Nhận định, soi kèo Nottingham vs Southampton, 21h00 ngày 19/1: Tiếp tục trèo cao
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1: Cơ hội thoát hiểm -
Người canh cửa sinh, cửa tử cho ca mổ tách hai bé song sinhBác sĩ Tạ Thị Thúy Hằng - người theo dõi cửa sinh, cửa tử của hai bệnh nhi dính liền
Phương trình khó giải
Trong ca Phi Long - Phi Phụng cách đây bảy năm, BS CKII, Tạ Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa gây mê hồi sức BV Nhi đồng Thành phố, khi ấy là người hỗ trợ, khám tiền mê cho ca mổ. “Hồi đó, mình tự hào, hân hoan lắm khi được góp phần trong một ca mổ trọng đại”, bác sĩ Hằng nói.
Gần một tháng qua là những tháng ngày mất ăn, mất ngủ của bác sĩ Hằng cho cặp Trúc Nhi - Diệu Nhi. Chị giờ đây đảm nhận trưởng kíp gây mê cho ca đại phẫu phức tạp.
Chị phải tính toán thế nào để ổn định hô hấp, tuần hoàn, đồng thời đảm bảo độ mê, giảm đau đáp ứng theo nhu cầu của từng ê-kíp phẫu thuật chuyên khoa. Khi gây mê cho hai bé song sinh dính nhau, ê kíp gặp rất nhiều khó khăn.
Đầu tiên là giữ an toàn cho hai bé khi phải gây mê trong ca phẫu thuật kéo dài, thay đổi tư thế liên tục, nguy cơ chảy máu cao. Việc điều chỉnh liều lượng thuốc mê rất khó, hai bé dính nhau, không biết mỗi bé nặng bao nhiêu (tổng trọng lượng của cả hai là 15 kg).
Thuốc mê, thuốc tê vô cảm cũng ảnh hưởng đến huyết động. Nếu gây mê nông quá, bé dễ bị kích thích đau gây khó cho phẫu thuật. Còn gây mê sâu quá có thể gây giảm huyết động, tụt huyết áp, không đảm bảo an toàn cho bé.
Thứ hai, hai bé có thông nối tĩnh mạch vùng bụng chậu, thuốc mê cho bé này có thể thông cho bé kia. Sự giao thoa đó không rõ ràng, bởi có những tĩnh mạch giao thoa một chiều. Ở bé Diệu Nhi có một tĩnh mạch chậu trong đi thẳng tĩnh mạch chậu trong của bé Trúc Nhi.
Ngoài ra, còn có những vùng thông nối hai chiều nên việc giao thoa thuốc rất khó điều chỉnh. Do đó, ê-kíp phải có nhiều thay đổi để đảm bảo độ mê, giảm đau an toàn.
Đội dụng cụ viên của khoa gây mê hồi sức cho ca mổ Trúc Nhi - Diệu Nhi
Thứ ba, cuộc đại phẫu kéo dài, nguy cơ mất máu nhiều. Do đó, bác sĩ gây mê phải theo dõi sinh hiệu, phát hiện những thay đổi để truyền máu, các chế phẩm tuần hoàn, giữ vững hoạt động tuần hoàn và các vấn đề cầm máu của hai bé.
Cuối cùng, quan trọng nhất là sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong ê-kíp gây mê và phẫu thuật trong suốt quá trình được chuyển qua nhiều giai đoạn khác nhau: tách rời - vận chuyển bé Trúc Nhi sang phòng khác - phẫu thuật tạo hình cho 2 bé - chuyển hai bé đến phòng hồi sức.
Những thách thức nan giải đặt lên vai bác sĩ Hằng - người mở màn cho chiến dịch sáng hôm ấy. 2h sáng 15/7, chị còn thức, 5h30, chị nhận bệnh nhân đưa vào phòng chuẩn bị cho tiền mê, rồi gây mê và giao lại cho các kíp phẫu thuật.
Suốt ca mổ, chị là người dõi theo, canh cửa sinh, cửa tử cho hai bệnh nhi để tất cả đường dao hoàn hảo xoay chuyển tạo hóa.
Ca mổ hai bé song sinh dính liền ở TP.HCM có sự góp mặt của nhiều chuyên khoa, trong đó có gây mê hồi sức
Điểm tựa vững chắc
Buổi sáng 15/7, vị giáo sư già Trần Đông A, người từng vang danh với ca mổ tách rời Việt - Đức cách đây 32 năm, đứng sau tham mưu cho ca mổ Diệu Nhi - Trúc Nhi. Đa số những người tham gia phẫu thuật là học trò của ông.
Trong đó có Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Minh Tâm, nguyên trưởng khoa Gây mê Hồi sức BV Nhi đồng 2 cũng là người cộng sự vững chắc của giáo sư Trần Đông A. Ở hầu hết các ca mổ tách song sinh trước đây, vị bác sĩ này hỗ trợ vai trò canh giữ cửa sinh tử.
Lần này, bác sĩ Tâm là người đứng sau tham vấn cho bác sĩ Hằng thực hiện ca Trúc Nhi - Diệu Nhi. “Bác sĩ Tâm là người chị, người thầy, sếp cũ có bề dày kinh nghiệm và từng chỉ bảo mình. Bởi vậy, hôm nay mình có thể tự tin làm trưởng kíp gây mê cho ca mổ lịch sử. Dù mình lo lắng nhưng đằng sau có một điểm tựa vững chắc giúp mình tự tin hoàn thành nhiệm vụ”, bác sĩ Hằng bày tỏ.
Giáo sư Đông A chia sẻ, bác sĩ Trương Quang Định, tổng chỉ huy ca đại phẫu và bác sĩ Minh Tâm là những cán bộ được cử đi học bên Pháp. Họ trở về và thực hiện được những ca mổ tách rời như Phi Long - Phi Phụng, ca Bình Phước và hôm qua là ca Trúc Nhi - Diệu Nhi.
Bác sĩ Hằng là người học trò xuất sắc của bác sĩ Tâm, đủ sức đảm trách trưởng kíp gây mê hôm qua.
Không chỉ nỗ lực cho một, hai ca mổ vang danh, bác sĩ gây mê giỏi còn phải tạo ra ê-kíp, đào luyện được người tài có thể giúp cho hàng ngàn bệnh nhi.
Sau ca mổ, bác sĩ Hằng vẫn tiếp tục theo dõi cho bệnh nhi thêm một ngày
Bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc BV Nhi đồng Thành phố, chia sẻ, để có được sự thành công bước đầu trong ca mổ tách Trúc Nhi - Diệu Nhi phải nhờ đến một ê-kíp hiểu nhau, từng làm việc cùng nhau, thẳng thắn, dân chủ và nhất quán khi đưa ra những quyết định quan trọng cho ca mổ.
Riêng bác sĩ Hằng chốt giữ cánh cửa quan trọng vẫn khiêm tốn khi nói về mình. Chị khẳng định, thành quả là của sáu bác sĩ và bốn kỹ thuật viên gây mê cùng toàn bộ Khoa Gây mê Hồi sức. “Công sức không chỉ của 100 người có tên trong ca đại phẫu mà có những người không tên hỗ trợ để có cuộc mổ thành công”, bác sĩ Hằng nói.
Hiện tại, vị nữ bác sĩ vẫn túc trực tại viện theo dõi hai bệnh nhân sau mổ. Chị đảm nhận việc chăm sóc hai bé thêm một ngày nhằm giúp khối ngoại theo dõi sau mổ. Sau 24 giờ ca mổ thành công, chị mới tận hưởng được chút thảnh thơi.
Phan Nhơn
Hai bé song sinh có dấu hiệu ổn định, tỉnh sau mổ tách dính
Sau khi trở thành hai cá thể độc lập, Trúc Nhi - Diệu Nhi có những dấu hiệu ổn định, chỉ bị sốt nhẹ.
"> -
Lạng Sơn thí điểm chuyển đổi số 2 cửa khẩu Hữu Nghị, Tân ThanhVới kế hoạch thí điểm chuyển đổi số các cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh, Lạng Sơn sẽ là tỉnh đầu tiên xây dựng và triển khai thí điểm nền tảng cửa khẩu số (Ảnh cửa khẩu Hữu Nghị: langson.gov.vn). UBND tỉnh Lạng Sơn giao Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch.
Với kế hoạch này, Lạng Sơn sẽ là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng nền tảng cửa khẩu số. Đây là một trong những nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng giao cho ông Nguyễn Khắc Lịch tại sự kiện trao quyết định ngày 29/4, biệt phái vị Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin này về làm lãnh đạo Sở TT&TT Lạng Sơn.
Sau hơn 1 tháng nhận trọng trách lãnh đạo Sở TT&TT tỉnh Lạng Sơn, ông Nguyễn Khắc Lịch đã cùng các cán bộ của Sở hoàn thành xây dựng dự thảo, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan và Kế hoạch triển khai thí điểm chuyển đổi số tổng thể và toàn diện cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh đã được UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành ngày 2/7.
Khai trương nền tảng cửa khẩu số trong tháng 8
Theo kế hoạch, trước nhất, sẽ tiến hành khảo sát hiện trạng hạ tầng viễn thông, CNTT, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị liên quan tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh; đồng thời, khảo sát quy trình nghiệp vụ, xác định những yêu cầu chức năng, tổng hợp dữ liệu, xây dựng quy trình mới để chuyển đổi số toàn diện khu vực cửa khẩu.
Trên cơ sở đó, phương án tổng thể chuyển đổi số cửa khẩu sẽ được lựa chọn, với các giải pháp như: Xác định, chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ số; sử dụng giải pháp nền tảng công nghệ điện toán đám mây (Cloud); dữ liệu lớn (Bigdata); trí tuệ nhân tạo (AI) để sẵn sàng cài đặt hệ thống phần mềm lõi AI phục vụ nhận diện biển số phương tiện; triển khai tích hợp bản đồ số để theo dõi, điều khiển phương tiện; kết nối dữ liệu camera từ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, Công an thành phố về hệ thống phần mềm lõi.
Bên cạnh đó, xây dựng giải pháp nền tảng dữ liệu số: Dữ liệu kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu; dữ liệu thu phí sử dụng hạ tầng; dữ liệu phương tiện xuất nhập khẩu; dữ liệu hàng hóa xuất nhập khẩu; dữ liệu doanh nghiệp xuất nhập khẩu; dữ liệu cấp biển số xe tạm; dữ liệu đăng xuất nhập cảnh đối với người điều khiển phương tiện và nhân viên phương tiện cho Bộ đội Biên phòng.
Đồng thời, kết nối, liên thông dữ liệu qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP); nền tảng thanh toán trực tuyến; nền tảng kho dữ liệu dùng chung; nền tảng dữ liệu mở. Xây dựng nền tảng ứng dụng số: ứng dụng số nghiệp vụ thu phí; ứng dụng số giám sát theo dõi phương tiện xuất nhập khẩu; ứng dụng số hỗ trợ kiểm soát hàng hóa; ứng dụng số tương tác cơ quan nhà nước - doanh nghiệp.
VNPT được UBND tỉnh Lạng Sơn chọn là đơn vị thực hiện kế hoạch thí điểm chuyển đổi số các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh. Dự kiến, việc khảo sát, xây dựng quy trình, thiết kế nền tảng cửa khẩu số, cài đặt, kiểm thử, tập huấn hướng dẫn sử dụng sẽ được thực hiện trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 8. Giai đoạn thí điểm sử dụng sẽ kéo dài trong 6 tháng tính từ ngày khai trương, với thời điểm khai trương dự kiến là trong tháng 8/2021.
Tập đoàn VNPT sẽ chi trả toàn bộ chi phí đầu tư cho xây dựng, phát triển và triển khai nền tảng cửa khẩu số, bao gồm trang thiết bị công nghệ, nền tảng cửa khẩu số, camera, đường truyền… trong giai đoạn thí điểm.
Dự kiến, sau khi Lạng Sơn hoàn thành giai đoạn thí điểm chuyển đổi số các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, mô hình nền tảng cửa khẩu số của địa phương này có thể được xem xét để nhân rộng áp dụng với cửa khẩu ở các địa phương khác trong cả nước.
Vân Anh
Lạng Sơn ra mắt bản đồ Covid-19 cập nhật tình hình dịch theo thời gian thực
Phần mềm bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 (CovidMaps) tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn vừa ra mắt ngày 24/5. Để sử dụng bản đồ số, người dùng cần truy cập vào địa chỉ https://covidmaps.langson.gov.vn.
"> -
Nam bệnh nhân tên T.V.D., sinh năm 1963, đang sống cùng vợ và con gái tại phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Lịch trình di chuyển của ca nghi nhiễm CovidTheo thông tin người nhà cung cấp, trong vòng 1 tháng gần đây, bệnh nhân chỉ ở thành phố Đà Nẵng, không đi ra ngoại tỉnh.
Ngày 7/7, bệnh nhân T.V.D. đến chăm mẹ ruột tại Trung tâm Y tế quận Ngũ Hành Sơn.
Đến ngày 10/7, mẹ của bệnh nhân chuyển Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị. Ngày 16/7, bệnh nhân đến tầng 5, khoa Can thiệp tim mạch - Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Đà Nẵng) để chăm sóc mẹ đang nằm viện.
Ngày 17/7, ông D. từ bệnh viện Đà Nẵng trở về nhà, lúc này bắt đầu có dấu hiệu sốt, cảm giác hơi mệt. Tối cùng ngày, bệnh nhân đến nhà bà con tại đường Nguyễn Lương, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu để dự tiệc.
Trưa ngày 18/7, bệnh nhân đi đám cưới tại Trung tâm Tiệc cưới và Hội nghị For You Palace (Đường 2/9, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng).
Ngày 20/7, các triệu chứng sốt, ho, đàm nhiều tăng dần nên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện C Đà Nẵng lúc 8 giờ 25 phút. Tại đây, ông D. được chẩn đoán viêm phổi do vi trùng và được nhập viện vào Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện C Đà Nẵng.
Bệnh viện C Đà Nẵng, nơi ca nghi nhiễm Covid-19 tới thăm khám ban đầu Tại Bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng thực hiện lấy mẫu xét nghiệm theo chương trình giám sát SVP (viêm phổi nặng do vi rút), đồng thời lấy mẫu xét nghiệm tác nhân Covid-19 (theo Kế hoạch xét nghiệm Covid-19 trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã được ban hành).
Kết quả xét nghiệm sàng lọc lần 1 ngày 23/7 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố bằng phương pháp Real time RT-PCR cho thấy bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
CDC Đà Nẵng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp Real time RT-PCR lần 2 vào chiều ngày 23/7, tiếp tục cho kết quả dương tính.
Trong đêm 23/7, mẫu được gửi tới Viện Pasteur Nha Trang, kết quả xét nghiệm sáng ngày 24/7 một lần nữa cho kết quả dương tính vi rút SARS-CoV-2.
6h sáng 24/7, bệnh nhân đã được chuyển sang Bệnh viện Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.
Cũng trong sáng nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tiếp tục gửi mẫu đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm khẳng định. Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, tiếp tục chờ kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để công bố dịch.
Sở Y tế Đà Nẵng thông tin, hiện nay, kết quả xét nghiệm của 103/103 trường hợp tiếp xúc gần với người này đều âm tính với tác nhân Covid-19.
Sở đã tiến hành phun hóa chất khử khuẩn tại Bệnh viện C, Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Đà Nẵng. Đồng thời, tổ chức họp khẩn, làm việc với Bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng để thống nhất phương án kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh tại 2 bệnh viện và điều trị bệnh nhân, quán triệt tinh thần huy động mọi nguồn lực, nổ lực phối hợp điều trị, không để bệnh nhân tử vong.
Đến trưa nay, toàn bộ Bệnh viện C Đà Nẵng đã phong tỏa để phòng nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Nguyễn Liên
Ca nghi nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng: Bệnh nhân không di chuyển ra tỉnh ngoài
Trưa 24/7, Bộ Y tế cho biết đã nhận được báo cáo ban đầu của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng về trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2 tại thành phố này.
">