Trong khi đó ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO Thế Giới Di Động, cũng đánh giá rất cao Xiaomi, khi hãng đang nằm trong top 3 tại thị trường Việt Nam. Và không chỉ riêng dòng Redmi 12 mà Thế Giới Di Động còn muốn bán độc quyền các dòng sản phẩm khác như 13, 14 sau này.
Trao đổi với VietNamNet lý do vì sao Thế Giới Di Động lại quyết định ký kết độc quyền với Xiaomi, ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc ngành hàng Viễn thông di động của hệ thống bán lẻ này cho biết, đó là cả hai bên cảm thấy đáp ứng được nhu cầu của nhau.
Ông Phùng Ngọc Tuyên chia sẻ, mặc dù không có cam kết nào, nhưng Xiaomi kỳ vọng sẽ bán được 300.000 sản phẩm Redmi 12 trên hệ thống, nghĩa là tầm 60.000 sản phẩm/tháng. Tuy nhiên, ông cho rằng con số có thể hơn và có thể lên tới 400.000 sản phẩm. Bởi hiện tại, dù chưa chạy chiến dịch truyền thông nhưng mỗi ngày hệ thống Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đã bán ra tới 2.500 sản phẩm.
Đòn giáng mạnh vào các hệ thống bán lẻ đối thủ
Tại đại hội cổ đông thường niên 2023, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch của Thế Giới Di Động khi nói về câu chuyện cạnh tranh với các hệ thống bán lẻ khác đã đưa ra cảnh báo: “Với vai trò nhà đầu tư, nếu các bạn cũng đầu tư vào các đối thủ cạnh tranh, các bạn sẽ nghe thấy tiếng rên xiết trong thời gian sắp tới, và nó sẽ kéo dài chứ không phải ngắn hạn đâu. Các bạn chuẩn bị cho tinh thần đó đi”.
Và điều này có vẻ đang trở thành hiện thực. Trong thời gian qua Thế Giới Di Động không chỉ ký kết độc quyền phân phối với mỗi Xiaomi, mà họ đã tiến hành ký kết độc quyền gần như hầu hết với các hãng khác khi ra sản phẩm mới tại Việt Nam trong năm 2023. Mới đây họ đã ký kết bán độc quyền sản phẩm Realme C53 khi ra mắt. Tiếp theo, họ ký kết bán độc quyền sản phẩm Y36 của vivo, giờ là Redmi 12 của Xiaomi. Sắp tới, ông Phùng Ngọc Tuyên cho biết, họ sẽ ký kết độc quyền tiếp với sản phẩm mới của Oppo ra mắt vào cuối tháng này.
Trong thời điểm kinh tế khó khăn, các hãng đều than vãn về số lượng cũng như doanh số sản phẩm bán ra, việc sở hữu 3.380 cửa hàng bán lẻ bao gồm cả hệ thống Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh trở thành một lợi thế quá lớn. Chính vì vậy các hãng chấp nhận bỏ qua các hệ thống bán lẻ nhỏ hơn, để tập trung vào hệ thống lớn là một lựa chọn gần như không thể tránh khỏi. Theo ông Phùng Ngọc Tuyên, hiện những sản phẩm ký độc quyền khi bán ra trên hệ thống Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đều đạt kỳ vọng của hãng.
Trao đổi với VietNamNet, một số hệ thống bán lẻ nhỏ cho biết, họ đã gặp khó bởi chính sách hợp tác này của các hãng và Thế Giới Di Động. Với cách làm này của Thế Giới Di Động, họ không có sản phẩm để bán khi hãng đã tiến hành ký kết độc quyền, nhất là trong hoàn cảnh thị trường khó khăn như hiện nay. Nếu chính sách này kéo dài, nhiều cửa hàng nhỏ lẻ dễ dẫn đến phải “rên xiết” như lời ông Nguyễn Đức Tài nói ở trên.
Cần biết rằng, sau khi Thế Giới Di Động quyết định đưa giá các sản phẩm Apple về ngang với các đối thủ, đặc biệt là giá iPhone, ông Phùng Ngọc Tuyên cho biết, hiện Thế Giới Di Động từ 30% đã vươn lên chiếm gần 50% thị phần tại thị trường trong nước.
Mở bán đặc biệt: Hướng mới trên thị trường di độngChỉ trong hai ngày, hai hãng smartphone đã gây chú ý khi ký kết mở bán đặc biệt với hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam." alt=""/>Đằng sau cú bắt tay của Xiaomi và Thế Giới Di ĐộngDanh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 gồm danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành CNTT và Truyền thông (ICT) bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy; danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành ICT bắt buộc phải công bố hợp quy.
Trong đó, danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành ICT bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy" gồm các sản phẩm như: Thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất; thiết bị trạm gốc thông tin di động GSM; thiết bị trạm gốc thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G); máy phát hình kỹ thuật số DVB-T2; thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều biên (AM); thiết bị ra đa; thiết bị điện thoại không dây loại kéo dài thuê bao vô tuyến DECT; thiết bị cảnh báo và phát hiện vô tuyến điện…
Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành ICT bắt buộc phải công bố hợp quy gồm các thiết bị như: Máy tính cá nhân để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng; thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình số vệ tinh DVB-S/S2; thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình trong mạng truyền hình cáp sử dụng kỹ thuật số; máy thu hình có tích hợp chức năng thu tín hiệu truyền hình số mặt đất DVB-T2 (iDTV); thiết bị vi ba số…
Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 sẽ được Bộ TT&TT rà soát, sửa đổi, bổ sung theo từng thời kỳ, phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước.
Cũng tại Thông tư 04, Bộ TT&TT còn quy định rõ nguyên tắc quản lý sản phẩm, hàng hóa nhóm 2. Theo đó, việc quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được thực hiện theo quy định của Bộ TT&TT về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành ICT và các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.