Gen Z không muốn 'khổ trước sướng sau' như thời cha mẹ

Gần đây,ôngmuốn khổtrướcsướngsaunhưthờichamẹlịch fa cup 2024 có nhiều tranh luận trái chiều về thói quen chi tiêu và hưởng thụ sớm của Gen Z. Nhiều người chê trách lối sống tiêu xài của người trẻ, ủng hộ quan điểm tiết kiệm tối đa để chuẩn bị cho tương lai như 'Không dám uống ly trà sữa 50.000 đồng để tiết kiệm 80% lương tháng'. Có người lại không ngần ngại chi tiền để hưởng thụ cuộc sống ở hiện tại bằng việc "Kiếm 100 triệu đồng, chi tiêu 50 triệu". Tất nhiên, ai cũng có cái lý riêng của mình.

Cá nhân tôi cho rằng, tùy hoàn cảnh và điều kiện của cá nhân mà mỗi người phải tự quyết định việc chi tiêu sao cho hợp lý, để có thể vừa hưởng thụ cuộc sống, vừa không vướng vào vòng xoáy nợ nần. Người đời có câu "Liệu cơm gắp mắm", hay ở phương Tây là "Live within your means" (sống trong khả năng) là vậy.

Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh, tiết kiệm khác với hà tiện theo kiểu chi li, "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành". Tiêu xài hoang phí cũng rất khác với tiêu tiền đúng nơi, đúng chỗ, đúng chuyện.

Đúng là người trẻ ngày nay, không chỉ riêng Gen Z, có suy nghĩ khác thế hệ ông bà, cha mẹ của họ về sự hưởng thụ và tiết kiệm. Nhưng nhìn một cách khách quan, xã hội, đời sống trong nước, cộng với thế giới chung quanh chúng ta đã và đang thay đổi rất nhiều. Điều đó sẽ có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến suy nghĩ và cách sống của người trẻ hiện nay.

Tóm lại, tôi chỉ nghĩ đơn giản thế này, nếu họ chỉ tiêu số tiền mình làm ra và tự chịu trách nhiệm về hành vi tiêu xài của bản thân, không làm ảnh hưởng đến ai khác, thì chẳng có gì sai. Người ngoài cũng chẳng nên có ý kiến chỉ trích chỉ vì ai đó chi tiêu, hưởng thụ khác với mình.

>> Người già chê người trẻ tiêu xài vô nghĩa

Tất nhiên, ở chiều ngược lại, tôi cũng không cổ xúy lối sống chi tiêu bạt mạng mà không nghĩ tới tiết kiệm cho tương lại. Có người biện minh rằng: "Giá nhà bây giờ quá cao, tiết kiệm cả đời có khi cũng không mua được nhà". Nhưng tôi nghĩ đây là câu chuyện của không riêng gì ở các nước Á châu. Giới trẻ ở Mỹ ngày nay dù đi làm lương khá, cũng rất khó tiết kiệm đủ để mua nổi một căn nhà như cha mẹ của học cách đây ba, bốn chục năm. Có nhiều lý do cho thực trạng này như giá cả sinh hoạt tăng cao, giá bất động sản cũng leo thang chóng mặt...

Thế nên, những người khôn ngoan sẽ chọn sống cùng bố mẹ để tiết kiệm chi phí thuê nhà và tích lũy tiền từ sớm. Sau này chọn được bạn đời cũng có tích lũy như vậy thì cả hai mới gom đủ tiền để mua nhà ra ở riêng. Còn những người không muốn hay không có điều kiện ở chung với bố mẹ thì sẽ khó có của dư vì tiền thuê nhà cũng không rẻ và coi như đóng hụi chết.

Ngoài ra, những biến động về kinh tế toàn cầu ngày nay khiến một số người trẻ có tâm lý tiêu cực, muốn hưởng thụ ngay từ bây giờ thay vì sống cần kiệm để lo cho tương lai. Họ không mấy tin tưởng vào cách suy nghĩ "thà khổ trước nhưng sướng sau" của thế hệ bố mẹ, nhất là trong thời buổi mà hôm trước còn ngồi văn phòng máy lạnh, hôm sau có thể đang nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.

Hiếu Dương

>> Bạn có đồng ý quan điểm của tác giả? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Giải trí
上一篇:Nhận định, soi kèo Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: The Kop gặp khó
下一篇:Nhận định, soi kèo Gokulam Kerala vs Namdhari, 20h30 ngày 17/1: Đứt mạch toàn thắng