Động cơ có công suất ổn định khoảng 276 HP
4G63 Inline 4 đã được sử dụng trong tất cả các dòng xe của Mitshibubisi. Phiên bản cuối cùng của động cơ được tìm thấy trong chiếc Lancer Evolution IX. Nó được trang bị hệ thống điều phối van biến thiên của Mitsubishi (MIVEC) và turbo tăng áp cải tiến.
Hệ thống MIVEC cho phép kiểm soát luồng không khí nạp vào, tạo ra công suất ổn định hơn.
Turbo cải tiến giúp tăng đáng kể công suất của động cơ khiến xe chạy nhanh hơn và đặc biệt là những chiếc xe đua huyền thoại của Mitsubishi.
9. 2.0 lít 3S-GTE
![]() |
Động cơ được lắp một tuabin khí thải bằng thép, được sản xuất từ năm 1986-2007. |
Nó được nâng cấp trang bị động cơ tăng áp, có khả năng tạo ra công suất từ 200 - 230 mã lực. Động cơ này nhanh chóng được chào đón bởi những người đam mê dòng xe JDM ở khắp mọi nơi.
3S-GTE nổi tiếng nhất khi sử dụng trên mẫu xe Toyota MR2 của những năm 90
8. Honda F20C
![]() |
F20C độc đáo ở chỗ nó được đặt theo chiều dọc của xe chứ không phải chiều ngang như kiểu truyền thống. Vì thế, sức mạnh của động cơ được tập trung vào bánh sau (tức dẫn cầu động sau) thay vì vào bánh trước hoặc tất cả các bánh.
Động cơ này rất lý tưởng cho các tay thợ độ. Công suất 247 mã lực của nó có thể dễ dàng tích hợp với bộ siêu nạpđể đưa xe lên tới khoảng công suất 300-400 mã lực.
Động cơ F20C được sử dụng trong Honda S2000. Với việc dẫn cầu động sau của F20C nó vẫn là một huyền thoại drift trong nhiều năm.
7. SR20DET - Nissan Silvia
![]() |
Động cơ này nằm dọc để cung cấp cho Silvia hệ dẫn động cầu sau. |
Tên của động cơ xuất phát từ cấu tạo của nó gồm: trục cam kép DOHC (dual overhead camshafts), hệ thống phun xăng điện tử (electronic fuel injection) và một turbo tăng áp.
Đây cũng là điều đặc biệt của động cơ này so với những “kẻ tiền nhiệm” của nó. Nó đã được sử dụng trong nhiều chiếc xe trong dòng Nissan và luôn duy trì công suất ở mức 205 mã lực.
Ban đầu động cơ này được sản xuất cho Nissan Bluebird, sau đó nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn cho những chiếc xe thể thao như Nissan Silvia của những năm 90.
6. 4B11T I4-T
![]() |
4B11T thay thế cho động cơ 4G63 trong 9 thế hệ trước của Evos. Công suất của nó đạt khoảng 290 mã lực, trong khi các thế hệ trước chỉ dừng ở mức 276 mã lực.
Động cơ này cho phép Evo X tăng tốc 0-60 mph (0-96 km/h) trong khoảng 4,6 giây. Nó được đánh giá cao về khả năng điều chỉnh và cung cấp sức mạnh liên tục cho cả 4 bánh.
Động cơ này được duy trì trong Evo X cho đến khi xe này ngừng sản xuất vào khoảng năm 2017 và vẫn được săn lùng đến bây giờ.
5. 6G72T 3.0-Liter Turbo
Động cơ này tạo ra công suất gần 200 mã lực khi không có turbo và 320 mã lực nếu có turbo.
![]() |
6G72T 3.0L Turbo được sản xuất cho dòng 3000 GT. |
Chiếc ô tô 3000GT vẫn được săn lùng cho đến ngày nay vì động cơ tuyệt hảo 6G72T. Động cơ này vẫn đang được sản xuất cho các dòng xe của Mitsubishi và hiện đang là thế hệ thứ 5.
4. RB26DETT
![]() |
Skyline GT-R là mẫu xe được nhượng quyền thương mại trong bộ phim nổi tiếng thế giới Fast and Furious và được yêu thích bởi những người đam mê xe hơi ở khắp mọi nơi.
Điều này phần lớn là do động cơ RB26DETT và tăng áp kép của xe có khả năng tạo ra công suất ổn định toàn diện.
Theo quảng cáo, nó có công suất từ 276 mã lực tới 280 mã lực. Với động cơ dễ dàng điều chỉnh, nó cho phép chiếc biến thành một cỗ máy JDM mạnh mẽ.
Động cơ này đã được sử dụng trong 3 thế hệ riêng biệt của Skyline là R32 GT-R, R33 GT-R và R34 GT-R.
3. 2JZ-GTE - Toyota Supra MK IV
![]() |
2JZ-GE trở thành một trong những động cơ tuyệt vời nhất trong những năm 90 của thế kỷ 20, giai đoạn thực thi “Thỏa thuận không nuốt lời”.
Động cơ 6 xy-lanh thẳng hàng với tăng áp kép của nó có thể tạo ra công suất khổng lồ mà không cần điều chỉnh. Thông thường, nó sẽ sản sinh công suất khoảng 280-300 mã lực.
Supra MK IV được yêu thích bởi những người đam mê xe hơi ở khắp mọi nơi. Nó không chỉ là một con quái vật JDM mà còn có thể được nâng cấp lên tới công suất 1000 mã lực.
2. Subaru EJ20
![]() |
Subaru EJ20 đã trở thành một biểu tượng của động cơ trong những năm qua. Chỉ riêng với hiệu suất thuần túy của nó, nhiều chiếc Subarus thế hệ thứ 2 vẫn còn hoạt động được tới bây giờ.
Bằng cách đặt pít-tông nằm nghiêng, nó tạo ra ít rung lắc hơn, do đó cho phép động cơ chạy bền bỉ hơn.
Nó đã được thử nghiệm tại một số địa hình khó khăn nhất. Bản thân động cơ EJ20 đã rất mạnh mẽ, nhưng trong phiên bản xe đua, được bổ sung thêm một bộ tăng áp đã khiến động cơ này sản sinh ra công suất cao hơn trên 250 mã lực.
1. JNC1
![]() |
Chiếc ô tô NSX lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào năm 1991 và là một trong những siêu xe Nhật Bản được trang bị động cơ JNC1.
Toàn bộ khung gầm của xe được làm 100% bằng nhôm vì thế động cơ sẽ phát huy được hết công năng. Động cơ V6 thường có góc bắn pít-tông là 60 độ, tuy nhiên ở chiếc NSX trên động cơ JNC1, các kỹ sư quyết định đặt ở góc 90 độ.
Phương Ánh(Theo Hotcars)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dưới đây là danh sách những chiếc xe thể thao Đức “siêu hiếm” thường chỉ có trong các bộ sưu tập và xuất hiện trong dịp đặc biệt.
" alt=""/>10 động cơ ô tô Nhật Bản tuyệt vời nhất từng được chế tạoĐối với chị, hiện tại sự sống chỉ còn tính được từng ngày. Khối u lở loét, di căn sang bàn tay khiến sức khỏe chị Hương yếu dần, chỉ có thể húp cháo loãng cầm cự. Điều khiến chị đau đáu, day dứt khôn nguôi là khi chết đi sẽ không ai nuôi nấng, chăm sóc đứa con trai duy nhất, bé Trần Phạm Quang Thái (8 tuổi).
Hai mẹ con chị Hương đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng |
Căn nhà cấp 4 dột nát ở quê nhà là nơi tá túc của cả gia đình khổ hạnh. Ông Phạm Văn Nhạ (80 tuổi, bố chị Hương) tuổi già sức yếu, bị điếc, từng gặp tai nạn phải thay khớp háng. Chị gái Phạm Thị Thu Huyền (SN 1971) bị dị tật, không có chồng, giờ đứng ra chăm sóc cả hai mẹ con em gái lâm nạn.
Nằm trên giường bệnh, chị Hương nén nỗi đau kể về cuộc đời mình. Sinh ra và lớn lên ở huyện miền núi, chị là con gái thứ 5 trong gia đình đông con. Năm chị lên 6 tuổi thì mẹ đổ bệnh rồi mất, mấy anh chị em khổ sở dựa vào nhau, sống cuộc sống thiếu thốn đủ bề.
![]() |
Căn nhà cấp 4 tồi tàn nơi cả gia đình trú ngụ không có đồ vật gì đáng giá |
Gia cảnh nghèo khó nên học hết lớp 7, chị Hương nghỉ hẳn rồi đi làm thuê phụ giúp cha già, chăm sóc chị gái tật nguyền. Quê nhà khó khăn, chị bỏ vào Nam kiếm sống. Tại đây chị quen biết và nên duyên vợ chồng với anh Trần Quang Mẫn (SN 1977). Tuy nhiên, chồng chị bị nhiễm chất độc da cam, sống phụ thuộc vào trợ cấp xã hội.
Năm 2012, anh chị sinh được một bé trai, đặt tên là Trần Phạm Quang Thái (8 tuổi). May mắn Thái khỏe mạnh, thông minh, không mang bệnh tật như cha mình.
Cho đến năm 2014, hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Anh Mẫn đã bỏ rơi, ruồng rẫy hai mẹ con. Kể từ đấy, chị Hương một mình bươn chải, nuôi nấng con khôn lớn. Mặc dù vất vả nhưng chị luôn cố gắng làm lụng để Thái được ăn học đầy đủ.
Khối u di căn, lở loét khiến chị Hương đau đớn |
“Chị làm công nhân ở Sài Gòn nhưng vì nghĩ từ nhỏ mình thiệt thòi rồi nên cứ cố gắng bù đắp cho con, không muốn con mình khổ như mẹ nó ngày trước. Thế nhưng…”, chị nghẹn lời.
Cách đây hai năm, chị Hương phát hiện ở ngực có khối u nhỏ, nhưng do không có tiền đi khám bệnh và nghĩ u bình thường nên chị không thường xuyên thăm khám.
Khối u cứ ngày một lớn dần, đau từng cơn khiến chị khó thở, cơ thể xanh xao. Cực chẳng đã, chị đành mượn tiền của bạn đến bệnh viện. Qua kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ kết luận chị bị ung thư vú giai đoạn cuối.
Nhận được tin như trời giáng, người mẹ trẻ bất lực òa khóc bởi chị không nghĩ được cuộc sống lại dồn mẹ con chị vào đường cùng như vậy.
![]() |
Khối u di căn sang tay khiến bàn tay chị sưng phù, bé Thái nguy cơ mồ côi |
Khối u vú lở loét, sung nề, bưng mủ khiến chị không thể lao động và chăm sóc con nhỏ. Cách đây 2 tháng, chị Hương đành trở về quê Hà Tĩnh nương nhờ nhà của cha già và chị gái dị tật không chồng. Các anh em đều khó khăn, mọi người cũng không giúp đỡ được nhiều.
“Biết là về đây sẽ trở thành gánh nặng cho cha và chị gái nhưng tôi không còn cách nào khác. Giờ sợ nhất là mình chết đi, Thái sẽ bơ vơ. Cứ mỗi lần nghĩ đến con là tôi sợ không muốn chết, nhưng đau lắm chị ơi. Lở loét không ngủ được, cũng không có tiền mua thuốc giảm đau. Bất lực lắm!”, người phụ nữ bất hạnh thốt lên.
Dù ít tuổi, nhưng đứa con trai duy nhất của chị Hương dường như hiểu được nỗi đau của mẹ. Thái cầu xin cứu mẹ: “Em thương mẹ em nhiều, mong mẹ sớm khỏi bệnh để đưa em đi học”. Mong ước đó của em đang dần trở nên xa vời.
![]() |
Hoàn cảnh mẹ con chị hết sức khó khăn |
Ông Trần Quốc Hoàn, Phó chủ tịch UBND xã Hương Giang cho biết, hoàn cảnh hai mẹ con chị Hương rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
“Hai mẹ con làm ăn xa, bệnh nặng nên trở về quê nhà. Chị Hương bị chồng bỏ rơi, về ở với cha già và một người chị gái bị dị tật bẩm sinh. Giờ ung thư nằm chờ chết nhưng mong có sự hỗ trợ để cứu tương lai của đứa trẻ”, ông Hoàn nói.
Thiện Lương
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Phạm Thị Thu Hương, xóm 7, xã Hương Giang, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). SĐT 0385749103 (Phạm Thái Học, anh trai ruột chị Hương) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.051 (chị Phạm Thị Thu Hương) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Căn bệnh phình đại tràng bẩm sinh khiến cậu bé mới 3 tháng tuổi đã phải trải qua 2 lần phẫu thuật. Hoàn cảnh khó khăn, con bệnh tật, gia đình bé rơi vào cảnh kinh tế kiệt quệ.
" alt=""/>Bé trai 8 tuổi xin cứu mẹ ung thư giai đoạn cuối![]() |
Diễn đàn "Chuyển đổi số và các mô hình kinh tế mới cho báo chí". Ảnh: Trọng Đạt |
Báo chí Việt mất 50 - 70% doanh thu trong nửa đầu năm 2020
Ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) cho hay: Các cơ quan báo chí đang đối mặt với nhiều khó khăn bởi sự sụt giảm nguồn thu từ quảng cáo, ngân sách và doanh thu bán báo.
Thống kê chưa đầy đủ, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều cơ quan báo chí sụt giảm đến 50%, thậm chí 60-70% doanh thu do tác động của dịch Covid-19.
Nhiều tòa soạn đứng trước nguy cơ bị giải thể hoặc thu hẹp mô hình hoạt động. Một số tờ báo phải xoay xở bằng việc tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung cho Facebook, Google. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “giật tít câu view", gây mất niềm tin cho độc giả.
Bên cạnh đó, thói quen độc giả thay đổi cùng sự áp đảo của truyền thông xã hội khiến các cơ quan báo chí mất dần người đọc. Các cơ quan báo chí đang mất dần khả năng kiểm soát phân phối tin tức.
![]() |
Ông Đỗ Công Anh - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) chia sẻ về hiện trạng báo chí Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước đây, nguồn thu được người dùng trả trực tiếp cho các cơ quan báo chí, tuy nhiên ngày nay, một phần tiền lớn được trả thông qua Google, Facebook.
Có thể thấy, hạ tầng phân phối nội dung và quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới đang ngày càng lấn át các cơ quan báo chí truyền thống.
Những yếu tố này đã tác động trực tiếp tới sự phát triển của báo chí Việt Nam. Và vì vậy, báo chí truyền thống đang đứng trước thời điểm phải chuyển mình và thay đổi.
Lối đi nào cho báo chí Việt Nam?
Chia sẻ tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, để vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị, vừa bắt kịp xu thế của thời đại, báo chí phải ứng dụng các giải pháp về công nghệ và có sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý, cũng như từ các nhà mạng viễn thông.
Quan trọng nhất, các cơ quan báo chí phải có sự đồng thuận, liên kết nhằm tạo ra sức mạnh chung chống lại sự lấn át của các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết, để vừa làm tốt nhiệm vụ chính trị, vừa bắt kịp xu thế của thời đại, báo chí phải ứng dụng các giải pháp về công nghệ. |
Điều này cũng đã được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định tại diễn đàn Báo chí và Công nghệ năm 2019: “Công nghệ sẽ tạo ra cuộc chơi mới, mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế giới đang có biến động rất mạnh, đặt báo chí trước hoàn cảnh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Vì thế, quá trình tìm lời giải về công nghệ phải song song với việc tìm ra các mô hình kinh tế mới cho báo chí.”.
Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), các tòa soạn đang sở hữu một nguồn tài nguyên dồi dào nhưng chưa khai thác hợp lý hoặc đang "bán lúa non" cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nguồn tài nguyên này chính là dữ liệu.
Lượng dữ liệu khổng lồ mà các nền tảng nước ngoài thu thập được từ người dùng Việt Nam cung cấp cho họ cách thức quảng cáo hiệu quả hơn. Việc sử dụng nền tảng quảng cáo nước ngoài cũng đồng nghĩa các tòa soạn đang dẫn người đọc “cống nạp" dữ liệu cho các nền tảng xuyên biên giới.
![]() |
Trả tiền khi đọc báo online được xem là một trong những lời giải cho "bài toán" của báo chí Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo đánh giá của các chuyên gia, chuyển đổi số sẽ giúp báo chí Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động, từ đó tiết giảm chi phí, tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn. Chuyển đổi số ở đây là việc sử dụng công nghệ làm nền tảng để tìm kiếm mô hình kinh doanh mới, từ đó tạo ra những giá trị mới, doanh thu và cơ hội kinh doanh.
Để chuyển đổi mô hình doanh thu, các tòa soạn cần nâng cao chất lượng nội dung và giảm chi phi phí vận hành, sản xuất, phân phối. Bên cạnh đó, báo chí truyền thống cần có công cụ giúp hiểu thị hiếu và hành vi của độc giả để cá nhân hóa thông tin.
Ngoài ra, các tờ báo cần phải có mô hình quảng cáo hiệu quả. Điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách ứng dụng công nghệ vào việc quản lý vận hành và sản xuất nội dung, đưa nội dung tiếp cận tới độc giả.
Tại Việt Nam, hiện đã có một số cơ quan báo chí thu phí người đọc báo điện tử, tuy vậy, số lượng này rất nhỏ. Đây sẽ là một trong những lời giải cho bài toán nhằm giúp báo chí Việt Nam tìm kiếm mô hình kinh doanh mới. Để làm được điều đó, phải có sự kết hợp giữa cơ quan báo chí và các doanh nghiệp công nghệ.
Thu phí độc giả báo điện tử như thế nào? |
Ông Lê Quốc Minh - Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam: Sai lầm của chúng ta là cho đi miễn phí mọi thông tin trên Internet. Điều này đã khiến cho báo chí lâm vào tình cảnh khó khăn về nguồn thu như hiện nay. Do đó, cần tìm ra cách thức để báo chí kinh doanh, tồn tại và phát triển, một trong những biện pháp đó là áp dụng tường phí (paywall).
|
Diễn đàn này nằm trong khuôn khổ dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024". Đây là chương trình hành động nhằm thực hiện sáng kiến của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng với mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của báo chí Việt Nam, hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tốt vai trò xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường. |
Kỳ 2: Vì sao khó thu tiền người đọc báo online?
Trọng Đạt
Nhiều năm liền, Facebook và Google hoạt động như “cửa sổ trưng bày”, cho phép hàng tỷ người xem trích dẫn từ báo chí trên nền web. Tuy nhiên, hành vi đó có thể sắp kết thúc.
" alt=""/>Tìm lời giải 'báo chí trả tiền' cho báo chí Việt Nam