét nghiệm tế bào nước tiểu, siêu âm bàng quang (đo nước tiểu tồn đọng sau tiểu tiện và những bất thường của thành bàng quang) là những khám nghiệm cần thiết.
Niệu động đồ cho phép xác định cơ chế của đái dắt. Nếu đái dắt do nguyên nhân thần kinh phải khám lâm sàng thần kinh sàn chậu.
Tiểu dắt có thể do sự kích thích bàng quang (nghiện thuốc lá, dùng thuốc lợi niệu, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, sỏi, khối u); do khả năng tống xuất hết nước tiểu của bàng quang giảm; hoặc do bệnh lý gây giảm thể tích bàng quang.
Điều trị:Việc đầu tiên là phải chỉnh sửa những tập tính xấu, tránh các chất kích thích (rượu, trà, cà phê). Giảm uống nước, tránh uống nhiều trước khi ngủ. Điều trị bệnh nguyên và nguyên nhân gây tắc.
Một số loại thuốc rất hiệu quả (anticholinergique), tuy nhiên phải tránh các tác dụng ngoài mong muốn như táo bón, khô miệng.
Tập vật lý trị liệu giúp việc quen dần với việc kìm tiểu.
Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, bệnh đã chuyển sang giai đoạn khó chữa. Có thể phải sử dụng đến phương pháp tiêm toxine botulique vào cơ bàng quang khi đã loại trừ bệnh lý thần kinh của tủy sống.
Điều trị ngoại khoa bằng cấy điện cực bàng quang (Neuromodulation) hoặc phẫu thuật tăng thể tích bàng quang được áp dụng khi các biện pháp điều trị không hề có tác dụng.
Tóm lại, tiểu tiện là chuyện nhỏ mà không nhỏ, khi có vấn đề có thể khiến chất lượng sống suy giảm, thậm chí nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể “cái sảy nảy cái ung”, chuyện sinh hoạt nhỏ biến thành chuyện lớn về sức khỏe. Do đó, khi có những triệu chứng bất thường đường tiểu, cần đi khám chuyên khoa để được điều trị sớm nếu có bệnh.
(Theo BS. Lê Sĩ Trung/SK&ĐS)
"> -
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh timNhiều thói quen không lành mạnh khác nhau khiến cho bệnh tim ngày càng phổ biến. Chế độ ăn uống không lành mạnh, giàu chất béo làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, gây cản trở quá trình cung cấp máu của tim. Những thói quen như ít tập thể dục, hút thuốc, uống nhiều rượu… cũng là nguyên nhân góp phần gây bệnh tim.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tim:
Mệt mỏi khi hoạt động thể chất
Nếu bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau vài phút hoạt động như đi bộ, chạy bộ, dọn dẹp… bạn nên đi kiểm tra tim.
Rối loạn cương dương
Tim hoạt động yếu làm giảm lượng máu đến cơ quan sinh dục, dẫn đến các vấn đề như rối loạn cương dương.
Tăng huyết áp
Nếu bạn bị bệnh cao huyết áp trong thời gian dài, khả năng tim cũng bị ảnh hưởng, do tim phải bơm máu với áp lực quá lớn.
Ho dai dẳng
Suy tim sung huyết làm tích tụ các chất dịch trong phổi, gây ho dai dẳng, kéo dài.
Sưng các chi
Nếu bạn thường xuyên bị sưng tay, chân có thể bạn đang gặp vấn đề về tim do tim không bơm đủ máu đến tứ chi.
Viêm nha chu
Một trong những triệu chứng của bệnh tim là tình trạng viêm, đặc biệt là viêm nha chu. Đây là triệu chứng bạn cần lưu ý.
>> Xem thêm: Ăn những thứ này giúp quý ông giảm cân nhanh sau Tết
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
">