Với sự đổ bộ của hàng loạt các dự án bất động sản "khủng" trên trục đường Tố Hữu, có lẽ câu chuyện về thị trường địa ốc "ăn theo" hệ thống cơ sở hạ tầng đã chỉ còn là câu chuyện của quá khứ! |
Bùng nổ dự án bất động sản trục đường Tố Hữu. |
Đường Tố Hữu, trước là đường Lê Văn Lương kéo dài được khánh thành từ năm 2010 với kỳ vọng là một tuyến huyết mạch mới, tạo đà phát triển cho khu vực phía tây thành phố Hà Nội, đồng thời, giải tỏa một phần áp lực giao thông cho đường Nguyễn Trãi.
Còn nhớ, thời kỳ đầu khi tuyến đường này mới đi vào hoạt động, rất nhiều các dự án bất động sản (BĐS) đã gây "sốt" trên thị trường nhờ ăn theo hạ tầng giao thông. Dư luận có lẽ chưa thể quên kỷ lục về thanh khoản của 2 dự án căn hộ CT1 và CT2 Trung Văn do Sàn giao dịch BĐS Phú Quý Land phân phối đã đạt tới 100% số căn hộ được bán hết.
Tuy nhiên, "cuộc vui ngắn chẳng tày gang", không bao lâu sau đó, hàng loạt các toà nhà chung cư và khu đô thị mới đã mọc lên bám dọc tuyến đường này, có thể kể đến như khu đô thị mới Dương Nội, Văn Khê, Park City và các tòa chung cư khác như Usilk, The Light, Tây Hà, Bắc Hà... Thậm chí, các tuyến nhánh cắt ngang Tố Hữu như đường Trung Văn (vốn trước đây là đường làng mới được nâng cấp lên đường đô thị) cũng phải gánh thêm lượng người từ các khu đô thị mới xây phía trong như khu VOV Mễ Trì, Trung Văn…
Tính đến thời điểm hiện tại, theo con số thống kê sơ bộ, dọc hai bên đường Tố Hữu đã có tới 30 - 40 tòa chung cư thuộc gần 20 dự án với chiều cao từ 20 đến trên 30 tầng. Trong đó, những “đại đô thị” lớn như khu đô thị Dương Nội của Công ty Nam Cường với quy mô dân số lên tới 2,5 - 3 vạn người, hay khu Park City với quy mô xấp xỉ 2 vạn người.
Phía trên có thể kể tới các dự án chung cư cao tầng ngay mặt đường của Hải Phát với tổ hợp The Pride gồm 04 tòa tháp cao 35 và 45 tầng (không kể tầng hầm), dự án Bắc Hà, Tây Hà,… với chiều cao từ 20-30 tầng.
Và hệ quả tất yếu của sự vào cuộc quá "quyết liệt" của các đại gia địa ốc là sức nặng đè lên cơ sở hạ tầng. Cũng từ đây, tuyến đường Tố Hữu vốn là mơ ước của người dân và kỳ vọng của TP. Hà Nội không những không thể hoàn thành mục tiêu giảm tải cho đường Nguyễn Trãi, mà còn trở thành “con đường đau khổ”, nỗi ám ảnh cho hàng vạn người dân hàng ngày vì tắc đường nghiêm trọng.
|
Cận cảnh ùn tắc trên đường Tố Hữu
|
Có mặt tại tuyến phố này vào những giờ cao điểm mới có thể thấu rõ nỗi khổ của cư dân. Từng đoàn xe xếp hàng dài chờ đèn đỏ, thậm chí đợi mấy nhịp đèn vẫn chưa thể qua được ngã tư. Trong khi đó, đây lại là tuyến đường gần như độc đạo có chiều dài lên đến hơn 10 km, chính vì vậy, việc ách tắc giao thông một khi đã xảy ra, chắc chắn sẽ rất “khủng khiếp”, nhất là vào những giờ cao điểm.
Nếu như trước đây, việc di chuyển từ đường Lê Trọng Tấn vào Trung tâm TP. Hà Nội theo đường Lê Văn Lương kéo dài chỉ mất khoảng 15 phút đi xe máy thì nay, con số này đã nâng nên khoảng 30 phút, thậm chí là cả tiếng đồng hồ nếu xảy ra tắc đường. Có như vậy mới thấy được sức ép của các khu đô thị lên hạ tầng giao thông của khu vực này đang "đáng báo động" như thế nào.
Thế nhưng, điều đáng nói là trong khi quỹ đất dành cho giao thông là "bất động" thì cuộc đua từ những cao ốc chọc trời vẫn ngày càng sôi động, chưa có hồi kết. Đơn cử như Hải Phát vừa mua lại tòa CT1-104 dự án Usilk City, dự án Hà Nội Landmark 51, Park City... cũng đang gấp rút triển khai đưa ra thị trường.
Trước sự đổ bộ đồng loạt của các dự án BĐS, quy hoạch thủ đô có lẽ khó có thể thực hiện được hy vọng của người dân về những con đường thông thoáng. Bên cạnh đó là áp lực dư cung đang cận kề khi tâm lý người mua nhà đang tỏ ra "e ngại"?
Theo Kinh doanh và pháp luật
Cận cảnh ùn tắc trên đường Tố Hữu
" alt=""/>Bùng nổ dự án bất động sản trục đường Tố Hữu và sức ép hạ tầng!
Trong khi mọi người nghĩ rằng không cần thiết phải loại bỏ một khối u lành tính thì GS Christopher Goh, chuyên gia phẫu thuật vùng Tai Mũi Họng, bệnh viện Mount Elizabeth Novena cho rằng quan điểm này không đúng đối với các khối u tuyến nước bọt.Christopher Goh còn là giáo sư thăm khám tại bệnh viện Đa khoa Quốc Gia Singapore và Trung tâm Ung thư Quốc Gia. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, ông nhận định: “Cho dù một khối u ở tuyến nước bọt không phải là ác tính, tôi vẫn khuyên bệnh nhân nên phẫu thuật cắt bỏ. Khối u sẽ tiếp tục phát triển, và sẽ có rủi ro nó có thể chuyển thành ác tính về sau này”.
Phát hiện và chẩn đoán
Dấu hiệu ban đầu của ung thư tuyến nước bọt là một khối u mọc trong tuyến nước bọt, gần vị trí trước tai, kéo dọc xuống theo xương hàm. Hầu hết các khối này mọc lên không gây đau đớn, mặc dù bạn có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy khối đó.
Để chẩn đoán, cần lấy mẫu tế bào từ khối u nhờ kim nhỏ, kết hợp cùng hướng dẫn hình ảnh siêu âm, để đem kiểm tra trong phòng xét nghiệm, quyết định xem nó có ác tính hay không, GS. Goh giải thích.
Các nguyên nhân gây ra các khối u
“Không có nguyên nhân gì cụ thể gây ra u tuyến nước bọt nhưng hút thuốc có liên quan tới u tuyến mang tai lành tính, hay thường được gọi là u Warthin. Khối u kiểu này là kết quả của việc tăng sản các mô lympho trong tuyến do phản ứng với việc hút thuốc,” GS.Goh cho hay.
Phẫu thuật là tất yếu
“Một số bệnh nhân hỏi tôi rằng liệu có thuốc hay có cách nào để điều trị khối u mà không cần phẫu thuật không. Đáng tiếc là, phẫu thuật là phương thức duy nhất loại bỏ khối u. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bệnh nhân có thể sẽ cần phải xạ trị thêm sau đó,” GS Goh giải thích.
Sẽ mất vài tuần để hồi phục, và hầu hết các bệnh nhân có thể trở lại làm việc khoảng 2 tuần sau khi phẫu thuật.
|
GS Christopher Goh
|
GS Goh cho biết thêm: “Một điều khá thú vị rằng mặc dù hóa trị là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với hầu hết các loại ung thư vùng đầu mặt cổ, tuy nhiên nó lại không đáp ứng đối với các loiaj ung thư dạng tuyến như tuyến giáp và tuyến nước bọt”.
Các kích cỡ và giai đoạn bệnh
Thường các khối u càng lớn, giai đoạn bệnh càng cao. Tuy nhiên, GS Goh cho biết ta không thể xác định chính xác kích thước của khối u thông qua đánh giá trực quan đơn giản.
Ông kể về một bệnh nhân gần đây phẫu thuật để bóc tách khối u tuyến nước bọt. Khối u khi thăm khám không có vẻ gì là to lắm nhưng khi bóc tách, nó có kích thước của một quả trứng gà.
“Cũng có khá nhiều bệnh nhân tới khám khi ở giai đoạn muộn vì không hề nhận thấy có khối u. Do đó, rất quan trọng khi cảm nhận tốt về những thay đổi trong cơ thể để bạn có thể phát hiện những khối u bất thường ở giai đoạn sớm để đi khám”, GS Goh khuyên nhủ.
“Bom thông minh”
Không giống như ung thư tuyến nước bọt, ung thư tuyến giáp có nguyên nhân cụ thể và dễ xác định hơn - phơi nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, một trong những phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp, một điều thú vị là, phương pháp xạ trị lại giúp bệnh nhân hấp thụ I ốt phóng xạ. Việc này được thực hiện sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Tại Singapore, bệnh nhân cần thực hiện điều trị trong bệnh viện, tại một khu vực riêng trong ba ngày. Việc này để hạn chế liên hệ với người khác và chất thải của bệnh nhân cũng cần được thu thập và xử lý đúng cách, để ngăn chặn chất phóng xạ có thể xâm nhập vào hệ thống nước thải.
GS Goh giải thích: “Hầu hết các bộ phận trong cơ thể không hấp thụ I ốt phóng xạ trừ các mô tuyến giáp, vậy nên việc điều trị rất cụ thể và trúng đích, có tác dụng như một quả bom thông minh.”
Giáo sư Christopher Goh, chuyên gia phẫu thuật vùng đầu mặt cổ - bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore, sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề về: Tai Mũi Họng, xoang mũi, tuyến giáp, tuyến nước bọt, thanh quản, khoang miệng, hạ họng, hạch cổ vào ngày 5/5/2017. Đăng ký trước tại: Văn phòng đại diện tập đoàn Y tế Parkway Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội Điện thoại: 04- 3747 27 29; Hotline: 0988 155 855 Email:[email protected] |
Lệ Thanh
" alt=""/>GS. Singapore khuyên cắt bỏ khối u lành tính tuyến nước bọt