Pickleball được cho là môn thể thao gây sốt với giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là ở hai thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Tuy nhiên, không ít người sau một thời gian chơi thử môn pickleball lại cho rằng môn này chỉ phù hợp với chị em phụ nữ, trẻ con hoặc những người lớn tuổi, chứ là đàn ông to khỏe, thanh niên trai tráng thì không nên chơi vì... rất chán.
"Không đủ khỏe để chơi quần vợt, không đủ nhanh để chơi cầu lông, không đủ phản xạ để chơi bóng bàn thì mới chơi pickleball. Môn thể thao mang tính dưỡng sinh", tài khoản Anh Phan bình luận.
Nhận xét trên của tài khoản Anh Phan là do pickleball được nhiều người cho rằng là môn thể thao kết hợp kỹ thuật của 3 môn quần vợt, cầu lông, bóng bàn với nhau nhưng không yêu cầu quá nhiều về độ khó. Dễ học, dễ chơi, chi phí thấp giúp pickleball thu hút được lượng lớn người chơi trong một thời gian ngắn.
"Thôi thì chị em phụ nữ chơi cho khỏe người cũng được. Chứ 4 ông đàn ông to khỏe mà bám lưới chơi tung hứng với nhau trông phát chán. Không có quả smash (cú đánh qua đầu với lực mạnh) như của quần vợt, không có quả bỏ nhỏ đầy nghệ thuật như của cầu lông, cũng không có quả giật như của bóng bàn, các kỹ thuật của pickleball đến đứa trẻ con 6 tuổi cũng thực hiện được", tài khoản Truong Do bày tỏ.
"Cả đám đàn ông to khỏe chỉ đứng khều banh", tài khoản Justin Thanh Than nói thêm.
"Môn thể thao gì cứ bám lưới cặm cụi tâng bóng như đang gặt lúa chỉ tổ hại cột sống, vận động thì nửa mùa nhẹ hều, cũng không có tính đối kháng mạnh mẽ.
Trông mấy ông chuyên nghiệp đánh còn có tí đẹp mắt, chứ trông mấy người nghiệp dư hay chị em phụ nữ đánh chỉ muốn ngủ gật. Nhìn dặt dẹo và hài lắm", tài khoản Tuan Anh Vu cũng lên tiếng chỉ trích về môn pickleball.
"Có một vấn đề nữa mà tôi ghét pickleball là âm thanh khi đánh bóng. Âm thanh khi đánh quả bóng tennis, cầu lông hay bóng bàn đều nghe rất sướng tai, còn pickleball thì thật kinh khủng. Ken, cộc, ken, cộc, ken... Nghe chói tai vô cùng", tài khoản Minh Hai nói thêm.
" alt=""/>Tranh cãi pickleball chỉ hợp với phụ nữ và người lớn tuổi
Những chiếc đèn được làm từ vỏ bom đạn vànhững vũ khí thu được của lính Mỹ.
Những kỷ vật mang trên mình cả lịch sử, máu và nước mắt, khơi dậy ký ức về quá khứ đau thương nhưng hào hùng của dân tộc khiến người xem dù ở lứa tuổi nào cũng cảm thấy xúc động. Lịch sử được tái hiện một lần nữa qua những kỷ vật được được sử dụng trong 9 năm Kháng chiến chống Pháp (1945-54) và tiếp đó là cuộc Kháng chiến chống Mỹ trường kỳ (1954-75) của dân tộc, tái hiện huyền thoại đường Trường Sơn, trận Điện Biên Phủ trên không và cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Những kỷ vật được trưng bày lần này có lẽ giá trị hơn cả hàng ngàn trang sách.
Vật dụng cá nhân chế từ àm từ ống pháo sáng và mảnh máy bay Mỹ.
Đó là chiếc chân giả của đồng chí Nguyễn Bằng Phi làm từ mảnh xác máy bay và vỏ pháo sáng. Chiếc chân giả này đã được lắp vào chiếc chân đã bị chính mảnh pháo sáng chặt đứt để chủ nhân của nó có thể tiếp tục vào chiến trường chiến đấu chống Mỹ. Đó là chiếc xe đạp của liệt sĩ Lang Sỹ Thuỷ, chiến sĩ trinh sát sư đoàn 320. Bị thương ở cánh tay phải, được ra Bắc điều trị rồi được phân công công tác gần nhà nhưng đồng chí Lang Sỹ Thuỷ đã trả lại quyết định, mượn xe đạp của chị gái, đạp ngược trở lại chiến trường Quảng Trị vào thời điểm ác liệt nhất để tiếp tục chiến đấu rồi hy sinh.
Sản phẩm ra đời từ mảnh xác máy bay Mỹ, chiếc thứ 2000.
Đặc biệt triển lãm lần này còn đưa ra nhiều bộ sưu tập quý lần đầu công bố. Đó là bộ sưu tập "Ngọn lửa sáng mãi" với hàng chục kiểu đèn với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau mà trong số đó có rất nhiều chiếc được làm từ vỏ bom bi, bom dứa, đạn M-79 và những vũ khí thu được của lính Mỹ. Bộ sưu tập đồ dùng làm từ ống pháo sáng và mảnh máy bay Mỹ. Những mảnh máy bay của quân đội Mỹ bị bắn rơi được cưa, đục, chạm trổ biến thành đĩa, phích, ca, cốc, lược chải đầu và thậm chí là những chiếc nhẫn làm quà tặng cho mẹ, cho người yêu ở hậu phương. Trong số này còn có bộ sưu tập lược, nhẫn làm từ kính xe tăng do đồng chí Dương Xuân Cường chế tạo. Ngày chiến thắng trở về, anh mang theo hai chiếc phích chế từ ống pháo sáng được chạm khắc hết sức tinh tế làm quà tặng người thân.
Những cuốn sổ tay sống sót kỳ diệu qua bom đạn.
Tuy nhiên, gây xúc động nhất cho người xem vẫn là những bức thư thời chiến. Những bức thư đẫm nước mắt của những người mẹ ngóng chờ con ở chiến trường xa. Những lá thư chứa đầy nỗi nhớ của người vợ xa chồng. Từ chiến trường, những lá thư được gửi về hậu phương lại là nỗi nhà, nhớ người thân cồn cào. Những tình cảm ấy, người sống trong thời bình không thể cảm hết nhưng sẽ thấy quý giá và trân trọng những giây phút hiện tại được sống bên người thân. Không chia ly, không bom đạn và không cả cái chết. Nhiều bức thư được triển lãm hôm nay giấy đã hoen vàng và chủ nhân của nó có khi không còn nữa nhưng tình yêu thương thì vẫn cứ ngập tràn trong mỗi nét chữ.
Những chiếc ca được chế từ ống pháo sáng vầ mảnh máy bay Mỹ bị bắn rơi.
Bức thư của liệt sỹ Nguyễn Ngọc Quỳnh gửi về cho gia đình năm 1971 còn in đậm nét chữ run rẩy của người cha bên lề khiến người đọc xúc động: "Quỳnh ơi! Ba không ngờ rằng bức thư này lại là bức thư cuối cùng con gửi cho Ba. Ở dưới Suối Vàng con có rõ. Đau lòng Ba lắm hỡi Quỳnh ơi!". Đó là dòng chữ nguyệch ngoạch, thơ ngây của một em nhỏ mới biết viết gửi thư cho người bố ở chiến trường. "em hương đã nói được rồi, gọi bố luôn và chỉ lên ảnh bố, con rất khoẻ và lớn, con sắp đi học lớp 1, con hứa với bố con sẽ học giỏi để bố yêu".
Đó còn là những dòng yêu thương mà Thiếu tướng Phan Khắc Hy gửi cho vợ năm 1975, vài ngày sau khi đất nước thống nhất: "Em yêu, chắc em không ngờ ngày 7/5 năm nay anh lại ngồi viết thư cho em tại Sài Gòn phải không. Ngày mai có người ra Hà Nội. Viết vội thư này nhắn tin nhanh cho em cho em biết để khỏi mừng và khỏi mong. Nhiều cảm xúc đặc biệt, nhiều chuyện Sài Gòn trước, trong và sau ngày Giải phóng không thể viết vội cho em được. Anh sẽ ghi lại nhật ký 2 tháng qua, bây giờ phải dành thì giờ để ghi lại những ngày lịch sử anh đã sống....".
Chiếc chân giả có số phận kỳ lạ của đồng chí Nguyễn Bằng Phi.
Hơn 1000 kỷ vật được trưng bày là chừng ấynhững câu chuyện cảm động. Nó nhắc nhở người xem về quá khứ, về nỗi đaumất mát trong chiến tranh và giá trị của hoà bình.
Hạnh Phương
ẢnhNguyễn Hoàng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành KHCN sáng 4/1. Ảnh: Lê Văn. |
Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành KHCN diễn ra sáng nay, 4/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, có 5 yếu tố cơ bản để tạo nên sự phát triển của KHCN, gồm: thể chế, cơ chế, môi trường; con người; nguồn lực; cơ sở hạ tầng cho KHCN và năng lực hội nhập cho đất nước.
"Tại sao có nước KHCN phát triển tốt như vậy, nhiều tập đoàn KHCN lớn như vậy, như Singapore nhưng nước ta KHCN lại phát triển chưa tốt. Đó chính là do thể chế chính sách của chúng ta" - Thủ tướng nói.
Một yếu tố nằm ngoài 5 yếu tố trên song rất quan trọng đối với sự phát triển của KHCN, theo Thủ tướng chính là năng lực kiến tạo quản trị của nhà nước.
"Làm Nhà nước, Bộ, tỉnh thậm chí là Chính phủ mà không kiến tạo được sự phát triển của KHCN thì trách nhiệm là của chúng ta" - Thủ tướng khẳng định.
Do vậy, theo Thủ tướng, cần tạo ra những thể chế thông thoáng để phát huy nhân tài, sử dụng người tài, kể cả những người chưa vào Đảng, kiều bào, nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về cống hiến cho quê hướng đất nước. "Thực tế đất nước ta có nhiều cá nhân trẻ tuổi và tài năng" - Thủ tướng cho hay.
"Điều này đòi hỏi phải kiến tạo lại hành chính để phát huy vai trò của KHCN trước hết là con người, là thể chế. Tinh thần chung là phải khai phóng mọi nguồn lực sáng tạo để đưa đất nước tiến lên vững vàng".
Thủ tướng cho rằng, việc chỉ ra những những cơ chế đang kìm hãm sự phát triển của KHCN và đề xuất với TW Đảng, Bộ Chính trị và Chính phủ để cùng tháo gỡ là trách nhiệm của Bộ KHCN và những người làm KHCN nói chung.
"Các bộ, ngành, viện quản lý nhà nước phải coi việc hoàn thiện thể chế là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước về KHCN. Cần phải tập trung vào các nút thắt trong thể chế quản lý" - Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng cũng khẳng định, cần phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính. Tránh tình trạng hành chính hóa nghiên cứu khoa học.
"Nếu nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ chuyện thủ tục hành chính thì am hiểu về chuyên môn có khi rơi rụng am hiểu hành chính tăng lên. phải Làm quen tư duy quản lý KH chỉ dựa vào kết quả chứ không phải dựa vào quá trình" - Thủ tướng nói. "Đừng để nhà KH phải vất vả lo mua hóa đơn".
Từ đó, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe tháo gỡ nếu cơ chế, thể chế đó tạo nên sự phát triển của KHCN Việt Nam.
Nhà khoa học phải lắng nghe hơi thở cuộc sống
Nhắc lại nhiều lần yêu cầu nghiên cứu KH, các nhà KH phải gắn liền với đời sống, với thực tiễn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đầu tư cho KHCN cần phải bám sát hơn nhu cầu thực tiễn, thiết thực hơn.
Theo Thủ tướng, thực tiễn phát triển KHCN trên thế giới cho thấy, đầu tư nghiên cứu (R) cần ít nhất 10 năm mới đem lại hiệu quả thực tiễn, tỉ lệ thành công rất thấp. Đầu tư cho phát triển (D) phải mất hàng trăm năm, tỉ lệ thất bại không nhỏ.
Trong khi đó, đầu tư nghiên cứu ứng dụng KHCN để tạo ra sản phẩm thiết thực phục vụ cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường chỉ mất 2-3 năm, chi phí thấp, tỉ lệ thành công cao, mang lại hiệu quả kinh tế ngay, từ đó có nguồn thu đầu tư ngược lại cho KHCN.
"Chúng tôi đồng ý nghiên cứu KHCN có tính mạo hiểm và phải chú ý nghiên cứu cơ bản nhưng phải làm sao sử dụng hiệu quả nguồn lực trong điều kiện đất nước còn hạn chế" - Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng cũng yêu cầu cán bộ KHCN phải biết vận dụng kiến thức KHCN vào kinh tế, đời sống. "KHCN giữa trời thì biết đời sống thực tiễn ra sao?" - Thủ tướng đặt câu hỏi. "Đề nghị các đợn vị KHCN, Bộ KHCN phải bám sát thực tiễn, bám sát doanh nghiệp, lắng nghe hơi thở cuộc sống xem cuộc sống cần gì, ta hỗ trợ được cái gì".
Thủ tướng cũng dẫn lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định, khoa học phải từ sản xuất mà ra, phải quay lại phục vụ sản xuất quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm CNXH thắng lợi. Các tổ chức KH và nhà khoa học phải lăn lộn trong thực tiễn, quan hệ chặt chẽ với các xí nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất, phải biết công nhân yêu cầu gì, làm ăn sinh sống như thế nào, họ cần chuyển giao, giúp đỡ phổ biến những tiến bộ KHCN như thế nào.
"Đó là những lời dạy của Bác Hồ và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là định hướng chung cho KHCN nước nhà" - Thủ tướng khẳng định.
Lê Văn
Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh cho rằng, để giải quyết tận gốc rễ những vướng mắc trong cơ chế tài chính của hoạt động KHCN, phải coi đầu tư cho KHCN như đầu tư mạo hiểm.
" alt=""/>Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Đừng để các nhà khoa học vật vã lo mua hóa đơn'