Không dễ để phát hiện ra mạng nào có nguy cơ rủi ro vì hacker thường mở các mạng có tên gần giống với tên mạng do công ty cung cấp. Các mạng này hoạt động như bình thường nhưng có khả năng đánh cắp thông tin khi bạn duyệt web. Tốt nhất, hãy hỏi nhân viên tên mạng của công ty hay cửa hàng trước khi kết nối.
Nên: Kích hoạt tường lửa
Tường lửa hoạt động như một rào cản những yếu tố rủi ro và ngắn chúng truy cập thiết bị của bạn khi không được phép. Hãy bật tường lửa trước khi kết nối tới bất kỳ mạng Wi-Fi công cộng nào.
Không nên: Sử dụng các trang web đòi khai thông tin nhạy cảm
Hãy tránh truy cập các trang như ngân hàng trực tuyến khi dùng Wi-Fi công cộng vì hacker có thể chiếm quyền truy cập, đánh cắp thông tin cá nhân và thực hiện các hành vi gian lận trên tài khoản của bạn. Ngay cả khi thực hiện đầy đủ quy trình bảo mật, bạn không được an toàn hoàn toàn.
Nên: Đa dạng hóa mật khẩu
Đặt một mật khẩu cho nhiều tài khoản trực tuyến có thể tiện lợi nhưng khiến bạn dễ bị tấn công hơn. Những người theo dõi mạng Wi-Fi công cộng sẽ biết mật khẩu của bạn và chiếm quyền một số tài khoản khác, vì vậy hãy đa dạng hóa chúng. Mật khẩu mạnh khi đủ dài và chứa nhiều loại ký tự như chữ, chữ số, biểu tượng đặc biệt, chữ hoa, chữ thường.
Không nên: Sử dụng các trang web không được mã hóa
Những trang có URL bắt đầu bằng “https” sẽ mã hóa thông tin của bạn và do đó kém hấp dẫn với hacker hơn. Nếu không có chữ “s” ở cuối, nó không an toàn, tốt nhất nên tránh càng nhiều càng tốt. Bạn nên dùng kết hợp tiện ích HTTPS Everywhere để chắc chắn được điều hướng đến các trang https bất cứ khi nào có thể.
" alt=""/>Những điều nên và không nên làm khi dùng WiFPT vừa cho biết, ngày 31/5/2017, tại Mỹ, trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 28/5 - 1/6, FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với UPS, công ty dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực logistics có quy mô doanh thu 61 tỷ USD (2016).
UPS là công ty dẫn đầu thế giới về dịch vụ logitics với quy mô doanh thu năm 2016 là 61 tỷ USD và 343.000 nhân sự. Tại thời điểm này, UPS đặc biệt chú trọng đến các công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, học máy, trí tuệ nhân tạo và Robotics. Hiện diện trên thị trường Việt Nam từ năm 1994, đến năm 2013, UPS trở thành công ty chuyển phát nhanh 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.
![]() |
Theo thỏa thuận hợp tác mới được ký kết, FPT và UPS sẽ dựa trên thế mạnh riêng của từng bên để cùng hỗ trợ các công ty nhỏ và vừa (SMEs) Việt Nam nâng cao hiệu suất trong nền kinh tế số thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
" alt=""/>FPT sẽ cùng UPS hỗ trợ các công ty nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao hiệu suấtTheo phản ánh của khách hàng Trần Thành Đông, từ tháng 2/2017, khách hàng này bắt đầu sử dụng dịch vụ của Putatu.com - cổng mua sắm liên kết với các đối tác thương mại điện tử như Lazada, FPTShop, Tiki, Adayroi, Atadi, Vntrip… với chính sách hoàn tiền đối với từng mặt hàng, mức hoàn tiền tối đa lên tới 17,5% giá trị sản phẩm.
Khách hàng Trần Thành Đông sử dụng tài khoản dong.mdt@gmail.com và 1 tài khoản của người thân là ttrang1411@gmail.com để mua hàng qua Lazada.vn thông qua trang Putatu.com giới thiệu. Tổng số tiền mua hàng từ ngày 14/2/2017 đến ngày 8/5/2017 lên tới trên 1 tỷ đồng và tổng số tiền được hoàn lại theo cam kết ban đầu khoảng 100 triệu đồng.
Trong đó, riêng tài khoản dong.mdt@gmail.com được ghi nhận hoàn tiền trên hệ thống của Putatu tổng cộng 94.685.173 đồng, đã thanh toán 16.035.725 đồng. Còn lại 78.494.448 đồng.
Tài khoản ttrang1411@gmail.comđược ghi nhận hoàn tiền trên hệ thống của Putatu tổng cộng là 16.060.600 đồng.
Nhưng đến hạn thanh toán, thì trang Putatu.com từ chối thanh toán cho khách hàng Trần Thanh Đông với lý do "Lazada.vn thông báo từ chối hoàn tiền cho Putatu.com do vi phạm điều khoản hợp đồng" và Putatu thông tin lại với khách hàng lý do là “do mua số lượng nhiều để kinh doanh”.
" alt=""/>Khách hàng khiếu nại Putatu.com vì từ chối hoàn tiền gần 100 triệu đồng