
Kongthong là ngôi làng miền cao nằm nép mình bên cánh rừng rậm rạp ở East Hills, bang Meghalaya, phía đông bắc Ấn Độ, với dân số khoảng 700 người đều thuộc bộ tộc Khasi. Họ sống chủ yếu dựa vào tài nguyên núi rừng bằng nghề nông và săn bắn. |
Khasi là một bộ tộc khá đông ở Ấn Độ với khoảng 1,41 triệu người, phân bố khắp các vùng miền thuộc tiểu bang Meghalaya. Người Khasi theo truyền thống mẫu hệ. Phụ nữ làm chủ gia đình, con gái út có quyền thừa kế và trách nhiệm phụng dưỡng mẹ cha già. |
 |
Thế nhưng, điều khiến ngôi làng này trở nên đặc biệt là việc người dân liên lạc với nhau bằng cách huýt sáo thay vì gọi tên. Tại Kongthong, khi đứa trẻ chào đời, người mẹ sẽ sáng tạo ra một giai điệu huýt sáo dành riêng cho con có tên là jingrwai lawbei. Đây sẽ là tên gọi và dấu hiệu nhận biết của đứa trẻ trong suốt cuộc đời. |
Theo đó, các bà mẹ thường mượn âm thanh của tự nhiên như mưa, gió, tiếng thác nước, tiếng chim hót… rồi biến tấu và sáng tạo thành làn điệu riêng cho con cái. Tên gọi thường dài từ 30-60 giây và không được trùng với bất cứ tên nào của người trong làng, kể cả người đã khuất.

|
Mỗi người trong làng Kongthong có 2 tên giai điệu. Một là tên ngắn có độ dài khoảng 5-6 giây, được dùng ở nhà hay trong làng giống như tên thân mật. Cái còn lại là tên đầy đủ jingrwai lawbei, thường được huýt gọi khi các cư dân săn bắt, hái lượm ở trong rừng. |
 |
Đây là một truyền thống lâu đời của làng Kongthong và đặc biệt có ích trong những cuộc săn bắn. Khi một nhóm người đi săn, họ dùng những âm thanh này để cảnh báo đồng đội mà không khơi dậy sự tò mò của các nhóm khác có thể cũng đang nhắm tới con mồi đó. |
 |
Bản thân người làng Kongthong không biết truyền thống gọi tên bằng cách huýt sáo này có từ bao giờ, chỉ biết rằng người trong làng đã liên lạc như vậy từ hàng trăm năm nay. |
 |
Nguồn gốc của truyền thống này vẫn là một bí ẩn. Theo truyền thuyết của làng, trong rừng Meghalaya có những ác quỷ chuyên nghe trộm tên người. Nếu ai bị ác quỷ biết tên thật, họ sẽ bị "quỷ vật" đến ốm liệt giường. Vì thế, người Khasi ở đây bèn nghĩ ra cách đặt tên không cần từ, ngân nga nó thành điệu nhạc. Và để chắc chắn ác quỷ không học lỏm được giai điệu này, họ gọi nhau bằng cách huýt sáo. |
Dù những cái tên không có lời nhưng các cư dân ở đây không bao giờ gọi nhầm tên nhau. Một người phụ nữ 50 tuổi trong làng tự tin rằng có thể nhớ được khoảng 500 giai điệu, tượng trưng cho 500 người.
 |
Tiếng huýt sáo không chỉ dùng để gọi nhau, người dân trong làng còn dùng nó như một phương thức giao tiếp trong các lễ tỏ tình. Mỗi mùa hè, vào một đêm trăng tròn, người dân sẽ đốt lửa và tham gia vào một nghi lễ mà ở đó, thanh niên chưa vợ sẽ hát những giai điệu của mình. Người hát hay nhất sẽ được cô gái còn độc thân xinh đẹp nhất làng chọn làm chú rể. |
 |
Tuy nhiên, khi thế giới bắt buộc công dân phải có thẻ căn cước, thì người làng Kongthong cũng có tên bình thường. Họ dùng nó trong các giấy tờ nhân thân, ký xác nhận giao dịch… Các bà mẹ ở Kongthong có xu hướng chọn tên tiếng Anh đặt cho con. Song, dù ở đâu thì họ vẫn chỉ thích gọi tên giai điệu. Ngay cả khi bắt gặp nhau ở một thành phố xa lạ, người làng Kongthong vẫn hân hoan huýt sáo để chào hỏi nhau. |

Ngôi làng lưu giữ văn hóa trên từng bức tường
Làng Tiebele trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu ở Burkina Faso (châu Phi) nhờ kiến trúc lưu truyền nhiều đời, mang đậm nét văn hóa độc đáo.
" alt="Ngôi làng kỳ lạ: Người dân không có tên, gọi nhau bằng tiếng huýt sáo"/>
Ngôi làng kỳ lạ: Người dân không có tên, gọi nhau bằng tiếng huýt sáo
Tốt nghiệp đại học, có công việc ổn định ở Hàng Châu, tháng 5/2018, Yin Xiao Zhu (29 tuổi, Trung Quốc) đột ngột nghỉ việc, về quê vì cô nhận ra cha mình cần người chăm sóc, theo Sohu.Thời điểm Yin quyết định bỏ phố về quê, từ bạn bè đồng nghiệp đến cả gia đình ai cũng bất ngờ. Câu đầu tiên mà mọi người hỏi luôn là: Về quê thì làm gì? Có trụ nổi không?
 |
Cô gái 29 tuổi nghỉ việc ở thành phố về quê chăm cha. |
Gia đình ban đầu lo lắng, chỉ sợ con về thất nghiệp. Nhưng cô suy đi tính lại, ở thành phố phải thuê nhà mà thu nhập chỉ trung bình, có khi về quê lại tốt hơn.
Trước đây, cô cùng chị gái đi du học, cha của Yin kinh doanh bên ngoài. Căn nhà ở quê chỉ có bà sinh sống. Gia đình 4 người không có nhiều thời gian để đoàn tụ cùng nhau.
Cuối năm 2017, khi cha của Yin nhập viện do sức khỏe không tốt, cô đã nung nấu ý định trở về quê để sống cùng gia đình.
Sau khi nghỉ việc, cô cùng cha lên kế hoạch xây biệt thự dành cho việc kinh doanh. Đồng thời, cô muốn tạo không gian sống cho những người trung tuổi.
Nói là làm, cô thuê thiết kế cải tạo lại căn biệt thự cũ của gia đình. Sau gần một năm, ngôi nhà hoàn thiện với 3 tầng, 7 căn phòng đi vào sử dụng. Yin không thay đổi kiến trúc cũ mà cải tạo để nó tiện nghi, hiện đại hơn.
Các căn phòng ngủ đều được thiết kế linh hoạt, sáng tạo. Mỗi căn phòng đều lấy ánh sáng tự nhiên, có cách trang trí đặc trưng, tạo sự khác biệt.
Bên ngoài, Yin thiết kế lại sân vườn, trồng thêm cây ăn quả, bãi cỏ, hòn non bộ. Phía sau nhà được thiết kế không gian mở.
Tại đây, vào ngày cuối tuần, cô thường xuyên tổ chức những bữa tiệc hay các hoạt động tụ họp cùng bạn bè.
Bên cạnh đó, tại căn biệt thự, Yin nuôi một chú ngựa trắng. Cô quyết định biến không gian sống thành homestay để phục vụ những vị khách yêu thích cuộc sống nông thôn trong lành. Đồng thời, chú ngựa cũng giúp cô thu hút khách ghé thăm biệt thự.
Năm 2020, dù ngành du lịch bị tàn phá bởi Covid-19, căn biệt thự của cô vẫn thu hút nhiều người, tỷ lệ đặt phòng luôn đạt 90%.
Giờ đây, sau 3 năm về quê, Yin hài lòng với lựa chọn của mình. Thời gian rảnh, cô cùng cha dọn dẹp vườn, trò chuyện, dạo bộ cùng nhau.
Yin tâm sự: "Khi làm việc ở Hàng Châu, tôi luôn cảm thấy cô đơn, mọi thứ đều không có gì thân thuộc. Dù có bạn bè, tôi vẫn phải sống một mình. Tôi luôn về nhà với tâm trạng chán nản. Sau khi trở về quê hương, tôi hạnh phúc bởi được sống bên những người thân yêu, trong ngôi nhà tuổi thơ đã được sửa chữa thật đẹp".

Chàng trai bỏ thành phố lên vùng cao làm giàu
Rời miền xuôi để lên vùng cao làm rể, anh Nguyễn Văn Chiến từng bước xây dựng cuộc sống gia đình ổn định, có của ăn của để nhờ những quyết định dứt khoát, táo bạo.
" alt="Cô gái nghỉ việc ở thành phố về quê sống cùng cha"/>
Cô gái nghỉ việc ở thành phố về quê sống cùng cha
“Mang Tết ấm đến bà con vùng lũ”Nhằm mang một cái Tết ấm áp đến với bà con chịu ảnh hưởng nặng nề trong đợt lũ vừa qua, ngày 03 - 04/02/2021, đại diện Nam A Bank đã trao hơn 450 phần quà là nhu yếu phẩm và lì xì cho bà con xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và bà con xã Phong Xuân, xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Trong năm 2020, địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10 cơn bão lớn nhỏ, lũ chồng lũ liên tiếp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Riêng sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã khiến hàng chục người gặp nạn, mất tích, bao mái nhà cũng bị cuốn trôi theo lũ.
 |
|
Xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) là một trong những địa điểm chịu thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ lụt, sạt lở ở miền Trung năm vừa qua. Đặc biệt, thôn 1 và thôn 2 đã bị cuốn đi nhiều mái nhà, ruộng vườn, khiến hàng chục hộ gia đình mất nhà cửa, thiệt hại tài sản và 53 người dân bị vùi lấp. Với người dân Trà Leng, sự ám ảnh với cơn lũ vừa qua chưa mờ đi trong tâm trí họ.
 |
Đại diện Nam A Bank trao quà Tết cho anh Hồ Văn Đông |
Trong trận sạt lở ở thôn 1, xã Trà Leng, anh Hồ Văn Đông mất vợ và đứa con mới chỉ tròn 8 tháng tuổi. Anh Đông cố gắng vượt qua nỗi đau này để tiếp tục nuôi 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Đại diện Nam A Bank đã trao tặng quà và lì xì 20 triệu đồng để anh có thêm ít vốn mua hạt giống trồng cây, sớm ổn định cuộc sống.
 |
Nam A Bank mang ‘Tết ấm’ đến bà con Trà Leng, Rào Trăng |
Ông Hồ Văn Đề sống tại thôn 1, xã Trà Leng. Ông chia sẻ, trong đợt lũ năm vừa qua, nhưng chỉ trong 3 phút sạt lở, ông đã mất đi 8 người thân trong gia đình. Trong khi đó, 4 anh em: Hồ Văn Trí, Hồ Văn Trung, Hồ Thị Điệp và Hồ Văn Đệ đều nằm trong độ tuổi đến trường, người anh cả Hồ Văn Trí đang học năm cuối đại học; nhưng trận sạt lở đã khiến các em trở thành mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cảm thông với sự mất mát, đại diện Nam A Bank tặng quà và lì xì cho 2 hộ gia đình, mỗi hộ 20 triệu đồng nhằm góp phần giúp các họ vượt qua khó khăn.
Bên cạnh những phần quà có ý nghĩa thiết thực, Tết yêu thương năm nay còn mang mâm cơm Tết đến từng hộ gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ trận sạt lở vừa qua tại thôn 1 và thôn 2 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
 |
Tết này có thể sẽ là một cái Tết lặng lẽ của những người dân vùng lũ, nhưng Nam A Bank tin rằng, từng hộ dân sẽ cảm thấy ấm áp hơn khi sum vầy cùng gia đình bên mâm cơm nghĩa tình |
Đại diện Nam A Bank chia sẻ: “Chương trình “Tết yêu thương” là tình cảm, tấm lòng của cán bộ nhân viên Nam A Bank tổ chức từ nhiều năm nay, với mong muốn mang đến một mùa xuân ấm áp, đầy đủ cho những hoàn cảnh kém may mắn. “Tết yêu thương” 2021 lại thêm phần ý nghĩa khi đến với người dân miền Trung - nơi gánh chịu những hậu quả nặng nề của các đợt bão lũ trong năm vừa qua. Chúng tôi hi vọng, những món quà mang ý nghĩa thiết thực cùng với mâm cơm Tết sẽ góp phần xua tan nỗi đau, sưởi ấm cho bà con vùng lũ trong những ngày Tết”.
 |
“Tết yêu thương” là hành trình được Nam A Bank tổ chức thường niên từ nhiều năm nay nhằm mang một mùa Tết ấm áp, đủ đầy cho những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước |
Viết tiếp hành trình này, năm 2021, Nam A Bank phối hợp tổ chức chương trình “Tết yêu thương” với chủ đề “Mang Tết ấm đến bà con vùng lũ” tại Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế. Chương trình dự kiến sẽ phát sóng tại tiêu điểm chương trình Chuyển động 24h trên VTV1 vào lúc 11h30 ngày 09/02/2021 và ngày 10/02/2021.
Phát triển kinh doanh gắn liền với cộng đồng
Với phương châm phát triển kinh doanh gắn liền với hoạt động cộng đồng, Nam A Bank thường xuyên triển khai các hoạt động thiện nguyện, vì cộng đồng. Đặc biệt, trong năm 2020, khi lũ lụt để lại những hậu quả nặng nề cho bà con miền Trung, cán bộ nhân viên Nam A Bank đã chung tay ủng hộ hơn 1,2 tỷ đồng, nhằm giúp người dân khắc phục khó khăn sau thiên tai. Song song đó, khi dịch Covid-19 xuất hiện và kéo dài, Nam A Bank cũng tích cực góp sức cùng chính quyền địa phương phòng chống dịch bệnh.
Ghi nhận những đóng góp này, năm vừa qua, Nam A Bank nhận nhiều giải thưởng, bằng khen như: nhận bằng khen vì đã có có thành tích xuất sắc trong công tác vận động, ủng hộ thực hiện phòng chống dịch Covid-19 tại TP.HCM do Chủ tịch UBND TP.HCM trao tặng; được vinh danh là “Doanh nghiệp vì cộng đồng” tại Lễ tôn vinh Saigon Times CSR & Tọa đàm “Thực hiện CSR - Hướng tới phát triển bền vững”…
Vĩnh Phú
" alt="Nam A Bank mang ‘Tết ấm’ đến bà con Trà Leng, Rào Trăng"/>
Nam A Bank mang ‘Tết ấm’ đến bà con Trà Leng, Rào Trăng