Phân tích tình huống pháp lý trên, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, hành vi đánh ông Ngô Văn Lư của nhóm người thể hiện ý thức coi thường pháp luật, hung hãn nên việc cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ để xử lý là cần thiết.
Luật sư cho rằng, mọi người đều có quyền tự do sáng tác văn hóa nghệ thuật. Vì vậy, việc một công dân sáng tác một bài thơ đăng lên mạng xã hội là chuyện hết sức bình thường. Trong khi pháp luật nghiêm cấm hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích.
Bởi vậy, nếu chỉ vì một bài thơ mà tập trung đông người đến hành hung như trường hợp kể trên thì hành vi này là việc coi thường pháp luật, xâm phạm đến trật tự công cộng và gây ra thương tích cho nạn nhân nên nhiều khả năng những người gây ra chuyện sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 134 BLHS.
Theo phân tích của luật sư, hành vi cố ý gây thương tích mà khiến nạn nhân bị thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11%, nhưng ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội thì người thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 134 BLHS.
Trong quá trình giải quyết vụ việc này, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ nguyên nhân vụ việc, sẽ làm rõ nội dung của bài thơ cũng như mục đích của tác giả để xác định nạn nhân có lỗi một phần hay không.
Trong trường hợp bài thơ của nạn nhân có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì người bị xúc phạm có quyền trình báo sự việc với cơ quan chức năng để xem xét xử lý người đã sáng tác bài thơ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp kết quả xác minh cho thấy, nạn nhân đã đăng bài thơ hoặc có những phát ngôn, những hành động xâm phạm đến lợi ích của những người này thì tùy vào tính chất mức độ của sự việc mà nạn nhân cũng sẽ bị xem xét xử lý và sự việc có thể xác định nạn nhân có lỗi một phần, là tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự cho những người đã gây thương tích cho nạn nhân.
Sau khi có kết quả giám định thương tích, cơ quan điều tra sẽ căn cứ để đưa ra quyết định có khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để xử lý đối với những người liên quan hay không.
Nếu vụ việc được xác định là cố ý gây ra thương tích nhưng thuộc trường hợp ít nghiêm trọng mà hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ việc, không đề nghị cơ quan điều tra khởi tố thì cũng có thể sẽ không khởi tố theo nguyên tắc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.
Bộ luật tố tụng hình sự quy định, trong trường hợp hành vi cố ý gây thương tích thuộc trường hợp ít nghiêm trọng quy định tại khoản 1, Điều 134 thì chỉ khởi tố khi người bị hại có yêu cầu và sẽ đình chỉ nếu người bị hại rút yêu cầu.
Nạn nhân là chị Lê Thị Ánh, sinh 1968, hiện chị đang được điều trị tại khoa ngoại, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng.
Chị Ánh cho cho biết: chiều ngày 22/10, chị cùng một số chị em đồng nghiệp tại công ty cá sấu Việt Nam dự định tổ chức liên hoan vào buổi tối. Biết chồng là người kỹ tính nên chị Ánh đã về sớm lo cơm nước rồi xin phép đi liên hoan. Khoảng 22 giờ, chị trở về nhà.
Chị Ánh đang được điều trị tại bệnh viện |
Chủ đầu tư dự án này là Công ty TNHH Đô thị Sing Việt (Công ty Sing Việt). Tuy nhiên, 100% vốn của Công ty Sing Việt thuộc sở hữu của Công ty Amaland Pte.Ltd (Amaland), doanh nghiệp được thành lập tại Singapore.
Được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 1997, nhưng đến nay sau 27 năm, dự án KĐT Sing Việt vẫn chưa triển khai do chưa có giấy phép xây dựng. Dự án có vốn đầu tư dự kiến 300 triệu USD, chia làm 2 khu. Trong khi khu tái định cư đã hoàn tất giải phóng mặt bằng thì khu đô thị vẫn chưa đền bù xong.
Có đất bị ảnh hưởng bởi dự án, ông H.V.H (ngụ xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) cho biết, hơn 20 năm qua, ông và nhiều hộ dân khác vẫn chưa đồng thuận với mức giá bồi thường.
Theo ông H, với mức giá bồi thường mà chủ đầu tư đưa ra, gia đình ông không thể mua nhà để tái định cư. Tương tự, vẫn còn hơn 300 hộ dân chưa nhận được bồi thường, số tiền khoảng 400 tỷ đồng.
Tháng 4/2020, Amaland ký hợp đồng chuyển nhượng vốn tại Công ty Sing Việt cho Công ty CP Đầu tư Singapore – Việt Nam (SVIC) với giá 170 triệu USD. SVIC đã đặt cọc cho Amaland 16,5 triệu USD, sau đó chuyển thêm 100 triệu USD vào tài khoản phong toả.
Tuy nhiên, Amaland đã không chuyển giao cổ phần tại Công ty Sing Việt mà còn yêu cầu SVIC huỷ hợp đồng, hứa sẽ trả lại 50% tiền đặt cọc.
Vì SVIC không đồng ý cách giải quyết trên nên Amaland đã khởi kiện ra toà án tại Singapore. Phía SVIC cũng khởi kiện Amaland ra toà án tại Việt Nam để yêu cầu đối tác tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Vụ chuyển nhượng vốn bất thành
Tại bản án sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1, TAND TPHCM kiến nghị cơ quan CSĐT Bộ Công an làm rõ việc bà Trương Mỹ Lan sử dụng tiền thông qua Công ty VivaLand mua vốn góp của Amaland tại Công ty Sing Việt.
Theo kết quả điều tra, bà Trương Mỹ Lan đã mua 100% vốn của Amaland. Trong đó, 97% do Công ty Regionaland Pte.Ltd (Regionaland) nắm giữ và 3% còn lại của các cổ đông nhỏ lẻ.
Tiếp đó, Amaland đã uỷ quyền cho 3 cá nhân do bà Trương Mỹ Lan chỉ định nắm giữ 100% vốn tại Công ty Sing Việt, tức chủ đầu tư dự án KĐT Sing Việt.
Cụ thể, Trịnh Quang Công nắm giữ 50% vốn góp; Nguyễn Thanh Tùng và Cổ Thị Thanh Liêm, mỗi người nắm giữ 25% vốn góp.
Trong khi vốn góp của Amaland tại Công ty Sing Việt đang có tranh chấp với SVIC, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo luật sư làm thủ tục chuyển nhượng 97% vốn của Amaland từ Regionaland sang cho con gái Chu Duyệt Phấn.
Hồ sơ chuyển nhượng 97% vốn nói trên đã được nộp cho cơ quan chức năng Singapore từ tháng 9/2023. Đến nay, phía Singapore đã từ chối thực hiện thủ tục vì biết thông tin vụ án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát đang bị điều tra.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Uỷ thác tư pháp cho Cơ quan Tổng Chưởng ý Singapore thực hiện tương trợ tư pháp hình sự, xác minh hồ sơ pháp lý, chủ sở hữu tài sản và tình trạng pháp lý hiện nay của các tài sản liên quan đến Amaland, Regionaland, vợ chồng bà Trương Mỹ Lan. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết quả.
Hiện cơ quan CSĐT Bộ Công an đã chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc chuyển nhượng vốn để toà án xem xét, xử lý.