Vì nhà chật không có chỗ để nên ông Nguyễn Văn Trường (Vĩnh Tường,ĐộcnhấtvônhịngôinhàgắnhơnbátđĩacổởVĩnhPhúngoại hạng anh hôm nay Vĩnh Phúc) với 15 năm đam mê sưu tầm đồ cổ đã gắn gần 10.000 bát, đĩa cổ, tiền cổ… lên tường nhà. |
Sau khi xuất ngũ năm 1989 ông Trường về quê lấy vợ và làm nghề sơn bàn ghế kiếm sống. Ông Trường mê đồ cổ trong một lần đi sơn bàn ghế cho một ông lão buôn bán đồ nổi tiếng ở huyện thời đó. Nghe ông lão đó giới thiệu về những đồ cổ có niên đại nhiều năm và những món đồ độc đáo được coi là độc nhất, ông Trường thích và bắt đầu sưu tầm bát đĩa cổ từ đó. |
Đam mê cháy bỏng với những bát đĩa cổ, ông Trường phải lăn lộn nhiều năm ở các tỉnh miền Bắc như Bắc Giang, Hưng Yên, Yên Bái, Lào Cai… để tìm kiếm và mua lại. Nhiều bát đĩa, bình gốm ông sưu tầm được có niên đại từ thế kỷ 17, 18 vô cùng quý giá và hiếm có. |
Nghe tin ở đâu có bát đĩa, đồng xu cổ... là ông lại tức tốc lên đường săn cho bằng được. Khi mua được những món đồ ưng ý ông mang về lau chùi sạch rồi cất giữ, ít khi mua đi bán lại. Ông cho biết thời đó mỗi bát đĩa cổ có giá từ 90,000 - 200.00 đồng, tiền thời đó có giá nên khi không có tiền ông lại đi vay bạn bè để mua bằng được món đồ mình thích. Chính vì quá đam mê đồ cổ nên cuộc sống cơm cháo, nuôi con cái đều dựa vào người bạn đời của ông. |
Theo ông Trường, gắn bát đĩa lên tường, cổng, non bộ... là cách để ông gìn giữ và bảo vệ những cổ vật mà cha ông để lại và đây cũng là cách ông chơi đồ cổ. |
Khi đã cạn tiền, ông thế chấp sổ đỏ của nhà được hơn 10 triệu đồng để lên đường đi săn đồ cổ tiếp. Đi mấy ngày mua được đồ mà mình muốn rồi trong người không còn tiền bắt xe về quê nữa, ông phải đi bộ rồi đi nhờ mấy ngày rồi cũng về tới nhà. |
Nhiều người nói ông bị điên vì không lo cuộc sống mà lại đi mua, chơi đồ cổ, không những thế ông còn gắn đồ cổ lên tường thì đó là phá cái vẻ đẹp đáng quý của đồ cổ. Nhưng cá nhân ông lại nghĩ khác, gắn lên tường là bảo tồn những giá trị mà ông cha ta để lại, cũng một phần gắn như vậy thì trộm không thể nào lấy được. "Tôi luôn dặn vợ con rằng sau này đi làm khấm khá hơn thì mua đất xây nhà khác, bằng mọi giá phải giữ lại ngôi nhà này lại", ông Trường tâm sự. |
"Nhiều lần tôi chứng kiến đồ cổ bị bán sang nước ngoài mà rơi nước mắt. Bởi tôi nghĩ rằng nếu cứ bán hết đi nữa thì đến đời con cháu không còn biết đến những tài hoa chế tác cũng như hoa văn trên chén, đĩa, đồ gốm cổ nữa. Tâm tôi luôn hướng tới những đồ cổ dù nhỏ nhất nên tôi cứ cố, cố mua mãi những món quà quý giá", ông Trường chia sẻ. |
Hàng ngày ông Trường thường ở nhà để tiếp khách đến từ trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh để thăm ngôi nhà "độc nhất vô nhị" này. Khi không còn khách ông lại đi lau từng cái bát, đĩa... |
Ngôi nhà hơn 100 tuổi chứa bảo vật dát vàng ở Hà Nội
Ngôi nhà cổ nằm ở ngoại thành Hà Nội, chứa bức thiều châu dát vàng từng được nhiều người tìm về gạ mua nhưng gia chủ từ chối vì lý do đặc biệt.