" />

Hàng nghìn trẻ em tham gia tô tranh trong Triển lãm xe bền vững Việt Nam 2024

Công nghệ 2025-04-26 09:17:15 6
Hàng nghìn trẻ em tham gia vẽ tranh tô tranh trong triển lãm xe bền vững Việt Nam 2024 
本文地址:http://wallet.tour-time.com/html/341e599216.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Estudiantes vs Botafogo, 7h30 ngày 24/4: Kìm chân nhau

{keywords}Đêm xuống, nhóm tình nguyện Đêm Sài Gòn lại đem quà đi phát tặng người nghèo.

“Biệt đội” Đêm Sài Gòn

Trong những ngày giãn cách, TP.HCM như say ngủ. Chỉ mới 18h, cả những cung đường nhộn nhịp nhất của thành phố cũng lặng im. Chính vào lúc này, nhóm tình nguyện Đêm Sài Gòn lại “hội quân”, chuẩn bị chở quà đến hỗ trợ người vô gia cư đang chật vật cùng cái đói.

Trưởng nhóm Nguyễn Vương Trường Thành (27 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết, Đêm Sài Gòn thành lập từ tháng 6/2016. Ban đầu, mỗi tháng, nhóm tổ chức đi phát quà đêm 2 lần cho người vô gia cư.

{keywords}
Đối tượng nhóm thiện nguyện này nhắm đến để hỗ trợ là người vô gia cư, nghèo khó.

“Nhưng khi dịch bệnh bùng phát, thành phố thực hiện việc giãn cách, nhóm nhận thấy người vô gia cư, người nghèo thật sự khó khăn. Nếu không có những chương trình thiện nguyện của cộng đồng, họ sẽ càng thêm thắt ngặt. Thế nên, nhóm quyết định đi tặng quà mỗi đêm”, Thành chia sẻ.

Quà của nhóm là những phần bánh mì tươi, sữa, bánh bông lan, chà bông… Thành nói, nhóm chọn tặng các loại thực phẩm trên thay vì phát cơm bởi chúng bảo quản được trong thời gian dài. Người vô gia cư có thể để dành, chống đói được lâu hơn so với cơm hộp.

{keywords}
Những người lao động bị thất nghiệp do dịch bệnh cũng được nhóm hỗ trợ.

Trước khi dịch bệnh căng thẳng, mỗi lần đi phát quà, nhóm khoảng 20 tình nguyện viên tập hợp tại số 19 đường Hoa Cau, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Khoảng 20h, các thành viên chia nhau thành từng nhóm nhỏ, chở theo 1.000 phần quà, rong ruổi trên những tuyến đường có nhiều người vô gia cư để gửi tặng.

Thành nói, sau Chỉ thị 16, nhóm vẫn tiếp tục duy trì việc tặng quà. Tuy nhiên, nhóm đã hạn chế số lượng thành viên đi phát quà vào mỗi đêm. Thay vì gần 20 người như trước, bây giờ, nhóm chỉ cắt cử 4-5 thành viên đi phát.

{keywords}
Mỗi đêm, nhóm chia nhau chở 1.000 phần quà đi phát cho người cần.

Các thành viên mỗi người đi mỗi quận, không tụ tập. Việc tặng quà cũng diễn ra trong thời gian ngắn, hạn chế tối đa việc tụ tập đông người. Thành chia sẻ: “Đêm 9/7 là đêm đầu tiên nhóm đi tặng quà sau Chỉ thị 16. Đường sá vắng vẻ, nhóm cũng ít gặp người vô gia cư hơn. Nhưng chính lúc này, nhóm thấy thương các cô chú ấy hơn”.

“Bởi họ chính thức thất nghiệp. Công việc mưu sinh thường ngày như: Bán vé số, nhặt ve chai, bán hàng rong, thậm chí ăn xin… đều bị ngưng hoạt động. Không có thu nhập, họ đã khổ giờ lại càng khổ hơn”, Thành chia sẻ thêm.

{keywords}
Các phần quà của nhóm là bánh mì, bánh ngọt, bánh bông lan…

“Không để bà con đói”

Nam thanh niên kể rằng, mỗi đêm đi phát quà là những kỷ niệm, xúc cảm khác nhau. Đặc biệt, hình ảnh người vô gia cư ùa đến đứng đợi nhận quà khi thấy xe của nhóm từ phía xa luôn khiến Thành xúc động.

Khi nhận quà, nhiều người đã không cầm được nước mắt. Bởi sau Chỉ thị 16, họ không chỉ thất nghiệp và nhiều hội nhóm từ thiện cũng tạm ngưng hoạt động. Vì thế, người vô gia cư cũng không còn nhận được nhiều sự hỗ trợ như trước.

{keywords}
Thành viên Diệu Hiền tặng quà một cụ già trong đêm.

Thế nên, khi nhận được quà, họ rất vui. Họ cảm nhận thấy mình không bị bỏ rơi. Thấu hiểu nỗi lo lắng ấy, Thành và các thành viên cố gắng vận động mạnh thường quân hỗ trợ để có thêm được những phần quà cho người cần.

Đến nay, ngoài việc chở quà đi phát mỗi đêm, nhóm đã thành lập được 6 điểm tặng quà cố định vào buổi sáng tại các địa chỉ: số 1032 Nguyễn Văn Quá (phường Đông Hưng Thuận, quận 12); 221 Thống Nhất (quận Tân Phú); 19 Hoa Cau (quận Phú Nhuận); 252 Lê Văn Khương (phường Thới An, quận 12); 110 đường 17 (phường Tân Kiểng, quận 7) và 361/19/20B Bình Đông, phường 15, quận 8.

{keywords}
Một thành viên khác của Đêm Sài Gòn hỗ trợ bà cụ nhặt ve chai.

Tuy vậy, với khẩu hiệu “Quyết tâm không để bà con đói”, Đêm Sài Gòn vẫn chủ động thực hiện việc đem quà đến tận tay người cần. Mai Thị Diệu Hiền, thành viên của nhóm cho biết, nhóm chọn cách đi phát quà ban đêm vì ban ngày, người nghèo, vô gia cư đã được nhận sự hỗ trợ từ nhiều hội, nhóm thiện nguyện khác.

10/7 là đêm thứ 2, Hiền nhận quà đi phát cho người nghèo, vô gia cư sau Chỉ thị 16. Chuyến đi này, cô gái 29 tuổi cùng người bạn đồng hành rong ruổi qua quận 4, quận 7, quận 8. Đêm ấy, Hiền ghé thăm người đàn ông mang bệnh hiểm nghèo cô gặp từ đêm hôm trước.

{keywords}
 Diệu Hiền lặng lẽ để lại phần quà cho người đàn ông hành nghề chạy xích lô thất nghiệp sau Chỉ thị 16.

Hiền kể: “Anh ấy bị ung thư đại tràng. Trước giãn cách, anh dắt con đi bán vé số mưu sinh. Con anh đã 12 tuổi nhưng vẫn mù chữ. Bây giờ không được bán vé số, thất nghiệp, anh đành đi xin cơm ăn qua ngày”.

“Tôi đến tận nơi để xác minh thông tin, tặng quà, hỗ trợ tiền phòng trọ cho cha con anh. Lúc tôi gửi tiền, anh ấy khóc nhiều lắm. Anh xúc động vì nhận được sự giúp đỡ giữa lúc cuộc sống khó khăn nhất”, Hiền chia sẻ thêm.

{keywords}
Cụ già vô gia cư ấm lòng khi nhận được những phần bánh mì, sữa để chống đói.

Suốt hành trình tặng quà cho người vô gia cư giữa đêm, cô gái và bạn đồng hành lặng lẽ di chuyển trên những tuyến đường liên quận. Đến đoạn đường Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM), Hiền nhìn thấy người đàn ông tóc đã nhuốm bạc, ngủ vùi trên chiếc xe xích lô cũ kỹ.

Cô gái không dám đánh thức người đàn ông có vẻ ngoài khắc khổ. Hiền nhẹ nhàng đặt lên chiếc xe phần quà rồi lặng lẽ rời đi. “Những người đã ngủ, tôi đi khẽ, đặt nhẹ phần quà bên cạnh rời đi. Người còn thức, tôi đến xin gửi quà và chào tạm biệt bằng cách chúc họ nhiều sức khỏe. Bây giờ chúng tôi chỉ biết chúc họ có sức khoẻ”, cô gái chia sẻ.

Nguyễn Sơn 

Ảnh nhân vật cung cấp

Hot boy ăn chay mỗi ngày đi trao cơm cho người nghèo khó khăn

Hot boy ăn chay mỗi ngày đi trao cơm cho người nghèo khó khăn

Hình ảnh chàng trai cao lớn, hai tay bưng hộp cơm trao cho từng người vô gia cư, cụ già bán vé số hay người nhặt ve chai... một cách cẩn thận và lễ phép khiến ai nhìn thấy cũng bất giác ấm lòng.

">

Người vô gia cư Sài thành không bị bỏ rơi nhờ món quà trong đêm

Nhận định, soi kèo Libertad vs Sao Paulo, 07h30 ngày 24/4: Đặt 1 chân vào vòng 1/8

{keywords} 

20 năm sống ở trên đời, mình chưa thấy ai đánh ghen như chị. Chị gái mình ngoài 30 tuổi, đang làm phó giám đốc một trung tâm việc làm. Chị đã kết hôn và có 2 cháu, cuộc sống vô cùng viên mãn, anh rể mình cũng làm leader tại một công ty.

Trong mắt nhiều người,có cả mình,anh chị là một gia đình hoàn hảo. Thế rồi mọi chuyn đảo lộn, chị phát hiện ra anh có tình nhân bên ngoài, lúc mi biết chị sốc lắm mà chỉ tâm sự với mẹ đẻ và mình. Mình rất bức xúc anh rể và muốn thẳng tay trừng trị kẻ thứ 3 chen chân vào gia đình chị mình,thế nhưng đổi lại chị kêu mình bình tĩnh, mọi chuyện để chị xử lý.

Và mọi người biết chị mình xử lý làm sao không? Không nhng không đánh ghen chị còn thuê người đi chụp hình, thu thập chứng cứ và nhân lúc 2 gia đình đang đông đủ, vạch mặt anh rể mình, đưa ra một tờ giấy ly hôn với 2 lựa chọn: Đồng ý ly hôn tài sản chia đôi, con cái thìcon bé theo chị thằng cu lớn cho cháu tự lựa chọn sống cùng bố hoặc mẹ. Nếu anh không đồng ý ký giấy thì ra tòa,lúc đó chị không đảm bảo là các con sẽ không nhìn thấy những hình ảnh xấu xa của người bố như anh.

Anh rểmình khóc lóc, quỳ xuống xin lỗi và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa, anh nói do thường xuyên phải đi tiếp khách anh trót dại bị dụ dỗ chứ chưa bao giờ có ý định bỏ vợ bỏ con. Nhìn cảnh tượng lúc đó đúng thảm luôn vậy mà chị gái mình không hề động lòng chỉ ném lại một câu:

- Nếu hôm nay người ngoại tình là tôi, tôi cũng nói như anh thì anh sẽ tha thứ cho tôi chứ hay đánh sấpmặttôi?

Hai bên gia đình cũng ra sức khuyên bảo kêu chị nghĩ cho các con, dù anh mắc sai lầm nhưng là người bố tốt. Tối hôm đó giải tán và chị mình vẫn giữ nguyên quyết đnh, cho anh thời gian 3 ngày để ký giấy,không chị sẽ đơn phương nộp ra tòa cùng bằng chứng ngoại tình của anh, lúc đó anh đừng trách chị đã không giữ lại chút thể diện cho anh.

Vớitư cách là một đứa em mình làm sao mong chị mình hôn nhân không trọn vẹn và tan vỡ được cơ chứ, huống hồ anh là một người đàn ông cũng có chút sự nghiệp,ra ngoài biết bao cô gái trẻ đẹp,cũng khó không có chút động lòng. Nếu xử lý thì đáng lẽ chị phải xử lý cô gái kia tránh xa anh ra theo cách đa phần mọi người vẫn làm.Mình còn nói:

- Ngày xưa bé em giành giật đồ chơi của chị thì chị đánh em chứ mắc gì đi đập đồ chơi của mình phải không.

Vậy mà chị đáp lại như tát nước vào mặt mình:

- Đồ vật và con người mà mày so sánh như vậy được à, anh mày không có não như đồ vật hay sao. Chẳng ai dụ dỗ hay lôi kéo được nếu anh rể mày không cho phép, không giúp được gì thì bớt xàm đi.

Mình thực sự ức chế khi nghe chị chửi, không lẽ muốn chị giữ gìn hạnh phúc gia đình, tha thứ một lần cho lỗi lầm của chồng để các cháu có bố có mẹ,gia đình trở về như xưa lại khó như thế sao, trong khi gia đình tan nát thì kẻ đáng ghét là tiểu tam lại nhơn nhởn ngoài kia. Các anh các chị nói em nghe có phải chị em giận quá mất khôn hay không?

Suy nghĩ của cô em gái thực tế là suy nghĩ của rất nhiều… người thân trong những gia đình xảy ra chuyện ngoại tình.

Khi ấy, người ta khuyên người bị phản bội nghĩ về hạnh phúc gia đình từng có, nghĩ về những đứa con, sợ bố mẹ ly hôn thì con cái lại khổ... Như một thành viên đã khuyên nhủ: "Nếu có thể hãy tha thứ một lần, để 2 con có cuộc sống trọn vẹn. Mình tin có những người ngựa quen đường cũ nhưng cũng có những người sẽ hối hận và trân trọng gia đình hơn. Thay vì một lần dứt khoát thì hãy cho anh chồng duy nhất một lần để quay về bên vợ con, nếu còn lần 2 dứt khoát cũng không muộn".

Dựa trên suy nghĩ này, "tôi không ly hôn vì nghĩ cho con" là lý do, là lời ngụy biện của nhiều người chọn chấp nhận việc có thể tiếp tục bị lừa dối, thà đánh cược niềm tin còn hơn phải lựa chọn ly hôn.

Họ hy vọng, mong chờ một cuộc làm lại ngoạn mục, gia đình trở lại là có vẻ hạnh phúc (có vẻ thôi nhé, vì ai biết họ có thực sự hạnh phúc không, ai biết người từng lừa dối có còn đang lừa dối hay không, ai biết trong lòng người từng bị phản bội có dậy sóng với những nghi ngờ chưa ngủ yên hay không). Hy vọng này có vẻ hên xui, may mắn thì vẫn có gia đình "nắm tay đi qua mùa bão giông càng thấy trân trọng ngày tươi sáng", nhưng số "phản bội lần một không tránh khỏi lần 2 và lần thứ n" dường như cũng quá nhiều.

Nhiều người còn giữ suy nghĩ: Khi một người chồng phản bội vợ, thì vấn đề nằm ở đám tiểu tam đã quyến rũ anh ta. Hãy đánh đuổi hết tiểu tam đi, giữ lại chồng cho mình, giữ lại bố cho con, đó là cách bảo vệ hôn nhân tốt nhất, giống như cách nghĩ của cô em gái trong câu chuyện.

Song những người ngoài cuộc với cái đầu lạnh, họ nghĩ gì?

- "Thế giới này ai cũng khuyên người vợ phải biết hy sinh vì các con, vì gia đình. Nhưng chẳng một ai khuyên người vợ hãy vì bản thân mình cả. Dù đúng dù sai người phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi. Thà chịu thiệt một chút còn hơn chịu thiệt suốt cuộc đời. Hy sinh vì các con là để cho chúng nó sống trong một gia đình mà bố nó phải gương mẫu, chẳng ai đảm bảo được việc về sau đứa con lớn lên nó không tôn trọng cha mình. Xong lúc đấy người phụ nữ ở giữa lại chịu đau khổ à? Đúng là cuộc sống này lúc nào cũng nhen nhóm những tư tưởng cổ hủ, bất công với người phụ nữ".

- "Đổi lại là phụ nữ ngoại tình thì chồng bỏ không thương tiếc. Hà cớ gì chồng ngoại tình lại được xem xét tha thứ. Nực cười".

- "Có 1 câu nói thế này: Chưa trải qua đau khổ của người khác thì lấy tư cách gì khuyên họ bao dung?".

- "Tại sao khi bắt quả tang rồi mới hối lỗi và xin tha thứ? Sao không tỉnh sớm đi? Rồi đâu ra cứ ngoại tình mà quay lại là được? Nhất là đối với đàn ông coi đó là chuyện bình thường. Do chúng ta chấp nhận tư tưởng như vậy mới nhiều người dám ngoại tình. Nếu thằng đàn ông yêu vợ thương con thì dù có chút động lòng với người ngoài nhưng nghĩ đến hậu quả hay nghĩ đến suy nghĩ vợ con biết được thì sẽ không dám hoặc lỡ. Liệu chị bạn không công bố hay phát hiện thì anh ta sẽ thôi ngoại tình và xin lỗi không? Mình là mình ly dị, không nói nhiều".

- "Ủng hộ chị thớt. Văn minh, lịch sự, dứt khoát!".

- "Cô chị giỏi giang, thông tuệ hết phần cô em".

Đó là những lời nhắn nhủ của đa số thành viên diễn đàn dành cho cô em gái.

Còn bạn, bạn sẽ chọn xử lý thế nào nếu rơi vào hoàn cảnh đó?

Theo Dân Trí

'Sau mối tình vụng trộm, em là người duy nhất bị lăng mạ, chửi bới'

'Sau mối tình vụng trộm, em là người duy nhất bị lăng mạ, chửi bới'

Một người phụ nữ còn khá trẻ gửi bức thư tâm sự, trong thư cô ấy nói mình trót yêu một người đàn ông đã có gia đình, yêu rất nhiều nên không thể rời bỏ, dù đã để vuột qua vài cơ hội khác trong đời.

">

Một pha xử lý chồng ngoại tình gây tranh cãi

{keywords}“Hoàng tử son môi” Li Jiaqi trong một lần phát trực tiếp vào năm 2018.

Ý tưởng tiếp thị này là một thảm hoạ với Li. Công ty cô đã phải trả trước 31.000 USD (hơn 700 triệu đồng) để có mặt trong chương trình phát sóng của người nổi tiếng này. Họ cũng đã chuẩn bị hơn 4.000 hộp thực phẩm cho các đơn đặt hàng. Nhưng cuối cùng, họ chẳng thu về được một đồng nào.

“Ngoài những thiệt hại về tài chính, chúng tôi còn cảm thấy bẽ mặt. Tất cả nhân viên trong công ty đều xì xào rằng bộ phận của chúng tôi đã bị lừa”.

Tuy nhiên, Li không phải là nạn nhân duy nhất. Một cuộc điều tra của tờ Sixth Tone phát hiện ra rằng ngành công nghiệp “live-stream” khổng lồ của Trung Quốc đang có đầy rẫy những gian lận, trong đó các công ty quản lý người nổi tiếng thường xuyên thuê người làm giả các tài khoản để tăng doanh số bán hàng và số lượt xem khi các ngôi sao lên sóng.

Hiện trạng này càng trở nên phổ biến hơn khi thương mại điện tử lên ngôi do sự bùng nổ của Covid-19.

Số lượng người xem “live-stream” của nước này ước tính tăng gấp 8 lần – lên hơn 500 triệu vào năm ngoái.

Vào thời kỳ đỉnh cao, dường như nhà nhà, người người đều bán hàng qua “live-stream”. Các ngôi sao âm nhạc, những ông trùm kinh doanh và thậm chí cả chủ tịch thành phố cũng bắt đầu có “sô” diễn của riêng mình. Nhiều chương trình thu hút lượng khán giả lớn, điều này càng làm kích thích thêm sự cường điệu.

{keywords}
Sự bùng nổ của thị trường "live-stream" ở Trung Quốc

Hồi tháng 4/2020, Luo Yonghao – một doanh nhân công nghệ nổi tiếng – đã phát trực tiếp lần đầu tiên trên Douyin và đạt doanh thu đáng kinh ngạc – 110 triệu nhân dân tệ (hơn 394 tỷ đồng). Tháng sau đó, nữ diễn viên Liu Tao đã vượt qua anh khi đạt doanh thu gần 150 triệu nhân dân tệ chỉ trong 1 lần lên sóng cho kênh bán hàng giảm giá của Alibaba – Juhuasuan.

Xu hướng này trao quyền lực to lớn cho các công ty chuyên quản lý người nổi tiếng. Hiện có hơn 28.000 công ty như vậy ở Trung Quốc.

Khi các thương hiệu bắt đầu thừa nhận “live-stream” là một kênh tiếp thị thiết yếu, các công ty đại diện cho người nổi tiếng có thể yêu cầu thương hiệu trả tiền trước giống như Li Hui đã trả để đặt chỗ cho sản phẩm của mình trên chương trình của người nổi tiếng, cộng với khoản hoa hồng khổng lồ theo doanh số.

Song Chao – nhân viên của một công ty quản lý ngôi sao cho biết, giá cả cho 5-15 phút lên sóng đã tăng đáng kể trong vài năm qua. “Chi phí trung bình trong chương trình của Weiya – một trong những “live-streamer” hàng đầu của Alibaba – dao động từ 200.000 – 300.000 tệ, trong khi giá của Li Jiaqi thậm chí còn cao hơn” – Song chia sẻ.

Nhưng vào cuối năm 2020, tình thế bắt đầu thay đổi. Trung Quốc dần phục hồi sau đợt bùng phát Covid-19, khiến việc cách ly trên diện rộng chỉ còn là ký ức xa vời. Sự thèm muốn của người tiêu dùng với các buổi phát sóng trực tiếp dường như cũng giảm dần.

Số lượt xem giảm xuống. Các thương hiệu bắt đầu phàn nàn về việc thua lỗ lớn trong các chiến dịch. Ngay cả chính phủ nước này cũng than phiền.

Trong giai đoạn hoàng kim, các quan chức trên khắp đất nước đã thuê người quảng bá các món ngon hoặc các điểm du lịch của địa phương. Nhưng sau đó chính họ cho biết những buổi phát sóng đôi khi tạo ra doanh thu chỉ bằng một phần nhỏ chi phí quảng cáo.

“Chi phí tỷ lệ nghịch với hiệu quả. Nó không đáng” – Hong Tianyn, một quan chức chia sẻ trong cuộc họp báo hồi tháng 8.

{keywords}
Một "live-streamer" đang quảng cáo đặc sản địa phương của tỉnh Hắc Long Giang.

Với ông Pan Helin, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu kinh tế kỹ thuật số của ĐH Kinh tế và Luật Zhongnan, ngành công nghiệp “live-stream” vẫn có một tương lai tươi sáng, nhưng sự tăng trưởng của nó vào năm ngoái là không hợp lý và tạo ra bong bóng trên thị trường.

“Nhiều mặt hàng có giá trị lớn xuất hiện trên ‘live-stream’, ví dụ như xe cô, máy điều hoà. Theo quan điểm của chúng tôi, chúng vốn không phù hợp với các buổi phát trực tiếp”.

Làm giả dữ liệu là một vấn đề vượt ra ngoài ngành công nghiệp “live-stream” ở Trung Quốc. Trong những năm gần đây, các nhà bán lẻ thương mại điện tử, các nhóm người hâm mộ, thậm chí cả các chương trình truyền hình cũng bị cáo buộc có các hành vi gian lận.

Đóng vai một khách hàng tiềm năng, phóng viên của tờ Sixth Tone tiếp cận với một công ty chuyên làm giả dữ liệu ở tỉnh An Huy. Chủ sở hữu công ty này cho biết anh ta có thể tăng 10.000 người theo dõi trong vòng 6 giờ.

Một số cơ sở làm công việc này thu về lợi nhuận rất lớn. Hồi tháng 10, tỉnh Chiết Giang đã phát hiện ra một nhà điều hành kiếm được 2,7 triệu tệ trong 1 năm nhờ làm giả lượt “like”, bình luận và người theo dõi. Chủ sở hữu của nó bị phạt 500.000 tệ (gần 1,8 tỷ đồng).

Các nhà chức trách Trung Quốc đã thực hiện một số bước trấn áp các hành vi bất hợp pháp trong ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, chủ sở hữu cơ sở này cho biết, đến nay anh ta vẫn có thể trốn tránh được các cơ quan chức năng.

Với tình trạng lừa đảo đang diễn ra quá rộng rãi, các thương hiệu của Trung Quốc đang cố gắng tự bảo vệ mình bằng mọi cách có thể. Nhiều người đang làm việc này bằng cách lập các nhóm trò chuyện trên WeChat để chia sẻ “danh sách đen” những kẻ lừa đảo.

Đăng Dương(Theo Sixth Tone)

Tự nhốt mình trong nhà kho 3 tháng để live-stream

Tự nhốt mình trong nhà kho 3 tháng để live-stream

Youtuber người Mỹ, Tim C. Inzana, vừa dành 100 ngày đầu tiên của năm 2021 nhốt mình trong nhà kho và “live-stream” trực tiếp 24/7 cho những người đăng ký theo dõi mình trên ứng dụng Twitch.

">

Người nổi tiếng gian dối để 'câu' người mua hàng qua live

Tinh thần là yếu tố tiên quyết

Ngả người trên chiếc ghế dài, chị Dinh Kim Cúc (Houston, Texas, Mỹ) nằm phơi nắng ngoài hiên nhà. Sau cuộc chiến chống lại SARS-CoV-2 kéo dài hơn 1 tháng, chị gầy yếu, xanh xao nên cần phải phơi nắng thường xuyên để tốt cho sức khỏe.

Chị Cúc phát hiện mình nhiễm Covid-19 khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội. Chị kể: “Ngày đầu, phía sau đầu tôi đau như búa bổ, đó là một trong những triệu chứng của Covid-19”.

“Do trước đó, nơi tôi làm việc đã có 5 người nhiễm bệnh nên khi có triệu chứng, tôi gọi trung tâm y tế để đặt hẹn đến xét nghiệm. Cuối cùng, tôi nhận được kết quả dương tính với SARS-CoV-2”, chị nói thêm.

Nhận kết quả, chị bàng hoàng tự hỏi tại sao lại là mình? Thế nhưng, chị lấy lại tinh thần rất nhanh. Thay vì quỵ ngã, chị Cúc quyết định kiên cường đối mặt và chiến đấu với bệnh tật.

{keywords}
Sau hơn 1 tháng tự điều trị tại nhà, chị Cúc đã âm tính với nCov.

“Tinh thần luôn là yếu tố tiên quyết, cần có sự bình tĩnh để biết mình phải làm gì trước khi nằm bẹp. Tôi chuẩn bị thuốc Tylenol Acetaminnophen loại mạnh, thuốc cảm để uống và sả, gừng, cam, chanh, dầu xanh, viên bạc hà để xông hơi”, chị Cúc kể.

Sau khi đã chuẩn bị xong, chị quyết định đóng cửa nhà, nhốt mình bên trong để tự cách ly, điều trị bệnh. Ngày đầu tiên, chị chỉ bị những cơn đau đầu hành hạ. Đến ngày thứ hai, chị cảm thấy những cơn lạnh thấu xương bao trùm cơ thể.

Chị kể: “Ngày thứ 3, người tôi đau nhức. Ngày thứ tư, tôi bắt đầu sốt cao, chân tay rã rời rồi ho, người xanh như tàu lá chuối. Ngày thứ 5 và thứ 6, tôi mất vị giác, khứu giác, khó thở”.

Cũng theo chị, ngày thứ 5 và thứ 6 là thời điểm căn bệnh phát tác mạnh nhất. Vào thời điểm ấy, chị như nghẹt thở, mệt mỏi rã rời, không muốn ăn uống. Tuy vậy, chị biết, đây là thời điểm quyết định để biết mình có thể vượt qua được bệnh tật, giành lại sự sống hay không.

{keywords}
Để cơ thể có điều kiện vận động, chống lại bệnh tật, trong thời gian tự cách ly, dù mệt mỏi chị cũng cố tự nấu ăn.

“Lúc này, tôi luôn phải vững tâm và tuyệt đối tin tưởng mình sẽ vượt qua rồi hạ quyết tâm phải chiến thắng dịch bệnh. Mỗi ngày, tôi uống thuốc đã chuẩn bị đúng giờ và cố gắng ăn uống dù miệng thấy nhạt, không có cảm giác muốn ăn”, chị Cúc chia sẻ.

Quá trình tự cách ly, điều trị tại nhà của chị Cúc kéo dài 10 ngày và bắt đầu bằng việc đóng cửa, giam mình trong nhà. Để bảo vệ người thân trước bệnh dịch, chị từ chối mọi lời đề nghị giúp đỡ từ con cái, bạn bè.

10 ngày giành giật sự sống

Chị nói: “Tôi từ chối, không cho con cái, bạn bè giúp đỡ nhưng không ai chịu. Thấy tôi kiên quyết quá, họ nói sẽ mua thức ăn treo ngoài cửa cho tôi. Tôi đồng ý để họ yên tâm nhưng rồi không nhận, cố gắng tự nấu ăn cho mình”.

“Đó cũng là một trong những phương pháp tự điều trị. Dù rất mệt nhưng phải vận động. Thế nên, tôi chọn cách đi tới đi lui nấu nướng để cơ thể được vận động”, chị kể.

{keywords}
Chị Cúc đang trong thời gian hồi phục sức khỏe và có thể trồng, chăm sóc hoa, rau trong vườn nhà.

Ngoài việc uống thuốc, cố gắng ăn uống, vận động, mỗi khi cơ thể mệt mỏi, khó thở, sốt, chị Cúc nấu nước xông hơi bằng sả, chanh, lá chanh, cam, dầu gió, viên bạc hà. Theo chị, những ngày đầu phát bệnh, chị chỉ xông 2-3 lần/ngày.

Tuy nhiên, đến ngày thứ 5, thứ 6, bệnh vào giai đoạn cao trào, nghẹt thở, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống chị tăng số lần xông trong ngày. Trong 2 ngày này, chị xông đến 6 lần/ngày.

Chị chia sẻ: “Hai ngày này là mấu chốt xem mình có vượt qua được hay không và tôi thấy rằng, việc xông hơi như thế rất quan trọng. Nhờ xông hơi liên tục tôi thấy mình khỏe hẳn, không còn mệt mỏi, nghẹt thở nữa”.

Sau khoảng 10 ngày thực hiện quá trình điều trị trên, chị dần nhận thấy cơ thể bớt mệt mỏi, không còn bị những cơn sốt hành hạ. Đặc biệt, chị không bị khó thở nữa. Tuy vậy, chị Cúc vẫn không chủ quan và tiếp tục tự điều trị theo phương pháp trên.

Cuối cùng, hai tuần sau chuỗi ngày điều trị, chị đến trung tâm y tế xét nghiệm với trong sự tự tin lớn rằng mình đã vượt qua căn bệnh. Thế nhưng, kết quả xét nghiệm cho thấy chị vẫn dương tính với nCov.

“Sau xét nghiệm lần 2 này, tôi không hề tuyệt vọng vì nhận thấy rằng, các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm rất nhiều. Tôi tiếp tục tự điều trị thêm 2 tuần nữa. Sau 2 tuần này, khi không còn cảm thấy các triệu chứng, tôi đi xét nghiệm lần thứ 3 và được thông báo âm tính với nCov”, chị chia sẻ trong niềm hạnh phúc.

Sau hơn 1 tháng căng mình chiến đấu với Covid-19 trong vô số khó khăn, nhiều lúc tưởng chừng như gục ngã, chị Cúc sụt cân nghiêm trọng, tiều tụy, xanh xao. Tuy vậy, chị vẫn cảm thấy vui vì đã giành lại sự sống, lan tỏa sự tự tin trong việc đối đầu với đại dịch.

Chị nói: “Hiện tại, tôi đã qua cơn bạo bệnh nhưng vẫn còn di chứng như tóc rụng nhiều, đôi lúc rất khó thở... Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho biết, có những người nhiễm Covid nặng, sau một năm mới trở lại bình thường. Thế nên, nếu không thật cần thiết, mọi người không nên ra ngoài để hạn chế thấp nhất việc nhiễm bệnh”.

Nguyễn Sơn 

Ảnh: nhân vật cung cấp

Bệnh nhân khỏi Covid-19: Ngửi thấy mùi hôi thối, không thể hôn chồng

Bệnh nhân khỏi Covid-19: Ngửi thấy mùi hôi thối, không thể hôn chồng

Một năm sau khi mắc Covid-19, Sophia (Anh) luôn ngửi thấy mùi khó chịu như mùi của rác thải. Chuyên gia cho rằng, tình trạng này của cô có thể kéo dài đến 3 năm.

">

Nữ Việt kiều 10 ngày đóng cửa, một mình chiến đấu với Covid

友情链接