Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Botev Vratsa, 21h30 ngày 14/4: Tiếp tục chìm sâu
Hồng Quân - 13/04/2025 20:24 Nhận định bóng đ quan votquan vot、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Nữ Monterrey vs Nữ Queretaro, 9h00 ngày 15/4: Thắng không dễ
2025-04-15 09:52
-
Lịch sử rất quan trọng và là một bộ phận không thể tách rời khỏi đời sống của chúng ta. Đó là cuốn cẩm nang giúp chúng ta hiểu về quá khứ, kết nối với hiện tại và hướng tới tương lai.
Hiện nay, với sự bùng nổ của mạng xã hội, không khó để chúng ta bắt gặp những câu chuyện thú vị về lịch sử trên các nền tảng. Tuy nhiên, những câu chuyện này có đúng hay không, chúng ta phải làm sao để không bị lừa, có cách nào giúp chúng ta tự kiểm định thông tin để tự bảo vệ bản thân khỏi những mẩu chuyện bịa đặt về lịch sử.
Trong cuốn Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử, tác giả Jo Hedwig Teeuwisse không chỉ đưa ra cảnh báo với độc giả về những “bằng chứng” giả tạo đang lan truyền trên Internet, mà còn chỉ ra 101 câu chuyện về lịch sử tưởng thật nhưng hóa ra không phải thâ. Tác giả cũng mong độc giả sẽ có ý thức phê phán và kiểm chứng hơn với mọi thông tin lịch sử mà họ tiếp nhận.
Sách Sử bịa: 101 điều chưa từng xảy ra trong lịch sử. Ảnh: PT.
Sử bịa nguy hiểm như thế nào?
Jo Hedwig Teeuwisse là một nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng người Hà Lan, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong các bảo tàng, triển lãm, và các dự án lịch sử quốc tế. Bà được biết đến với cái tên The Fake History Hunter - Thợ Săn Sử Bịa, với hàng loạt bài viết vạch trần những “sự thật” lịch sử trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngay ở phần mở đầu của cuốn sách, bằng kinh nghiệm của một chuyên gia trong lĩnh vực phân tích và xác thực tư liệu lịch sử, Hedwig Teeuwisse đã chỉ cho chúng ta sử bịa là gì và nó nguy hiểm như thế nào.
Theo bà, sử bịa rất giống tin giả, ngoại trừ việc đó là những tin đã khá cũ. Một số tin bịa đặt này có vẻ hài hước hoặc khá vô hại nhưng cũng có không ít tin bịa đặt khác lại thực sự gây hại và nguy hiểm.
Chẳng hạn: những huyền thoại, những trích dẫn sai lệch và những bức ảnh mô tả không đúng sự thật được chia sẻ trong đại dịch Covid-19. Mọi người sử dụng những câu chuyện về Cái chết Đen, dịch cúm Tây Ban Nha và những điều rất thương tâm có liên quan, được cho là bắt nguồn từ những bộ óc thông minh trong quá khứ để kêu gọi đeo khẩu trang, tuân thủ các quy tắc phong tỏa, hay lưu tâm đến Covid-19, hoặc để cố gắng thuyết phục người khác làm điều ngược lại.
Lịch sử cũng bị lạm dụng một cách nghiêm trọng bởi những người đang cố gắng hạ thấp hoặc đề cao nền văn minh nào đó, chẳng hạn bằng cách tuyên bố người châu Phi không biết bánh xe là gì cho đến khi thực dân châu Âu đến, hoặc người châu Âu không biết tắm rửa và xà phòng cho đến khi người Moor (người Berber, người châu Phi da đen, người Ả Rập có nguồn gốc Bắc Phi) biến họ trở thành thuộc địa.
Theo Hedwig Teeuwisse lý do khiến sử bịa tràn lan trên mạng hiện nay là bởi phương tiện truyền thông xã hội có thể làm cho người làm những nội dung này giàu có; việc tạo ra nội dung được chia sẻ phổ biến chính là phi vụ làm ăn lớn... Do vậy, ta không thể ngăn các tài khoản X, Facebook… hám lợi, cũng như những người quyền lực khác sử dụng và lạm dụng lịch sử. Nhưng ít nhất, ta có thể làm điều gì đó để ngăn không cho họ truyền bá sử bịa - tất cả những gì mà ta cần là khảo cứu và kiến thức.
Bên cạnh những thông tin sử bịa tràn lan trên mạng, theo tác giả sách cũng có những huyền thoại được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không bị nghi ngờ. Ngay cả những thông tin chúng ta tìm hiểu được trong viện bảo tàng thì không phải lúc nào cũng đúng. Hầu hết chúng ta đều có ký ức về một số câu chuyện thực sự kỳ lạ và xa vời từ những người hướng dẫn ở bảo tàng hoặc lâu đài, mà hóa ra, về sau ta mới biết là hoàn toàn sai sự thật.
"Thợ săn sử bịa" Jo Hedwig Teeuwisse. Nguồn: historischnieuwsblad.
Lật tẩy những lầm tưởng lịch sử
Điều gì sẽ xảy ra nếu những câu chuyện được xem là biểu tượng của lịch sử lại chỉ là những câu chuyện được bịa đặt tinh vi? Trong cuốn sách Top of Form, Hedwig Teeuwisse đã chỉ cho chúng ta 101 câu chuyện về lịch sử tưởng thật nhưng hóa ra không.
Điển hình trong số đó là câu chuyện về Napoléon Bonaparte và chiếc mũi tượng Nhân Sư.
Từ lâu, người ta truyền tai nhau rằng trong chuyến viếng thăm Ai Cập, Napoléon đã cho binh lính bắn phá chiếc mũi tượng Nhân Sư vì cho rằng nó không mang dáng dấp châu Âu.
Thế nhưng, Teeuwisse chứng minh rằng chiếc mũi của tượng Nhân Sư đã bị hư hại từ trước khi Napoléon ra đời. Thực tế, nhiều ghi chép từ thế kỷ 15 đã đề cập đến tình trạng hư hại của bức tượng, và các nhà khảo cổ cũng phát hiện dấu vết hư hỏng có từ hàng thế kỷ trước. Câu chuyện về hành động phân biệt chủng tộc của Napoléon đã bị bóp méo để làm công cụ tuyên truyền, chứ hoàn toàn không có thật.
Một câu chuyện khác, đầy ấn tượng và phổ biến không kém, là phát ngôn nổi tiếng của Nữ hoàng Pháp Marie Antoinette với câu nói “Hãy để họ ăn bánh ga-tô!” khi nghe tin dân chúng không có bánh mì để ăn.
Thực tế, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Marie Antoinette đã nói câu này. Nhiều khả năng, câu nói đó thuộc về một công chúa khác thời bà còn rất nhỏ, và câu chuyện đã được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành biểu tượng của sự vô cảm và xa rời thực tế.
Teeuwisse khẳng định rằng đây là ví dụ rõ nét cho cách truyền thông có thể bóp méo và lan truyền một cách sai lệch về cuộc sống của người nổi tiếng để tạo ra những câu chuyện hấp dẫn.
Bên cạnh các câu chuyện cụ thể, Teeuwisse nhấn mạnh rằng sử bịa là dấu hiệu cho thấy xã hội hiện đại dễ bị tác động ra sao trước những thông tin gây tranh cãi.
Trong thời đại mà chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể truyền đi hàng triệu tin tức, sách Sử bịalà lời cảnh báo về sự nguy hiểm của việc tiếp thu thông tin mà không kiểm chứng. Jo Hedwig Teeuwisse hy vọng rằng, qua cuốn sách này, độc giả sẽ ý thức hơn về việc tra cứu và tự mình xác minh các thông tin trước khi tin tưởng vào chúng.
Cuốn sách còn chỉ ra rằng lịch sử không phải là một mảng kiến thức cố định. Qua thời gian, những phát hiện khảo cổ mới, sự phát triển của khoa học và công nghệ giúp chúng ta hiểu biết sâu hơn và đôi khi thậm chí phải viết lại lịch sử.
Điều đó không chỉ mở ra cơ hội để chúng ta tìm hiểu về những điều mới mẻ, mà còn yêu cầu chúng ta phải thận trọng với những thông tin cũ kỹ, và đặc biệt là các lầm tưởng tưởng chừng vô hại.
Những hiểu biết sai lệch này có thể dẫn đến những hệ lụy không lường trước, và sách Sử bịachính là công cụ để độc giả tự trang bị khả năng nhận diện và phân tích thông tin một cách cẩn thận.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" width="175" height="115" alt="'Thợ săn sử bịa' vạch trần 101 bịa đặt về lịch sử" />'Thợ săn sử bịa' vạch trần 101 bịa đặt về lịch sử
2025-04-15 09:44
-
Sát ngày rồi mà cô dâu còn “sợ cưới”
2025-04-15 09:32
-
Đối tác Apple muốn theo dõi nhân viên bằng camera tại nhà
2025-04-15 08:42



Thượng tá Cao Văn Thái thông tin với báo chí.
Liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 5.000 tỷ đồng do Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips) cầm đầu, Thượng tá Cao Văn Thái, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội cho biết, Nam cùng với Lê Khắc Ngọ đã tuyển 1.000 nhân viên và mở 44 văn phòng tại Việt Nam (trong đó 24 văn phòng ở Hà Nội, 20 văn phòng tại các tỉnh, thành khác trên toàn quốc) để hoạt động phạm tội.
Sau khi tuyển nhân viên và mở văn phòng xong, Nam và Ngọ đào tạo các đối tượng cách thức tiếp cận nạn nhân để lừa đảo rất tinh vi và bài bản.
Cụ thể, các đối tượng núp bóng dưới danh nghĩa công ty, trang mạng hoạt động về lĩnh vực Telemarketing (tiếp thị, quảng bá sản phẩm qua điện thoại), Telesales (tư vấn, bán hàng qua điện thoại), tư vấn đầu tư tài chính.
Các đối tượng còn môi giới chứng khoán, dụ dỗ, lôi kéo khách hàng đầu tư vào các mã chứng khoán trên sàn chứng khoán quốc tế. Chúng lập trang web "artexvina.co", xây dựng hình ảnh công ty một cách chuyên nghiệp về lĩnh vực tư vấn đầu tư chứng khoán trên sàn quốc tế.
![]() |
Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ (trong vòng đỏ) đang đào tạo nhân viên để lừa đảo: Ảnh: CACC. |
Bộ máy của Nam được phân cấp với nhiều bộ phận như: Kế toán, nhân sự, IT, kinh doanh và chăm sóc khách hàng... Các bộ phận thực hiện các hoạt động độc lập, bổ trợ lẫn nhau, tiếp xúc với khách hàng thông qua các mạng xã hội như Zalo, Telegram... để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng đã cung cấp thông tin sai sự thật để khách hàng tin tưởng, chuyển tiền vào tài khoản do chúng chỉ định. Khách hàng sẽ được đưa vào các nhóm trò chuyện riêng tư, được hướng dẫn, tư vấn "đánh" các lệnh mua bán, kích thích nạp tiền, sử dụng "đòn bẩy" (vay) để con mồi "cháy" tài khoản.
Trước khi bị hại sập bẫy, chúng thả mồi là các giao dịch có lãi thật nhưng ít tiền để nhà đầu tư bị mê hoặc, kích thích và "tất tay".
![]() |
Phó Đức Nam bị cơ quan công an bắt giữ. Ảnh: CACC. |
Khi khách hàng đã hết tiền, các đối tượng lại cung cấp các thông tin sai sự thật để họ có niềm tin, chuyển thêm tiền để "gỡ". Đến khi khách hàng không còn khả năng về tài chính, các đối tượng chặn liên lạc, chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà họ đã chuyển.
Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội thông tin thêm, thông qua dữ liệu điện tử thu thập được từ các đối tượng, cơ quan điều tra xác định được 2.661 bị hại.
Những bị hại này được "tìm thấy" qua hồ sơ của những nhân viên sale, có đầy đủ họ tên, thông tin cá nhân. Trong đó, dữ liệu về số tiền nạp ban đầu của 2.661 bị hại thể hiện khoảng 50 triệu USD.
Đây chỉ là số tiền nạp ban đầu và có thể con số sẽ còn lớn hơn. Cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng làm rõ, truy vết đến cùng, vì hiện nay chưa khai thác hết hơn 280 máy tính bị thu giữ.
Đặc biệt liên quan vụ án, cơ quan công an đã thu giữ, phong tỏa nhiều tài sản của các đối tượng, ước tính hơn 5.200 tỷ đồng.
![]() |
Khối tài sản bị cơ quan công an thu giữ. Ảnh: CACC. |
Cụ thể số tài sản trên bao gồm: 316 tỷ đồng trong tài khoản, trái phiếu trị giá 9 tỷ đồng, sổ tiết kiệm trị giá hơn 200 tỷ đồng, 69 tỷ đồng tiền mặt VND, 2,3 triệu USD, 890 miếng vàng SJC, 246kg vàng nguyên khối, 31 siêu xe, 7 xe mô tô hạng sang, 59 đồng hồ nhãn hiệu nổi tiếng, trị giá khoảng 300 tỷ đồng, 84 trang sức các loại bằng vàng, khảm kim cương... Bên cạnh đó, đã phong tỏa giao dịch đối với 125 bất động sản.
Nói thêm về quá trình bắt Phó Đức Nam, Thượng tá Cao Văn Thái cho biết, Namlà kẻ cầm đầu, thường ở Campuchia. Cơ quan công an đã kiên trì theo dõi đối tượng, khi Nam về TPHCM thì bị bắt, dẫn giải ra Hà Nội quy án.
Thực hư thông tin 'miền Nam sắp đón bão nguy hiểm không kém bão Yagi'Nhiều tài khoản người dùng trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok… đăng tải tin đồn "miền Nam chuẩn bị có đợt mưa bão nguy hiểm không kém cơn bão Yagi." " alt="TikToker Mr Pips Phó Đức Nam đào tạo 1.000 nhân viên lừa đảo thế nào?" width="90" height="59"/>TikToker Mr Pips Phó Đức Nam đào tạo 1.000 nhân viên lừa đảo thế nào? ![]()
![]()
关注微信公众号,了解最新精彩内容
|