Cuốn sách ảnh là những cảm nhận, cảm xúc đầy chiều sâu của các bạn học sinh với câu chuyện của chị Thủy Bốp, người mẹ đơn thân đã mạnh mẽ chiến đấu với căn bệnh ung thư, đã luôn duy trì khát khao "TÔI MUỐN SỐNG" để còn chờ đến 1 ngày, cậu bé Bốp đẹp trai, tình cảm cưới vợ.
Toàn bộ cuốn sách ảnh là sản phẩm sáng tạo đến từ nhóm bạn Khánh Ly, Hoàng Ngọc, Anh Thư, Minh Anh, Anh Khoa, Hồng Nguyên lớp 12I1.
Đây cũng là sản phẩm thuộc dự án dạy học môn Văn có tên Memento Mori (Sống thêm một cuộc đời) của trường triển khai.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Cô Nguyễn Minh Ngọc, Giáo viên dạy văn Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý cho hay, đây là 1 trong ba bộ ảnh mà học sinh thực hiện về nhân vật chị Thủy bốp.
"Hình ảnh được chụp với bố cục tốt, nhan đề khá hay. Phần lời mở đầu và phần kết viết tốt, tạo được sự lắng đọng trong cảm xúc. Trích xuất được những thông tin quan trọng về cuốn sách. Tạo kết nối trong mạch chuyện. Cô đánh giá cao sự sáng tạo khi các con sử dụng được biểu tượng chiếc nơ hồng, là biểu tượng về căn bệnh ung thư vú mà nhân vật mắc phải. Chiếc nơ xuyên suốt 1 số trang sách tạo tính thông điệp tốt"- giáo viên nhận xét về bộ ảnh.
Nhân vật trong bộ ảnh là Bùi Thu Thủy hay còn gọi là Thủy Bốp phát hiện mình bị ung thư vào tháng 10/2014. Sau nhiều lần hóa trị, hiện tại người mẹ này đang chiến đấu với căn bệnh này mỗi ngày để được tiếp tục vui sống cùng với con trai.
"Không thể nghĩ quyển sách của mình là 1 tác phẩm văn học để cô giáo dạy các em. Bọn trẻ siêu đáng yêu, rủ nhau đặt bánh trung thu, rồi dựng tác phẩm thành kịch, chuyển thể thành những dạng văn khác dựa trên cốt truyện, rất đầu tư, tâm huyết và cầu kì. Cảm ơn cô giáo trẻ có trái tim nhân ái và nhiệt huyết. Cảm ơn bọn trẻ con đáng yêu của cô. Với sự giáo dục như này các con sẽ thành những người cực kì tử tế, nhân hậu với trái tim đầy yêu thương"- chị Thủy Bốp
|
Lê Huyền
" alt=""/>Bộ ảnh tái hiện người mẹ ung thư Thủy Bốp của học sinh Sài GònHoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi sinh năm 2002, quê Bình Định, cao 1,75m, số đo 3 vòng: 79-59-89 cm, hiện là sinh viên ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Cô thể hiện phong độ tốt trong các phần thi phụ: thắng Người đẹp Thời trang, top 5 Người đẹp Biển, top 16 Người đẹp Nhân ái.
Sau đêm chung kết, ban tổ chức cuộc thi và top 3 có những chia sẻ về kết quả chung cuộc tại họp báo đăng quang.
Trưởng BGK, bà Phạm Kim Dung cho rằng 3 thí sinh đoạt giải đều tiến bộ, lột xác sau 3 tháng tại cuộc thi. Ý Nhi, Minh Kiên là tân binh trong làng nhan sắc còn Đào Hiền từng có kinh nghiệm thi hoa hậu nhưng cũng có nhiều phát triển.
“Top 3 là niềm vui, món quà của chúng tôi. Ban đầu khi đến với Miss World Vietnam, Ý Nhi mang đậm nét chân chất của người Bình Định. Quá trình phấn đấu cho thấy bạn có tiềm năng phát triển xa. Bạn ấy đoạt danh hiệu Người đẹp Thời trang, có hình thể chuẩn, gương mặt đẹp và tinh thần cố gắng không ngừng nghỉ”, Trưởng BGK tâm sự.
Với Minh Kiên, việc đoạt Á hậu 2 là kỳ tích. Đây là lần đầu cô gái sinh năm 2004 đi giày cao gót. Còn với Đào Hiền, Trưởng BGK cho biết, người đẹp chiến thắng nhờ nụ cười rạng rỡ, khuôn mặt phúc hậu, thân hình cân đối và khả năng giao tiếp tốt.
Á hậu 2 Minh Kiên chia sẻ cha mẹ ly dị khi cô chưa kịp chào đời. Sau này, cha vẫn thường xuyên lui tới làm phiền và đánh đập mẹ. Chứng kiến bạo lực gia đình nhiều lần khi còn nhỏ, cô chỉ biết đứng khóc. Khi Minh Kiên 9 tuổi, mẹ cô đi thêm bước nữa nhưng lại tiếp tục tan vỡ.
Mẹ Á hậu Minh Kiên làm nhiều công việc từ bán cà phê, đính hạt tranh thêu đến giúp việc để có thu nhập cho con gái ăn học. Lên cấp hai, nhận thức được khó khăn tài chính, Kiên nhận viết bài, giảng bài cho bạn để có thêm tiền đóng học phí. Cô không ngại giới thiệu mẹ làm giúp việc cho giáo viên, phụ huynh của bạn.
“Khi bắt đầu dự thi, tôi lo sợ thí sinh khác quá mạnh nhưng lấy hoàn cảnh và mẹ làm động lực. Nếu có áp lực, tôi mong các bạn hãy biến chúng thành động lực phát triển”, 10x trải lòng. Ngay sau đó, mẹ Minh Kiên xuất hiện trên sân khấu nhưng xúc động không nói nên lời.
Trước những ý kiến cho rằng Ý Nhi đăng quang trên sân nhà do thiên vị, bà Kim Dung khẳng định: “Mục tiêu của chúng tôi là tạo nên một sân chơi ý nghĩa, một lễ hội cho Bình Định. Nếu có áp lực, chúng tôi vẫn sẽ giữ tiêu chí công tâm để tìm ra top 3 xứng đáng nhất”.
Ý Nhi kể, cô từng bị nghi vấn đoạt giải Người đẹp Thời trangdo quê Bình Định. Đăng quang trên sân nhà với những phần thi nổi bật và thể hiện tốt xuyên suốt hành trình, cô coi đó là niềm vui nhân đôi, mong khán giả ủng hộ.
![]() | ![]() |
Ngay sau khi đoạt vương miện, Ý Nhi cũng nhận nhiều lời đồn đoán là “gà” được cử của lò luyện hoa hậu. Nhưng cô phủ nhận thông tin này vì bản thân chỉ học thêm kỹ năng catwalk giúp tự tin hơn khi đến với cuộc thi. “Mọi phần trình diễn, ứng xử đều do tôi học và chuẩn bị kỹ càng”, Ý Nhi kể.
Miss World Vietnam 2023 chia sẻ cha là giám đốc công ty xây dựng, mẹ làm nội trợ. “Hôm nay, cả nhà tôi đến đây rất đông, không chỉ người thân mà còn họ hàng ở trong huyện, bạn bè xa gần. Nếu theo dõi hành trình từ đầu, mọi người sẽ thấy tôi thay đổi từ nhút nhát đến tự tin hơn. Tôi hy vọng mình sẽ tiếp tục cố gắng, hoàn thiện để xứng đáng với sức nặng vương miện, đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Thế giới 2024”, Ý Nhi tâm sự.
Người đẹp 21 tuổi học ở bố sự bản lĩnh. Là con đầu, chị cả của 2 em, cô luôn tự lập, biết suy nghĩ cho gia đình và người khác. Ý Nhi cho rằng bản thân đã dùng chính sự bản lĩnh này để tỏa sáng tại đêm chung kết.
Á hậu Đào Hiền chia sẻ nhận được nhiều bài học, kỹ năng khi thi Miss World Vietnam 2023. Ít người biết, cô là con thứ 4 trong gia đình có 5 người con (4 nữ, 1 nam út). Bố mẹ Đào Hiền làm kinh doanh. Cô tự hào khi lớn lên trong gia đình đông con. “Tôi được lĩnh hội những câu chuyện, kinh nghiệm, tuổi thơ của các chị. Xuất phát điểm do đó cũng chắc chắn hơn”, cô nói.
Đào Hiền lọt top 5 Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2022, chị gái Đào Hà cũng 2 lần lọt top 5 tại 2 cuộc thi lớn: Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam. Khi bắt đầu dự thi, cô đặt mục tiêu phá “lời nguyền” top 5 này nhưng sau đó nhận thấy điều quan trọng nhất là cố gắng hết mình.
Ban tổ chức đã kiểm tra lý lịch thí sinh để đảm bảo tính minh bạch thông qua cơ quan chuyên nghiệp và mạng xã hội. Trưởng BTC cho biết không người đẹp nào bị loại vì lý do này. Trước chung kết, một số thông tin bịa đặt, tố cáo thí sinh xuất hiện nhưng ban tổ chức đã thẩm định kỹ càng.
Trước ý kiến về việc Bùi Khánh Linh (SBD 211) dừng chân ở top 5 dù được đông đảo khán giả kỳ vọng vào top 3, Trưởng BGK cho rằng người đẹp Bắc Giang có vóc dáng đẹp, kinh nghiệm trình diễn. “BTC, BGK rất yêu mến Khánh Linh nhưng cuộc thi có người đi tiếp, người dừng lại và trong đội mạnh luôn có người mạnh nhất. Top 3 nhỉnh hơn Khánh Linh một chút trong nhiều yếu tố. Tôi ước cuộc thi có hai Á hậu 1, hai Á hậu 2 để không tiếc nuối”, bà Phạm Kim Dung chia sẻ.
Lời tòa soạn:Thông tin cơ sở là lực lượng truyền thông đặc biệt. Đây là hệ thống truyền thông tiếp cận trực tiếp đến người dân, góp phần lan tỏa năng lượng tích cực, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội và sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên. VietNamNet xin gửi tới độc giả tuyến bài viết về công việc của những người làm công tác thông tin cơ sở.
Bài 1: Phút hoảng hồn của nữ phát thanh viên khi già làng dọa đổ cơm xuống suối
Bài 2: Người cán bộ 45 năm gắn bó với công tác truyền thanh cơ sở
Bài 3: Ứng dụng công nghệ giúp công tác thông tin cơ sở Bình Phước vươn xa
Bài 4: Vượt khó để đưa thông tin kịp thời đến người dân
Bài 5: Nữ cán bộ 'đài xã' và sáng kiến 'Tiếng loa học bài'
Bài 6: Làm cán bộ thông tin cơ sở cứ hết lòng sẽ được dân mến, dân tin
Bài 7: Chuyển đổi số là 'chìa khóa' đưa thông tin cơ sở đến với từng người dân
Bài 8: Chở loa di động len lỏi lên nương để truyền thông tới đồng bào
Bài 9: Việt Nam sẽ hình thành nền tảng số quốc gia về thông tin cơ sở
Cuộc cách mạng số hóa hệ thống loa truyền thanh
Trong ký ức của nhiều người Việt Nam, âm thanh từ những chiếc loa truyền thanh phường, xã đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày. Mỗi buổi sớm, bản tin thời sự, thông báo từ chính quyền địa phương hay những giai điệu quen thuộc vang lên đã góp phần tạo nên một không gian cộng đồng, xóa nhòa đi khoảng cách.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu thông tin ngày càng cao, hệ thống loa truyền thanh truyền thống dần bộc lộ những hạn chế như âm thanh kém chất lượng, tiếng rè gây khó chịu và hạ tầng kỹ thuật cồng kềnh, tốn kém chi phí vận hành.
Được sự tin tưởng giao nhiệm vụ của Bộ TT&TT, MobiFone đã quyết định tiên phong trong việc chuyển đổi số lĩnh vực này. Hệ thống loa truyền thanh thông minh của MobiFone được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ 4.0, sử dụng điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo để quản lý và truyền tải nội dung.
Giải pháp này không chỉ khắc phục những hạn chế của hệ thống truyền thống mà còn mang đến nhiều tính năng ưu việt như khả năng quản lý từ xa, phân quyền linh hoạt, tăng khả năng tương tác giữa người dân và chính quyền.
Đến nay, hệ thống loa truyền thanh thông minh của MobiFone đã xuất hiện trên khắp các vùng miền của đất nước. Hơn 15.000 thiết bị đã được lắp đặt tại 62/63 tỉnh, thành phố.
Những bước chân vượt núi mang thông tin đến mọi miền
Nhớ lại một kỷ niệm khó quên, ông Đoàn Đình Dân, Phó Giám đốc phụ trách MobiFone IT chia sẻ: "Năm 2020, chúng tôi đưa hệ thống loa truyền thanh thông minh tới một xã vùng biên giới ở Hà Giang. Đây là khu vực có địa hình hiểm trở, đường sá gập ghềnh, thời tiết khắc nghiệt. Xe không thể vào được, anh em phải vác thiết bị, trèo đèo, lội suối suốt nửa ngày trời".
Trời mưa tầm tã, đường đất trơn trượt bào mòn sức lực của tất cả các thành viên trong đoàn. Nhưng khi âm thanh đầu tiên từ chiếc loa truyền thanh thông minh vang lên giữa núi rừng biên giới, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của cả đội và người dân.
Một cụ già trong bản xúc động nói: "Ngày trước, chúng tôi phải đi cả chục cây số ra chợ mới nghe được tin tức. Giờ thì chỉ cần ở nhà cũng biết được thời sự, dự báo thời tiết, thông báo từ chính quyền. Cảm ơn cán bộ đã mang công nghệ đến với bà con".
Không chỉ ở Hà Giang, câu chuyện về những bước chân không mỏi của đội ngũ kỹ thuật viên MobiFone còn lan tỏa đến nhiều vùng đất khác. Tại Điện Biên, Lai Châu, Quảng Trị hay những hải đảo xa xôi, họ đã vượt qua mọi khó khăn để mang công nghệ đến với người dân.
Khi dịch Covid-19 bùng phát, hệ thống này đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn y tế và các chính sách hỗ trợ đến từng người dân.
Trong khoảng thời gian cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ, loa truyền thanh thông minh đã trở thành cầu nối, giúp người dân nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình thời tiết, hướng di chuyển của bão, các biện pháp phòng chống, từ đó giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.
Phản hồi từ chính quyền và người dân đều rất tích cực. Chính quyền hài lòng vì có công cụ quản lý thông minh, phân quyền rõ ràng từ cấp tỉnh đến xã. Người dân cũng vui vì được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, âm thanh rõ ràng, không còn tiếng rè rè như trước. Mức độ hài lòng được đánh giá đạt trên 90%.
Về mặt kinh tế, hệ thống loa truyền thanh thông minh đã mang lại cho MobiFone khoảng 250 tỷ đồng từ khi chính thức ra mắt vào năm 2020. Nhờ sử dụng công nghệ không dây và khả năng quản lý từ xa, giải pháp còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành từ 20-30% so với các hệ thống truyền thống.
Khát vọng đưa loa truyền thanh thông minh Việt “go global”
MobiFone đang lên kế hoạch phát triển thêm nhiều tính năng mới cho hệ thống loa truyền thanh thông minh, tích hợp thêm các tính năng mới như giám sát, cảnh báo, nhận diện khuôn mặt để phòng ngừa trộm cắp, góp phần bảo vệ an ninh trật tự.
Về mặt chi phí, MobiFone cũng đang nỗ lực giảm giá thành sản phẩm để hệ thống loa truyền thanh thông minh có thể phủ sóng rộng rãi hơn với chi phí thấp hơn.
"Do tự sản xuất, chúng tôi có thể tối ưu thiết bị, làm gọn hơn, bền hơn và giảm giá thành sản phẩm. Nếu triển khai số lượng lớn hoặc có cơ chế cho thuê thay vì đấu thầu, việc giảm giá thành là hoàn toàn khả thi", ông Dân nhấn mạnh.
Không chỉ tập trung vào thị trường trong nước, MobiFone còn ấp ủ khát vọng đưa sản phẩm Make in Viet Nam ra thế giới.
Được phát triển hoàn toàn trong nước, hệ thống loa truyền thanh thông minh có khả năng cạnh tranh cao về giá thành so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Khả năng tùy biến linh hoạt cũng là một yếu tố giúp sản phẩm có thể phù hợp với các quốc gia có điều kiện kinh tế khác nhau.
Nếu quyết định xuất khẩu sản phẩm này, các quốc gia đang phát triển sẽ là những thị trường tiềm năng nhất. “Các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar, khu vực châu Phi, hoặc một số quốc gia Nam Mỹ thường có nhu cầu cao về việc cung cấp thông tin cộng đồng kịp thời. Đó có thể sẽ là những mục tiêu đầu tiên”, người đứng đầu MobiFone IT cho biết.
Nhiều nơi trên thế giới vẫn đang phải hàng ngày đối mặt với thiên tai, dịch bệnh. Đó là những nơi mà hệ thống truyền thanh cơ sở phát huy hiệu quả tốt nhất.
Hệ thống truyền thanh thông minh do đó còn có thể được xuất khẩu thông qua các dự án hỗ trợ phát triển của Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Điều này sẽ góp phần giúp Việt Nam nâng tầm vị thế và sự hiện diện trong kỷ nguyên mới của quốc gia, dân tộc.