Ông Nguyễn Văn Khải lý giải: "Nhà trường có quyết định số 225 về việc điều chỉnh mức thu học phí năm học 2022-2023, trong đó có phần thu kinh phí đào tạo với sinh viên liên thông chính quy. Tuy vậy, chúng tôi mới đăng Quyết định trên trang web của trường nhưng chưa thực hiện triển khai. Việc đăng tải này đã khiến một số sinh viên có ý kiến và phản hồi tới giáo viên chủ nhiệm.
"Ngay khi nhận được phản ánh của sinh viên, nhà trường đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-YDH thay thế Quyết định số 225. Đồng thời nhà trường đã có thông báo tới sinh viên sẽ không thu tiền kinh phí đào tạo đó nữa".
" alt=""/>Đại học Y Dược Hải Phòng nói về khoản thu 21 triệu, khiến SV ngã ngửaSự thay đổi trong quan điểm về đồng phục
Đồng phục là một phần không thể thiếu trong môi trường giáo dục không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, mọi trường học đều sử dụng đồng phục cho học sinh. Nó không những tạo ra sự đồng nhất, thanh lịch mà còn giúp học sinh cảm thấy tự tin, tạo niềm tự hào và hứng khởi khi đến trường.
Qua thời gian, cùng với sự phát triển của thời đại, nhận thức và quan điểm của nhà trường, phụ huynh, học sinh về đồng phục đã có sự thay đổi lớn. Nếu trước đây đồng phục chỉ tạo ra sự đồng nhất, bình đẳng trong môi trường giáo dục, thì ngày nay đồng phục còn là hình ảnh đồng bộ với hệ nhận diện của mỗi tổ chức, mang tính thẩm mỹ thời trang và sự tiện ích trong đời sống hàng ngày.
Cùng với đó chất liệu may mặc trang phục cho học sinh càng được chú trọng nhiều hơn về độ thoáng mát, mềm mịn. Sự cải cách trong giáo dục nói chung và trong ngành đồng phục học đường nói riêng đã mang đến nhiều giá trị to lớn, giúp học sinh được tự tin về “gu ăn mặc”, bình đẳng giữa bạn bè và dễ dàng tham gia mọi hoạt động học tập, vui chơi.
Giá trị đích thực từ xu hướng đồng phục hiện đại
Đồng phục học sinh từ lâu đã có vai trò quan trọng mang lại lợi ích cho nhà trường, phụ huynh và đặc biệt là các em học sinh. Đồng phục không chỉ mang đậm về truyền thống, đặc trưng riêng mà hiện nay nó còn là thông điệp giá trị của thời trang thẩm mỹ, tính tiện ích và sự đồng bộ nhất quán.
Giá trị về tính thời trang: Ngày nay ranh giới giữa đồng phục và các sản phẩm thời trang bị xoá bỏ. Các nhà thiết kế đồng phục đã biến hoá những bộ đồng phục đơn thuần trở thành những trang phục mang tính thẩm mỹ cao, thậm chí ngoài sử dụng để đến trường học sinh vẫn có thể tự tin mặc đi chơi, tham gia những hoạt động ngoại khóa của trường, lớp tổ chức.
Giá trị về tính đồng bộ: Đồng phục không chỉ mang đậm tính riêng biệt của mỗi ngôi trường giáo dục mà còn chứa đựng giá trị tồn tại, lịch sử hình thành, vừa là sự hợp nhất hoàn hảo về giá trị nhận diện thương hiệu, kế thừa văn hoá truyền thống vừa khoác lên mình làn gió mới của thời đại.
Giá trị về tính tiện ích: Sự thay đổi về chất liệu của đồng phục hiện nay được ưu tiên hàng đầu. Học sinh được trải nghiệm những bộ đồng phục có chất liệu thân thiện, an toàn. Nếu trước đây ngành thời trang chỉ biết đến những chất liệu với thành phần truyền thống như cotton, polyester… thì đến nay với sự phát triển của ngành dệt may là sự ra đời của các các thành phần chất liệu mới như bamboo, viscose, rayon, spandex, các dòng sợi tái chế…với công nghệ khác biệt. Cùng với đó tính tiện ích còn thể hiện qua kết cấu sản phẩm được nhà sản xuất nghiên cứu sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng, thuận tiện khi sử dụng, nhất là đối với học sinh.
Bà Trần Phương Huyền - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần TakeUni Việt Nam - đơn vị có nhiều năm hoạt động trong ngành đồng phục cho biết: “Hiện nay, để các em dễ dàng hoạt động thì chất liệu thường được sử dụng trong sản xuất đồng phục sẽ là cotton hoặc polyester, vì chúng có độ bền cao, dễ giặt, đảm bảo sự thoải mái vận động và an toàn cho học sinh khi mặc trong thời gian dài. Tuy nhiên, việc sử dụng chất liệu nào lại tùy thuộc vào tính chất của hoạt động theo yêu cầu của từng trường học mà tùy chỉnh”.
Bà Trần Phương Huyền cũng cho hay, xu hướng đồng phục 2023 của các trường mà TakeUni đang triển khai ưu tiên mẫu váy trơn mang xu hướng Minimalism - tối giản, thay vì các mẫu váy kẻ sọc. Áo sơ mi kẻ cũng đang chiếm ưu thế hơn so với áo trắng truyền thống. Mẫu đồng phục hiện nay đang chuyển dịch từ những mẫu trang phục cổ điển sang thiết kế hiện đại, đơn giản và tiện dụng hơn. Bắt kịp với xu hướng đồng phục từ các nước Đông Á và Âu - Mỹ. Với khát vọng đổi mới diện mạo của đồng phục học đường và doanh nghiệp, TakeUni cam kết đem lại hình ảnh nhận điện chuyên nghiệp, đẳng cấp cho khách hàng bằng giải pháp thiết kế - sản xuất - cung ứng gói đồng phục thời trang, đồng bộ, tiện ích.
“TakeUni đã và đang phát động phong trào đưa đồng phục vào học đường một cách toàn diện và mong muốn cải tiến sản phẩm theo xu hướng hội nhập, làm mới những sản phẩm đã lỗi thời theo tốc độ phát triển của xã hội, đem đến những mẫu thiết kế đồng phục thời trang, đồng bộ, tiện ích và khác biệt”, đại diện TakeUni nhấn mạnh.
Bích Đào
" alt=""/>Xu hướng đồng phục học sinh hiện đại: Thời trang, đồng bộ, tiện ích![]() |
GS Ngô Bảo Châu tại hội nghị sáng 7/7 |
Theo chủ nhân huy chương Fields năm 2010, trung bình mỗi năm, chúng ta chi phí khoảng 3 đến 4 tỷ USD đầu tư cho nghiên cứu sinh, du học ở nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam thiếu linh hoạt trong chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài về nước làm việc.
"Con số 3 đến 4 tỷ USD ra nước ngoài mỗi năm còn thấy được, những điều mất mát lớn hơn, chúng ta khó thể lường hết", GS Châu nói.
Đề xuất lập cơ chế linh hoạt thu hút nhân tài
Để khắc phục tình hình này, GS Châu đề xuất, các trường ĐH hoặc cơ quan nhà nước, khi tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, không nên cứng nhắc, dừng lại ở mức lương khởi nghiệp. Hầu hết tri thức học tập ở nước ngoài quan tâm về nước môi trường làm việc có thoải mái không, tương lai được đảm bảo như thế nào...
![]() |
GS Ngô Bảo Châu nói: "Nếu chất lượng nghiên cứu khoa học không được cải thiện thì chất lượng giáo dục cũng không thể tiến bộ được. Rất khó tách rời nghiên cứu ứng dụng với nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu và giảng dạy. Không thể nói chúng ta không có tiền nên không nghiên cứu”. Ảnh: Doãn Công/Dân Trí |
Các trường ĐH và cơ quan nhà nước cần có cơ chế linh hoạt, cạnh tranh tích cực để thu hút chất xám, nguồn nhân lực chất lượng cao (dù được đào tạo trong nước hay nước ngoài).
Nghiên cứu khoa học không thể thực hiện nếu không có nghiên cứu sinh. Thực tế, Việt Nam mới cấp học bổng hỗ trợ nghiên cứu sinh làm luận án ở nước ngoài, còn trong nước vẫn thiếu chính sách đãi ngộ.
"Khi chưa chú trọng nghiên cứu khoa học, chưa có cơ chế đãi ngộ tuyển dụng, giảng viên chuyên môn giỏi cho các trường đại học, việc đào tạo nguồn nhân lực khó đảm bảo chất lượng, nguy cơ đất nước thụt lùi rất lớn", GS Châu cho hay.
Phó Thủ tướng: Đầu tư khoa học phát triển năng lực quốc gia Tại hội nghị Khoa học cơ bản và xã hội sáng 7/7 ở Bình Định, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, khoa học công nghệ đang làm được điều kỳ diệu tưởng chỉ có trong chuyện cổ tích. Phát biểu tại Hội nghị quốc tế "Khoa học cơ bản và xã hội" sáng 7/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Hội Gặp gỡ Việt Nam tạo sự kết nối, phát huy những giá trị nguồn chất xám của các nhà khoa học, tăng cường tiềm lực khoa học cho Việt Nam và nhân loại. Để mong muốn đó trở thành hiện thực, ngoài cam kết ủng hộ của Chính phủ, Phó thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Định tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE) và Tổ hợp Không gian Khoa học tại TP Quy Nhơn sớm hoàn thiện, đưa vào hoạt động hiệu quả. Không gian khoa học này sẽ là nơi hội tụ đông đảo của các nhà khoa học, viện nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam, công chúng yêu khoa học, đặc biệt là giới trẻ. |