Sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025,ănChấnChuyểnđổisốchuyểnbiếnchấtlượnggiáodụbong da truc tiep hom nay định hướng đến năm 2030, và các kế hoạch của tỉnh, huyện, ngành giáo dục - đào tạo huyện Văn Chấn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật về công tác CĐS trong các đơn vị trường học. Đơn cử như Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Văn Chấn đã số hóa toàn bộ hồ sơ học sinh và quy trình quản lý dữ liệu như toàn bộ hồ sơ học sinh, từ điểm số, thông tin cá nhân; hồ sơ chuyên môn của giáo viên. Việc báo giảng, giáo án, kế hoạch dạy học, phân công nhiệm vụ cho giáo viên, ... đều thực hiện trên nền tảng VnEdu. Thông tin cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh đều được quản lý trên cơ sở dữ liệu ngành. Việc đánh giá giáo viên theo chuẩn, đánh giá viên chức hàng năm cũng đều thực hiện trên nền tảng cơ sở dữ liệu ngành. Cô Sầm Thị Minh Khuyên - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Thực hiện và áp dụng CĐS trong trường học đã giảm thiểu việc lưu trữ giấy tờ, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà trường, đồng thời cải thiện tính minh bạch trong công tác quản lý; giúp cho Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo dễ dàng quản lý và tra cứu thông tin, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục của nhà trường”. Cũng theo Hiệu trưởng Khuyên, việc CĐS đã từng bước chuyển đổi lớp học truyền thống thành lớp học thông minh: khai thác bảng tương tác, tivi, máy chiếu kết nối Internet và thiết bị học tập để tổ chức dạy học; khai thác một số phần mềm hỗ trợ giảng dạy như sử dụng trò chơi học tập, công cụ tương tác và các nền tảng học tập mô phỏng, thí nghiệm ảo… để tạo ra môi trường học tập sáng tạo và tương tác. Bên cạnh đó, học sinh có thể tạo ra các sản phẩm học tập, xây dựng kho học liệu số để giáo viên và học sinh có thể tra cứu phục vụ công tác tự học tự nghiên cứu, tạo môi trường học tập năng động, đổi mới phương pháp dạy học góp phần thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và nâng cao chất lượng giáo dục. Còn tại Trường THCS Sơn Thịnh, năm học 2023 - 2024, nhà trường được chọn thực hiện điểm về công tác CĐS, trên các lĩnh vực: ứng dụng CĐS trong dạy học, quản lí học sinh, quản lí hành chính, quản lý chuyên môn... Sau hơn một năm triển khai và áp dụng các phần mềm về CĐS trong các lĩnh vực trên đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực trong dạy học và quản lý. Cô Đào Thị Ngọc Mai - giáo viên nhà trường cho biết: Sau khi ứng dụng về CĐS vào nhà trường, giáo viên chúng tôi đã tự thiết kế các phần mềm thiết bị dạy học số để khai thác các kiến thức trong nội dung môn học để đáp ứng yêu cầu đổi mới của Chương trình GDPT 2018 và phát huy triệt để các ưu điểm, tiện ích của thiết bị dạy học số như: Sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi... làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu CĐS trong giáo dục. Năm học 2023 - 2024, để khai thác và sử dụng có hiệu quả phần mềm quản trị nhà trường Vnedu, Trường THCS Sơn Thịnh đã tiến hành thực hiện áp dụng chữ ký số trên học bạ và sổ điểm với 100% học sinh. Theo thầy Hà Việt Thành - Hiệu trưởng nhà trường: Việc số hóa sẽ giảm rất nhiều các thao tác và thuận tiện trong khâu lưu trữ, quản lý hồ sơ sổ sách; tránh những nhầm lẫn và giảm bớt áp lực cho giáo viên mỗi khi phải vào điểm trên học bạ giấy thông thường. Việc cắt, chuyển, cập nhật thông tin học sinh giữa các trường, các cấp cũng thuận tiện dễ dàng hơn rất nhiều. CĐS đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường. Năm học qua, chất lượng đại trà của trường luôn ở top đầu trong khối THCS của huyện. Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2023-2024, Trường THCS Sơn Thịnh có 5 em đạt giải, trong đó có 2 giải nhì, 1 giải ba. Cụ thể hóa việc triển khai về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS trong giáo dục và đào tạo huyện Văn Chấn giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tham mưu cho UBND huyện Văn Chấn ban hành các kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện chuyển đổi số tại trường học trên địa bàn. Trong đó, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về CĐS, kỹ năng xây dựng học liệu số, kỹ năng xây dựng bài giảng E-Learning, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho trẻ em trên không gian mạng... Đến nay, 100% trường học trên địa bàn huyện Văn Chấn đều sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành (VOffìce) để trao đổi, văn bản phát hành được ký số, xử lý công việc trên môi trường mạng. 100% đơn vị sử dụng học bạ điện tử, thực hiện chữ ký số trong giáo dục và 100% trường có thu học phí thực hiện thanh toán học phí qua nền tảng trực tuyến. Toàn huyện có 1.577/1.577 cán bộ, giáo viên có máy tính kết nối Internet phục vụ công tác giảng dạy, tỷ lệ phòng học có đường truyền kết nối Internet đạt gần 90%. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Văn Chấn Nguyễn Minh Đức chia sẻ: Hiện 100% cán bộ quản lý, văn thư nhà trường có tài khoản Voffice, các văn bản chỉ đạo của Phòng được nhận và xử lý trên môi trường mạng, đa số các nhà trường đã thực hiện ký số đối với các văn bản gửi đi trên môi trường mạng, giúp giảm đáng kể chi phí, thời gian gửi nhận văn bản, tài liệu giữa các đơn vị. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và CĐS góp phần cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác dạy học, công tác quản lý”. Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên về thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là công tác CĐS nên kết thúc năm học 2023-2024, huyện Văn Chấn có số giáo viên, học sinh đạt thành tích cấp tỉnh, cấp quốc gia cao nhất từ trước tới nay, với 1.029 giáo viên, học sinh đạt giải các hội giảng, kỳ thi, cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia từ khuyến khích trở lên, cao hơn năm học trước 453 giáo viên, học sinh. Trong đó: cấp tiểu học có 590 học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia ( cấp quốc gia có 3 giải, cấp tỉnh có 587 giải); cấp THCS và THPT có 46 giải tỉnh (cấp THCS 24 giải, cấp THPT 22 giải ). |