JBL vừa chính thức giới thiệu ra thị trường Việt Nam chiếc tai nghe in-ear không dây Tune 120TWS. Dòng tai nghe này có driver 5,ắttainghekhôngdâyTuneTWSgiátriệuđồhạ cánh khẩn cấp8mm cùng công nghệ JBL Pure Bass nhằm mang lại chất lượng âm thanh tốt trong tầm giá. Các tai nghe cũng đa dạng về màu sắc thiết kế.
Đi kèm với dòng tai nghe là hộp sạc không dây, có thể cho 16 tiếng trải nghiệm âm nhạc liên tục. Tai nghe có nút điều khiển được đặt tiện lợi ở mỗi bên tai, hỗ trợ truy cập Siri và Google Now.
Wendy Phạm ôm chặt Việt Hương khi nhận tro cốt của mẹ. Việt Hương không cầm được nước mắt.
"Việt Hương đã cùng Phi Nhung hoàn thành chuyến bay cuối cùng với rất nhiều tâm trạng và cảm xúc. Hai chị em đã từng đi với nhau lưu diễn khắp nơi để phục vụ khán giả trong và ngoài nước. Nhưng chuyến bay này là một trong những điều mà Việt Hương sẽ không bao giờ quên.
Bao ngày nay Việt Hương dặn lòng mình phải thật mạnh mẽ để lo lắng chu toàn cho Phi Nhung trọn vẹn. Nhưng hôm nay ôm người đồng nghiệp trong lòng, Việt Hương đã không còn kìm nén được cảm xúc của mình. Thương quá Nhung ơi! Khóc tiếc thương cho người nghệ sĩ được khán giả yêu mến, tiếc thương người phụ nữ với tấm lòng thiện nguyện luôn đong đầy", Việt Hương xúc động bày tỏ.
Wendy Phạm - con gái ca sĩ Phi Nhung.
Lễ tang của ca sĩ Phi Nhung tại Mỹ được tổ chức ngày 12/10 (giờ California) tại chùa Huệ Quang, Santa Ana, California. Lễ cầu siêu và phát tang sẽ tổ chức lúc 11h trưa, viếng tang diễn ra từ 13h đến 19h30, đến 20h tối cùng ngày sẽ diễn ra lễ tưởng niệm và đốt nến.
Wendy Phạm - con gái Phi Nhung - cho biết mẹ đã dành cả đời làm từ thiện và luôn sống vì người khác nên sẽ có nhiều người thương và muốn gửi vòng hoa đến. Tuy nhiên, cô mong khách đến viếng sẽ không gửi vòng hoa mà dùng số tiền đó để đóng góp vào quỹ từ thiện Phi Nhung - Wendy Phạm.
Sau khi mọi việc ổn thỏa, Wendy Phạm sẽ thay mẹ mình hoàn thành những tâm nguyện cuối đời, đó là giúp tịnh xá Giác An xây trường học Việt ngữ kế bên chùa và giúp các nạn nhân bị ảnh hưởng vì Covid tại Việt Nam.
Tro cốt của Phi Nhung được đưa về nhà. (Ảnh: Nhật Bình)
Wendy Phạm cũng cảm ơn những lời động viên, an ủi cô trong suốt thời gian qua, đặc biệt cảm ơn các cán bộ y tế đã tận tình chăm sóc giọng ca “bông điên điển” trong suốt thời gian điều trị Covid 19. Cô cũng gửi lời cảm ơn vợ chồng nghệ sĩ Việt Hương đã lo liệu thủ tục để đưa hài cốt mẹ mình về Mỹ.
Hơn 10 ngày qua, các đồng nghiệp tới nhà riêng của Phi Nhung tại quận Bình Thạnh, TP.HCM thắp hương, tiễn biệt cô. Các con nuôi của nữ ca sĩ gồm Hồ Văn Cường, Tuyết Nhung, Quỳnh Trang, Thiêng Ngân túc trực bên bàn thờ nữ ca sĩ. Gia đình Phi Nhung cũng tổ chức lễ cầu siêu cho cô tại chùa Pháp Vân, chùa Giác Ngộ (TP.HCM) và tịnh xá Giác An (Mỹ).
Trước đó, ngày 8/10, thi hài ca sĩ Phi Nhung đã được hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa. Sau đó, tro cốt của Phi Nhung được vợ chồng nghệ sĩ Việt Hương đưa về Mỹ. Phi Nhung mất lúc 12h15 trưa 28/9 tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM sau một tháng rưỡi điều trị Covid-19, hưởng dương 51 tuổi.
Đ.N - Trúc Thy
Ca sĩ Phi Nhung được đưa đi hỏa táng
Thi hài của Phi Nhung được gia đình và người thân hỏa táng tại TPHCM sau 10 ngày nữ ca sĩ qua đời.
" alt="Con gái Phi Nhung ôm chặt Việt Hương, nhận tro cốt của mẹ ở sân bay Mỹ" />
Vẻ đẹp duyên dáng của nữ BTV chiếm thiện cảm của khán giả truyền hình.
Được biết, Minh Trang sinh năm 1987 và đã có hơn 10 năm thâm niên làm tại VTV. Với kinh nghiệm dẫn “Cuộc sống thường ngày”, “Chào buổi sáng”... nên khi chuyển sang dẫn bản tin “Thời sự 19h”, cô không gặp phải khó khăn gì.
Nói về công việc của nghề truyền hình bận rộn, Minh Trang tiết lộ cô ít có thời gian dành cho gia đình. Nhưng có một việc cô rất thích đó là vào bếp mỗi khi rảnh rỗi để nấu những món ngon cho người thân.
“Tôi rất thích không khí gần gũi, ấm cúng của bữa ăn gia đình, thế nên dù bận rộn nhưng tôi rất ít khi đi ăn ở bên ngoài”, nữ BTV xinh đẹp từng chia sẻ.
Theo Dân trí
MC thời sự 9X hoang mang khi đóng cảnh nóng lộ ngực lúc chưa đủ 18 tuổi
Thanh Trúc nói vai diễn trong "Cha, con và...." là bộ phim lưu giữ thanh xuân của cô bởi trong phim nữ MC đã có cảnh cởi áo để lộ toàn bộ vòng 1 trước ống kính.
" alt="BTV xinh đẹp của bản tin “Thời sự 19h” từng bị khán giả “mắng mỏ thậm tệ”" />
Tối 18/7, tập 1 của chương trình Tường lửa được phát sóng. Đây là chương trình được Việt hóa từ gameshow nổi tiếng The Wall của Mỹ. Giải thưởng cao nhất của chương trình ước tính lên đến 6 tỷ đồng. Ở mùa đầu tiên, chương trình được dẫn dắt bởi MC Trường Giang. Người chơi tham gia tập 1 là Pew Pew và ViruSs, hai nhân vật nổi tiếng từ cộng đồng streamer.
Tham gia chương trình, hai khách mời phải trả lời những câu hỏi trắc nghiệm về kiến thức tổng hợp. Trên một bức tường lớn, một quả bóng được thả rơi từ trên đỉnh, nảy qua các chốt chặn trước khi rơi xuống một trong 15 khe giải thưởng từ 1 nghìn đồng đến 500 triệu đồng. Thời gian bóng chạy từ đỉnh đến đáy tường cũng là thời gian để người chơi trả lời câu hỏi. Qua các vòng thi, khi người chơi mạo hiểm xé bản giao ước họ có thể nhận được số tiền rất lớn hoặc thậm chí ra về “trắng tay”.
Ở vòng 1, Pew Pew và ViruSs phải trả lời 5 câu hỏi với mức tiền thưởng từ 1 nghìn đến 12,5 triệu đồng. Khởi động với 4 câu hỏi đầu tiên khá đơn giản, cặp đôi streamer liên tục phấn khích vì không những trả lời đúng mà còn nhận được số tiền thưởng hơn 57 triệu.
Tuy nhiên, sang đến câu hỏi thứ 5 liên quan đến một hiện tượng thiên nhiên, hai người chơi phải lựa chọn đáp án Cầu vồng lửa (đáp án A) hoặc Cầu vồng cực quang (đáp án B). Khi 3 quả bóng bắt đầu được thả, Pew Pew và ViruSs cũng nhanh chóng lựa chọn đáp án B. Mức tiền thưởng mà cặp đôi có thể được nhận nếu trả lời đúng ở câu này là 17,5 triệu.
Khi được MC Trường Giang hỏi tại sao lại vui mừng trước câu hỏi này, Pew Pew liền tỏ ra tự tin và tin chắc rằng câu trả lời của mình là đúng. Tuy nhiên, đáp án chính xác lại là A. Đồng nghĩa với việc, hai người chơi bị trừ 17,5 triệu. Tổng số tiền thưởng còn lại sau vòng 1 của Pew Pew và ViruSs là 40 triệu đồng.
Ở vòng thứ 2, sau khi hội ý, ViruSs quyết định vào “phòng băng” chịu trách nhiệm trả lời câu hỏi, còn Pew Pew ở ngoài sân khấu tính toán thả bóng rơi vào những khe tiền thưởng khác nhau. Người bên trong trả lời đúng thì người bên ngoài có cơ hội thả bóng cộng tiền, trả lời sai thì bị trừ tiền tương ứng với khe số tiền mà quả bóng rơi trúng. Trước khi trả lời câu hỏi, Pew Pew được thả 2 quả bóng để lấy tiền tạm ứng từ chương trình. Nhưng không may cho anh, 2 quả bóng đều rơi vào khe 1 nghìn đồng.
Với việc trả lời sai ở 2 câu hỏi đầu tiên, ViruSs khiến tổng số tiền của đội mình bị giảm xuống. Nhờ việc thả bóng của Pew Pew mà đội của anh chỉ bị trừ 12 nghìn đồng.
Ở câu hỏi thứ 3, nhờ sự hiểu biết của mình mà ViruSs đã đoán được tên của một loại cơm hộp Nhật Bản (đáp án Kyaraben). Số tiền mà đội chơi nhận được là từ đáp án đúng này là 77,5 triệu đồng, nâng tổng số tiền thưởng lên đến 117 triệu 507 nghìn đồng. Tuy nhiên, trong 2 lần thả bóng “hoàn tiền”, không may họ đã bị trừ toàn bộ số tiền về 0 đồng.
Sang đến vòng thi thứ 3, sau 4 lần thả bóng, tổng số tiền mà Pew Pew được tạm ứng từ chương trình là 550 triệu. Câu hỏi đầu tiên mà ViruSs nhận được: "Mã QR - Mã vạch ma trận ra đời tại Nhật Bản vào năm nào?". Vì không biết đáp án nên nam người chơi đã chọn đại đáp án B - năm 1994. Và may mắn đã mỉm cười với đội của anh khi đây là câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, đội chơi chỉ được cộng 1 nghìn đồng tiền thưởng.
Ở câu hỏi tiếp theo: “Theo chu kỳ thiên văn học, một ngày ở hành tinh nào trong hệ mặt trời sẽ có thời gian gần giống với trái đất nhất?”, ViruSs tiếp tục thể hiện sự may mắn của mình khi chọn đại được đáp đúng là "sao Hỏa". Phía bên ngoài sân khấu, đồng đội của anh giúp đội của mình nâng tổng số tiền thưởng lên đến hơn 650 triệu đồng.
Trả lời sai ở câu hỏi: “Nhân vật mà họa sĩ Trần Văn Cẩn đã vẽ trong bức ảnh là ai?” (đáp án đúng: Cháu của họa sĩ), Pew Pew hồi hộp đợi 3 quả bóng đỏ được thả xuống tường lửa. Rất may, đội của anh chỉ bị trừ 50 triệu lẻ 2 nghìn đồng.
Kết thúc phần trả lời câu hỏi, ViruSs nhận được hợp đồng đàm phán từ MC Trường Giang với số tiền nhận được khi ra về là 55 triệu. Dù không biết số tiền mà đội anh đang có trong tay là hơn 600 triệu đồng, nhưng nam streamer vẫn nhanh chóng từ chối bản hợp đồng này, quyết định đặt cược vào lần thả bóng "hoàn tiền" cuối cùng của đồng đội Pew Pew.
Phía bên ngoài sân khấu, Pew Pew tiến hành hoạt động thả bóng. Sau 4 lần thả bóng, đội của anh còn giữ lại được 349 triệu 980 nghìn đồng. Khi nghe Pew Pew thông báo số tiền thưởng mà mình nhận được, ViruSs đã nằm lăn ra sân khấu vì không thể tin mình lại nhận được số tiền lớn như vậy. MC Trường Giang cũng phấn khích hết cỡ, chia vui cùng hai người chơi.
Lưu Hằng
Trường Giang dẫn chương trình với tiền thưởng kỷ lục 6 tỷ đồng
- Đóng vai trò là một MC, cầm trịch chương trình mới chuẩn bị lên sóng với giá trị tiền thưởng lên đến 6 tỷ đồng, Trường Giang cho biết Tường lửa là chương trình thú vị, mang lại nhiều cảm xúc cho người chơi.
" alt="Tường lửa tập 1: Pew Pew và ViruSs nhận tiền thưởng gần 350 triệu" />
Tiến sĩ Văn hoá - Du lịch Trịnh Lê Anh, MC, biên tập viên truyền hình.
Bàn về hiện tượng “tố”, “bóc phốt”, “dìm hàng” nhau trên không gian mạng hiện nay, Tiến sĩ Văn hoá - Du lịch Trịnh Lê Anh, MC, biên tập viên truyền hình đã có cuộc trò chuyện với báo VietNamNet.
PV: Những năm gần đây, mạng xã hội phát triển mạnh và phổ biến rộng khắp ở Việt Nam. Một hiện tượng gây chú ý trong thời gian qua là việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ những thông tin được cho là “sự thật” về một ai đó, gọi nôm na theo ngôn ngữ mạng là “bóc phốt”. Theo anh, đâu là lý do khiến người ta chọn cách thức giao tiếp này ngày càng nhiều?
TS. Trịnh Lê Anh: Mạng xã hội là một cái cây ăn quả. Nó không chỉ mang lại những trái ngọt. Khả năng hay cơ hội cung cấp thông tin nhanh, nhiều, ít rào cản, tương tác gần như không giới hạn, đa chiều là những ưu điểm nổi trội của kênh truyền tin này, lại chính là yếu tố dung dưỡng những hành vi giao tiếp kém văn minh.
Theo tôi, có 2 lý do cho hiện tượng này. Thứ nhất là do sự bế tắc (ở phương diện cá nhân) về cách xử lý khủng hoảng trong giao tiếp ngoài đời thực giữa người với người, người ta tìm đến mạng xã hội để tìm kiếm sự ủng hộ.
Rõ ràng, khi môi trường xã hội ngày một phức tạp, các cá nhân có thêm nhiều lựa chọn trong việc thể hiện mình trước công chúng thì những cách giao tiếp thông thường trước đây không còn đủ để giải quyết các vấn đề cá nhân, hoặc không còn được lựa chọn nữa.
Trong khi đó, nhiều người chưa nhận thức rõ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trước pháp luật của bản thân, vừa không hiểu biết lại vừa “ngại”, hay “không yên tâm” vào vai trò điều chỉnh các hành vi của pháp luật, nên cảm thấy chỉ còn cách “loa làng” để giải quyết vấn đề của bản thân!
Nguyên nhân thứ 2 là việc “loa làng” thời nay không gì tiện lợi và “hiệu quả” bằng sử dụng mạng xã hội. Vừa không tốn sức đi rao “chiềng làng chiềng chạ”, ngồi một chỗ nói chuyện với cả thế giới là nét hấp dẫn đặc biệt của cách thức này.
Môi trường mạng xã hội là môi trường mang tính quốc tế. Nên cảm giác của các cá nhân là “tự do”, “không biên giới”, “muốn nói gì thì nói”, biên độ giao tiếp rất lớn mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn đều có những tiêu chuẩn cộng đồng liên quan đến phát ngôn thù ghét hay công kích (hate speech), và các cá nhân sử dụng mạng xã hội đều có thể bị “xử lý” bởi những tiêu chuẩn đó.
Ở một diễn cảnh tự do như vậy, người ta dễ dàng bung toả năng lượng cả tốt lẫn xấu một cách thiếu cân nhắc. Nếu như ở ngoài đời thực, chúng ta phải kiềm chế rất nhiều những năng lượng xấu, thì trên môi trường mạng, người ta hoàn toàn được “thoát xác” trong giao tiếp, nhất là những người “không biết sợ” những “tiêu chuẩn cộng đồng”, nhiều phần trong đó là những quy phạm đạo đức xã hội được truyền lại từ lịch sử.
Tiến sĩ Trịnh Lê Anh: Nâng cao năng lực sử dụng mạng xã hội, công dân mạng Việt sẽ tự tẩy chay những hành vi ứng xử vô văn hóa, thiếu văn minh.
- Chúng ta đã hiểu lý do vì sao người ta chọn môi trường mạng để tung ra các thể loại tin đồn, bóc phốt, hăm doạ… cho dù nó không đúng sự thật. Là người của công chúng - những người thường xuyên phải đối mặt với dư luận, ứng xử của anh như thế nào về hiện tượng này?
Tôi cũng như bạn đều có đời sống số, một cách phổ quát. Tôi từng cân nhắc việc nêu một trường hợp “người xấu, việc xấu” mà chính mình trải nghiệm lên trang cá nhân, hi vọng với sự ảnh hưởng của mình và cộng đồng ủng hộ mình ít nhiều vấn đề sẽ được làm rõ và người xấu, việc xấu kia sẽ bị vạch trần. Song, tôi lại quyết định không làm vậy! Tôi đã tự trả lời ba câu hỏi dưới đây, vấn đề dường như đã được giải quyết:
- Còn cách nào giải quyết vấn đề mà không ảnh hưởng đến nhiều người không?
- Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề? Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và của cả “người xấu” đó như thế nào?
- Việc tận dụng lợi thế “tạo dư luận” của mạng xã hội trong từng trường hợp cụ thể có phải con dao hai lưỡi? Vậy lựa chọn nào đồng nghĩa vơi chấp nhận rủi ro nào?
- Vậy, lên mạng “bóc phốt” theo anh là một cách nói lên sự thật nhanh chóng và rõ ràng nhất hay là một cách giao tiếp kém văn minh?
Phải phân định lại như thế nào là “bóc phốt” và mục đích của việc đó! Ngay ở quy mô quốc gia, trong đấu tranh ngoại giao quốc tế vẫn có khái niệm “phát ngôn” hay “công bố sách trắng” để nói thẳng quan điểm của một bên với một hay nhiều bên khác trong giao tiếp quốc tế. Và điều đó là phù hợp nếu đảm báo các điều kiện liên quan về tư liệu, dẫn chứng và căn cứ.
Trở lại với các cá nhân, rất nhiều hiện tượng cụ thể về việc “bóc phốt” gần với công kích cá nhân, xâm phạm riêng tư và thông tin cá nhân, vi phạm quyền được bảo vệ trước pháp luật của mỗi cá nhân.
Tôi lấy làm tiếc vì văn hóa ứng xử, thái độ với công chúng và hành ngôn của một bộ phận người Việt chúng ta bây giờ. Truyền thống “học ăn học nói”, “uốn lưỡi trước khi nói”, tế nhị và tôn trọng tập thể không đủ để gây sức ép lại lối giao tiếp quá coi trọng “cái tôi” của mỗi người trong xã hội. Khi chỉ nghĩ đến cái tôi, thì dù bạn nhân danh cộng đồng, nó vẫn là hành vi thiếu văn hóa, nhất là ở một đất nước duy tình như Việt Nam ta.
Tôi cho rằng, những hành vi như nói xấu, bóc phốt, chửi bới, không tôn trọng sự riêng tư cá nhân… trên không gian mạng hiện nay thực chất là một dấu hiệu thiếu lành mạnh của giao tiếp xã hội và là một biểu hiện rất không ổn của nền văn hoá đại chúng.
- Vì sao anh cho rằng việc cái tôi cá nhân được “thượng tôn” lại đem đến những hành xử kém văn hóa, văn minh trên không gian mạng?
Sự hoà nhập về văn hoá, sự phát triển của công nghệ cùng các xu hướng toàn cầu đẩy cái tôi cá nhân của người Việt lên vị trí cao hơn bao giờ hết. Ở các quốc gia phương Tây, văn hoá cá nhân cũng được coi trọng, mỗi cá nhân phải chịu rất nhiều những ràng buộc về cách thể hiện nơi đông người, hoặc trên mạng xã hội.
Ở đó, những người lạ không nhìn chằm chằm vào nhau, đàn ông đi chung thang máy với phụ nữ cần hết sức “khép nép” tránh đụng chạm kẻo phiền lụy, người với người không đương nhiên hỏi vay tiền mặt hàng trăm triệu không giấy tờ pháp lý, việc phát ngôn về người khác có thể là bằng chứng chống lại chính người phát ngôn liên quan đến những điều pháp luật cấm trong giao tiếp xã hội. Như vậy, cá nhân đươc coi trọng, nhưng không tự do vô độ như nhiều người tưởng!
Còn ở Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại, từ làng đến nước, đạo đức điều chỉnh xã hội mạnh mẽ hơn cả pháp luật. Thời nay, điều này đã có dấu hiệu bị phá vỡ. Nhiều người không còn e ngại những đánh giá về mặt đạo đức nữa, dẫn đến tình trạng tự do thái quá trong phát ngôn.
Với sự tiếp tay của những tâm địa xấu hợp lực nơi bàn phím - những “anh hùng bàn phím” vô hình, vô danh, sự tự tin hay “sức mạnh” của những cá nhân đó lại càng lớn hơn. Các chế tài pháp lý lại chưa theo kịp để điều chỉnh những hành vi này, vốn được coi là những hành vi chưa nghiêm trọng trong môi trường giao tiếp thực, thì lại trở nên ngày một nghiêm trọng khi thể hiện ở môi trường mạng xã hội.
- Theo anh, chúng ta có thể làm gì để lấy lại sự lành mạnh cho môi trường không gian mạng?
Đây là bài toán rất khó cho một đất nước đang sính mạng xã hội như Việt Nam. Bởi vì chúng ta đang nhìn thấy ở nó quá nhiều lợi ích, mà chưa nhìn nhận một cách công bằng để thấy được những hệ luỵ, hạn chế của nó.
Tôi nghĩ đến giải pháp trước mắt và lâu dài. Với giải pháp trước mắt, chúng ta buộc phải trông chờ vào việc kiện toàn lại khung pháp lý và thực thi pháp lý ở Việt Nam liên quan đến việc phát ngôn trên mạng xã hội.
Nội luật của chúng ta đã có khung quy định cho vấn đề nhưng còn thiếu nhiều quy chế, quy định, hướng dẫn, bộ quy tắc ứng xử, chưa có hoặc chế tài chưa đủ mạnh hoặc chưa có lực lượng thực thi, xử lý các bên liên quan vi phạm.
Một điều đáng cân nhắc là về phía vĩ mô, Chính phủ cần làm việc mạnh mẽ hơn với các nền tảng mạng xã hội để “nhập gia phải tùy tục”, có sự tôn trọng tính đặc thù của Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Úc đã có bài học về việc này và tư tưởng về địa phương hóa một phần các mạng xã hội cùng tính năng của nó cho phù hợp đã tỏ ra có căn cứ thực tiễn.
Sự phát triển của công nghệ với trí tuệ nhân tạo AI cũng sẽ góp phần giúp chúng ta hữu hiệu trong quá trình “nhặt sạn” phát ngôn không phù hợp trên mạng xã hội, nhưng tôi cho rằng việc này chưa thể đạt mức lý tưởng ở thời điểm hiện tại.
Về giải pháp dài hạn, theo tôi, việc tương tác trên mạng như thế nào tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của chính mỗi cá nhân. Chúng ta phải tự nâng cao năng lực của mình trong việc sử dụng mạng xã hội, tự đi đến những quyết định cho việc chọn cái này mà không chọn cái kia. Và khi lựa chọn của chúng ta sáng suốt thì những cái xấu sẽ không còn “đất” để tồn tại nữa.
Bất cứ một nhóm xã hội nào đủ văn minh cũng sẽ tự đào thải những phát ngôn cuồng tín, những lời nói xằng bậy, những vu khống vô căn cứ. Chính người dùng mạng xã hội ở Việt Nam phải tự đào thải những cái xấu đó, không ai khác giúp được chính chúng ta cả.
Tôi cho rằng cốt lõi ở việc nâng cao năng lực sử dụng mạng xã hội, công dân mạng Việt sẽ tự tẩy chay những hành vi ứng xử vô văn hóa, thiếu văn minh.
Xin cảm ơn TS.Trịnh Lê Anh!
Nguyễn Thảo
Con tôi từng tự tử bất thành vì bị chế giễu trên mạng
Vào một buổi chiều, sau khi nhận được điện thoại cô giáo của con trai, tôi lao vào bệnh viện. Con tôi nằm đó dù đã tỉnh nhưng như một đứa trẻ vô hồn.
" alt="MC Lê Anh: Học cách dùng mạng xã hội để tẩy chay văn hoá 'bóc phốt', 'dìm hàng'" />